Updated at: 20-02-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 1: Tác giả siêu ngắn chuẩn nhất 03/2024.

Hướng dẫn cách soạn Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 1: Tác giả siêu ngắnmới và đầy đủ nhất

Cách soạn 1:

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu: 

– Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

– Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

– Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 12, tập 1) 

Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ.

– Tập thơ Từ ấy (1937-1946): đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu, từ giác ngộ, thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng.

– Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954): đánh dấu chặng đường hoạt động sôi nổi của Tố Hữu và phản ánh cuộc đấu tranh gian lao, hùng tráng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn quân toàn dân ta.

– Tập thơ Gió lộng (1955-1961): bộc lộ niềm tự hào của con người làm chủ đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn đậm nét.

– Tập thơ Ra trận (1962-1971): là khúc anh hùng ca về miền Nam trong kháng chiến, là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tấn công với khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

– Tập thơ Máu và hoa (1972-1977): ghi lại chặng đường cách mạng gian khổ và hi sinh, khẳng định niềm tin vào sức mạnh của nhân dân, niềm vui niềm tự hào khi đất nước hoàn toàn giải phóng.

– Tập thơ Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999): bày tỏ những chiêm nghiệm, suy tư về cuộc sống, hướng tới những quy luật phổ quát và những giá trị bền vững.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 100 SGK Ngữ văn 12, tập 1) 

Nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị vì:

– Hồn thơ luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

– Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ.

– Những tư tưởng lớn của thời đại, những tình cảm lớn của con người, những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc được phản ánh qua giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, thương mến.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 99 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

– Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn.

– Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.

– Thơ phát huy được tính nhạc của tiếng Việt ta.

Luyện tập

Câu 1 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

* Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Từ ấy”

        Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

      Mặt trời chân lí chói qua tim

    Hồn tôi là một vườn hoa lá

             Rất đậm hương và rộn tiếng chim

– Từ ấy: mốc thời gian mang tính bước ngoặt trên con đường nhà thơ đi tìm lẽ sống – nhà thơ được kết nạp Đảng vào năm 18 tuổi

– Hình ảnh thơ: bừng nắng hạ, chói qua tim, hồn tôi – vườn hoa lá – rất đậm hương và rộn tiếng chim

– Mặt trời chân lí: hình ảnh ẩn dụ cho lí tưởng cách mạng. Lí tưởng ấy là nguồn sáng bất diệt, làm bừng sáng lên tâm hồn, trí tuệ của nhà thơ

– Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ

=> Khổ thơ diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc đến tột cùng của tác giả khi tìm thấy lí tưởng cách mạng của Đảng

Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

– Giải thích: Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn đúng đắn, nó nhấn mạnh một đặc điểm lớn của thơ Tố Hữu – thơ Tố Hữu mang đậm tính trữ tình, chính trị

– Phân tích, chứng minh:

+ Thơ chính trị quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính toàn dân, quan hệ tới vận mệnh sống còn của cả một dân tộc, một đất nước. Thơ chính trị của Tố Hữu rất quan tâm tới con người, đặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng, cái ta với cái tôi, với những tình cảm của cá nhân.

+ Thơ Tố Hữu cũng góp phần hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước, phản ánh từng chặng đường lịch sử của dân tộc và khí thế hào hùng của cách mạng dân tộc.

+ Thơ Tố Hữu vẫn là những dòng thơ có tính chất hô hào, cổ động phong trào cách mạng của dân tộc ta, thể hiện nhiệt huyết cách mạng sục sôi.

+ Tuy nhiên, trong thơ Tố Hữu, chính trị không phải là những lời thuyết suông, khô khan, giáo điều, không phải là những lời hô hào mang tính áp đặt. Tố Hữu đã chuyển hoá điều đó thành những vấn đề tình cảm, đậm chất trữ tình:

+ Đó là lời tâm sự chân thành của người thanh niên trẻ khi bắt gặp tưởng cách mạng và nguyện chiến đấu vì lí tưởng đó.

 + Những lời nhắn nhủ, trò truyện, lời tâm sự chan chứa niềm tin yêu vào đồng bào, đồng chí tác động mạnh mẽ tới tình cảm, cảm nghĩ của người đọc, người nghe.

Có thể lấy dẫn chứng từ các bài thơ: Việt Bắc, Từ ấy…

+ Đặc biệt, trong thơ Tố Hữu có những vần thơ viết về Bác Hồ với nhữ tình cảm chân thành, xúc động. Đó là tấm lòng biết ơn, yêu thương của cả dân tộc dành cho Người. Lấy dẫn chứng làm rõ thêm qua các bài thơ Bác ơi, Sáng tháng Năm, Hồ Chí Minh…

Cách soạn 2:

Câu 1 (trang 99, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

– Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2000, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành

– Quê quán: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế

– Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương

– Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân

– Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Câu 2 (trang 99, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.

– Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946) là chặng đường đầu tiên của thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.

– Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954) là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến – những người lao động rất bình thường và cũng rất anh hùng.

– Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961) hướng về quá khứ để thấm thía những nỗi khổ đau của cha ông, công lao của những thế hệ đi trước mở đường, từ đó, ghi sâu ân tình của cách mạng.

– Hai tập thơ “Ra trận” (1962-1971) và “Máu và hoa” (1972-1977) âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui toàn thắng

– “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999) thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả

Câu 3 (trang 100, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Nói thơ Tố Hữu mang đậm tính trữ tình, chính trị vì:

– Tính chính trị:

+ Thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc

+ Thơ Tố Hữu coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân.

– Tính trữ tình: những tư tưởng, tình cảm lớn của con người, những vấn đề lớn lao của đời sống được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành

Câu 4 (trang 100, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Tính dân tộc trong hình thức thơ Tố Hữu được thể hiện ở các điểm:

– Thể thơ: lục bát

– Ngôn ngữ: không chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà ông thường sử dụng những từ ngữ, cách nói quen thuộc với dân tộc, vận dụng thành ngữ, tục ngữ, các từ xưng hô,…

– Phát huy nhạc tính phong phú của tiếng Việt

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách soạn Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 1: Tác giả siêu ngắn nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 03/2024!