Hôm nay, chúng ta sẽ cùng làm 1 số bài tập sóng âm từ dễ đến khó để củng cố kiến thức nhé!
I. Trắc nghiệm bài tập sóng âm
Câu 1: Khi nói về âm, điều nào sau đây sai?
A. Về bản chất vật lý thì sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm đều là sóng cơ.
B. Có thể chuyển dao động âm thành dao động điện và dùng dao động ký để khảo sát dao động âm
C. Trong chất rắn, sóng âm có thể là sóng ngang hay sóng dọc.
D. Độ to của âm tỉ lệ thuận với nguồn âm
Câu 2: Trong các nhạc cụ thì hộp đàn có tác dụng:
A. Làm tăng độ cao và độ to âm
B. Giữ cho âm có tần số ổn định
C. Vừa khuếch đại âm, vừa tạo âm sắc riêng của âm do đàn phát ra
D. Tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo
Câu 3: Một lá thép mỏng dao động với chu kỳ T = 10-2 s. Hỏi sóng âm do lá thép phát ra là:
A. Hạ âm
B. Siêu âm
C. Tạp âm
D. Nghe được
Câu 4: Điều nào sau đây đúng khi nói về sóng âm?
A. Tập âm là âm có tần số không xác định
B. Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm tốt
C. Vận tốc truyền âm tăng theo thứ tự môi trường: rắn, lỏng, khí
D. Nhạc âm là âm do các nhạc cụ phát ra
Câu 5: Chọn đúng
A. Trong chất khí sóng âm là sóng dọc vì trong chất này lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi có biến dạng nén,giãn
B. Trong chất lỏng sóng âm là sóng dọc vì trong chất này lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi có biến dạng lệch
C. Trong chất rắn sóng âm chỉ có sóng ngang vì trong chất này lực đàn hồi xuất hiện khi có biến dạng lệch
D. Trong chất lỏng và chất rắn, sóng âm gồm cả sóng ngang và sóng dọc vì lực đàn hồi xuất hiện khi có
biến dạng lệch và biến dạng nén, giãn
Câu 6: Một người đứng cách một bức tường 500 m nghe một tiếng súng nổ. Vị trí đặt súng cách tường 165 m. Người và súng cùng trên đường thẳng vuông góc với tường. Sau khi nghe tiếng nổ, người này lại nghe tiếng nổ do âm thanh phản xạ trên bức tường. Tốc độ âm thanh trong không khí là 330 m/s. Khoảng thời gian giữa hai tiếng nổ là:
A. 1/3 s
B. 2/3 s
C. 1 s
D. 4/3 s
Câu 7: Có một số nguồn âm giống nhau với công suất phát âm không đổi trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Nếu tại điểm A đặt 4 nguồn âm thì tại điểm B cách A một đoạn d có mức cường độ âm là 60dB. Nếu tại điểm C cách B một đoạn 2d/3 đặt 6 nguồn âm thì tại điểm B có mức cường độ âm bằng
A. 58,42 dB
B. 65,28 dB
C. 54,72 dB
D. 61,76 dB
Câu 8: Một nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu tần số 1000Hz. Tại điểm M cách nguồn một khoảng 2m có mức cường độ âm là 80dB. Tại điểm N cách nguồn âm 20m có mức cường độ âm là
A. 50 dB
B. 60 dB
C. 40 dB
D. 70 dB
Câu 9: Cho các kết luận sau về sóng âm:
1. Sóng âm có tần số từ 16Hz đến 20000Hz gọi là âm nghe được (âm thanh).
2. Sóng âm có thể là sóng dọc hoặc là sóng ngang. Trong không khí, sóng âm là sóng dọc.
3. Trong mỗi môi trường đồng tính, âm truyền với tốc độ xác định. Sóng âm truyền lần lượt trong các môi trường rắn, lỏng, khí với tốc độ tăng dần. Sóng âm không truyền được trong chân không.
4. Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động là các đặc trưng vật lý của âm; Độ cao, độ to, âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm.
5. Độ cao của âm gắn liền với tần số của âm; độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm; âm sắc gắn liền với đồ thị dao động âm.
6. Tần số dao động của nguồn âm cũng là tần số của sóng âm. Sóng âm không mang theo năng lượng.
Số kết luận đúng là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 10: Từ điểm A bắt đầu thả rơi tự do một nguồn phát âm có công suất không đổi. Khi chạm đất tại B nguồn âm đứng yên luôn. Tại C ở khoảng giữa A và B (nhưng không thuộc AB) có một máy M đo mức cường độ âm, C cách AB 12m. Biết khoảng thời gian từ khi thả nguồn đến khi máy M thu được âm có mức cường độ âm cực đại, lớn hơn 1,528 (s) so với khoảng thời gian từ đó đến khi máy M thu được âm có mức cường độ âm không đổi, đồng thời hiệu 2 khoảng cách tương ứng này là 11m. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10m/s2. Hiệu giữa mức cường độ âm cuối cùng và đầu tiên có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 3,74 dB
B. 4,12 dB
C. 4,55 dB
D. 3,41 dB
II. Đáp án và hướng dẫn giải
Đáp án:
1D 2C 3D 4A 5A 6C 7B 8B 8B 10A
Hướng dẫn giải 1 số bài tập
Câu 6:
Âm thanh tiếng nổ đến tai người theo hai đường
Cách thứ nhất là trực tiếp từ súng đến tai người S1=500−165=335(m)⇒t1=S1v=1,015s
Cách thứ hai là tiếng nổ đến tường và phản xạ lại tai người S2=165+500=665(m)⇒t2=2,015s
Thời gian giữa 2 lần nghe tiếng súng là: Δt=t2 – t1 =1 s
Câu 7:
Câu 8:
Câu 9:
Các kết luận đúng là 1,2,5.
Sóng âm có tần số từ 16Hz đến 20000Hz gọi là âm nghe được (âm thanh).
Sóng âm có thể là sóng dọc hoặc là sóng ngang. Trong không khí, sóng âm là sóng dọc.
Độ cao của âm gắn liền với tần số của âm; độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm; âm sắc gắn liền với đồ
thị dao động âm.
Hi vọng các bài tập sóng âm trên sẽ giúp các bạn đạt được điểm cao trong các bài thi