Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm “Hai cây phong” chuẩn và hay nhất hiện nay.
Kết bài cho tác phẩm “Hai cây phong”: Mẫu 1
Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.
Kết bài cho tác phẩm “Hai cây phong”: Mẫu 2
Tác phẩm đã mang đến cho người đọc thật nhiều tâm trạng và dạt dào cảm xúc về quê hương. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn lớn lên và đó còn là nền tảng để con người có thể đứng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là cảm xúc lòng biết ơn của người họa sĩ đối với quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tác phẩm như một lời thức tỉnh đối với chúng ta cho chúng ta những cảm nhận thật gần gũi về quê hương.
Kết bài cho tác phẩm “Hai cây phong”: Mẫu 3
Bằng lời văn thấm đẫm chất trữ tình, miêu tả đậm chất hội họa, tác phẩm đã cho thấy sự gắn bó sâu nặng, tình yêu quê hương tha thiết của nhân vật tôi với quê hương, đặc biệt là với hai cây phong. Đồng thời văn bản còn thể hiện lòng biết ơn với thầy Đuy-sen người đã vun đắp, mơ ước, hi vọng cho trẻ em nơi đây.
Kết bài cho tác phẩm “Hai cây phong”: Mẫu 4
Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.
Kết bài cho tác phẩm “Hai cây phong”: Mẫu 5
Đoạn trích Hai cây phong đã đem đến cho độc giả những cảm xúc đặc biệt về tình cảm gắn bó với quê hương thông qua hình ảnh hai cây phong độc đáo, được miêu tả với bút pháp hội họa đậm chất lãng mạn, hoài niệm. Từ đó mở ra câu chuyện về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai, câu chuyện về cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để giành lấy sự công bằng trong cuộc sống, về sự nỗ lực thoát khỏi ràng buộc của những hủ tục lạc hậu đã đã gò ép cuộc đời của người phụ nữ và trẻ em ở miền quê nghèo khó.
Kết bài cho tác phẩm “Hai cây phong”: Mẫu 6
Cách lựa chọn ngôi kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo, sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc, những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ. Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu.
Kết bài cho tác phẩm “Hai cây phong”: Mẫu 7
Với một tâm hồn giàu xúc cảm, với con mắt tinh tế của một hoạ sĩ, hai cây phong được khắc họa đậm nét và giàu chất tạo hình. Với cách kể chuyện đan xen, lồng ghép hai thời điểm, hiện tại – quá khứ, trưởng thành – niên thiếu câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp và chân thật hơn đối với người đọc. Hai cây phong là góc trời của tuổi thơ, nuôi dưỡng tâm hồn nhân vật xưng “tôi” dù sau này anh không còn ở làng Ku-ku-rêu nữa. Chúng cũng chính là tiếng mời gọi thân thiết những đứa con xa quê trở về với ngôi làng nhỏ bé. Hai cây phong nhắc chúng ta đừng quên quá khứ tuổi thơ, đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của người thầy giáo đầu tiên của cuộc đời mình.
Kết bài cho tác phẩm “Hai cây phong”: Mẫu 8
Hai cây phong chính là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm của thầy trò An-tư-nai. Thầy Đuy-sen trồng hai cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, trưởng thành và bay xa, trở thành những người có ích. Hai cây phong được gửi gắm biết bao ước mơ và hi vọng về một thế hệ trẻ, thế hệ mới sẽ làm đổi thay cho làng Ku-ku-rêu. Hai cây phong chính là hiện thân xúc động cho khoảng trời ấu thơ nghĩa tình, là nơi lưu giữ những kỉ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về suối nguồn của tình yêu với quê hương, đất nước thật giản dị, sâu sắc mà cảm động biết bao.
Kết bài cho tác phẩm “Hai cây phong”: Mẫu 9
Hai cây phong chắt chiu nhựa đất cằn trên đồi cao lớn lên và lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về cuộc sống tình yêu với quê hương đất nước trong mỗi người – nơi cội nguồn của mỗi cuộc đời – thật giản dị, sâu sắc mà cảm động bởi hình ảnh quê hương được gửi gắm qua hình tượng hai cây phong in đậm trong tâm trí người kể chuyện y nguyên chẳng phai mờ.
Kết bài cho tác phẩm “Hai cây phong”: Mẫu 10
Hai cây phong được miêu tả không chỉ bằng ngòi bút tinh tế mà còn bằng một trái tim yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc. Tình yêu tha thiết dành cho hai cây phong tuôn chảy không ngừng dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn đã mang lại cho hai cây phong đời sống tâm hồn phong phú như con người. Đây là bức tranh được vẽ bằng thứ ngôn ngữ đầy tính tạo hình của hội họa và tính trữ tình của thơ, của nhạc. Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.
Kết luận
Hy vọng với hướng dẫn tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm “Hai cây phong” chuẩn và chính xác nhất hiện nay được admin cập nhật bên trên đã giúp ích được cho quý độc giả. Mong các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!