Updated at: 06-02-2022 - By: Chăm Học Bài

Bài tập về con lắc lò xo rất đa dạng và phong phú. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng giải một số bài tập về con lắc lò xo điển hình nhé!

1. Bài tập trắc nghiệm con lắc lò xo

Câu 1:

Cho 2 hai con lắc lò xo giống hệt nhau dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang dọc theo hai đường thẳng song song cạnh nhau và song song với trục Ox. Biên độ của con lắc một là 4cm. của con lắc hai là Bài tập con lắc lò xo, con lắc hai dao động sớm pha hơn con lắc một. Trong quá trình dao động khoảng cách lớn nhất giữa hai vật dọc theo trục Ox là 4cm. Khi động năng của con lắc một cực đại là W thì động năng của con lắc thứ hai bằng bao nhiêu?

A. 3W/4

B. 2W/3

C. 9W/4

D. W

Câu 2:

Con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang không ma sát khi vật ở vị trí biên ta giữ chặt một phần của lò xo làm cơ năng của vật giảm 10% thì biên độ dao động của vật sẽ như thế nào?

A. giảm 3,16%

B. tăng 3,16%

C. giảm 10%

D. tăng 10%

Câu 3:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương trình thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Biết lò xo nhẹ có độ cứng 50N/m, vật nhỏ dao động có khối lượng m=0,4 kg và lấy gia tốc trọng trường g= 10m/s^2. Người ta đặt nhẹ nhàng lên m một gia trọng Δm=0,05 kg thì cả hai cùng dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Khi vật ở trên vị trí cân bằng 4,5 cm, áp lực của Δm lên m là bao nhiêu?

A. 0,4 N

B. 0,5 N

C. 0,25 N

D. 0,8 N

Câu 4:

Một lò xo treo thẳng đứng đầu dưới lò xo treo một vật có khối lượng m=64g. Khi vật đứng yên, ta kéo vật xuống dưới một đoạn 5cm rồi buông tay không vận tốc đầu cho vật dao động điều hòa với tần số f=12,5 Hz. Lấy g=10m/s^2. Chọn trục tọa độ thẳng đứng, chiều dương hướng lên, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng, gốc thời gian là lúc buông tay. Viết phương trình dao động của vật

A. x=5cos(25πt+π/3) cm

B. x=5cos 25πt cm

C. x=5cos(25πt+π/2) cm

D. x=5cos(25πt-π) cm

Câu 5:

Một quả nặng khối lượng m=100g được gắn vào một lò xo có độ cứng 20 N/m. Hệ trên được bố trí trên mặt phẳng nghiêng không ma sát với góc nghiêng a=30 độ so với phương ngang. Biết gia tốc rơi tự do là 10 m/s^2. Tính độ biến dạng của lò xo khi quả nặng nằm cân bằng

A. Δl= 0,025m

B. Δl= 0,035m

C. Δl= 0,045m

D. Δl= 0,055m

Câu 6:

Cho lò xo có chiều dài tự nhiên là 30 cm, độ cứng bằng 100 N/m. OM=10 cm và ON=20 cm (như hình vẽ dưới). Cắt lò xo thành hai lò xo có chiều dài lần lượt là 10 và 20 cm. Tính độ dãn và độ cứng lò xo có chiều dài 10 cm khi chịu lực F=6N.

Bài tập con lắc lò xo

A. 0,02 m và 300 N/m

B. 0,03 m và 150 N/m

C. 0,04 m và 300 N/m

D. 0,01 m và 150 N/m

Câu 7: Cho hai lò xo có cùng chiều dài tự nhiên và độ cứng lần lượt là 40 N/m và 60 N/m. Đầu trên của hai lò xo cùng gắn vào một điểm cố định, đầu dưới của hai lò xo cùng gắn với quả nặng khối lượng 180 g. Biết gia tốc rơi tự do là 10m/s^2. Tính độ biến dạng của chúng khi quả nặng nằm cân bằng.

Bài tập con lắc lò xo

A. 0,015 m

B. 0,016 m

C. 0,017 m

D. 0,018 m

Câu 8:

Cho hệ lò xo và quả nặng được bố trí như hình vẽ. Quả nặng có kích thước không đáng kể. Lò xo có độ cứng 25 N/m và chiều dài tự nhiên l= 48 cm. Lò xo hai có độ cứng 50 N/m và dài l =46 cm. Biết AB = 100 cm. Khi quả nặng ở vị trí cân bằng, tính độ biến dạng của lò xo có chiều dài tương ứng bằng 46 cm.

A. 0,02 m

B. 0,04 m

C. 0,06 m

D. 0,08 m

Câu 9:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 40 g và lò xo có độ cứng 20 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,2. Lấy g=10. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị dãn 6 cm rồi buông nhẹ. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình chuyển động của vật là bao nhiêu?

A. 1,54 m/s

B. 1,25 m/s

C. 1,34 m/s

D. 1,15 m/s

Câu 10:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 200 g và lò xo có độ cứng 100 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Lấy gia tốc g=10. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị dãn 10 cm rồi truyền cho vật tốc độ 2,5 m/s dọc trục lò xo theo hướng làm lò xo dãn thêm. Đến khi lò xo dãn nhiều nhất, độ tăng thế năng đàn hồi so với vị trí ban đầu (vị trí truyền tốc độ) là:

A. 0,856 J

B. 1,025 J

C. 1,23 J

D. 0,605 J

2. Con lắc lò xo

Bài tập con lắc lò xo

Trên đấy là một vài bài tập con lắc lò xo điển hình hay gặp. Nếu có thắc mắc, bạn đọc hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!

Xem thêm:

Lý thuyết + Bài tập: Con lắc lò xo treo thẳng đứng

Lực đàn hồi và Lực hồi phục – Chiều dài con lắc lò xo