Updated at: 06-02-2022 - By: Chăm Học Bài

Trong phần lý thuyết sóng dừng, những dạng bài tập sóng dừng và công thức liên quan đã được đề cập đến. Trong bài hôm nay là 20 câu trắc nghiệm về bài tập sóng dừng giúp các bạn củng cố kiến thức về phần này.

Bài tập trắc nghiệm sóng dừng

Câu 1:

Sóng truyền trên một sợi dây. Ở một day cố định pha của sóng tới và của sóng phản xạ chênh lệch nhau một lượng bao nhiêu

A. k2π

B. 3π/2+2kπ

C. (2k+1)π

D. π/2+2kπ

Câu 2:

Một dây đàn hồi có chiều dài l, biết tốc độ truyền sóng ngang theo dây đàn bằng v. Tần số của âm cơ bản do dây đàn phát ra bằng bao nhiêu?

A. v/l

B. v/(2l)

C. (2v)/l

D. v/(4l)

Câu 3:

Một sợi dây dài l=2m, hai đầu cố định. Người ta kích để có sóng dừng xuất hiện trên dây. Bước sóng dài nhất bằng:

A. 1m

B. 2m

C. 4m

D. 0,5m

Câu 4:

Một sợi dây dài 120 cm đầu B cố định. Đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động với tần số 40 Hz. Biết tốc độ truyền sóng v=32m/s, đầu A nằm tại một nút sóng dừng. Số bụng sóng dừng trên dây là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 5:

Một sợi dây đàn hồi dài 100 cm, có hai đầu A,B cố định. Một sóng truyền với tốc độ trên dây là 25 m/s, trên dây đếm được 3 nút sóng, không kể 2 nút A, B. Tần số dao động trên dây là

A. 50 Hz

B. 100 Hz

C. 25 Hz

D. 20 Hz

Câu 6:

Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,2 m đầu A cố định, đầu B tự do, dao động với tần số f và trên dây có sóng lan truyền với tốc độ 24 m/s. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 nút. Tần số dao động của dây là:

A. 95 Hz

B. 85 Hz

C. 80 Hz

D. 90 Hz

Câu 7:

Một sợi dây đàn hồi dài 100 cm, có hai đầu A, B cố định. Một sóng truyền có tần số 50 Hz, với tốc độ truyền sóng là 20 m/s. Số bó sóng trên dây là:

A. 500

B. 50

C. 5

D. 10

Câu 8:

Một sợi dây AB dài 1,25 m căng ngang, đầu B cố định, đầu A dao động với tần số f. Người ta đếm được trên dây có ba nút sóng, kể cả hai nút ở hai đầu A, B. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Tần số sóng bằng:

A. 8 Hz

B. 16 Hz

C. 12 Hz

D. 24 Hz

Câu 9:

Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi với bước sóng 1,2 cm. Hai điểm A, B trên dây, biết AB = cm và tại A là một bụng sóng. Tính số bụng sóng và nút sóng có trên đoạn dây AB?

A. 11 bụng và 12 nút

B. 12 bụng và 13 nút

C. 12 bụng và 12 nút

D. 12 bụng và 11 nút

Câu 10:

Sóng dừng trên một sợi dây có biên độ ở bụng là 5 cm. Giữa hai điểm M, N có biên độ 2,5 cm cách nhau x = 20cm các điểm luôn dao động với biên độ nhỏ hơn 2,5 cm. Bước sóng là:

A. 60 cm

B. 12 cm

C. 6 cm

D. 120 cm

Câu 11:

Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi AB với bước sóng 1 cm. Biết AB = 4,6 cm và trung điểm của AB là

một nút sóng. Tính số bụng sóng và nút sóng có trên đoạn dây AB, kể cả hai đầu A, B?

A. 11 bụng, 10 nút

B. 10 bụng, 9 nút

C. 9 bụng, 8 nút

D. 9 bụng, 1 nút

Câu 12:

Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi với bước sóng 2,5 cm. Hai điểm A, B trên dây (đầu A là một nút sóng), với AB = 22 cm. Tính số bụng sóng và nút sóng có trên đoạn dây AB?

A.18 bụng, 19 nút

B. 19 bụng, 18 nút

C. 17 bụng, 18 nút

D. 18 bụng, 18 nút

Câu 13:

Sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, M, N là hai điểm trên dây, cách nhau 4λ/3

Biết M cách nút sóng λ/12, tính tỉ số li độ của điểm M với li độ của điểm N?

A. −1cm

B. 2 cm

C. 1 cm

D. ½ cm

Câu 14:

Trên dây AB có sóng dừng với đầu B là một nút. Sóng trên dây có bước sóng λ. Hai điểm gần B nhất có biên độ dao động bằng một nửa biên độ dao động cực đại của sóng dừng cách nhau một khoảng là:

A. λ/3

B. λ/4.

C. λ/6

D. λ/12

Câu 15:

Sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, M, N là hai điểm trên dây, cách nhau 7λ/3. Biết M cách bụng sóng λ/6, khi M có li độ Bài tập sóng dừng cm thì li độ của N có thể là

A. −2 cm

B. 2 cm

C. Bài tập sóng dừng cm

D. Bài tập sóng dừng cm

Câu 16:

Một sợi dây đàn hồi dài 100 m căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là trung điểm của AB, với AC = 5 cm. Biết biên độ dao động của phần tử tại C là 2 cm. Xác định biên độ dao động của điểm bụng và số nút có trên dây (không tính hai đầu dây).

A. 2 cm; 9 nút.

B. 2 cm; 7 nút.

C.4 cm; 3 nút.

D. cm; 3 nút.

Câu 17:

Một sợi dây mảnh AB không dãn, được căng ngang có chiều dài l = 1,2 m, đầu B cố định, đầu A dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 1,5cos(200πt) cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 40 m/s. Coi biên độ lan truyền không đổi. Vận tốc dao động cực đại của một bụng sóng bằng

A. 18,84 m/s.

B. 18,84 cm/s.

C. 9,42 m/s.

D. 9,42 cm/s.

Câu 18:

Một sợi dây mảnh AB không dãn, được căng ngang có chiều dài l = 1,2 m, đầu B cố định, đầu A dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 1,5cos(200πt) cm). Trên dây có sóng dừng, bề rộng một bụng sóng là

A. 1,5 cm.

B. 3 cm.

C. 6 cm.

D. 4,5 cm.

Câu 19:

Tạo sóng ngang trên một sợi dây AB = 0,3 m căng nằm ngang, với chu kì 0,02 s, biên độ 2 mm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 1,5 m/s. Sóng lan truyền từ đầu A cố định đến đầu B cố định rồi phản xạ về A. Chọn sóng tới B có dạng uB = Acosωt. Phương trình dao động tổng hợp tại điểm M cách B một khoảng 0,5 cm là:

A.

B. Bài tập sóng dừng

C. Bài tập sóng dừng

D. u= 2cos(100πt-π/2) mm

Câu 20:

Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75 cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần

số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150 Hz và 200 Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây đó bằng:

A. 7,5 m/s

B. 300 m/s

C. 225 m/s

D. 75 m/s

Đáp án bài tập sóng dừng

1C 2B 3C 4A 5A 6B 7C 8B 9C 10D 11B 12D 13C 14A 15C 16D 17A 18C 19A 20D

Chúc các bạn học tốt môn Lý

Xem thêm:

Lý thuyết và công thức sóng dừng đầy đủ, ngắn gọn

Lý thuyết giao thoa sóng cơ đầy đủ và chi tiết