Updated at: 16-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách mở bài cho tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” chuẩn và hay nhất hiện nay.

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” hay nhất

Mở bài 1

Tắt đèn là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố, tác phẩm không chỉ mang giá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Mặc dù bị đàn áp, bị đẩy đến bước đường cùng nhưng họ không cam chịu, mà luôn mang trong mình tinh thần phản kháng mãnh liệt. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ một mặt vạch trần bản chất độc ác của giai cấp thống trị, mặt khác ngợi ca vẻ đẹp tình yêu thương và sức mạnh tinh thần phản kháng của những người nông dân.

Mở bài 2

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ được nghe đầu tiên là tác phẩm “Tắt đèn”. Và trong tác phẩm, phân đoạn “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc.

Mở bài 3

Ngô Tất Tố là nhà văn bậc thầy trong trào lưu văn học hiện thực những năm mà đất nước còn gian khó, nhân dân bị đọa đầy. Trong hoàn cảnh ấy, tác giả lấy bối cảnh từ một vụ thu sưu thuế ở làng quê để qua đó phản ảnh số phận khổ đau của những người nông dân trong xã hội đương thời đồng thời tố cáo giai cấp thống trị. Đặc biệt qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, mâu thuẫn của giai cấp khác nhau đã tạo ra sự thu hút với người đọc, khiến họ thương cảm cho chị Dậu và dấy lên sự tức tối, lòng thù hận với giai cấp thống trị.

Mở bài 4

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân phong kiến, đồng thời thể hiện sự sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Có đủ các hạng người được khắc họa sinh động trong bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng ấy. Giữa cái dám sâu bọ hại dân lúc nhúc ở cái làng quê u ám đang rên xiết trong vụ thuế kinh tởm thấy sáng lên một chị Dậu đảm đang, chịu thương chịu khó hết mực vì chồng vì con, một chị Dậu lam lũ, nhẫn nhục nhưng cũng đầy sức mạnh phản kháng, quyết không để đói khổ làm hoen ố phẩm hạnh.

Mở bài 5

Văn học Việt Nam trong thời kí kháng chiến chống Pháp thường xoay quanh chủ đề về nông dân. Trong đó tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố tiêu biểu trong thể loại ấy đã để lại không ít ấn tượng trong làng văn học bấy giờ. Đặc biệt là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã phần nào thể hiện được nội dung phản ánh một phần trong thiên tiểu thuyết.

Mở bài 6

Tắt đèn là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố, tác phẩm không chỉ mang giá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Mặc dù bị đàn áp, bị đẩy đến bước đường cùng nhưng họ không cam chịu, mà luôn mang trong mình tinh thần phản kháng mãnh liệt. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ một mặt vạch trần bản chất độc ác của giai cấp thống trị, mặt khác ngợi ca vẻ đẹp tình yêu thương và sức mạnh tinh thần phản kháng của những người nông dân.

Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội; là một nhà Nho sống ở nông thôn, có vốn hiểu biết Hán học khá sâu rộng, ông nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí và văn chương trong giai đoạn đầu thế kỉ XX. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Mở bài 7

Tức nước vỡ bờ là chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Nếu đặt vào mạch chung của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương truyện trước đó đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế.

Mở bài 8

Khắc họa nhân vật: các nhân vật trong đoạn văn đều rõ nét, nhất là hai nhân vật cai lệ và chị Dậu. Cai lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã nổi bật lên thật đậm nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn.

Mở bài 9

Ngô Tất Tố, nhà báo nổi tiếng, là một học giả có những công trình khảo cứu về triết học phương Đông và về văn học cổ có giá trị. Ông còn là nhà văn có tài luôn gần gũi nông dân “chân lấm tay bùn” với những án văn bất hũ, tiêu biểu trong số đó là tác phẩm “Tắt đèn”. Với cái nhìn sâu sắc, tài chọn lựa những nhân vật điển hình, nhà văn đã tái hiện hình ảnh thảm sầụ của nông dân Việt Nam, đồng thời “Tắt đèn” cũng chính là “cáo trạng” kể về tội ác của bọn quan lại, địa chủ và cường hào ác bá thời thực dân – phong kiến. Tiêu biểu cho cảnh thảm sầu đó là hình ảnh gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Dù sống trong cảnh khổ cực, tủi nhục ra sao thì chị Dậu vẫn là người phụ nữ chất phát, lương thiện, giàu đức hy sinh và tình chân thật của một người vợ và người mẹ. Và khi bị chế độ áp bức đẩy vào chân tường, chị đẫ dám chống lại bằng chính sức mạnh của mình qua đoạn văn trích “Tức nước vỡ bờ”.

Mở bài 10

“Tắt đèn”là bản tố khổ chân thật, sâu sắc, chan hoà nước mắt và lòng căm phẫn của người nông dân nghèo bị bóc lột, đàn áp. Có lẽ chính nhà văn Ngô Tất Tố cũng không cầm được nước mắt. Cái đáng quý ở nhà văn này là thái độ phẫn nộ với giai cấp bóc lột và lòng thương người mênh mông. “Tức nước vỡ bờ” vốn là câu tục ngữ mang tính quy luật tự nhiên (nước đã dâng lên cao thì bờ ngoài vỡ nhưng cũng có ý nghĩa xã hội sâu sắc…, Người ta đã vận dụng câu tục ngữ này làm tiêu đề, tên gọi của một đoạn trích hết sức điển hình trong tiểu thuyết Tắt đèn.

Mở bài 11

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực trước Cách mạng tháng tám, nhiều tác phẩm của ông nhằm có giá trị tố cáo sâu sắc chúng ta đã thấy được những hình ảnh đó qua những nhân vật nổi bật trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ”.

Mở bài 12

Tác giả Ngô Tất Tố sinh năm 1893 (mất năm 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học từ khi còn nhỏ sau đó lại tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới tiến bộ.

Là một nhà văn giao thời, một ngòi bút hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Qua ngòi bút của mình, ông thể hiện rõ những thay đổi của lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.

Tác giả Ngô Tất Tố được biết đến là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945, nổi bật với chủ nghĩa hiện thực về người nông dân, lột tả toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam.

“Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích thuộc chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn – tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả Ngô Tất Tố. Lấy bối cảnh từ một vụ thu sưu thuế ở làng Đông Xá để qua đó phản ánh số phận khổ đau tột cùng của những người nông dân trong xã hội phong kiến đồng thời tố cáo giai cấp thống trị. Đặc biệt qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, mâu thuẫn đỉnh điểm của giai cấp khác nhau đã tạo ra sự thu hút với người đọc, khiến họ thương cảm cho nhân vật chị Dậu và dấy lên sự tức tối, lòng thù hận với giai cấp thống trị.

Mở bài 13

Tắt đèn là một trong những tác phẩm nổi tiếng để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc của nhà văn Ngô Tất Tố – một nhà văn có sức ảnh hưởng lớn tại Việt Nam trong giai đoạn những năm 1954. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thể hiện sự đấu tranh, chống cự của người nông dân dưới những áp bức, bất công của xã hội phong kiến.

Với cảm quan hiện thực mạnh mẽ, tác giả Ngô Tất Tố thực sự đã dự báo được trước cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến mục nát, đòi lại chế độ tự do, dân chủ công bằng hơn, tươi sáng hơn.

Mở bài 14

Nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí và văn chương trong giai đoạn đầu thế kỉ XX, tác giả Ngô Tất Tố với tác phẩm tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945 – “Tắt đèn”.

“Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích thuộc chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn, để đặt vào mạch chung của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có những tình huống kịch tính được đẩy lên cao trào nhất. Mười bảy chương truyện trước đó đã thể hiện những phân cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế, thì đến phân đoạn này những tình tiết thực sự đỉnh điểm đã khiến sự kháng cự của chị Dậu bắt đầu được bộc lộ một cách rõ ràng và thuyết phục.

Mở bài 15

Tác giả Ngô Tất Tố là nhà báo nổi tiếng, là một học giả có những công trình khảo cứu về triết học phương Đông và về văn học cổ có giá trị được ghi nhận. Ông còn là nhà văn có tâm có tài, luôn gần gũi với những người nông dân “thấp cổ, bé họng”. Trong tác phẩm “Tắt đèn” với cái nhìn tinh tế và ngòi bút sắc sảo, kỹ năng chọn lựa những nhân vật điển hình, nhà văn đã tái hiện hình ảnh thảm sầu của một vùng quê Việt Nam mùa sưu thuế, đồng thời đây cũng chính là bản “cáo trạng” kể về tội ác của bọn quan lại, địa chủ và cường hào ác bá thời thực dân – phong kiến.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích nổi bật đem lại nhiều những ám ảnh và trăn trở cũng như kích động tinh thần tự vệ của những con người yếu thế trong xã hội xưa.

Mở bài 16

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là câu chuyện khắc họa rõ nét sự tàn ác và bất nhân của xã hội thực dân phong kiến phản ánh xã hội thối nát lúc bấy giờ đẩy con người yếu thế vào hoàn cảnh khốn khổ.

Có lẽ chính nhà văn Ngô Tất Tố cũng không cầm được nước mắt khi khai thác sự phẫn nộ với giai cấp bóc lột và lòng thương người mênh mông qua việc khắc họa mỗi nhân vật.

Hình tượng nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ Việt Nam kiên cường, giàu tình yêu thương với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất thì cuối cùng vẻ đẹp đó vẫn được tỏa sáng.

Mở bài 17

Nhà văn tồn tại ở trên đời mang trách nhiệm giống như kẻ đi dệt ước mơ cho những con người cùng đường, bị cái ác hoặc số phận dồn họ đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác đều bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào xã hội và cuộc đời.

“Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai bênh vực.” – (Nguyễn Minh Châu)

Với hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” – tác giả Ngô Tất Tố đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là phân cảnh kịch tính và bộc lộ rõ nét nhất những chuyển biến tâm lý của nhân vật khiến đọc giả thực sự bị cuốn hút theo câu chuyện của nhân vật này.

Mở bài 18

Văn học là cuộc đời và cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học. Mỗi nhà văn thực thụ đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và đời sống. Đời sống là nguồn đề tài – không bao giờ vơi cạn cho những sáng tác mang sức ảnh hưởng lớn.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thuộc chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn – tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả Ngô Tất Tố, với cốt truyện “rất đời”, tình huống truyện kịch tính hấp dẫn, nghệ thuật kể chuyện hài hước châm biếm nhưng vô cùng khéo léo đã giúp tác phẩm này đi cùng năm tháng trong lòng đọc giả qua bao thế hệ vẫn giữ lại nguyên vẹn giá trị của nó.

Mở bài 19

Xây dựng một hình tượng nhân vật chân thực đã vô cùng khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn rất nhiều. Tuy nhiên tác giả Ngô Tất Tố vô cùng thành công trong việc khắc họa các nhân vật trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Đặc biệt nhân vật chị Dậu của ông đã thực sự để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một người phụ nữ rất mực dịu dàng nhưng cũng thông minh, sắc sảo. Dưới sự áp bức của xã hội, chị luôn chịu đựng, nhẫn nhục nhưng không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Qua ngòi bút của tác giả, hình ảnh chị Dậu hiện lên khỏe khoắn, quyết liệt ẩn chứa một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Mở bài 20

Tình huống kịch tính, khắc họa những tính cách sắc nét, đi sâu những cảnh áp bức bóc lột, những số phận thương tâm, tác giả Ngô Tất Tố đã thực sự thành công với cách xây dựng tình huống căng thẳng, thể hiện tập trung cao độ mối xung đột gay gắt trong xã hội ở nông thôn trước cách mạng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (trích Tắt đèn). Diễn biến mạch truyện dẫn đến tình huống bùng nổ dữ dội của nhân vật được tác giả diễn tả hợp lí, tự nhiên.

Để sau đó để lại ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách tự nhiên nhưng cũng lắng đọng vô cùng.

Mở bài 21

Khi mà xã hội tàn bạo, vô lý và tàn nhẫn đến cực độ, người dân ắt phải phản kháng đấu tranh, không tránh được sự “nổi loạn” để đòi lại sự công bằng.

Tác phẩm Tắt đèn là một bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc dưới ngòi bút hiện thực sắc sảo của nhà văn Ngô Tất Tố. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” miêu tả không khí ngột ngạt, căng thẳng của mùa sưu thuế, bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị và nỗi khốn cùng của người nông dân nghèo…

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách mở bài cho tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!