Updated at: 16-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách kết bài cho tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” chuẩn và hay nhất hiện nay.

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” hay

Kết bài 1

Ngòi bút Ngô Tất Tố đã đạt đến một trình độ điêu luyện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ: từ sự khéo léo trong khắc họa nhân vật cho đến việc lựa chọn sử dụng từ ngữ để lột tả chính xác, sinh động những diễn biến đầy kịch tính. Ông đã dựng lên một cảnh tượng cực kì sống động, một cảnh tượng đẹp, tươi sáng trong cái khung cảnh u ám, đen tối của Tắt đèn. Những gì chúng ta được chứng kiến trong đoạn trích dự báo một khả năng, một sức mạnh lớn của người nông dân nói chung, phụ nữ nông dân nói riêng mà sau này, sức mạnh ấy được tập hợp thành vũ bão quật đổ thực dân, phong kiến trong Cách mạng tháng Tám.

Kết bài 2

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Kết bài 3

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn giàu ý nghĩa hiện thực. Ngô Tất Tố xây dựng nhân vật chị Dậu là một người phụ nữ dịu dàng những cũng quyết đoán, thương yêu chồng con nhưng cũng đầy đủ sức mạnh để chiến đấu. Qua đoạn trích, ta thấy nhà văn đã dành tình yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc cho chị Dậu cùng với đó lên án xã hội bất công và tàn ác.

Kết bài 4

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong “Tắt đèn” là “bức chân dung lạc quan”. Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đã gặp chị Dậu trong “một đám đông phá thóc của Nhật trong những ngày huyện kì Tổng khởi nghĩa”. Dưới ngòi bút của Ngô Tât Tố đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện quy luật tất yếu cùa đời sống hiện thực. Cho nên, chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Kết bài 5

Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ giản dị tác giả đã cho thấy cuộc sống của người dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Lên án những kẻ cầm quyền độc ác, nhẫn tâm đàn áp, áp bức nhân dân đến bước đường cùng. Đằng sau đó còn là thái độ yêu thương, cảm thông cho những số phận bất hạnh và trân trọng ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân.

Kết bài 6

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.
Ý nghĩa của câu tục ngữ “tức nước vỡ bờ” qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khỉ đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.

Kết bài 7

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay, tiêu biểu cho bút pháp tả thực tài tình của Ngô Tất Tố. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả và đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. Đó là lời ăn tiếng nói bình dị, tự nhiên của đời sống hằng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng. Ngôn từ của tên cai lệ thì thô lỗ, đểu cáng. Lời lẽ của chị Dậu khi thì thiết tha mềm mỏng, khi đanh thép quyết liệt. Lời lẽ của bà cụ hàng xóm thì thật thà, hiền hậu… Lời ăn tiếng nói của nông dân được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, rất hợp cảnh, hợp tình. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng… nhưng hoàn toàn không yếu đuối, trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt. Đó là thái độ cứng còi, bất khuất, dám đối đầu với cái ác trong xã hội.

Kết bài 8

Hiện nay phụ nữ đã biết đâu tranh giành quyền lợi thiết thực hàng ngày, vừa chống những hiện tượng tiêu cực để xây dựng xã hội vừa dạy dỗ con cái, biết lo cho chồng con và còn là những giáo viên dạy giỏi, thợ dệt tiên tiến, bác sĩ tận tụy trong việc làm để xây dựng đất nước. Họ cũng đã đồng lòng chung sức họp lại để đương đầu với mọi khó khăn trước mắt. Để khỏi phụ lòng những bà mẹ, những người chị đáng kính, em càng nỗ lực trong học tập, tích cực rèn luyện để sau này có đầy đủ tài năng về phẩm chất chống lại bất cứ một ai muốn dùng quyền lực để buộc con người hôm nay phải sống cảnh tủi nhục như chị Dậu đã phải sống.

Kết bài 9

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.
Bằng tài năng miêu tả tâm lí nhân vật, khả năng dựng cảnh, tính huống Ngô Tất Tố đã dựng lên một khung cảnh sống ngột ngạt nơi làng quê. Từ đó mà ta thấy được rõ hơn, đồng cảm hơn với cuộc sống cũng cực ủa người nông dân bấy giờ. Nhưng phía sau đó vẫn là một niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Kết bài 10

Bằng tài năng nghệ thuật, cách xưng hô chọn lọc phù hợp cùng với nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, Ngô Tất Tố đã truyền cho người đọc tình yêu thương, sự đồng cảm với nhân vật chị Dậu cũng như người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Kết bài 11

Ngòi bút chân thực lột tả toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động của tác giả Ngô Tất Tố trong trích đoạn “Tức nước vỡ bờ”: từ sự khéo léo trong cách khắc họa nhân vật cho đến việc lựa chọn sử dụng từ ngữ để miêu tả chính xác, sinh động những diễn biến kịch tính. Ông đã dựng lên một cảnh tượng cực kỳ chân thực, khơi dậy một chút tươi sáng trong cái khung cảnh u ám, đen tối của cả tác phẩm “Tắt đèn”. Những gì chúng ta được chứng kiến trong đoạn trích phần nào dự báo một khả năng tiềm ẩn trong những con người yếu thế, một sức mạnh lớn của người nông dân nói chung và người phụ nữ nông dân nói riêng mà sau này, sức mạnh ấy sẽ được tập hợp để lật đổ thực dân – phong kiến trong Cách mạng tháng Tám.

Kết bài 12

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn trích nổi bật và ấn tượng nhất của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm đặc biệt cảm thông và trân trọng. Hình tượng nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ Việt Nam kiên cường, giàu tình yêu thương với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất thì cuối cùng vẻ đẹp đó vẫn được tỏa sáng. Những tình tiết bi kịch trong tác phẩm được đẩy lên đến đỉnh điểm khiến sự kháng cự của chị Dậu được bộc lộ một cách rõ ràng và thuyết phục, góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Kết bài 13

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một đoạn văn mang đậm ý nghĩa hiện thực để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng đọc giả. Tác giả Ngô Tất Tố xây dựng khắc họa từng nhân vật chân thực sắc nét trong đoạn trích cho ta thấy nhà văn đã dành sự đồng cảm sâu sắc cho chị Dậu cùng với đó thực hiện mục đích lên án xã hội bất công và tàn ác.
Nhân vật chị Dậu chính là đại diện cho những con người hiền lành chất phác, lương thiện nhưng tới khi họ bị áp bức đến mức đường cùng thì họ sẵn sàng vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” phản ánh rõ một quy luật tất yếu trong cuộc sống “có áp bức thì dứt khoát có đấu tranh”.

Kết bài 14

Sử dụng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo. Cách khai thác dẫn dắt câu chuyện và miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật rõ nét tính cách của từng nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại đặc sắc mang dấu ấn riêng độc đáo. Tác giả Ngô Tất Tố đã thực sự thành công với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” khi tạo ra sức hấp dẫn với người đọc, khiến họ thương cảm cho nhân vật chị Dậu và dấy lên sự tức tối, lòng thù hận với giai cấp thống trị.
Tác giả vô cùng tỉ mỉ trong việc xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, từ đó đặc biệt làm rõ nét chân thực hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức. Nhân vật chị Dậu chân thực bước ra khỏi trang văn và sống mãi trong lòng mỗi đọc giả.

Kết bài 15

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích nổi bật đem lại nhiều những ám ảnh và trăn trở cũng như kích động tinh thần tự vệ của những con người yếu thế trong xã hội xưa. Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ chân thực tác giả đã cho thấy cuộc sống của người dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến mục nát đầy bất công và phẫn uất. Cương quyết lên án những kẻ cầm quyền độc ác, nhẫn tâm đàn áp, áp bức nhân dân đặc biệt là những con người yếu thế trong xã hội đến bước đường cùng. Tuy nhiên đằng sau đó còn là thái độ yêu thương, cảm thông cho những số phận bất hạnh và trân trọng ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân, cổ động tinh thần đấu tranh tiềm ẩn trong họ.

Kết bài 16

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” như một đốm lửa nhỏ âm ỉ đang dần bùng cháy trong sự u ám của toàn bộ bức tranh “Tắt đèn” nặng nề không có lối thoát. Có lẽ không ai tránh khỏi sự day dứt sau khi đọc tác phẩm “Tắt đèn” của tác giả Ngô Tất Tố. Một sự dang dở như con người ta không ngừng hy vọng vào tương lai.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã thực sự chứng minh hùng hồn cho quy luật có áp bức dứt khoát có đấu tranh, mà còn ngầm khẳng định chân lý: Con đường của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng.

Với cảm quan hiện thực mạnh mẽ, tác giả Ngô Tất Tố thực sự đã dự báo được trước cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến mục nát, đòi lại chế độ tự do, dân chủ công bằng hơn, tươi sáng hơn.

Kết bài 17

Trên phông nền u ám của làng quê mùa sưu thuế và sự áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo của giai cấp thực dân – phong kiến. Tác giả Ngô Tất Tố vẫn điểm tô vào đó một chút màu sắc ấm áp của hạnh phúc gia đình, tình người, thắp lên hy vọng về một ngày mai tươi sáng, về sự thay đổi vận mệnh. Thông qua tình huống vừa éo le vừa châm biếm, tác giả ngầm cổ động tinh thần cho những con người yếu thế. “Tức nước vỡ bờ” phản ánh rõ một quy luật tất yếu trong cuộc sống “có áp bức thì dứt khoát có đấu tranh”.

Khép lại những trang văn ấy, trong lòng người đọc vẫn hiện hữu chân thực khung cảnh và day dứt cùng nội tâm của nhân vật. Tác giả Ngô Tất Tố đã gieo vào lòng người đọc không chỉ tại thời điểm đó mà ở hiện tại tinh thần đó vẫn luôn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Chính điều đó đã tạo nên sức sống cho tác phẩm đi vào trong đời sống, làm cho người đọc càng yêu thế giới văn học hơn.

Kết bài 18

Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” có lẽ chính là nét vẽ đẹp nhất mà tác giả Ngô Tất Tố đã tạo nên trong sự nghiệp sáng tác của mình.

Nhan đề Tức nước vỡ bờ được đặt cho đoạn trích đã thực sự bao quát đầy đủ toàn bộ nội dung, thông điệp của đoạn trích. Sử dụng chính thành ngữ của người Việt để thể hiện sự đấu tranh, chống cự của người nông dân dưới những áp bức, bất công của xã hội phong kiến. Nhân vật chị Dậu đại diện cho những con người hiền lành chất phác, lương thiện nhưng khi bị áp bức đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẵn sàng vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

Dù cho ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, tác phẩm vẫn sống mãi với thời gian đúng với lời nhận định: “Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”.

Kết bài 19

Có thể khẳng định đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn văn đắt giá nhất trong toàn bộ tác phẩm “Tắt đèn” khi đặt ra những vấn đề tư tưởng đậm chất nhân văn, không chỉ có ý nghĩa nhất thời mà có ý nghĩa cho tới tận bây giờ và mãi về sau đối với văn học và đời sống người Việt.

Bằng tài năng miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng tình huống cùng bút pháp tả thực tài tình của tác giả Ngô Tất Tố đã khắc họa lên một khung cảnh ngột ngạt nơi làng quê thời thực dân – phong kiến. Từ đó mà ta thấy được rõ nét hơn, sâu sắc hơn, đồng cảm hơn với cuộc sống cùng cực của người nông dân thời bấy giờ. Nhưng phía sau đó vẫn luôn là một niềm tin vào tương lai tươi sáng, một sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người.

Kết bài 20

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một đoạn văn giàu ý nghĩa hiện thực. Tác giả Ngô Tất Tố xây dựng nhân vật chị Dậu là một người phụ nữ dịu dàng nhưng cũng quyết đoán, thương yêu chồng con và cũng đầy đủ sức mạnh để chiến đấu bảo vệ gia đình. Cách xây dựng tình huống căng thẳng, thể hiện tập trung cao độ mối xung đột gay gắt trong xã hội ở nông thôn trước cách mạng. Diễn biến mạch truyện dẫn đến tình huống bùng nổ dữ dội của nhân vật được tác giả diễn tả hợp lí, tự nhiên.

Đoạn trích giúp người đọc hiểu được nỗi khổ tâm, bất hạnh vì nghèo đói cùng những vẻ đẹp cao quý, sức mạnh tiềm ẩn của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Kết luận

Hy vọng với hướng dẫn về cách kết bài cho tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay được admin cập nhật bên trên đã giúp ích được cho quý độc giả. Mong các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!