Updated at: 06-02-2022 - By: Chăm Học Bài

3 dạng toán con lắc đơn chịu tác dụng của ngoại lực bao gồm: phụ thuộc vào điện trường, phụ thuộc vào lực quán tính, phụ thuộc vào lực đẩy Ác-si-mét.

Kiến thức cần nắm vững

Con lắc đơn chịu tác dụng của ngoại lực

a) Con lắc đơn phụ thuộc vào điện trường

Xem thêm: Phương Pháp giải các dạng bài tập con lắc đơn trong điện trường

b) Phụ thuộc vào lực quán tính

c) Phụ thuộc vào lực đẩy Ác-si-mét

Bài tập con lắc đơn phụ thuộc vào ngoại lực

Câu 1(ĐH2011): Một con lắc đơn được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng
đi lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2,52 s. Khi thang máy
chuyển động thẳng đứng đi lên chậm dần đều với gia tốc cũng có độ lớn a thì chu kì dao động điều hòa của
con lắc là 3,15 s. Khi thang máy đứng yên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là

A. 2,78 s.

B. 2,96 s.

D. 2,61 s.

D. 2,84 s.

Câu 2(ĐH 2012): Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1m và vật nhỏ có khối lượng 100g mang điện tích 2.10-5 C. Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5.104 V/m. Trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo và song song với vectơ cường độ điện trường, kéo vật nhỏ theo chiều của vectơ cường độ điện trường sao cho dây treo hợp với vectơ gia tốc trong trường g một góc 54o rồi buông nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s2. Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ là:
A. 0,59 m/s.
B. 3,41 m/s.
C. 2,87 m/s.
D. 0,50 m/s.

Câu 3: Con lắc đơn gồm dây mảnh dài 10cm,quả cầu kim loại nhỏ khối lượng m = 10 g được tích điện q = 10-4C. Con lắc được treo trong vùng điện trường đều E có phương nằm ngang, E=4000V/m. Lấy g = 10m/s2 .
a. Xác định vị trí cân bằng mới của con lắc.
b. Con lắc dao động với biên độ nhỏ, tính chu kỳ dao động của nó.

Xem thêm:

Tốc độ – Năng lượng – Gia tốc – Lực căng dây của con lắc đơn

Con lắc trùng phùng: 2 Phương pháp giải và bài tập minh họa