Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 58 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 09/2024.
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 58 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức- mẫu 1
Biện pháp chêm xen
Câu 1 (trang 58, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Nêu tác dụng của biện pháp chêm xen được sử dụng trong các câu sau:
a) Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán – bên ngoài trời nắng gắt – rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà.
(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
b) Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó.
(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
c) Tuy nhiên, ông thường xuyên bị thanh tra Gia – ve (người luôn ngờ vực về nhân thân của ông) rình mò, theo dõi.
(Tóm tắt Những người khốn khổ)
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ ngữ liệu ở cả ba phần.
– Đọc kĩ phần lý thuyết về khái niệm và tác dụng, dấu hiệu nhận biết của phép chêm xen.
– Chỉ ra và nêu tác dụng của phép chêm xen ở mỗi phần.
Lời giải chi tiết:
a) Phép chêm xen: bên ngoài trời nắng gắt.
Tác dụng: bổ sung thông tin, giải thích cho lý do tại sao nhân vật Thanh lại lau mồ hôi trên trán.
b) Phép chêm xen: ngày nào.
Tác dụng: Bổ sung thông tin về thời gian trong kí ức của nhân vật.
c) Phép chêm xen: người luôn ngờ vực về nhân thân của ông.
Tác dụng: giải thích lý do tại sao thanh tra Gia – ve lại luôn rình mò, theo dõi người khác.
Câu 2 (trang 58, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Viết ba câu có sử dụng biện pháp chêm xen , nội dung có liên quan đến các truyện đã đọc trong bài.
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ phần lý thuyết về phép tu từ chêm xen.
– Nắm chắc nội dung các văn bản đã học.
– Thực hành viết câu có sử dụng phép chêm xen dựa trên những nội dung liên quan đến các văn bản học.
Lời giải chi tiết:
– Đọc Dưới bóng hoàng lan (của nhà văn Thạch Lam), ta thấy lòng bình yên đến lạ!
– Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng được xem như một bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của nước ta – giống Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.
– Thạch Lam (1910 – 1942), được mệnh danh là một con người thấu hiểu, bao dung, bình dị, sâu sắc trên từng trang viết.
Biện pháp liệt kê
Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Phân tích tác dụng của việc dùng biện pháp liệt kê ở các câu sau:
a) Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược. Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu.
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
b) Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò… – món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn)
c) Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ ngữ liệu ở cả ba phần.
– Đọc kĩ phần lý thuyết về khái niệm và tác dụng, dấu hiệu nhận biết của phép liệt kê.
– Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê ở mỗi phần.
Lời giải chi tiết:
a) Phép liệt kê: Liệt kê hàng loạt những việc làm xấu xa của tên tướng giặc: chiếm miếu đền, giả mạo họ tên, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng Đế bị bưng bít, hạ dân bị quấy rầy,…
Tác dụng: Liệt kê kể ra hàng loạt các việc làm của tên tướng giặc nhằm mục đích nhấn mạnh những tội ác mà hắn đã gây ra.
b) Phép liệt kê: Liệt kê hàng loạt món ăn: gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò; gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây.
Tác dụng: Liệt kê hàng loạt các món ăn nhằm nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng của nền ẩm thực nước nhà mỗi dịp tết đến.
c) Phép liệt kê: liệt kê ngày tháng cùng các trận đánh.
Tác dụng: Việc liệt kê hàng loạt ngày tháng cùng các trận đánh tương ứng nhằm nhấn mạnh thời gian và sự việc diễn ra, thể hiện niềm tự hào về những chiến công của quân và dân ta.
Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Viết 3 câu có sử dụng biện pháp liệt kê, nội dung liên quan đến các văn bản trong bài học.
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ phần lý thuyết về phép tu từ liệt kê.
– Nắm chắc nội dung các văn bản đã học.
– Thực hành viết câu có sử dụng phép liệt kê dựa trên những nội dung liên quan đến các văn bản học.
Lời giải chi tiết:
– Đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, ta càng thêm tự hào vì những chiến công hiển hách của nghĩa quân Lam Sơn qua các trận đánh: trận Chi Lăng, trận Mã An, trận Tây Kinh, Đông Đô, Tốt Động…
– Trong Bảo kính cảnh giới, Nguyễn Trãi đã đem đến cho độc giả một cái nhìn mới về mùa hè, không còn là nắng gặt, phượng hồng, mà là hòe lục, thạch lựu hiên, hồng liên trì,…
– Tác phẩm Dưới bóng hoàng lan đã đem đến cho người đọc một khung cảnh yên bình qua vùng thiên nhiên vùng quê với con đường gạch rêu phủ, bức hoa tường thấp yên tĩnh, giàn thiên lí hoa thơm, cùng cây hoàng lan bóng tỏa.
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 58 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức- mẫu 2
Câu 1
Hãy tìm lỗi dùng từ trong câu sau và đưa ra cách sửa lỗi thích hợp:
a. Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
b. Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.
c. Bài thơ Thu hứng là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
d. Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
e. Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.
f. Thiên nhiên là một trong những chủ đề quan trọng nhất của thơ hai-cư.
g. Bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử kết lại bằng hình ảnh của nhân vật trữ tình – người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.
h. Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất ư bất ngờ.
(Trích từ bài làm của học sinh)
i. Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một “đặc sản” của văn chương Nhật Bản.
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ lý thuyết về lỗi lặp từ, lỗi dùng từ và lỗi trật tự từ trang 58, 59.
– Từ những lý thuyết đã học để sửa lỗi trong các câu trên.
Lời giải chi tiết:
a. Lỗi lặp từ: nhà thơ → bỏ từ nhà thơ đầu câu.
Sửa lỗi: Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
b. Lỗi trật tự từ: các từ “đề tài”, “chủ đề”, “cảm hứng”, “nội dung” trong câu có trật tự chưa đúng.
Sửa lỗi: Nội dung, đề tài, chủ đề và cảm hứng của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.
c. Lỗi dùng từ: thi phẩm → tác phẩm
Sửa lỗi: Bài thơ Thu hứng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
d. Lỗi trật tự từ: các từ trong câu văn được sắp xếp chưa hợp lý.
Sửa lỗi: Bằng trí tưởng tượng của mình, nhà thơ đã mượn ngôn từ để tái hiện một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
e. Lỗi trật tự từ: vị trí của từ “từ nhỏ” chưa hợp lý.
Sửa lỗi: Được sinh ra trong một gia đình tri thức, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách ngay từ khi còn nhỏ.
f. Lỗi dùng từ: quan trọng → tiêu biểu
Sửa lỗi: Thiên nhiên là một trong những chủ đề tiêu biểu nhất của thơ hai-cư.
g. Lỗi dùng từ: cụm từ “nhân vật trữ tình” có thể bỏ
Sửa lỗi: Bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử kết lại bằng hình ảnh một người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.
h. Lỗi dùng từ: từ “ư” → bỏ “ư”.
Sửa lỗi: Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất bất ngờ.
i. Lỗi dùng từ: từ “đặc sản” dùng sai chữ.
Sửa lỗi: Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem là một thể loại xuất sắc nhất của văn chương Nhật Bản.
Câu 2
Trường hợp nào dưới đây được xem là mắc lỗi về trật tự từ? Hãy đưa ra cách sửa lỗi cho trường hợp ấy.
a. Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.
b. Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một đặc sản của văn chương Nhật Bản.
c. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch sự kiện hơn là mạch cảm xúc của bài thơ.
d. Rất nhiều hình ảnh đời thường xuất hiện trong thơ hai-cư Nhật Bản.
e. Thơ Đường luật mặc dù chặt chẽ bố cục nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khơi gợi.
f. Điều làm thích thú người đọc ở bài thơ này là cách độc đáo gieo vần.
g. Trong bài thơ Tiếng thu, đóng vai trò quan trọng là các từ láy tượng thanh.
h. Nhà thơ cho phép thơ lãng mạn giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng.
(Trích từ bài làm của học sinh)
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết đã học về lỗi trật tự từ để chỉ ra các câu sai và đề xuất cách sửa.
Lời giải chi tiết:
– Các câu có lỗi trật tự từ: câu a), c), e), g), h), i)
– Sửa lỗi:
a. Một bộ phận đông đảo độc giả đã không cảm nhận được cái mới trong thơ Hàn Mặc Tử.
c. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch cảm xúc hơn là mạch sự kiện của bài thơ.
e. Thơ Đường luật mặc dù có bố cục chặt chẽ nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khơi gợi.
g. Điều làm người đọc thích thú ở bài thơ này là cách gieo vần độc đáo.
h. Trong bài thơ Tiếng thu, các từ láy tượng thanh đóng vai trò rất quan trọng.
i. Nhà thơ lãng mạn cho phép thơ giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng.
Câu 3
Phát hiện các lỗi dùng từ hoặc trật tự từ (nếu có) trong đoạn văn đã viết theo yêu cầu của bài kết nối đọc – viết.
Phương pháp giải:
– Đọc lại những đoạn văn đã viết theo yêu cầu của bài kết nối đọc – viết.
– Dựa vào những gì đã học về lỗi dùng từ hoặc trật tự từ để xác định, tìm lỗi nếu có.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự soát bài và tìm lỗi trong bài viết của mình.
Câu 4
Sưu tầm các trường hợp vi phạm lỗi dùng từ hoặc trật tự từ trong một số văn bản báo chí. Phân tích lỗi sai và đưa ra phương án sửa lỗi.
Phương pháp giải:
– Sưu tầm và đọc các văn bản báo chí.
– Dựa vào những kiến thức đã học để phân tích lỗi sai và đưa ra phương án sửa chữa cho các văn bản báo chí trên.
Lời giải chi tiết:
1. Lỗi dùng từ
“ Dù lớn lên trong một gia đình tri thức, giàu có nhưng Thủy Top chưa bao giờ lấy điều đó để khoe khoang, đánh bóng tên tuổi”.
(báo Trí Thức Trẻ, ngày14/6/2015, Cuộc sống ở thuê dù gia thế giàu có của hot girl Thủy Top)
Lỗi: dùng sai từ tri thức
→ Sửa: trí thức
2. Lỗi trật tự từ
“Sau khi kết thúc Đại hội điểm Ban Thường vụ tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm phát huy những việc làm tốt, chỉ ra những tồn tại cần khắc phục để rút kinh nghiệm cho các chi bộ, đảng bộ đại hội sau”
(Tạo sự đồng thuận trong toàn Đảng bộ – báo Hànộimới, ngày 17/6/2015).
Sửa: “Sau khi kết thúc Đại hội điểm, Ban Thường vụ tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những việc làm tốt, chỉ ra những nhược điểm cần khắc phục để rút kinh nghiệm cho các chi bộ, đảng bộ đại hội sau”
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 58 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!