KB1
Đại Việt sử kí toàn thư nói chung, trích đọan Thái sư Trần Thủ Độ nói riêng quả đã đạt tới vẻ đẹp của lối văn sử. Nó giúp người đọc càng tự hào về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam và thêm quý trọng những di sản văn hóa do cha ông ta để lại.
KB2
Ngô Sĩ Liên quả là một nhà viết sử tinh tế, biết chọn những tình huống đắt giá nhất để cho những thế hệ sau này có thể tìm thấy những chi tiết, những con người thật của các nhân vật quan trọng của lịch sử. Đọc xong bài Thái sư Trần Thủ Độ, ta thấy hiện lên một con người hoàn toàn chân thật, có cả những mặt ở chính trị, cả những mặt ở đời sống thường ngày đều được thể hiện rất rõ nét.
KB3
Qua bốn sự kiện và bốn cách ứng xử trong cuộc đời Trần Thủ Độ, tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc họa sinh động chân dung một nhân cách chí công vô tư, cao thượng, bao dung, không để tình riêng lấn át, luôn giữ kỉ cương phép nước và khuyến khích cấp dưới làm như mình, đồng thời cũng không kém phần thông minh, hóm hỉnh.
KB4
Đọc đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ, ta mới hiểu sâu sắc được thế nào là một vị khai quốc công thần, nhà chính trị kiệt xuất, bản lĩnh. Ở ông hiện lên những vẻ đẹp của trí tuệ cùng đạo đức, tấm lòng cương trực, thẳng thắn, liêm khiết, luôn lấy việc của xã tắc, của quốc gia làm trọng, đặt lên trên tất cả những việc cá nhân, gia đình. Ấy là bản lĩnh của bậc đại trượng phu mà không phải ai cũng có được.
KB5
Bằng nghệ thuật viết sử vừa chân thực vưa hấp dẫn, kịch tính của tác giả đã đem đến cho ta một bức tượng vĩ đại về một vị thái sư học vấn ít nhưng tào lược thì hiếm ai bằng. Qua đoạn trích ta thấy một con người có tài, có chức có quyền nhưng không vì thế mà coi thường ngời khác, cũng không vì thế mà che đỡ cho người thân. Ông luôn hết lòng vì vua vì dân vì nước, thật xứng đáng để người đời sau nhớ đến.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!