Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách cảm nhận tình mẫu tử từ ‘Trong lòng mẹ’ của Nguyên Hồng chuẩn nhất 01/2025.
Cảm nhận tình mẫu tử từ ‘Trong lòng mẹ’: Mẫu 1
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng xót vào trong những câu chuyện của ông.Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ.
Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích ” Trong lòng mẹ” là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.
Cảm nhận tình mẫu tử từ ‘Trong lòng mẹ’: Mẫu 2
Gia đình là điểm tựa, là cái nôi nuôi dưỡng con người. Tình cảm gia đình thật thiêng liêng và ấm áp. Thế nhưng không phải ai sinh ra trên đời này cũng may mắn có được niềm hạnh phúc gia đình trọn vẹn. Có đứa bé tội nghiệp vừa cất tiếng khóc chào đời đầu tiên thì mẹ của nó bị tước đi sự sống, bà đã để lại đứa con bé bỏng tội nghiệp trên đời và chút đi hơi thở cuối cùng. Cũng có những đứa bé bị cha mẹ nhẫn tâm vứt bỏ từ khi còn nhỏ để rồi phải lang thang đầu đường xó chợ, vật vã nơi gió sương giá lạnh. Cũng có những đứa bé sống trong sự thiếu thốn tình thương, luôn bị hành hạ bằng những lời nói cay nghiệt như đâm dao vào trái tim. Và đó là câu chuyện kể về cuộc đời cậu bé Hồng đầy bất hạnh, đau đớn đến tột. Tác phẩm “Trong lòng mẹ” do Nguyên Hồng sáng tác kể về chính những bất hạnh, những đau đớn xung quanh cuộc sống thời ấu thơ của tác giả. Nó chứa đựng tình yêu thương mẹ sâu sắc, lòng hận thù những hủ tục, những đau đớn đã chà đạp cuộc đời của người mẹ.
Nhắc đến Nguyên Hồng là nhắc đến một nhà văn chuyên viết về trẻ em và phụ nữ, ông có lòng cảm thương sâu sắc với những tâm hồn nhỏ bé bất hạnh, bị vùi dập trong bất công. Qua các tác phẩm của ông, ta thấy được vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ và sự ngây thơ trong sáng của những đứa nhỏ nhưng họ lại bị cuộc sống bất công, bị dòng đời quật ngã đến đớn đau.
Nhân vật Hồng trong tác phẩm là một cậu bé với cuộc đời bất hạnh, là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu giữa mẹ và cha. Mẹ Hồng là một người phụ nữ tần tảo, hiền lành luôn khát khao có một tình yêu chân chính thế nhưng bà lại không thể tự quyết định được cuộc đời của mình và buộc phải lấy người chồng nghiện ngập. Không lâu sau, chồng vì nghiệp ngập mà héo dần héo mòn rồi chết, mẹ Hồng vì cùng túng nợ nần nên phải đi tha hương cầu thực, bỏ lại anh em Hồng. Mẹ bỏ nhà đi, anh em Hồng chỉ còn cách nương tựa vào bà cô ruột trong nhà. Thế nhưng thay vì thương yêu, quan tâm các cháu thì anh em Hồng lại luôn bị ghẻ lạnh, hắt hủi. Bà cô già luôn gieo rắc, tiêm nhiễm vào đầu hai đứa trẻ những suy nghĩ xấu xa về mẹ mình, bà muốn anh em Hồng ghét bỏ, thù hận người mẹ đã rứt ruột đẻ ra mình. Thế nhưng thay vì ghét bỏ mẹ, Hồng lại trăm vạn lần thương mẹ hơn, cậu muốn nghiền nát cái hủ tục thối tha đã chà đạp cuộc đời đáng thương đầy bất hạnh của mẹ mình.
Cậu bé Hồng vẫn cứ sống trong những hắt hủi, chà đạp đau đớn đến thế. Vì câu chuyện của mẹ mà cậu bé đáng thương đã vô tình trở thành tấm bia hứng chịu những mỉa mai, khinh miệt của người đời. Hằng ngày cậu luôn bị bà cô giả tạo hành hạ bằng việc tra tấn tinh thần. Bà xỉa xói, tiêm nhiễm vào đầu cậu những lời lẽ độc ác về người mẹ và không dừng lại cho đến khi cậu bật khóc. Những giọt nước mắt lăn dài trên má em không phải vì hận mẹ, ghét mẹ mà vì em thương mẹ, thương cho cuộc đời tội nghiệp của mẹ chỉ vì những hủ tục ấy mà đánh mất đi tự do, đánh mất đi hạnh phúc vốn có của cuộc đời mình.
Đau đớn về thể xác có thể chữa lành nhưng tổn thương vì lời nói thì không bao giờ lành, nó như mũi tên cắm vào trái tim nhỏ bé và ghim vào đó những lỗ thủng mà chẳng thể chữa lành. Những vết thương đó ngày một lớn ra, sưng tấy đau đớn, cái đau không phải một phút một lúc mà nó kéo đến từng cơn, nỗi đau âm ỉ mưng mủ vì không có thuốc chữa lành. Chịu tổn thương nhưng cậu vẫn kiên cường bảo vệ tình yêu thương với mẹ, suy nghĩ cao thượng như thế liệu có phải của một đứa trẻ?
Ngày qua ngày, Hồng vẫn cứ sống trong sự ghẻ lạnh, đau đớn bị tổn thương nhưng chưa một lần nào cậu quên đi gương mặt của người mẹ. Cậu nhớ về cái khuôn mặt rầu rầu mệt mỏi của mẹ, càng nghĩ cậu càng thương mẹ. Người mẹ từ hồi bỏ đi vẫn chưa một lần nào quay về tìm hai anh em cậu nhưng cậu không trách mẹ và vẫn luôn khát khao được gặp mẹ một lần để thỏa nỗi nhớ mẹ, để giãi bày những tâm tư, tâm sự mà cậu dành cho mẹ bấy lâu nay.
Và rồi cái mong ước nhỏ bé ấy của cậu cũng có ngày trở thành hiện thực. Cậu bé nhìn thấy bóng dáng mẹ mình nhưng không dám gọi lớn vì nếu ngộ nhận ai đó không phải mẹ mình thì sẽ khốn khổ làm sao và bao hy vọng mà cậu ấp ủ sẽ tan thành mây khói. Vậy là cậu chỉ dám gọi với cái giọng bối rối run run của một đứa bé đang khao khát được gặp mẹ đến sắp vỡ òa. Và cuối cùng trong buổi chiều hôm ấy em cũng may mắn gặp lại được mẹ của mình. Hồng nhanh chóng sà vào lòng mẹ, trong vòng tay nhỏ bé của mẹ cậu không còn cảm thấy cô đơn, bao tủi nhục, đay nghiến hằng ngày bỗng chốc tan biến hết, trong đầu cậu bé lúc này tràn ngập bóng hình của mẹ. Chỉ cần một cái ôm âu yếm của mẹ là em đã cảm thấy thỏa mãn, em không đòi hỏi gì hơn và chỉ thế là đủ.
Gia đình là điểm tựa, là hậu phương vững chắc chống đỡ cho mỗi người trong lúc gặp phải khó khăn. Bởi vậy mỗi người cần trân trọng gia đình nhỏ bé của mình vì không có gì là mãi mãi. Đừng trần chừ và hoãn lại tình cảm của mình dành cho mọi người, ngay khi có thể hãy làm tất cả có thể vì thời gian tàn nhẫn chẳng quay lại lần hai và cuộc đời con người có đâu nói trước được điều gì. Hãy trân trọng, cảm thông và thương yêu, tin tưởng cha mẹ, những người đã sinh ra mình vì dù có lựa chọn như thế nào thì nó vẫn là tốt cho chúng ta. Đừng vô tâm để rồi sau này phải hối hận.
Qua câu chuyện về cuộc đời đầy bất hạnh của em bé Hồng, ta đã nhận ra được một điều vô cùng quý giá đó là tình cảm gia đình. Tình mẫu tử đáng tôn thờ vượt qua thời gian, đồng thời thấy được bộ mặt xã hội thối nát, hạ cấp đến không tưởng khi đày đọa một đứa bé vô tội rơi vào trong địa ngục của tổn thương. Chúng ta cũng cảm nhận được sáng lên trong trái tim rỉ máu của đứa bé là niềm thương mẹ vô bờ bờ, bảo vệ mẹ bằng cách một mình chống chọi lại cả xã hội. Tấm thân nhỏ bé nhưng có suy nghĩ mang tầm vóc vũ trụ, đó là nét đẹp tâm hồn của những em nhỏ luôn tôn thờ những người đã sinh ra mình. Và đó cũng là giai thoại về tình mẫu tử đầy thiêng liêng và cao quý được dệt lên qua tác phẩm “Trong lòng mẹ”.
Cảm nhận tình mẫu tử từ ‘Trong lòng mẹ’: Mẫu 3
Trong cuộc đời mỗi người, chắc chắn tình thân chính là điều quý giá nhất. Đặc biệt, tình mẫu tử thiêng liêng chính là tình cảm thật đáng trân trọng và cao đẹp. Bởi lòng mẹ vốn bao la dạt dào, dìu dắt ta qua bao năm tháng tuổi thơ, khi lớn lên và cả những chông chênh của cuộc đời. Dù ngoài kia có bao sóng gió, bao vấp ngã thì quay về bên mẹ ta mới thấy mình được chở che, được yêu thương và thứ tha. Mẹ dành trọn cuộc đời mình, dành trọn sự hy sinh lớn lao ấy cho hạnh phúc của con mình. Và có lẽ vì vậy, mà mỗi khi đọc những trang văn viết về mẹ, viết về tình mẫu tử em lại không khỏi xúc động, lắng lòng mình để thêm yêu, thêm trân trọng những người mẹ trong cuộc đời. Đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng khiến lòng ta thổn thức vô cùng về tình mẫu tử thiêng liêng, về những tình cảm đầy sâu đậm, kính trọng và thương yêu của cậu bé Hồng dành cho mẹ mình.
Không hạnh phúc như bao đứa trẻ khác, Hồng sớm mồ côi bố từ nhỏ. Vì cuộc sống mưu sinh, mẹ em phải đi tha hương cầu thực. Cuộc đời người phụ nữ chôn vùi thanh xuân của mình trong tình yêu không hạnh phúc, lại phải chấp nhận xa đứa con mình đứt ruột đẻ đau hẳn phải đau khổ biết nhường nào. Có lẽ, vì Hồng hiểu hết được những hy sinh, nỗi lòng của mẹ mà em luôn kính trọng và thương mẹ vô cùng. Dù phải ở với người cô và gia đình bên chồng độc ác, luôn chịu sự hắt hủi, và nghe những lời lẽ cay độc của họ gieo rắc em những điều xấu xa về mẹ. Nhưng Hồng vẫn luôn tôn thờ và yêu quý mẹ, em hiểu hết nỗi đau mà mẹ phải gánh chịu và căm thù cái xã hội phong kiến bằng những thành kiến lạc hậu đã ghì nát sự tự do của chính mẹ mình. “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng “đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến”. “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”.
Em thương mẹ biết bao nhiêu thì nỗi sợ hãi, lo lắng cho mẹ càng lớn bấy nhiêu. Em lo mẹ nghèo khổ, cơ cực, lo mẹ gầy yếu, xanh xao, đói khát khi nghe những lời lẽ nhẫn tâm của bà cô kể về mẹ em qua nụ cười rất kịch của mụ. Những giọt nước mắt lăn dài chứa chan sự cay đắng và lòng thương yêu, xót xa dành cho mẹ. Trong lòng em chưa bao giờ em thấy oán trách mẹ. Mà chỉ thấy những bất công, tủi nhục mà mẹ phải gánh chịu. Ở lứa tuổi của Hồng, em xứng đáng được nhận hết tất thảy những tình yêu thương của mẹ và cha, em xứng đáng được sự quan tâm của những người thân mình. Nhìn các bạn cùng trang lứa vui vầy bên cha mẹ chắc hẳn em cũng không tránh khỏi những phút giây chạnh lòng nhưng không bao giờ trong tâm hồn em có phút giây nào oán hận hay trách hờn mẹ cả.
Tình thương mẹ khiến em khao khát công lý hơn bao giờ hết, khiến em nhận ra ở đâu mới là lẽ phải, đâu là những tục lệ phong kiến hà khắc đã đẩy mẹ em vào cuộc sống khổ cực. Tình thương mẹ càng khiến em khát khao được gặp lại mẹ, được nhìn thấy mẹ và được mẹ vỗ về ôm ấp. Và điều mong ước bấy lâu của Hồng đã thành hiện thực khi em được gặp lại mẹ, thoáng nhìn bóng người trên xe giống bóng hình của mẹ, em cất lên tiếng gọi đấy bối rối mà thiết tha: “mợ…mợ ơi….”. Tiếng gọi mẹ chứa chan niềm thương, niềm nhớ , niềm mong, niềm yêu gửi tới mẹ. Tiếng gọi bật ra trong tâm thức trước khoảnh khắc quan trọng ngày em gặp lại mẹ như thoả mãn sự chờ đợi mà bấy lâu em vẫn khao khát kiếm tìm, khát khao ngày gặp mẹ. “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Bật lên tiếng khóc nức nở, tiếng khóc ấy là khóc cho những tủi nhục đau đớn mà mẹ phải gánh chịu, khóc cho cả hạnh phúc vỡ oà khi gặp mẹ, khóc cho cả những uất ức mà bấy lâu em dồn nén.
Đến với mẹ, em được là chính mình, trong lòng mẹ em thấy an tâm hơn bao giờ hết. “…lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Em ngắm nhìn mẹ thật kĩ, thật lâu, tận hưởng sự vuốt ve, vỗ về bên mẹ cho thoả cơn thèm khát bấy lâu của một đứa bé thiếu tình thương. Đó là những phút giây tuyệt vời với em cũng như bao đứa trẻ khác, được sà vào lòng mẹ, tận hưởng ngọt ngào trong tình yêu thương của mẹ. Hồng đã thể hiện tình yêu thương sâu đậm, mãnh liệt, thiết tha nhất dành cho mẹ. Với em, hình ảnh mẹ luôn hằn sâu trong tâm trí và mãi vẹn tròn như ánh trăng sáng ngày rằm, toả rạng mang hơi ấm cho cõi lòng lạnh lẽo chốn thiếu tình thương.
Đoạn trích thật chân thật và sâu sắc. Nguyên Hồng đã mang ánh sáng của tình thương, của lòng nhân đạo và tình người soi rọi, đánh thức tâm hồn mỗi chúng ta về lẽ sống, lẽ nhân sinh. Hãy trân trọng những ngày bên mẹ, những ngày còn có mẹ, hãy nắm lấy những khoảnh khắc tuyệt vời của tình mẫu tử thiêng liêng. Và hãy dang rộng vòng tay mình chở che cho những bất hạnh, những cuộc đời thiếu thốn tình thương yêu bởi con người, ai cũng xứng đang yêu và được yêu, đặc biệt là những đứa trẻ vô tội.
Cảm nhận tình mẫu tử từ ‘Trong lòng mẹ’: Mẫu 4
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng xót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ.
Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ.
Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.
Trường Tiểu học Thủ Lệ tin rằng câu chuyện của chú bé Hồng trong đoạn trích đã làm rung động trái tim bạn đọc bằng những cung bậc cảm xúc bình dị và chân thật nhất. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay vềtình mẫu tử qua đoạn trích Trong lòng mẹ.
Kết luận
Hy vọng với hướng dẫn về cách cảm nhận tình mẫu tử từ ‘Trong lòng mẹ’ của Nguyên Hồng chuẩn và chính xác nhất hiện nay được admin cập nhật bên trên đã giúp ích được cho quý độc giả. Mong các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 01/2025!