Updated at: 10-09-2022 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Bài phú trên sông Bạch Đằng là một bài ca bất hủ của tác giả Trương Hán Siêu. Để hiểu rõ hơn từng phần của tác phẩm trên, chúng tôi đã tổng hợp lại tất cả những mẫu gợi ý hay nhất nhằm phục vụ nhu cầu tham khảo của quý độc giả. Mời quý độc giả cùng tham khỏa bài viết dưới đây!

I. DÀN Ý: TRÌNH BÀY CÁC PHẦN CỦA BÀI BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ

1. Mở Bài

* Giới thiệu khái quát tác giả và tác phẩm

· Tác giả Trương Hán Siêu

· Tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” – Phú sông Bạch Đằng

2. Thân Bài

· Khái quát về thể phú: Thể phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần với văn xuôi, thường tả cảnh vật, nói về phong tục, kể lại sự việc hoặc bàn chuyện đời

· Phần mở đoạn: Được xác định bằng đoạn văn từ câu mở đầu “Khách có kẻ” đến câu “Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”. Nói về thú ham du ngoạn và tráng chí của kẻ khách đồng thời thể hiện cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trong cuộc du ngoạn trên sông Bạch Đằng

· Phần giải thích: Được xác định từ câu văn “Bên sông bô lão hỏi” đến câu “Nghìn xưa ca ngợi”, đây là đoạn mang ý nghĩa phu diễn – giải thích và trình bày để minh họa thêm cho chủ ý của đoạn mở đầu. Trong đoạn này, nhân vật các bô lão đã kể cho nhân vật khách nghe về mảnh đất lịch sử oanh liệt và trận chiến lẫy lừng trên sông Bạch Đằng năm xưa

· Phần bình luận: Được xác định từ câu văn “Tuy nhiên” đến câu “Nhớ người xưa chừ lệ chan”, đoạn này là lời bàn luận của các bô lão, nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố con người

· Phần kết: Là phần còn lại của bài phú, từ câu “Rồi vừa đi vừa ca rằng” đến hết bài. Trong phần này bao gồm cả lời tổng luận của nhân vật các bô lão và phần kết luận của tác giả về vấn đề suy vong hưng thịnh của đất nước

3. Kết Bài

* Tổng kết nội dung và nghệ thuật

· Nội dung:

· Lòng yêu nước và tự hào dân tộc

· Ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lý nhân nghĩa

· Nghệ thuật: Đỉnh cao nghệ thuật thể phú văn học trung đại

II. BÀI MẪU: TRÌNH BÀY CÁC PHẦN CỦA BÀI BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ

Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hoá lớn đời Trần với học vấn uyên thâm và tính tình cương trực. Sự nghiệp sáng tác của ông không nhiều tác phẩm duy chỉ có kiệt tác văn chương nổi tiếng là “Bạch Đằng giang phú” – áng thiên cổ hùng văn được người đời lưu truyền suốt hàng trăm năm nay.

Thể phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần với văn xuôi, thường tả cảnh vật, nói về phong tục, kể lại sự việc hoặc bàn chuyện đời. Bài “Bạch Đằng giang phú” là một bài phú cổ thể viết theo cảm hứng hào hùng và bi tráng với bố cục giống với các bài phú nói chung gồm bốn phần chính: Mở đoạn, giải thích, bình luận và đoạn kết. Cùng tìm hiểu các phần của thể phú cụ thể trong bài “Bạch Đằng giang phú”.

Phần mở đoạn

Được xác định bằng đoạn văn từ câu mở đầu “Khách có kẻ” đến câu “Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”. Nói về thú ham du ngoạn và tráng chí của kẻ khách đồng thời thể hiện cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trong cuộc du ngoạn trên sông Bạch Đằng. Trong phần này nhân vật khách chính là tác giả, lối xưng hô chủ – khách thường được dùng trong thể phú. Mở đầu bài phú, tác giả nói đến thói ham thích du ngoạn và khẳng định tráng chí anh hùng bốn phương vẫn còn tha thiết. Vị khách du ngoạn với tâm thế ung dung tự tại, tự do và phóng khoáng, hành trình du ngoạn trải khắp các địa danh Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng), và các địa danh của Việt Nam (Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng). Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng vừa mang vẻ hùng vĩ, tráng lệ và hoang vu, hiu hắt nhưng không kém phần thơ mộng, trữ tình. Dòng cảm xúc của nhân vật khách trên sông mang nặng nỗi buồn thương, tiếc nuối ngậm ngùi cho những người đã ngã xuống, cho những đổi thay của cảnh vật.

Phần giải thích

Được xác định từ câu văn “Bên sông bô lão hỏi” đến câu “Nghìn xưa ca ngợi”, đây là đoạn mang ý nghĩa phu diễn – giải thích và trình bày để minh họa thêm cho chủ ý của đoạn mở đầu. Trong đoạn này, nhân vật các bô lão đã kể cho nhân vật khách nghe về mảnh đất lịch sử oanh liệt và trận chiến lẫy lừng trên sông Bạch Đằng năm xưa. Nhân vật bô lão có thể là thật nhưng cũng có thể là hư cấu, mang ý nghĩa tăng tính khách quan cho những minh chứng lịch sử. Các chiến công được kể đến như: Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, Hoằng Tháo thua trận chết trên sông, bắt tươi Ô Mã. Không khí chiến trường xưa với những trận kinh thiên động địa, hào khí ngút trời, từ sự chuẩn bị của quân nhà Trần đến diễn biến của trận đánh đều được diễn tả bằng ngôn ngữ sống động, lời lẽ trang trọng.

Phần bình luận

Được xác định từ câu văn “Tuy nhiên” đến câu “Nhớ người xưa chừ lệ chan”, đoạn này là lời bàn luận của các bô lão, nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố con người, đặc biệt là công lao của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mang về chiến thắng cho dân tộc. Các bô lão xác định nguyên nhân thắng lợi bao gồm: “đất trời cho nơi hiểm trở”, “nhân tài giữ cuộc điện an”, “đại vương coi thế giặc nhàn” hay nói cách khác ba yếu tố làm nên thắng lợi chính là thiên thời, địa lợi và nhân hòa trong đó vai trò của con người là quan trọng nhất. Các bô lão cũng nhấn mạnh đến sức mạnh và tài năng của Trần Hưng Đạo, so sánh với lớp người xưa để thấy được tư tưởng nhân văn cao đẹp.

Phần kết

Là phần còn lại của bài phú, từ câu “Rồi vừa đi vừa ca rằng” đến hết bài. Trong phần này, bao gồm cả lời tổng luận của nhân vật các bô lão và phần kết luận của tác giả về vấn đề suy vong hưng thịnh của đất nước. Lời của các bô lão ca ngợi hình tượng sông Bạch Đằng là dòng sông của lịch sử, là niềm tự hào của cảnh sắc quê hương, bên cạnh đó còn mượn quy luật tự nhiên để nói đến quy luật con người, sông nào rồi cũng dồn về biển, người bất nghĩa thì tiêu vong, người anh hùng thì lưu danh nghìn thu. Lời của khách ca ngợi tài năng và đức độ, sự anh minh của hai vị thánh quân, ca ngợi dòng sông Bạch Đằng anh hùng, khẳng định nền hòa bình của dân tộc.

Lời kết

Qua những gợi ý chính xác nhất mà chúng tôi gửi đến các bạn. Rất mong các bạn có thể hiểu rõ hơn về từng phần  tuyệt phẩm của Trương Hán Siêu.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!