Lý thuyết
CxHyOzNt + (x+y⁄4)O2 → xCO2 + y⁄2H2O + z⁄2N2
nO2= nCO2 + ½nH2O
⇒Cháy trong không khí: N2 sinh ra từ phản ứng và có sẵn
CnH2n+3N + (3n⁄2 + ¾)O2 → nCO2 + (n+3⁄2)H2O + ½N2
⇒ mbình tăng; mdd tăng, giảm
Bài tập
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X, thu được 8,4 lít CO2; 1,4 lít N2 (thể tích khí đo ở điều kiện tiêu
chuẩn) và 10,125g H2O. Xác định CTPT của amin?
Hướng dẫn giải:
nCO2 = 0,375 mol
nH2O = 0,5625 mol ⇒ C ⁄ H= nCO2 ⁄ 2nH2O= 1 ⁄ 3
nN2 = 0,0625 mol
CxHyNt –→ xCO2 + y⁄ 2H2O + ½N2
0,0375 0,5625 0,0625
⇒ x=3; y=9 ⇒ C3H9N
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn một amin X bằng O2 vừa đủ tạo ra 8V lít CO2; N2 và H2O (các thể tích đo cùng đk).
Amin X + HNO2 →khí. CT của amin X là:
A. CH2 = CH – CH2 – NH2 B. CH3CH2 – NH – CH3
C. CH3CH2CH2 – NH2 D. CH2 = CH – CH2 – NH2
Hướng dẫn giải:
C3HyN + O2 −−> 3CO2 + y⁄2 H2O + ½N2
1(l) 3 y/2 1/2
⇒ 3+ y/2 + 1/2 = 8 ⇒ y/2= 4,5 ⇒ y=9
Vậy công thức: C3H9N ⇒ Chọn C
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp amin X cần V lít O2 vừa đủ (dktc) thu được N2 và 22g CO2; 7,2g H2O.
Tính V ?
Hướng dẫn giải:
Amin + O2 → CO2 + H2O + N2
nO2 = nCO2 + 1⁄2 nH2O
BTNT “O”: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nO2 = 0,7 mol => V = 15,68 lít
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X đơn chức bằng không khí vừa đủ thu được 0,4 mol CO2; 0,7 mol
H2O và 3,1 mol N2. Tính m ?
Hướng dẫn giải:
CxHyN + O2 → xCO2 + y/2H2O + ½N2
0,4 0,7
Không khí gồm: O2: 20%
N2: 80%
nO2 = nCO2 + 1⁄2 nH2O = 0,75 mol => N2 có trong không khí = 3 mol => nN2 sinh ra = 0,1 mol
mamin = mCO2 + mH2O + mN2 – mO2 = mC + mH + mO + mN => m = 9g
Một số bài tập áp dụng
Câu 1:Đốt cháy hoàn toàn m gam C2H5NH2 thu được sản phẩm gồm H2O , CO2 và 1,12 lít khí
N2 (đktc).Gía trị của m là
A. 13,5 B.4,5 C.18 D.9,0
Câu 2 Đốt cháy hoàn toàn một amin chưa no, đơn chức một liên kết C=C thu được CO2 và
H2O theo tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 8 : 9. CTPT amin là?
A.C3H7N B.C2H7N C.C3H9N D.C4H9N
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được
1,76 gam CO2; 1,26 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giả sử không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó O2 chiếm 20%
thể tích. Công thức phân tử của X và giá trị của V lít lần lượt là
A. C2H5NH2 và V = 6,72 B. C3H7NH2 và V = 6,72
C. C2H5NH2 và V = 4,704 D. C3H7NH2 và V = 6,94
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,23 mol hỗn hợp gồm một hidrocacbon no X và một amin đơn
chức Y được 0,8 mol CO2 và 0,055 mol N2. Công thức phân tử của 2 chất là:
A. C3H8 , C3H7N B. C2H6 ; C4H11N C. CH4 , C3H9N D. C3H8,C4H9N
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X gồm metan, metylamin và trimetylamin bằng oxi
vừa đủ được V1 lít hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Y qua bình H2SO4 đặc dư thấy thoát ra V2 lít hỗn hợp
khí Z (các thể tích đo cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa V, V1, V2 là:
A. V = 2V2 – V1 B. 2V = V1 – V2 C. V = V1 – 2V2 D. V = V2 – V1
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin A bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6g
CO2 , 12,6g H2O và 69,44l N2.Giả thiết không khí chỉ gồm nitơ và oxi trong đó nito chiếm 80% theo thể tích ,các
thể tích khí đo ở đktc. Xác định m
A. 8 B. 9 C. 7 D. 6
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol một amin bậc 1 (X) với lượng O2 vừa đủ, cho toàn bộ
sản phẩm cháy qua bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 3,02 gam và còn lại 0,224 lít (ở đktc) một
chất khí không bị hấp thụ. Khi lọc dung dịch thu được 4 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là.
A. (CH2)2(NH2)2. B. CH3CH(NH2)2. C. CH2 = CHNH2. D. CH3CH2NH2.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X no, đơn chức, mạch hở bằng một lượng oxi
vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều
kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là
A. CH3-NH-CH3. B. CH3-CH2-NH-CH3. C. CH3-CH2-CH2-NH2. D. (CH3)3N.
Xem thêm: