Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” chuẩn nhất 12/2024.
Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh-Mẫu 1
Video hướng dẫn giải
Phần I
Video hướng dẫn giải
TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
Trả lời câu hỏi (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Tính chất của văn bản thuyết minh: khách quan, xác thực, hữu ích.
– Mục đích: cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội.
– Phương pháp thuyết minh thường dùng: nêu định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ; so sánh, …
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Trả lời câu hỏi (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Đối tượng thuyết minh: Sự kì lạ của Đá và Nước ở Hạ Long.
– Văn bản đã cung cấp những tri thức khách quan về đối tượng.
– Phương pháp thuyết minh được sử dụng: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê.
– Để cho sinh động, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật: tưởng tượng, liên tưởng; nhân hóa.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
a. Văn bản trên có tính thuyết minh.
– Tính thuyết minh được thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi rất có hệ thống: tính chất chung về họ, giống, loài; tập tính sinh sống; cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi.
– Những phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản: định nghĩa, phân loại, nêu số liệu, liệt kê.
b.
– Nét đặc biệt
+ Hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên toà.
+ Nội dung: giống như câu chuyện kể về loài ruồi.
– Những biện pháp nghệ thuật: nhân hoá, liệt kê.
c. Tác dụng: gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui vừa học thêm tri thức.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là: kể chuyện ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện.
– Nhận xét: Mở đầu đoạn văn là tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận gắn với hồi ức tuổi thơ, với nhận thức mê tín từ thuở bé. Sau này lớn lên tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.
– Tác dụng: người đọc nắm được thông tin, đồng thời cảm thấy hứng thú hơn khi tiếp nhận thông tin này vì biện pháp kể chuyện xen kẽ.
Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh-Mẫu 2
Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà:
Bước 1. Viết dàn ý cho đề bài: Thuyết minh giới thiệu một trong các đồ dùng: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón.
Bước 2. Viết đoạn văn Mở bài cho bài văn với đề bài trên.
Gợi ý: Dàn bài đáp ứng một số yêu cầu sau:
Nội dung thuyết minh:
– Lập dàn ý theo bố cục ba phần;
– Nêu được công dụng, đặc điểm cấu tạo, lịch sử của vật lựa chọn làm đối tượng thuyết minh.
– Hình thức thuyết minh:
– Sử dụng các biện pháp thuyết minh thông dụng;
– Vận dụng các biện pháp nghệ thuật để tạo sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh (nhân hoá, so sánh, miêu tả, kể chuyện,…).
Ngữ văn 9 Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh phần 2
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP TRÊN LỚP
Bước 1. Trình bày dàn ý trước tổ, trước lớp; đọc đoạn văn Mở bài.
Bước 2. Trao đổi, tham khảo các dàn ý của các bạn, lắng nghe nhận xét của thầy, cô giáo rồi tự điều chỉnh dàn ý của mình.
Bước 3. Đọc các bài văn sau và nhận xét về nội dung thuyết minh, cách thức thuyết minh:
HỌ NHÀ KIM
Trong mọi dụng cụ của con người, có lẽ chúng tôi thuộc loại bé nhất. Tuy bé nhưng nhà ai cũng cần đến. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? chúng tôi là cái kim khâu, bằng kim loại, bề ngang độ nửa li, bề dài khoảng hai ba phân, một đầu nhọn, một đầu tù, có lỗ chôn để sâu chỉ. Kim phải cứng mới dùng được. Khi đứt cúc, sứt chỉ thế nào cũng có tôi thì mới xong.
Tôi có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần đến kim khâu để may áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên bây giờ mới có câu tục ngữ “mài sắt nên kim”.
Họ nhà kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim bé hơn để thêu thùa, lại có kim khâu trong khi mổ, kim to khâu giày, kim đóng sách,… Công dụng của kim là để luồn chỉ mềm qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì nhiều nghành sản xuất gặp khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỷ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được!
Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để chích vào huyệt nhằm chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới!
Họ kim lại còn có kim tiêm. Vẫn thân hình bé nhỏ, cứng cáp, có đầu nhọn, nhưng trong ruột lại rỗng, dùng để đưa thuốc chữa bệnh vào trong cơ thể con người. Khi ốm nặng, cần tiêm mà không có kim tiêm sạch thì nguy!
Chúng tôi bé thật đấy, nhưng không tầm thường tí nào! Chúng tôi làm được những việc mà những kẻ to xác không làm được, có phải là rất đáng tự hào không?
Bài tập minh họa bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Đề bài: Thuyết minh giới thiệu một tác giả văn học
Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh.
– Họ tên, tuổi, quê quán,..
Thân bài:
– Cuộc đời và sự nghiệp văn học:
+ Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời,…
+ Các chặng đường sáng tác và những tác phẩm chính.
– Phong cách nghệ thuật:
+ Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả ấy.
+ Những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả ấy thể hiện trong tác phẩm của mình.
Kết bài
– Khẳng định về vị trí của tác giả vừa thuyết minh.
Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh-Mẫu 3
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong cuộc sống nhằm cung cấp những tri thức về nguồn gốc, đặc điểm, tính chất… của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hoặc xã hội bằng phương pháp trình bày, giải thích và giới thiệu.
– Tính chất: Cung cấp những tri thức khách quan, chính xác cho con người.
– Phương pháp thuyết minh thường dùng:
- Nêu định nghĩa, giải thích
- Liệt kê, phân tích
- Nêu ví dụ, số liệu…
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Đọc văn bản trong SGK và cho biết:
– Đối tượng của văn bản thuyết minh: Vẻ đẹp của đá và nước ở Hạ Long.
– Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng.
– Phương pháp thuyết minh chủ yếu:
- Phương pháp nêu định nghĩa giải thích: “Nước tạo nên sự di chuyển”.
- Phương pháp liệt kê: “Có thể để mặc cho con thuyền của ta mỏng… giữa các đảo đá”
– Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thêm là:
- Biện pháp nhân hóa: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận và có tri giác có tâm hồn”. “Đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bỗng bạc xóa lên, rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi”
- Biện pháp liên tưởng: Đá giống như con người “Và cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp Vịnh Hạ Long, già đi trẻ lại…”
Tổng kết:
– Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca.
– Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
II. Luyện tập
Câu 1. Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:
a.
– Văn bản có tính chất thuyết minh.
– Tính chất ấy thể hiện qua đặc điểm: nêu ra định nghĩa về loài ruồi, phân loại ruồi, giải thích tập tính sống, sinh sản của loài ruồi.
– Phương pháp:
- Nêu định nghĩa: “Ruồi xanh thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới…”
- Phân loại: “Họ hàng con rất đông: Ruồi trâu, Ruồi vàng…”
- Sử dụng số liệu: “Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn…”
- Liệt kê: “Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn…”
b.
– Điểm đặc biển của văn bản trên:
- Hình thức: Giống một văn bản hành chính công vụ (Văn bản pháp luật – định tội)
- Nội dung: Thuyết minh về loài ruồi.
– Biện pháp nghệ thuật:
- Nhân hóa: Loài ruồi – đặt chúng vào một phiên tòa xử kiện mà chúng trở thành bị cáo, có thể tự nói ra những lời biện hộ cho chính mình
- Liệt kê: “Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn…”, “Truyền cho chim, cóc, nhái, thằn lằn…”
c. Các biện pháp tu từ khiến cho văn bản trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc vào câu chuyện, từ đó dễ dàng tiếp thu những tri thức trong văn bản thuyết minh hơn.
Câu 2. Đọc đoạn văn trong SGK và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.
Biện pháp tu từ được sử dụng là kể chuyện: Người kể hồi tượng lại câu chuyện của bà kể về loài chim cú trong ký ức tuổi thơ. Qua đó thuyết minh về loài chim cú với những kiến thức mình học trong môn Sinh học.
Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh-Mẫu 4
Câu 1. Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:
a. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
– Văn bản có tính chất thuyết minh.
– Tính chất ấy thể hiện qua đặc điểm: nêu ra định nghĩa về loài ruồi, phân loại ruồi, giải thích tập tính sống, sinh sản của loài ruồi.
– Phương pháp:
- Nêu định nghĩa: “Ruồi xanh thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới…”
- Phân loại: “Họ hàng con rất đông: Ruồi trâu, Ruồi vàng…”
- Sử dụng số liệu: “Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn…”
- Liệt kê: “Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn…”
b. Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
– Điểm đặc biển của văn bản trên:
- Hình thức: Giống một văn bản hành chính công vụ (Văn bản pháp luật – định tội)
- Nội dung: Thuyết minh về loài ruồi.
– Biện pháp nghệ thuật:
- Nhân hóa: Loài ruồi – đặt chúng vào một phiên tòa xử kiện mà chúng trở thành bị cáo, có thể tự nói ra những lời biện hộ cho chính mình
- Liệt kê: “Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn…”, “Truyền cho chim, cóc, nhái, thằn lằn…”
c. Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú, làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?
Các biện pháp tu từ khiến cho văn bản trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc vào câu chuyện, từ đó dễ dàng tiếp thu những tri thức trong văn bản thuyết minh hơn.
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.
Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: “Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn Sinh học tôi mới biết không phải là như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha mà vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.
Gợi ý:
Biện pháp tu từ được sử dụng là kể chuyện: Người kể hồi tượng lại câu chuyện của bà kể về loài chim cú trong ký ức tuổi thơ. Qua đó thuyết minh về loài chim cú với những kiến thức mình học trong môn Sinh học.
II. Bài tập ôn luyện
Viết một bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
Gợi ý:
Hoa mai là một loài hoa quen thuộc đối. Khi Tết đến, không nhà nào là không có trong nhà một chậu mai để chơi Tết.
Mai có rất nhiều loại khác nhau, nhưng loại mai dùng để chơi Tết là mai vàng. Những cây mai đều được những đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm vườn tạo ra những dáng cây – mỗi dáng có một ý nghĩa riêng. Dù không am hiểu nhưng tôi cảm thấy những dáng cây đó đều rất đẹp. Gốc cây mai to lớn, xù xì được bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu. Những đường gân trên thân mai rắn chắc nổi lên. Các cành cây cũng được uốn lượn theo nhiều dáng khác nhau. Lá cây nhỏ và dài, ở mép của mỗi chiếc lá đều có hình răng cưa. Khi còn non, lá có màu xanh non, mỏng manh. Đến lúc giá lá cây sẽ có màu xanh đậm và dày hơn. Hoa mai thường mọc thành từng chùm nhỏ. Mỗi nụ hoa có năm cánh. Cánh hoa nhỏ xíu, mềm mại, và rất mỏng manh. Ở chính giữa là những chiếc nhị hoa nhỏ xíu có màu vàng cam. Xuân về, những nụ hoa e ấp khoe sắc hương trong tiết trời ấm áp.
Những cây mai thường được trang trí bằng những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ có những câu đối chúc mừng năm mới… Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Cùng với đỏ là màu đỏ của những phong bao lì xì, câu đối.. tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.
Có được một chậu mai để trong nhà vào ngày Tết sẽ đem đến cho gia chủ sự may mắn trong năm mới. Cây mai mang cốt cách cao quý, thanh nhã của người Việt. Quan trọng nhất là khi những bông hoa mai hé nở, cũng là lúc ngày Tết sắp đến, một mùa xuân nữa lại về.
Cây hoa mai đã trở không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến. Loài hoa đem đến cho mỗi người sự say đắm, báo hiệu mùa xuân về, cũng như tượng trưng cho phẩm chất cao quý của con người.
Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh-Mẫu 5
1. Lý thuyết trong sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh là gì? Thông tin chi tiết sẽ được hé lộ ngay sau đây:
1.1. Văn thuyết minh
Văn bản thuyết minh được hiểu là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống. Theo đó, văn bản có chức năng cung cấp tri thức về các đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng sự vật trong tự nhiên. Tất cả thực hiện trên hình thức trình bày, giới thiệu và giải thích.
Ngoài ra, văn bản thuyết minh có những phương pháp thường dùng như sau:
- Định nghĩa.
- Phân loại.
- Nêu ví dụ.
- Liệt kê.
- Nêu ra các số liệu.
- So sánh.
1.2. Văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Đọc văn bản “Hạ Long – đá và nước”.
- Văn bản thuyết minh về vẻ đẹp của đá và nước ở Hạ Long. Những đặc điểm này trừu tượng, khó thuyết minh bằng phương pháp đo đếm, liệt kê.
- Những phương pháp thuyết minh được nêu ra trong văn bản là:
- Phương pháp nêu ra các định nghĩa và giải thích thông qua nội dung “Sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận:.
- Phương pháp phân loại, phân tích: “Nước tạo nên…mọi cách” và “hoà thân không ngừng… di chuyển của ta”.
- Sử dụng phương pháp liệt kê: Có thể thả trôi, thong thả, bơi nhanh.
Ta thấy câu văn nêu khái quát sự kì lạ của vịnh Hạ Long “Chính nước đã làm cho đá sống dậy,… có tâm hồn”.
- Nhằm tạo nên sự sinh động cho tác phẩm nên tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật như:
- Liên tưởng đến thế giới kì diệu của Vịnh Hạ Long:
+ Nước đã tạo nên sự di chuyển và thú vị cho cảnh sắc nơi đây.
+ Tuỳ thuộc vào từng góc độ, tốc độ di chuyển của từng khách, hướng ánh sáng soi rọi vào đảo đá mà thiên nhiên đã tạo nên thế giới thật sống động, biến hoá lạ lùng.
- Biện pháp nhân hoá khi nói đến đá có tri giác và tâm hồn. Đồng thời, tác giả còn gọi đá là thập loại chúng sinh, một thế giới của người, bọn người đá đang hối hả trở về.
Với những biện pháp nghệ thuật kể trên đã làm nổi bật lên đặc điểm của đối tượng. Hơn hết, người đọc còn thấy được ấn tượng mạnh mẽ, thu hút trong từng trang sách.
2. Gợi ý soạn văn 9 bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Soạn văn 9 bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật cần trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Vậy nội dung và lời đáp là gì? Các em hãy nhanh chóng cập nhật thông tin chi tiết bằng cách theo dõi nay phần tiếp theo của bài viết.
2.1. Câu 1 trang 13 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Soạn văn 9 sử dụng một số biện pháp câu 1 trang 13 yêu cầu đọc văn bản “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh và trả lời các câu hỏi.
- Hãy cho biết văn bản có tính chất thuyết minh hay không? Nếu có thì thể hiện ở những điểm nào? Cho biết những phương pháp thuyết minh đã được sử dụng.
- Cho biết nét đặc biệt của văn bản thuyết minh này? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú cũng như làm nổi bật lên nội dung cần thuyết minh hay không?
Trả lời:
Đối với phần a)
Văn bản có tính chất thuyết minh, điều này được thể hiện ở phần giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống. Điển hình là tính chất chung về họ, giống, loài, tập tính sinh sống, đẻ. Đồng thời, các đặc điểm về cơ thể cũng được trình bày chi tiết.
Nhờ đó, ta dễ dàng cập nhật được nguồn kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh và tiêu diệt loài côn trùng đáng ghét này. Bên cạnh đó có 4 phương pháp được sử dụng để thuyết minh là định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê.
Đối với phần b)
Các biện pháp được sử dụng trong đoạn văn là nhân hoá và liệt kê. Bên cạnh đó, văn bản có những nét đặc biệt là:
- Hình thức diễn ra như một phiên tòa.
- Nội dung kể về câu chuyện của loài ruồi.
Đối với phần c)
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gây hứng thú cho người đọc. Thông qua đó, chúng ta vừa tìm thấy niềm vui vừa dung nạp thêm kiến thức hữu ích.
2.2. Câu 2 trang 15 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Hãy đọc đoạn văn sau đây và nêu ra nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn để thuyết minh:
Trả lời:
Tự sự chính là biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thuyết minh. Theo đó, người cháu đã kể về câu chuyện ngày bé nghe bà kể về con chim cú. Mỗi khi có chim cú kêu là có ma tới, tuy nhiên, sau này học môn sinh vật mới biết không phải như vậy.
Từ đó ta thấy được văn bản trên có thêm phương pháp giải thích. Như vậy, tri thức của khoa học đã nhanh chóng đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.
3. Luyện tập
Nhằm củng cố thêm kiến thức về sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh chúng ta sẽ nghiên cứu phần luyện tập. Cụ thể như sau:
3.1. Yêu cầu thuyết minh về chiếc quạt
Mở bài: Các em giới thiệu về công dụng của chiếc quạt trong đời sống hàng ngày.
Thân bài: Nêu được các ý sau:
- Nói về lịch sử của chiếc quạt, từ xưa – chỉ có quạt mo, ngày nay – khoa học phát minh ra nguồn điện nên những chiếc quạt chạy bằng động cơ.
- Thuyết minh về các loại quạt, nói rõ về đặc điểm: Kích thước to hay nhỏ, tên của các loại quạt đó.
- Công dụng là gì?
- Cách dùng ra sao?
- Cách bảo quản?
Kết bài:
- Đánh giá chung về vai trò của chiếc quạt đối với đời sống.
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về chiếc quạt trong gia đình.
3.2. Yêu cầu thuyết minh về chiếc bút bi
Mở bài: Nói về tầm quan trọng của chiếc bút bi đối với con người nói chung và học sinh nói riêng.
Thân bài:
- Nêu được nguồn gốc và xuất xứ của chiếc bút bi do nhà báo Hungari Lazo Biro phát minh vào những năm 1930.
- Nêu được cấu tạo từng phần của chiếc bút bi bao gồm: Vỏ, ruột, lò xo, nút bấm, nắp đậy,…nói về kích thước, hình dáng của từng bộ phận.
- Phân loại dựa theo các đặc điểm về màu sắc, kiểu dáng.
- Nêu được cách hoạt động của chiếc bút bi: Các em có thể nói đến nguyên lý của chúng, khi dùng cần bảo quản như thế nào để vật dụng được bền nhất.
- Nêu rõ được ý nghĩa quan trọng của chiếc bút là viết, vẽ, ghi chú những thông tin quan trọng.
- Ngày nay có rất nhiều dụng cụ học tập khác nhau nhưng bút bi vẫn là một phần không thể thiếu đối với mỗi học sinh.
- Chiếc bút bi còn là người bạn đồng hành với các em học sinh, sinh viên.
Kết bài: Nêu rõ được tầm quan trọng, tiện lợi của cây bút bi trong quá trình học tập.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!