Updated at: 18-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn Ôn tập phần làm văn siêu ngắn chuẩn nhất 04/2024.

Hướng dẫn cách soạn Ôn tập phần làm văn siêu ngắn hay nhất

Câu 1

Video hướng dẫn giải

I – NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

Câu 1 (trang 182 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn THPT

Kiểu văn bản

Yêu cầu

Tự sựBố cục rõ ràng, cốt truyện hợp lý, kết cấu logic, có ý nghĩa.
Thuyết minhTri thức cung cấp cần chính xác, bổ ích; ngôn ngữ cần tường minh, chặt chẽ; kết cấu hợp lý; ít sử dụng biện pháp tu từ, nếu có cần phù hợp
Nghị luậnXác định đúng vấn đề nghị luận; Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, hợp lý, thuyết phục; Ngôn ngữ khách quan; Quan điểm rõ ràng, tiến bộ.
Các VB khácMột số văn bản báo chí (quảng cáo, bản tin…); Văn bản tổng kết.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 182 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Các bước thực hiện một văn bản:

 Tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của đề.

– Tìm ý, chọn ý, sắp xếp theo trình tự hợp lý để có dàn ý hiệu quả.

– Lập dàn ý

– Viết văn bản

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 182 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Văn nghị luận trong nhà trường có hai đề tài cơ bản:

– Nghị luận xã hội (về một tư tưởng đạo lý hoặc một hiện tượng đời sống)

– Nghị luận văn học (về một tác phẩm/đoạn trích/một khía cạnh văn học).

+ Điểm chung: đều đòi hỏi người biết bày tỏ quan điểm riêng về vấn đề dựa trên những thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.

+ Điểm riêng: NLXH đòi hỏi người viết phải có hiểu biết nhất định về các vấn đề, các hiện tượng xã hội; NLVH đòi hỏi người viết cần nắm chắc một số khái niệm lý luận văn học cơ bản, hiểu biết chính xác về giá trị của tác phẩm và có năng lực cảm thụ tác phẩm.

b. Lập luận trong văn nghị luận

+ Lập luận gồm hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.

+ Luận điểm là những ý lớn, những khía cạnh tư tưởng cơ bản trong bài; luận cứ là các lý lẽ, luận chứng là các dẫn chứng. Phương pháp lập luận là cách sắp xếp, trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng. Luận cứ có vai trò chứng minh cho luận điểm.

+ Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ: luận cứ cần chặt chẽ, khách quan và phục vụ cho luận điểm. Cách tìm luận cứ là triển khai luận điểm, tách luận điểm thành những ý nhỏ.

+ Có 6 thao tác lập luận cơ bản: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ.

Một bài văn nghị luận cần sử dụng một số thao tác lập luận nhưng người viết cần xác định đâu là thao tác chính, đâu là thao tác hỗ trợ.

+ Các lỗi thường gặp khi lập luận: sắp xếp luận điểm, luận cứ lộn xộn, thiếu logic; sử dụng luận cứ không tiêu biểu hoặc thiếu thuyết phục; bỏ sót ý.

Câu 4 (trang 182 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông:

– Tự sự: trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ,…

– Thuyết minh: Trình bày thuộc tính, nguyên nhân, kết quả của sự vật, hiện tượng, vấn đề…nhằm giúp người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn với đối tượng được thuyết minh.

– Nghị luận: trình bày tư tưởng quan điểm, nhận xét, đánh giá,… đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục.

Ngoài ra còn có các loại văn bản khác: văn bản báo chí, văn bản hành chính,văn bản tổng kết, bản tin,…

Câu 5 (trang 182 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Để viết được một văn bản, cần thực hiện:

– Tìm hiểu đề, xác định được yêu cầu bài viết.

– Tìm và chọn ý cho bài văn.

– Lập dàn ý.

– Viết văn bản theo dàn ý đã xác định.

– Đọc lại và hoàn chỉnh bài viết.

Câu 6 (trang 182 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

a. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường:

– Nghị luận về tư tưởng đạo lí.

– Nghị luận về một hiện tượng đời sống (nghị luận xã hội).

– Nghị luận về một tác phẩm hoặc một đoạn trích.

– Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

Điểm chungĐiểm khác biệt
+ Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét đánh giá… đối với các vấn đề nghị luận.
+ Đều sử dụng các yếu tố lập luận có tính thuyết phục.
+ Đối với đề bài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú, sâu sắc,…
+ Đối với đề bài nghị luận văn học: người viết cần phải nắm chắc kiến thức văn học, cảm thụ tác phẩm,…

b. Lập luận trong văn nghị luận

– Lập luận gồm: Luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận.

+ Luận điểm là ý kiến thể hiện quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận.

+ Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng để soi sáng cho luận điểm.

+ Phương pháp lập luận là cách xây dựng, sắp xếp luận cứ theo một hệ thống khoa học, chặt chẽ để làm sáng tỏ luận điểm.

– Yêu cầu cơ bản và các xác định luận cứ cho luận điểm: Luận cứ phải tiêu biểu, chính xác, đầy đủ và được sắp xếp, phân tích, lí giải hợp lí, thuyết phục.

– Các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ.

– Khi lập luận cần tránh:

+ Luận điểm không rõ ràng, chính xác.

+ Luận cứ không đầy đủ, không tiêu biểu.

+ Cách lập luận thiếu thuyết phục…

c. Bố cục của bài văn nghị luận

– Mở bài có vai trò nêu vấn đề nghị luận, định hướng cho bài nghị luận và thu hút sự chú ý của người đọc (người nghe).

+ Yêu cầu của mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài, hưởng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.

+ Cách mở bài: Có thể nêu vấn đề một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

– Thân bài: là phần chính của bài viết. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đề thành các lập luận điểm, luận cứ với cách sử dụng các phương pháp lập luận thích hợp.

+ Các nội dung trong phần thân bài phải được sắp xếp một cách có hệ thống, các nội dung phải có quan hệ lôgic chặt chẽ.

+ Giữa các đoạn trong thân bài phải có sự chuyển ý để đảm bảo sự liên kết giữa các ý.

– Kết bài có vai trò tổng kết vấn đề đã đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài đồng thời khơi gợi suy nghĩ, tình cảm ở người đọc.

d. Diễn đạt trong văn nghị luận

– Yêu cầu:

+ Chặt chẽ, thuyết phục cả về lí trí và tình cảm.

+ Cách dùng từ, viết câu chính xác, linh hoạt.

+ Giọng văn sinh động thích hợp với nội dung biểu đạt.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 183 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Tìm hiểu đề

Tìm hiểu đềĐề 1Đề 2
Kiểu bàiNghị luận xã hộiNghị luận văn học
Vấn đề nghị luậnTùy tiện đưa chuyện về người khác là một thói xấu.Giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ.
Thao tác lập luậnGiải thích, phân tích, chứng minh, bình luậnPhân tích, chứng minh, bình luận
Phạm vi tư liệuTruyện Ba câu hỏi; tư liệu khác trong sách vở, trong cuộc sốngĐoạn thơ được lựa chọn trong đoạn trích Đất Nước (NKĐ)

b. Lập dàn ý

Đề 1:

* MB: Giới thiệu câu chuyện Ba câu hỏi và vấn đề rút ra từ câu chuyện ấy.

* TB:

– Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện, từ ba câu hỏi của Xô-cơ-rát rút ra vấn đề nghị luận: thói xấu tùy tiện đưa chuyện về người khác.

– Bày tỏ quan điểm về vấn đề nghị luận: tùy tiện đưa chuyện về người khác khi chưa biết rõ sự thật, cũng không nhằm mục đích chính đáng thực sự là một thói xấu cần loại bỏ.

– Bàn luận về vấn đề và dùng dẫn chứng để chứng minh:

+ Trân trọng và khâm phục cách ứng xử kiên quyết, thông minh của Xô-cơ-rát.

+ Lý giải vì sao tùy tiện đưa đặt chuyện về người khác là thói xấu?

+ Mở rộng về ứng xử và thói quen giao tiếp của người Việt.

– Rút ra bài học nhận thức và hành động: cần thận trọng khi nói và cả khi lắng nghe.

* KB: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân.

Đề 2:

* MB: Giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất Nước và đoạn thơ lựa chọn. (VD: 9 câu mở đầu).

* TB:

– Khái quát:

+ Giới thiệu chung về chủ đề đất nước trong văn học 1945-1975.

+ Hoàn cảnh ra đời trường ca Mặt đường khát vọng, đánh giá chung giá trị đoạn trích Đất Nước và nêu vị trí đoạn thơ sẽ phân tích (phần mở đầu của đoạn trích).

– Phân tích đoạn thơ:

+ Giá trị nội dung: 9 câu thơ đầu là những suy tư, lý giải cội nguồn đất nước và trả lời cho câu hỏi “Đất nước có từ bao giờ?”

• Đất nước có từ xa xưa.

• Có cả một quá trình dài lâu hình thành đất nước: “bắt đầu”, “lớn lên”, “có từ ngày đó”.

• Đất nước hình thành cùng quá trình sinh tụ và phát triển của nhân dân với văn học dân gian (cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ca dao…), phong tục tập quán, ngôn ngữ, tiếng nói, truyền thống dựng và giữ nước.

+ Giá trị nghệ thuật: vận dụng sáng tạo yếu tố dân gian trong suy tư về cội nguồn đất nước, tứ thơ đẹp, ngôn ngữ cô đọng, giọng điệu trầm lắng chiêm nghiệm.

– Đánh giá chung: đoạn thơ đặc sắc lý giải đất nước dưới bình diện thời gian.

* KB: Khẳng định giá trị của đoạn thơ và vai trò của đoạn thơ với toàn đoạn trích.

c. Viết mở bài: HS tự viết mở bài.

d. Chọn một ý trong dàn bài để viết thành đoạn văn

HS lựa chọn một ý mình yêu thích và nắm chắc để triển khai thành đoạn văn.

Câu 2

Đề 1:

– Xô – cơ – rát sẽ nói với người khách: “Vậy tôi không có lí do gì để nghe câu chuyện của anh đâu”

– Bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện:

Câu chuyện phê phán những kẻ hay đi nói xấu người khác, đồng thời làm nổi bật sự thông minh, hóm hỉnh của Xô- cơ- rát. Câu chuyện cũng khuyên chúng ta cần có thái độ, cách ứng xử hợp lí trong đời sống, đừng bao giờ làm kẻ ngồi lê đôi mách, nói những điều vô giá trị không cần thiết cho người khác.

Đề 2:

Phân tích đoạn thơ

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần đất nước

….

Làm nên đất nước muôn đời”

Gợi ý:

A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích

B. Thân bài

1. Hoàn cảnh ra đời và vị trí đoạn trích.

2. Khái quát nội dung của phần 1: cảm nhận sâu sắc và mới mẻ về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

3. Phân tích đoạn trích: ý thức, trách nhiệm của mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất nước”

– Xưng hô anh – em tha thiết

– Tác giả khẳng định Đất nước có trong mỗi cá nhân, trong mỗi con người. Đất nước không ở đâu xa lạ mà chính là sự kết tinh, hóa thân trong cuộc sống con người.

Do vậy trong mỗi con người cần phải gánh vác trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước, để đất nước được trường tồn mãi mãi.

– Vẻ đẹp của Đất nước còn được khẳng định ở trách nhiệm gìn giữ nguồn cội và phải biết đoàn kết.

“Khi hai đứa cầm tay

Đất nước vẹn tròn, to lớn.

-“Cầm tay” là một biểu tượng của tình yêu tha thiết, của tình đoàn kết dân tộc. Cái “tôi” riêng cá nhân hòa vào cái “ta” chung cộng đồng. Như vậy cá nhân không thể tách rời khối đại đoàn kết dân tộc, số phận của một cá nhân gắn bó với vận mệnh của cả dân tộc.

– Mạch cảm xúc hướng tới tương lai với niềm nhắn nhủ giáo dục thế hệ trẻ:

“Mai này…

Làm nên đất nước muôn đời”

– Gửi gắm một niềm tin thế hệ măng non sẽ làm cho đất nước đi lên sánh vai với cường quốc năm châu.

– Từ những suy nghĩ đó nhà thơ đã lên tiếng kêu gọi ý thức trách nhiệm mỗi cá nhân hi sinh phục vụ cho đất nước.

– “Em ơi em” nhỏ nhẹ, trìu mến: khẳng định đất nước là máu sương, là vận mệnh, là sự sống của con người, vận mệnh của đất nước là vận mệnh của chính mỗi cá nhân.

– Điệp từ “phải biết” vừa là lời kêu gọi, vừa là lời thúc giục từ trái tim chính là sự tự nguyện, cống hiến hi sinh tuổi thanh xuân, tính mạng để tạo nên đất nước muôn đời.

C. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ và tài năng của tác giả.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách soạn Ôn tập phần làm văn siêu ngắn hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!