Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách phân tích hành động phản ứng của chị Dậu chuẩn nhất 09/2024.
Dàn ý
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Sơ lược về hoàn cảnh khiến chị Dậu vùng lên đáp trả.
2. Thân bài
a. Hình ảnh tàn bạo của những kẻ “thi hành công vụ”
– Đặc điểm chung: tàn bạo, mất hết tính người. Sự xuất hiện của chúng đồng nghĩa với báo họa. Chúng là hiện thân của trật tự xã hội tàn nhẫn, đày đọa con người.
– Hình ảnh tên người nhà lí trưởng: Là tên tay sai đáng ghét. Tuy nhiên cũng có lúc hình như hắn “không dám hành hạ một người ốm nặng”. So với cai lệ người nhà lí trưởng, dù độc ác cũng chỉ mới là sự độc ác mức “đàn em”.
– Hình ảnh tên cai lệ: Là một tên tay sai chuyên nghiệp. Nghề của hắn là đánh người, trói người. Hắn mẫn cán và thành thạo. Mất hết tính người, hắn là một dã thú. Đây là sản phẩm của chế độ, do “nhà nước” đào tạo và trở thành một nhân vật đại diện cho bản chất, trật tự của chế độ, của nhà nước tàn bạo ấy.
b. Hình ảnh chị Dậu
– Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt.
– Lúc đầu, chị “cố thiết tha” van xin. Van xin là cách duy nhất để “mong” hai tên tay sai tha cho anh Dậu. Đây là sự nhịn nhục của kẻ dưới.
– Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, “tức quá không thể chịu được”, chị liều mạng cự lại.
+ Không còn van xin (mà có van xin thì cũng vô ích), chị đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng.
+ “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”. Chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày. Đó là tư thế của kẻ bề trên. Sự căm giận, khinh bỉ kẻ thù đã lên tới tột độ. Trong màn đấu lực, chị đã thắng.
– Hành động của chị Dậu xuất phát từ một quy luật “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Mặc dầu tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy băt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.
c. Một số thành công về phương diện nghệ thuật
– Một đoạn văn giàu kịch tính. Mâu thuẫn được đẩy dần lên và kết thúc là một màn hài kịch: cai lệ “ngã chỏng quèo trên mặt đất”, “miệng lảm nhảm”, người nhà lí trưởng thì “ngã nhào ra thềm”. Những kẻ đại diện cho chính quyền thật không ngờ lại thảm hại đến thế trước sự tức giận, trước cái “nghiến răng” của một người đàn bà!
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nổi bật nhất là nhân vật cai lệ và chị Dậu. Bản chất, ngôn ngữ, cử chỉ của cai lệ được khắc họa đậm nét và nhất quán: đểu giả và tàn ác, hung hãn và đê tiện, quát tháo mà lẻo khoẻo. Đúng là một tay sai, một “chó săn” của chế độ thực dân phong kiến trước đây.
– Nhân vật chị Dậu được miêu tả sinh động, các biến thái tâm lý được khắc họa chính xác và tự nhiên.
– Bút pháp linh hoạt trong mội mạch truyện căng, đầy kịch tính. Đặc biệt chât hài hước đã tạo cho đoạn văn thêm sảng khoái: Nhà văn cũng triệt để khai thác tính đôi lập để tạo thêm sự sắc nét cho nhân vật: chị Dậu nhún nhường mà quyết liệt, cai lệ hống hách, tàn ác mà lẻo khoẻo, hèn yếu.
3. Kết bài
– Khái quát giá trị nhân đạo của tác phẩm qua phân cảnh chị Dậu đáp trả kẻ thù.
Bài mẫu
Nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám là mảng đề tài giàu có cho nhiều nhà văn khai thác. Tắt đèn là một trong những tác phẩm hiện thực xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố đã thể hiện thành công mảng đề tài này. Tắt đèn với chương Tức nước vỡ bờ là đỉnh cao của mối xung đột giữa tầng lớp thống trị và bị trị. Đoạn trích xuất hiện hành động phản kháng của chị Dậu được xem là hành động tất yếu của người nông dân.
Khi anh Dậu run rẩy bưng bát cháo, vừa mới kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào. Trước thái độ hống hách của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, lúc đầu, chị Dậu hết sức nhũn nhặn. Chị lễ phép run run nói: “Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất…” Nhưng chị Dậu càng van xin tha thiết, tên cai lệ càng sừng sộ, sai tên người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại, điệu ra đình. Khi thây người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ôm nặng, tên cai lệ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu hốt hoảng chạy đến đỡ lấy tay hắn và một lần nữa, khẩn thiết xin tha: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh lại được một lúc, ông tha cho!” Tên cai lệ đấm vào ngực chị Dậu rồi lại sấn đôn để trói anh Dậu. Không thể chịu đựng được nữa, chị Dậu liều mạng, cự lại. Từ chỗ xưng là “cháu”, chị đã chuyển sang xưng “tôi”: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Cai lệ tát vào mặt chị Dậu rồi hắn nhảy vào trói anh Dậu. Hành động tàn bạo của tên cai lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu. Chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Rồi bầng sức mạnh của lòng căm thù, chị đã lần lượt quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Có thể nói, đoạn văn chị Dậu phản kháng là một đoạn văn giàu kịch tính. Mâu thuẫn được đẩy dần lên và kết thúc là một màn hài kịch: cai lệ “ngã chỏng quèo trên mặt đất”, “miệng lảm nhảm”, người nhà lí trưởng thì “ngã nhào ra thềm”. Những kẻ đại diện cho chính quyền thật không ngờ lại thảm hại đến thế trước sự tức giận, trước cái “nghiến răng” của một người đàn bà!
Tác phẩm đã thành công bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo. Nổi bật nhất là nhân vật cai lệ và chị Dậu. Bản chất, ngôn ngữ, cử chỉ của cai lệ được khắc họa đậm nét và nhất quán: đểu giả và tàn ác, hung hãn và đê tiện, quát tháo mà lẻo khoẻo. Đúng là một tay sai, một “chó săn” của chế độ thực dân phong kiến trước đây. Nhân vật chị Dậu được miêu tả sinh động, các biến thái tâm lý được khắc họa chính xác và tự nhiên.
Cùng với đó là ngòi bút linh hoạt trong mội mạch truyện căng, đầy kịch tính. Đặc biệt chât hài hước đã tạo cho đoạn văn thêm sảng khoái: nhà văn cũng triệt để khai thác tính đôi lập để tạo thêm sự sắc nét cho nhân vật: chị Dậu nhún nhường mà quyết liệt, cai lệ hống hách, tàn ác mà lẻo khoẻo, hèn yếu.
Tóm lại, đoạn trích đã chứng minh cho hành động phản kháng của người nông dân là hành động tất yếu và không có một lựa chọn nào khác. Qua đó, tác giả đã tố cáo sâu sắc chế độ thực dân nửa phong kiến với bọn “mặt người dạ thú” đã đẩy người dân vào bước đường cùng để họ không còn lựa chọn nào hơn ngoài sự phản kháng.
Kết luận
Hy vọng với hướng dẫn về cách phân tích hành động phản ứng của chị Dậu chuẩn và chính xác nhất hiện nay được admin cập nhật bên trên đã giúp ích được cho quý độc giả. Mong các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!