Updated at: 18-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc siêu ngắn chuẩn nhất 04/2024.

Hướng dẫn cách soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc siêu ngắn hay và chi tiết nhất

Tìm hiểu chung

Bố cục: 3 phần

Phần 1: (Từ đầu đến “chắc chắn có liên quan gần gũi với nó”): Nêu một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc

Phần 2: (Tiếp theo đến “để lại dấu vết khá rõ trong văn học”): Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

Phần 3: (Còn lại): Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (162 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể của đời sống vật chất và tinh thần bao gồm:

– Các khía cạnh của đời sống vật chất:

+ Sinh hoạt (ăn, ở, mặc)

– Các khía cạnh của đời sống tinh thần:

+ Tôn giáo

+ Ứng xử

+ Nghệ thuật (văn hóa, hội họa, văn học)

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

– Đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hóa của Việt Nam là hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, nhân bản, có quy mô vừa phải. Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa, bình ổn.

– Thế mạnh của nền văn hóa dân tộc: tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh, nhân bản; hướng con người đến lối sống hiền lành, tình nghĩa, chuộng hòa bình.

– Ví dụ cụ thể:

+ Về tôn giáo: linh hoạt dung hòa nhiều tôn giáo tín ngưỡng trong cuộc sống (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, các tín ngưỡng dân gian cùng song song tồn tại).

+ Các công trình kiến trúc nhỏ xinh, duyên dáng, thanh lịch, không có công trình nào đồ sộ, tráng lệ: chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, hoàng thành Thăng Long,…

+ Nghệ thuật tinh tế, khéo léo: múa rối nước, chèo, quan họ, chầu văn…

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Hạn chế của vốn văn hóa dân tộc nằm ở các đặc điểm sau:

– An phận thủ thường, không có khát vọng hướng đến những sáng tạo lớn lao.

– Tôn giáo, nghệ thuật: Ít quan tâm đến tôn giáo nên tôn giáo không phát triển, không có các công trình kỳ vĩ, tráng lệ. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kỹ.

– Quan niệm về lý tưởng: không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống, chấp nhận cái gì vừa phải, không ca tụng trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Ảnh hưởng của các tôn giáo đến văn hóa Việt Nam:

– Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố phù hợp với nền văn hóa bản địa.

– Phật giáo: không được tiếp cận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát.

– Nho giáo: không được tiếp cận ở khía cạnh lễ nghi khắc nghiệt, tủn mủn

– Tư tưởng Lão – Trang ảnh hưởng nhiều đến lớp trí thức cao cấp.

Ví dụ: Tiếp thu Phật giáo ở khía cạnh đề cao sự từ bi: “Phật từ bi hỉ xả, thánh một ly một lai cũng chấp”. Nhiều người Việt đến chùa không phải để hướng tới sự giải thoát hay cầu trí tuệ học thuyết nhà Phật mà để cầu bình an, sức khỏe và tài lộc, ví như tục đi chùa đầu năm, giải hạn…

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Nhận định “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” nhằm nêu lên đặc điểm của văn hóa Việt, đặc điểm này đem lại cả yếu tố tích cực. Đó không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó khẳng định được sự khéo léo, uyển chuyển của người Việt trong việc tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo nên những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Câu 6

Video hướng dẫn giải

Câu 6 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Có thể khẳng định “Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc… Việt Nam có bản lĩnh” vì:

– Về lịch sử: dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức, đồng hóa nên chúng ta không thể trông cậy vào khả năng tạo tác (sự sáng tạo của dân tộc).

– Về chữ viết: Sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán.

– Về văn học: Sáng tạo các thể thơ dân tộc đi đôi với việc vận dụng, Việt hóa các thể thơ Đường luật của Trung Quốc, thể thơ tự do, phóng khoáng của phương Tây…

=> Chúng ta tiếp thu nhưng không hề rập khuôn máy móc văn hóa của quốc gia khác.

Câu 7 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

 * Tác giả Trần Đình Hượu đã phân tích đặc điểm vốn văn hóa của dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể sau:

– Giá trị tinh thần:

+ Tôn giáo,

+ Nghệ thuật (kiến trúc, hội họa văn học):

+ Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán): trọng tình nghĩa không chú ý nhiều đến trí dũng, khéo léo nhưng không cầu thị, cực đoan, thích yên ổn.

– Giá trị vật chất: Sinh hoạt (ăn, ở, mặc) ưa chừng mực, vừa phải

Câu 8

Video hướng dẫn giải

– Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là:  Văn hóa Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện (tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt) với tinh thần chung: thiết thực, linh hoạt và dung hòa.

– Đặc điểm này nói lên thế mạnh của vốn văn hóa dân tộc: tạo ra cuộc sống thiết thực bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng thanh lịch sống có tình nghĩa có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

– Dẫn chứng:

+ Công trình kiến trúc chùa Một Cột, các lăng tẩm của vua chúa đời Nguyễn…

+ Lời ăn tiếng nói của nhân dân trong tục ngữ, thành ngữ và ca dao…

+ Chiếc áo dàn truyền thống của dân tộc Việt Nam

Câu 9

Video hướng dẫn giải

* Hạn chế:

– Do tính chất trọng sự dung hòa trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần và vật chất nên văn hóa Việt Nam chưa có một vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được ảnh hưởng sâu sắc tới các nền văn hóa khác.

– Tôn giáo, nghệ thuật: Ít quan tâm đến tôn giáo nên tôn giáo không phát triển, không có các công trình kì vĩ, tráng lệ.

– Quan niệm về lí tưởng: không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống, chấp nhận cái gì vừa phải, không ca tụng trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo.

Câu 10

Video hướng dẫn giải

– Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo, tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc).

– Người Việt Nam đã tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo này trên cơ sở chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.

– Ví dụ trong văn học: Quan niệm về vấn đề nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

=> Câu thơ của Nguyễn Trãi có sự kế thừa từ tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử.

Câu 11 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

– Về lịch sử: dân tộc ta trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều đã bị mai một, xóa nhòa. Bởi vậy, văn hóa Việt Nam không thể trông cậy vào khả năng tạo tác mà phải trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài là một yếu tố.

– Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật nhưng đạo Phật đã bị “Việt hóa” khi vào Việt Nam: người Việt Nam không tiếp thu toàn bộ giáo lí của đạo Phật mà chỉ tiếp thu lòng nhân ái, bao dung, vô lượng, cùng những yếu tố nhân văn tích cực khác của Phật.

– Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, nhưng cũng “Việt hóa” theo tinh thần “thiết thực, linh hoạt, dung hòa”.

– Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu những tư tưởng của văn hóa phương Tây hiện đại nhưng cũng “Việt hóa” trên tinh thần độc lập dân tộc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Học sinh chọn một trong ba đề để viết bài luận. Ở mỗi đề đều cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:

– Giải thích vấn đề (VD: thế nào là tôn sư trọng đạo? Tết Nguyên đán là gì? Hủ tục là gì?).

– Bày tỏ quan điểm cá nhân, bàn bạc, đánh giá, mở rộng về vấn đề:

+ Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đến nay còn tồn tại không? Truyền thống ấy có vai trò gì trong nhà trường và xã hội hiện nay? Cần nhìn nhận như thế nào về hàng loạt những vụ việc sai phạm và đau lòng trong giáo dục thời gian gần đây?

+ Lựa chọn một nét văn hóa anh/chị ấn tượng nhất trong dịp Tết. Lý giải vì sao chọn nét văn hóa ấy, so sánh với các nét văn hóa khác hoặc ở các quốc gia khác.

+ Lựa chọn một hủ tục anh/chị cảm thấy nhức nhối nhất trong lễ, Tết nước ta và phân tích các khía cạnh của hủ tục (tác hại, nguyên nhân…).

– Rút ra bài học nhận thức và hành động, đưa ra các giải pháp cho từng vấn đề.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Gợi ý:

Có thể lựa chọn một trong những nét đẹp sau.

– Luộc bánh chưng: cả gia đình đoàn tụ quây quần thể hiện tinh thần đoàn kết, hướng về cội nguồn.

– Đi chúc tết: thể hiện mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với người thân, bạn bè.

– Đi lễ chùa cầu may đầu năm: cầu mong sức khỏe, thuận lợi, may mắn, hạnh phúc.

=> Những nét đẹp văn hóa trên đều là những truyền thống văn hóa cần được bảo tồn và phát huy.

Câu 3 (trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Gợi ý:

– Nạn cờ bạc

– Nạn rượu chè

Câu 4 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

– Giải thích nghĩa của thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”.

– Những biểu hiện của truyền thống này trong thời đại xưa và nay?

– Những suy nghĩ về truyền thống này trong nhà trường và xã hội hiện nay.

+ Đã và đang được phát huy một cách tốt đẹp.

+ Có những hiện tượng lợi dụng, lạm dụng cần lên án và xóa bỏ.

Câu 5 (trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

– Có thể lựa chọn: tụ tập rượu chè, đốt vàng mã, cúng bái,… Đây đều là những tàn dư phong kiến còn sót lại, là sản phẩm của thái độ chây lười, mê tín dị đoan có hại cho đời sống cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

Tổng kết

Từ hiểu biết sâu sắc về vốn văn hóa dân tộc, bài viết đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống. Bài viết có văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc.

Nắm vững bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc siêu ngắn nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!