Updated at: 20-06-2022 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Vấn đề tham những luôn là đề tài gây nhức nhối từ thời phong kiến cho đến hiện nay, nó thể hiện rõ nét nhất qua truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày. Cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề tham nhũng thông qua truyện Nhưng nó phải bằng hai mày nhé!

Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tham nhũng qua truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

suy nghi cua anh chi ve van de tham nhung qua truyen nhung no phai bang hai may

Suy nghĩ về vấn đề tham nhũng qua truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

Bài làm:

Suy nghĩ của anh chị về vấn đề tham nhũng qua truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều thể loại văn học có giá trị nhân văn sâu sắc, để lại những bài học ý nghĩa. Truyện cười – một thể loại vừa mang đến tiếng cười sảng khoái, giúp người đọc giải trí, nhưng qua đó nó cũng để lại những bài học, lên án những bộ phận xấu trong xã hội. Ta có thể thấy rõ vấn đề tham nhũng xấu xa qua chuyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”.

Cải và Ngô là nhân vật chính của câu chuyện, hai người này đánh nhau và dẫn nhau đi xử kiện, mong thầy Lí xử công bằng. Để mong Lí trưởng có thể giảm nhẹ tội cho mình, Cải đã đi trước thầy Lí năm đồng, Ngô lót trước mười đồng. Nhưng khi xử kiện, Cải vẫn bị phạt mười roi. Chàng ta giơ tay năm ngón ra hiệu cho quan, mong quan xét lại, nhưng thầy Lí lại úp năm ngón này lên năm ngón kia và nói: ” Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày.” Một câu nói gây cười mà thật châm biếm, rằng đồng tiền chính là thước đo của sự công lí, ai có nhiều tiền hơn thì người ấy sẽ thắng.

Câu chuyện đã vẽ ra một tình huống xử kiện thật buồn cười, từ lời nói cho đến hành động của cả quan và kẻ bị xét xử, nhưng nó thực chân thực trong cái xã hội bấy giờ. Mang danh là quan mang lại sự bình ổn cho dân, vậy mà thầy Lí lại tiếp tay, trắng trợn nhận lấy tiền hối lộ của dân. Luôn nhân cơ hội dân gặp bức bách mà thừa nước lấn tới, vơ vét của dân. Cải và Ngô là hai nạn nhân vừa đáng thương mà cũng vừa đáng giận vì đã tiếp tay cho kẻ tham nhũng. Cả hai chỉ vì muốn bị phạt ít hơn nên đã đành đút lót, dẫu vậy hình phạt roi vẫn còn, chỉ là kẻ nào nhiều tiền hơn thì bị phạt ít hơn.

Tiếng cười từ câu chuyện là tiếng cười châm biếm cho những kẻ tham lam, tham quan hối lộ. Chính cách chơi chữ trong truyện đã tạo ra tiếng cười sắc nhọn tát thẳng vào bọn quan. Tiền bạc chính là thứ đo nhân cách của bọn quan, là thứ có thể bóp méo được sự thật. Qua đó, ta có thể thấy được bộ mặt giả danh, giả nhân giả nghĩa của thầy Lí nói riêng của bọn quan lại nói chung.

Hiện tượng tham nhũng đã xuất hiện từ xưa, thời phong kiến và đến hiện nay vẫn còn tồn tại không ít. Đảng và Nhà nước ta vẫn đang nỗ lực đưa ra các biện pháp ngăn chặn tệ nạn này và luôn hướng tới một xã hội công bằng, chí công vô tư. Để đạt được vậy, toàn nhân dân cũng phải cùng chung tay thực hiện nghiêm chỉnh, làm đúng theo pháp luật.

Cốt truyện đơn giản, lời văn sống động qua cách chơi chữ, miêu tả hành động của nhân vật, truyện cười dân gian “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã để lại bài học đắt giá cho người đời sau. Sống trung thực, thẳng thắn, đừng để như Cải, Ngô để rồi “tiền mất, tật mang”.

Lời kết

Suy cho cùng tham những luôn là cái u nhọt của xã hội chưa được gọt bỏ. Với những gợi ý của chúng tôi rất mong quý độc giả có thể hiểu sâu hơn về vấn đề nhức nhối này.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!