Updated at: 06-02-2022 - By: Chăm Học Bài

Bài tập về tính bazo của amin- amin tác dụng với HCl

  • Phản ứng: RNt (RN…) hoặc CnH2n+2-2k+tNt

R(NH2)t

  1. Amin + Axit → Muối amoni

⇒ nN = nH+ = nHCl = (Δ mtăng)/36,5 = (mmuối – mamin)/36,5

2. dd amin no + muối → hidroxit ↓ ⇒ nN = nOH-

  • Giải toán 1- Mol

2- KL

3- Tìm amin → t= số chức = nN/nhc= nH+/nhc ( nH+ = ⌈H+⌉. Vdd = (10-Ph. V)/dd)

4- Tìm R, n theo M

Bài tập về tính bazo của amin- amin tác dụng với HCl

Bài 1. Cho 4,14 gam hỗn hợp gồm metylamin, etylamin và anilin tác dụng vừa đủ với V mLdung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 7,06 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 40. B. 80. C. 160. D. 20.

HD: ♦ phản ứng:RNH2 + HCl→ RNH3Cl.
BTKLcó: mHCl = mmuối – mhỗn hợp amin = 7,06 – 4,14 = 2,92 gam
⇒ nHCl = 0,08 mol⇒ VHCl = n ÷ CM = 0,08 ÷ 2 = 0,04 lít ⇄ 40 mL.
Chọn đáp án A.

Bài 2. Hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, trong đó amin có phân tử khối lớn hơn chiếm a% khối lượng. Cho 3,04 gam phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 5,96 gam muối. Giá trị nào sau đây

A. 40 .B. 30. C. 60. D. 70.

HD: đại diện 2 amin đơn chức là RNH2. phản ứng:RNH2 + HCl→ RNH3Cl.
bảo toàn khối lượng có mHCl = mmuối – mX = 2,92 gam ⇒ nHCl = 0,08 mol.
||⇒ MX = 3,04 ÷ 0,08 = 38 ⇒ có 1 amin là CH3NH2 (M = 31).
hai amin có số mol bằng nhau ⇒ Mamin còn lại = 38 × 2 – 31 = 45 là C2H5NH2.
||⇒ %mC2H5NH2 = 45 ÷ (31 + 45) × 100% ≈ 59,21%. Chọn đáp án C.

Bài 3:Hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có tỉ lệ số mol là 1 : 4, trong đó amin có phân tử khối lớn hơn chiếm b% khối lượng. Cho 3,66 gam phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 7,31 gam muối. Giá trị nào sau đây

A. 24. B. 32 .C. 40. D. 50.

HD: đại diện 2 amin đơn chức là RNH2. phản ứng:RNH2 + HCl→ RNH3Cl.
bảo toàn khối lượng có mHCl = mmuối – mX = 3,65 gam ⇒ nHCl = 0,1 mol.
||⇒ MX = 3,66 ÷ 0,1 = 36,6 ⇒ có 1 amin là CH3NH2 (M = 31).
♦ TH1: có 1 molCH5N và 4 mol amin E ⇒ ME = (36,6 × 5 – 31) ÷ 4 = 38
⇒ không có amin nào thỏa mãn → loại.!
♦ TH2: có 4 molCH5N và 1 mol amin E ⇒ ME = (36,6 × 5 – 4 × 31) ÷ 1 = 59
tương ứng với amin có công thức C3H9N.
||⇒ %mC3H7NH2 trong X = 59 ÷ (36,6 × 5) × 100% ≈ 32,24%. Chọn đáp án B. ♦

Bài 4. Hỗn hợp E gồm hai amin (no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp); dung dịch T gồm HCl và HNO3
loãng có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1. Cho 3,82 gam E phản ứng vừa đủ với T, thu được 6,54 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của hai amin trong X là

A. CH5N và C2H7N. B. C3H9N và C4H11N.
C. C2H7N và C3H9N. D. C4H11N và C5H13N.

HD: dung dịch T gồm 2x mol HCl và x mol HNO3.
Phản ứng:RNH2 + HCl→ RNH3Cl || RNH2 + HNO3 → RNH3NO3.
⇒ mHCl + HNO3 = mmuối – mE ⇒ 73x + 63x = 6,54 – 3,82 = 2,72 ⇒ x = 0,02 mol.
⇒ nE = ∑naxit = 3x = 0,06 mol⇒ ME = 3,82 ÷ 0,06 = 63,67.
mà hỗn hợp E gồm hai amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp ⇒ giá trị Mtrung bình = 63,67
cho biết 2 amin là C3H9N (M = 59) và C4H11N (M = 73). Chọn đáp án D. ♠.

Bài 5. Cho m gam amin Y (đơn chức, mạch hở) tác dụng vừa đủ với 40 mLdung dịch HCl 1M, thu được 3,82 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của Y là

A. 5. B. 4. C. 2. D. 3

HD: amin Y đơn chức, mạch hở dạng C?H??N.
Phản ứng:C?H??N + 0,04 mol HCl→ 3,82 gam muốiC?H??N.HCl
⇒ MC?H??N.HCl = 3,82 ÷ 0,04 = 95,5 ⇔ công thức muối là C3H9N.HCl
⇒ amin Y là C3H9N tương ứng có 4 đồng phân cấu tạo gồm:
2 amin bậc một:CH3CH2CH2NH2 ; CH3CH(NH2)CH3 ;
1 amin bậc haiCH3NHCH2CH3 và 1 amin bậc ba:(CH3)3N .
Chọn đáp án B. ♦.

amin + hcl

Một số bài tập áp dụng về tính bazo của amin

Câu 1: Hỗn hợp X gồm hai amin (no, mạch hở), trong đó có tỉ lệ khối lượng mC : mN = 10 : 7. Đốt cháy hoàn toàn 2,38 gam X, thu được N2, H2O và 4,4 gam khí CO2. Mặt khác, cho 2,38 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 6,76. B. 3,48. C. 4,57. D. 3,84.

Câu 2: Cho 3,88 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp trong dãy đồng đẳng), tác dụng hết với HCl, thu được 6,80 gam muối. Công thức phân tử của hai amin là
A. C3H9N và C4H11N. B. C3H7N và C4H9N.

C. CH5N và C2H7N. D. C2H7N và C3H9N.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm hai amin (no, mạch hở, có cùng số nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol X, thu được N2, 12,32 gam CO2 và 8,64 gam H2O. Cho 14,24 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, tạo thành m gam muối. Giá trị của m là

A. 28,84. B. 21,54. C. 17,89. D. 18,62.

Câu 4 : Hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, trong đó amin có phân tử khối lớn hơn chiếm a% khối lượng.Cho 3,04 gam phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 5,96 gam muối. Giá trị nào sau đây gần nhất với a?

A. 40. B. 30. C. 60. D. 70

Câu 5 : Hỗn hợp T gồm hai amin no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon và hơn kém nhau một nhóm NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol T, thu được H2O, 5,28 gam CO2 và 0,896 lít khí N2 (đktc). Cho một lượng T tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ 100 mL dung dịch HCl 0,8M, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 6,52. B. 5,62. C. 5,92. D. 7,12.

Câu 6: Hỗn hợp T gồm ba amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 0,3 mol khí O2, thu được CO2, H2O và 0,04 mol N2. Mặt khác, cho m gam tác dụng với dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được khối lượng muối là

A. 6,80 gam. B. 6,52 gam. C. 7,14 gam. D. 8,64 gam.

Câu 7: Chia hỗn hợp gồm ba amin no, đơn chức, mạch hở thành hai phần bằng nhau.

  • Đốt cháy hoàn toàn phần một bằng không khí vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ T vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 27,58 gam kết tủa, đồng thời có 1,12 mol khí thoát ra.
  • Cho phần hai tác dụng vừa đủ với dung dịch gồm HCl 0,8M và HNO3 0,8M, thu được bao nhiêu gam muối?

A. 5,31 gam. B. 9,29 gam. C. 7,30 gam. D. 11,28 gam.

Câu 8: Hỗn hợp T gồm ba amin đều no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 1,35 mol không khí, thu được CO2, H2O và 1,12 mol N2. Cho m gam E trên tác dụng vừa đủ với lượng tối thiểu dung dịch gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,2M, thu được bao nhiêu gam muối?

A. 8,70 gam. B. 6,74 gam. C. 6,99 gam. D. 6,49 gam.

Xem thêm:

So sánh tính bazo của amin và một số ví dụ minh họa