Một bài viết hay một phần nhờ vào mở bài hấp dẫn người đọc. Hiểu được vấn đề đó, chúng tôi đã sàng lọc và tổng hợp lại những cách mở bài hay nhất về tác phẩm Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Mời các bạn tham khảo!
Mở bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng mẫu 1
– Giới thiệu về tác giả Lí Bạch: Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung quốc. Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng tự nhiên, tinh tế và giản dị
– Giới thiệu về bài thơ “Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”: Bài thơ thuộc chùm thơ tống biệt, qua đó thể hiện phong cách thơ Lí Bạch và tình bạn chân thành, thắm thiết giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.
Mở bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng mẫu 2
Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng và lỗi lạc thời Đường. Tuy những tác phẩm của ông đã có phần bị thất lạc nhưng đến ngày nay, sự nghiệp thơ của Lý Bạch vẫn còn lưu giữ lại được gần một nghìn bài, trong đó có những thi phẩm được tôn vinh là kiệt tác. Thơ ông có phong cách phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát khao tự do và thái độ xem thường công danh, phú quý, tiền bạc. Ông thường sáng tạo ra những hình ảnh độc đáo, những cảnh sắc huyền ảo và lung linh, vi diệu. Do đó, người đời vẫn tôi tặng ông danh hiệu “thi tiên”.
Mở bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng mẫu 3
Lí Bạch là nhà thơ trữ tình thời Đường, ông nổi tiếng học rộng biết nhiều Qua thơ ông, chúng ta có thể dựng lại hình ảnh của một trí thức có hoài bão. có tài năng, sống trong chế độ chuyên chế đang bước vào thời kì suy thoái Thơ ông phóng khoáng, tự do, có những hình tượng độc đáo. Ông viết về tình yêu, tình bạn về chiến tranh và đặc biệt là nói về tình yêu thiên nhiên. Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là một trong những bài thể hiện rõ đặc trưng thơ ông.
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu’’.
Mở bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng mẫu 4
Lí Bạch – một nhà thơ nổi tiếng thời Đường ở Trung Quốc. Ông có tài năng thơ ca lãng mạn nên người đời gọi ông là Thi tiên (Tiên thơ). Trong sự nghiệp của ông, ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học với trên một nghìn bài thơ và bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng có thể coi là một bài thơ kiệt tác. Bài thơ đã thể hiện tình bạn chân thành mà sâu sắc giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên qua cuộc chia tay thật xúc động.
Mở bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng mẫu 5
Nhà thơ Lí Bạch – một cây đại thụ trong nền văn học nói chung và thơ ca Trung Quốc nói riêng, ông là một nhà thơ lãng mạn, bay bổng, lại hay nói đến cõi tiên cảnh nên còn được gọi là “Thi tiên”. Lí Bạch đã để lại khối lượng thơ ca đồ sộ và phong phú, trong đó có bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là một trong những bài thơ hay của ông về tình bạn. Đó là tình bạn rất chân thành, trong sáng và thắm thiết giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, một tình bạn mà dù ở thời đại nào cũng rất đáng để người đời trân trọng và cảm phục.
Mở bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng mẫu 6
Lí Bạch (701 – 762) là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường, Ông được người đời ca ngợi là “Thi tiên”, để lại hơn một nghìn bài thơ tuyệt tác. Là một kiếm khách – thi sĩ, ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thủy, cầu tiên phỏng đạo. Trăng, rượu, hoa, cảnh núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương lòng khao khát; tự do… chứa chan trong những vần thơ lãng mạn tràn đầy hùng tâm tráng chí. Ông từng làm quan khoảng ba năm ở kinh đô Tràng An nhưng sau đó vứt bỏ áo mũ, với thanh gươm túi thơ lại lên đường. “Vọng Lư Sơn bộc bố”, “Hành lộ nan”, “Tĩnh dạ tứ”, “Hoàng Hạc lâu tông Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, “Tảo phát Bạch Đế thành”., là những bài thơ nổi tiếng của “Thi tiên” cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những cách mở bài hay và vô cùng độc đáo mà chúng tôi đã tổng hợp lại về tác phẩm Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Hy vọng các bạn sẽ cảm thấy thú vị.