Updated at: 06-02-2022 - By: Chăm Học Bài

Các dạng toán trọng điểm về Polime- Bài tập Polime

Bài tập Polime- Bài tập về mắt xích

  • TH1: Tìm số mắt xích của một phân tử hoặc đoạn mạch theo M

Chú ý: (-A-)n ⇒ Mpolime= MA . n ⇒ n= Mpolime/MA

  • TH2: Tìm số mắt xích theo lượng gam( biết m=?)

Chú ý: (-A-)n ⇒ mpolime= mmxichA

⇒ nmxichA= m/MA ⇒ số mắt xích= nmx. 6,022.1023

⇒ Số mắt xích= mpolime/MmxA . 6,022.1023

  • TH3: Tìm số mắt xích tham gia phản ứng

Chú ý: (-CH2-CHCl-)n + Cl2; (-CH2-CH=CH-CH2-)n + Br2

B1: gọi n là số mắt xích… ⇒ CTPT

B2: lập phản ứng

B3: Tìm n=? theo M: % nguyên tố hoặc m/n

  • TH4: Tìm tỉ lệ số mắt xích trong polime đồng trùng hợp, trùng ngưng.

Chú ý: Cao su buna-N (-CH2-CH=CH-CH2-)x(-CN-CH-CH2-)y

B1: chọn x,y là….

B2: chuyển CTPT rồi lập phản ứng nếu có

B3: tìm x ⇒ tỉ lệ?

bài tập ví dụ Polime

Ví dụ 1: Polime(phenol-fomanđehit) ở dạng nhựa novolac có cấu trúc như sau:(-HO-C6H4-CH2-)n. Một đoạn mạch polime trên có phân tử khối là 25440u chứa bao nhiêu mắt xích?
A. 212. B. 424. C. 240. D. 480.

HD: mỗi mắt xích phenol–fomanđehit là –C6H3(OH)–CH2– có M = 106
⇒ số mắt xích của đoạn polime = 25440 ÷ 106 = 240 → Chọn đáp án C.

Ví dụ 2: Xenlulozơ triaxetat là polime được sử dụng để sản xuất tơ nhân tạo có cấu trúc như sau:⌊C6H7O2(OCOCH3)3n ột đoạn mạch xenlulozơ triaxetat có phân tử khối là 345600u chứa bao nhiêu mắt xích?
A. 2880. B. 1200. C. 1440. D. 600.

HD: Mắt xích xenlulozơ triaxetat:C6H7O2(OCOCH3)3 có M = 288
⇒ số mắt xích của đoạn mạch = 345600 ÷ 288 = 1200 → Chọn đáp án B

Ví dụ 3: Trùng hợp a mol buta-1,3-đien với b mol acrilonitrin. Sau khi phản ứng hoàn toàn chỉ thu được một loại cao su buna–N, trong đó nguyên tố nitơ chiếm 8,69% về khối lượng. Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 1 : 1. B. 2 : 1.
C. 3 : 1. D. 3 : 2

HD: giả sử k mắt xích buta-1,3-đien đồng trùng hợp với 1 mắt xích acrilonitrin.
k.C4H6 + 1.C3H3N → C4k + 3H6k + 3N
⇒ %mN trong cao su buna–N = 14 ÷ (54k + 53) = 8,69% ⇒ k = 2.
Theo đó, tỉ lệ a : b = k : 1 = 2 : 1 → chọn đáp án B.

Ví dụ 4: Hòa tan hoàn toàn 4,27 gam một loại cao su buna–N vào dung môi hữu cơ trơ, thu được dung dịch T. Biết T phản ứng cộng với tối đa 4,8 gam brom trong dung dịch. Tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và acrilonitrin trong cao su trên là
A. 5 : 3. B. 3 : 5.
C. 3 : 2. D. 2 : 3.

HD: cứ có 1 mắt xích butađien sẽ còn một nối đôiC=C để + Br2.
nBr2 = 0,03 mol⇒ nbutađien = 0,03 mol. Gọisố mol mắt stiren tương ứng là x mol.
⇒ mcao su buna – S = 0,03 × 54 + 53x = 4,27 gam ⇒ x = 0,05 mol.
⇒ Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su trên = 0,03 ÷ 0,05 = 3 : 5.

Bài tập áp dụng về Polime

Câu 1.Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420.000. Hệ số polime hoá của PE là
A. 12.000 B. 13.000 C. 15.000 D. 17.000

Câu 2. Phân tử khối trung bình của PVC là 750.000. Hệ số polime hoá của PVC là
A. 12.000 B. 15.000 C. 24.000 D. 25.000

Câu 3. Hệ số trùng hợp của loại polietilen có khối lượng phân tử là 4984 đvC và của polisaccarit(C6H10O5)n có khối lượng phân tử 162000 đvC lần lượt là:
A. 178 và 1000 B. 187 và 100 C. 278 và 1000 D. 178 và 2000

Câu 4. Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capronlà 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152 B. 113 và 114. C. 121 và 152. D. 121 và 114.

Câu 5. Phân tử khối trung bình của poli(hexametylen ađipamit) là 30000, của cao su tự nhiên là 105000. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên lần lượt là?

A 132 và 1569. B 154 và 1544.
C 300 và 1050. D 132 và 1544.

Câu 6: Khối lượng phân tử của một loại tơ nilon-6 bằng 16.950 đvC, của tơ nilon-7 bằng 21.590đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là:

A 170 và 180. B 150 và 170
C 150 và 180 D 200 và 150

Câu 7: Khối lượng phân tử của nilon-6,6 là 24860 đvC và của nilon-6 là 14690 đvC. Hệ số polime hóa hay độ polime hóa của mỗi loại polime trên lần lượt là

A 110 và 120. B 120 và 130.
C 110 và 130. D 120 và 140:

Câu 8: Khối lượng phân tử của một loại thủy tinh hữu cơ plexiglas là 25000 đvC. Số mắt xíchtrong phân tử thủy tinh hữu cơ đó là
A 200 B 250 C 183 D 173

Câu 9. Đồng trùng hợp buta–1,3–đien với acrilonitrin(CH2=CH–CN) theo tỉ lệ về số mắt xích tương ứng là x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này, thu được hỗn hợp khí và hơi(CO2, H2O, N2) trong đó CO2 chiếm 58,065% về thể tích. Tỉ lệ x : y là
A. 3 : 5. B. 1 : 3.
C. 2 : 3. D . 3 : 2

Bài 20. Một đoạn mạch xenlulozơ có khối lượng là 48,6 mg. Số mắt xích glucozơ (C6H10O5) có trong đoạn mạch đó là:
A. 1,626.1023 .B. 1,807.1023
.C. 1,626.1020 .D. 1,807.1020

Xem thêm:

Lý thuyết trọng tâm về vật liệu polime