Updated at: 01-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Yêu và đồng cảm SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 12/2024.

Soạn bài Yêu và đồng cảm SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 1

Nội dung chính

Văn bản khẳng định quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của nghệ sĩ và ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

Tóm tắt

Yêu và đồng cảm là đoạn trích thuộc tác phẩm Sống vốn đơn thuần của tác giả Phong Tử Khải, đoạn trích mở đầu bằng lời kể của tác giả về một chú bé xếp đồ giúp mình, về lòng đồng cảm của chú bé với tất cả đồ vật có trong phòng. Văn bản nói về tấm lòng đồng cảm không chỉ của đứa bé hay người họa sĩ mà còn cả sự đồng cảm của mọi nghề nghiệp nhưng lòng đồng cảm và cách nhìn mọi vật của họ không giống nhau. Người nghệ sĩ cũng giống như trẻ em, luôn đồng cảm với mọi sự vật, kể cả những đồ vật từ cái bàn, cái ghế đến bông hoa, cây cỏ,… Văn bản khẳng định quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?

Phương pháp giải:

– Lý giải suy nghĩ của bản thân về sự đồng cảm.

– Nhớ lại những lúc bạn bày tỏ sự đồng cảm hoặc nhận được sự đồng cảm và nêu cảm nhận.

Lời giải chi tiết:

– Sự đồng cảm là sự đồng điệu trong cảm xúc, là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.

– Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc, tâm trạng trở nên tốt hơn, thoải mái hơn.

Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Bạn thường có cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc, …)? thử lý giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?

Phương pháp giải:

Nhớ lại và nêu những cảm xúc khi đọc một tác phẩm nghệ thuật, sau đó lý giải vì sao có cảm xúc ấy.

Lời giải chi tiết:

– Học sinh tự nhớ lại những cảm xúc của bản thân khi đọc một tác phẩm nghệ thuật.

Gợi ý:

– Khi đọc một tác phẩm nghệ thuật, sẽ có sự đồng điệu, đồng cảm với tác giả, hiểu được quan niệm nghệ thuật của tác giả.

– Lý do có sự đồng cảm vì tôi hiểu được nội dung tác phẩm, hiểu được suy nghĩ và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải, có sự đồng điệu về cảm xúc với tác giả.

Trong khi đọc

Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ đoạn (1) của văn bản Yêu và đồng cảm.

– Nêu ấn tượng của bản thân về câu chuyện chú bé xếp đồ giúp tác giả.

Lời giải chi tiết:

Ấn tượng khi đọc câu chuyện mở đầu bài viết:

– Cảm thấy hứng thú, tò mò về nội dung bài viết.

– Câu chuyện về chú bé gợi sự đồng cảm với cách suy nghĩ của chú bé.

– Ấn tượng về một cách mở đầu bài viết rất thú vị và hấp dẫn bạn đọc.

Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

Phương pháp giải:

– Đọc lại đoạn (1) của văn bản.

– Chú ý những câu văn thể hiện suy nghĩ của tác giả để chỉ ra điều mà tác giả phục chú bé.

Lời giải chi tiết:

Tác giả phục chú bé không chỉ vì sự chăm chỉ mà còn cảm phục tấm lòng đồng cảm của chú bé. Chú bé ấy chăm chỉ xếp đồ vì chú thấy đồng cảm với chúng, hòa mình vào suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật và xếp chúng về đúng vị trí của mình.v

Câu 3 (trang 78, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ đoạn (2) của văn bản.

– Chú ý những câu văn nói về cách nhìn sự vật của những nghề nghiệp khác nhau để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Góc nhìn riêng về sự vật, cụ thể là về một gốc cây của những nghề nghiệp khác nhau là:

– Nhà khoa học nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây.

– Bác làm vườn lại nhìn về sức sống của cây.

– Còn chú thợ mộc lại thấy được chất liệu tốt hoặc kém của gốc cây.

– Anh họa sĩ nhìn về dáng vẻ của cây, chỉ đơn thuần thưởng thức dáng vẻ của cây.

Câu 4 (trang 78, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Yêu và đồng cảm.

– Tập trung vào những đoạn nói về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Lòng đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ, vì:

– Người nghệ sĩ cần đồng điệu, đồng cảm với đối tượng mới có thể tạo ra một tác phẩm xuất sắc.

– Người nghệ sĩ có lòng đồng cảm thì các tác phẩm được tạo ra sẽ có hồn hơn, dễ dàng đến gần hơn với người khác.

Câu 5 (trang 78, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ đoạn (4) của văn bản.

– Chú ý những từ ngữ, câu văn viết về sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện:

– Người nghệ sĩ phải đồng cảm với mọi vật, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật đến thực vật.

– Về cách nhìn sự vật, nhìn mọi vật dưới góc nhìn của thế giới Mĩ, vạn vật đều có linh hồn nên cần nhìn và cảm nhận chúng từ sâu trong tâm hồn mình.

– Đặt mình vào chính đối tượng, cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của để có lòng đồng cảm, đồng điệu chúng trong sáng tạo nghệ thuật.

Câu 6 (trang 80, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Yêu và đồng cảm.

– Chú ý những câu văn, đoạn văn nói về trẻ em để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em sự đồng cảm với mọi vật như chó, mèo, hoa cỏ,… Trẻ em nhìn thế giới với sự hồn nhiên, trong sáng; thường để ý đến những việc mà ít người chú ý và khám phá được nhiều điều thú vị.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?

Phương pháp giải:

– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.

– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.

– Tìm và liệt kê những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ trong văn bản.

– Liên hệ với hoàn cảnh sống của tác giả và đề tài văn bản để đưa ra lý do tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ.

Lời giải chi tiết:

– Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ trong văn bản:

+ Đoạn (1): “Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc.… . Thấy dây treo tranh trên tường buông thõng thò ra ngoài, nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ.”; “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này.”

+ Đoạn (3): “Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả tre em, đồng thời cũng đã đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạc ăn mày.”

+ Đoạn (5): “Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé.…. Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật’”

+ Đoạn (6): “Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người! Tuy thời hoàng kim của chúng ta đã trôi qua, nhưng nhờ bồi dưỡng về nghệ thuật, chúng ta vẫn có thể thấy lại thế giới hạnh phúc, nhân ái và hòa bình ấy.”

– Lý do tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ là vì:

+ Tác giả là một nhà văn, họa sĩ, một nghệ thuật gia nổi tiếng của Trung Quốc, những sáng tác của ông luôn đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật.

+ Tác giả ngưỡng mộ, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em, ông đã đưa sự ngợi ca ấy vào những sáng tác của mình để truyền tải suy nghĩ của mình đến người đọc.

+ Ông muốn được quay trở lại tuổi thơ, để có thể sống cuộc sống hồn nhiên, hạnh phúc, sống lại “thời hoàng kim” đã qua trong đời.

Câu 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1) 

Đề bài: Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản đã giúp bạn nhận ra điều đó?

Phương pháp giải:

– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.

– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.

– Chú ý những từ ngữ trong văn bản không nằm trong phạm vi hội họa.

– Liệt kê những từ ngữ cho thấy điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ trong văn bản cho thấy điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa:

– Tấm lòng, đồng cảm,

– Thế giới của Chân – Thiện – Mĩ,

– Trẻ em, tuổi thơ.

Câu 3 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.

Phương pháp giải:

– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.

– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.

– Nêu nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản

– Chú ý nội dung và cách sử dụng các phép liên kết để đánh giá sự liên kết giữa các phần.

Lời giải chi tiết:

– Nội dung trọng tâm của từng phần được đánh số:

+ Đoạn (1): kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc trong phòng.

+ Đoạn (2): cái nhìn của người họa sĩ với mọi vật.

+ Đoạn (3): nhân cách vĩ đại của người nghệ sĩ.

+ Đoạn (4): tấm lòng đồng cảm với mọi thứ của người họa sĩ.

+ Đoạn (5): lòng đồng cảm của trẻ em, chất nghệ sĩ trong mỗi con người.

+ Đoạn (6): giá trị của tuổi thơ.

– Sự liên kết giữa các phần được đánh số trong văn bản:

+ Về nội dung: Nội dung của các phần đều có sự liên kết với nhau, nội dung đoạn sau có sự liên hệ với nội dung, vấn đề của đoạn trước như ở đoạn (1) nhắc đến cách nhìn đồ vật của chú bé khi xếp đồ giúp tác giả thì nối tiếp đó đoạn (2) nhắc đến cái nhìn mọi vật của người nghệ sĩ, có sự liên hệ với chú bé ở đoạn (1).

+ Về hình thức: Giữa các phần được đánh số đã có sự liên kết với nhau, được nối với nhau bởi các phép liên kết như đoạn (2) được liên kết với đoạn (3) bằng phép lặp những từ “họa sĩ”, “tấm lòng”,…

+ Giữa các phần được đánh số trong văn bản đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau ở cả nội dung lẫn hình thức.

Câu 4 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1) 

Đề bài: Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?

Phương pháp giải:

– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.

– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.

– Chú ý những câu văn nói về hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong văn bản.

– Liệt kê những lý lẽ, bằng chứng mà tác giả dùng để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

Lời giải chi tiết:

Những lí lẽ, bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm:

– Mọi người nhìn dáng vẻ của cái cây với cái nhìn của khía cạnh thực tiễn, của thế giới Chân – Thiện, còn người nghệ sĩ nhìn cái cây ở khía cạnh hình thức, thưởng thức cái đẹp, cái Mĩ của cây.

– Người nghệ sĩ phải đồng điệu đồng cảm với đối tượng miêu tả để có thể tạo nên những tác phẩm xuất sắc nhất, trở thành người có nhân cách vĩ đại.

– Người nghệ sĩ phải có tấm lòng bao la, đồng cảm với mọi sự vật trên đời, đạt được cảnh giới “ta và vật một thể” trong sáng tạo nghệ thuật.

– Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải để tâm trí bản thân trở về là một đứa trẻ, đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật hay đối tượng miêu tả để đồng cảm với chúng.

Câu 5 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1) 

Đề bài: Tác giả đã phát hiện ra những điều tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?

Phương pháp giải:

– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.

– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.

– Chỉ ra những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ.

– Dựa vào đề tài của văn bản để đưa ra cơ sở hình thành sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả.

Lời giải chi tiết:

– Những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ:

+ Đều có tấm lòng đồng cảm, đồng cảm với  mọi thứ từ con người, động vật đến thực vật.

+ Đều có tâm hồn trong sáng, ngây thơ, nhìn mọi vật với vẻ đẹp được nhân cách hóa, được lí tưởng hóa.

+ Cơ sở hình thành sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả:

+ Tâm hồn trẻ em luôn trong sáng, ngây thơ, cảm nhận mọi vật qua thế giới nội tâm.

+ Trẻ em đều giàu lòng đồng cảm, đồng cảm với tất cả mọi vật một cách chân thành nhất.

+ Trẻ nhỏ luôn đặt tình cảm vào mọi hành vi của chúng, có một tuổi thơ hạnh phúc, sống không lo nghĩ.

Câu 6 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Theo bạn, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản Yêu và đồng cảm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Phương pháp giải:

– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.

– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.

– Đọc kí đoạn (1) của văn bản.

– Dựa vào sự liên kết về nội dung giữa các phần để nêu những ảnh hưởng nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1 của văn bản.

Lời giải chi tiết:

Sự ảnh hưởng nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đề đạc:

– Sức hấp dẫn và sự thuyết phục của văn bản sẽ bị giảm đi.

– Người đọc sẽ thấy mơ hồ khi bắt đầu đọc từ đoạn (2), dẫn đến việc khó có thể nắm bắt và hiểu được nội dung văn bản.

– Văn bản sẽ không còn mạch lạc, thiếu sự liên kết giữa đoạn mở đầu với những đoạn sau.

Câu 7 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1) 

Đề bài: Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, trong tập Riêng chung, NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản Yêu và đồng cảm, hãy thử nêu lý do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.

Phương pháp giải:

– Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.

– Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.

– Dựa vào ý nghĩa câu thơ và nội dung văn bản trên để đưa ra lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.

Lời giải chi tiết:

Lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy:

– Đôi mắt xanh non là chỉ đôi mắt của trẻ con, nhìn đời một cách ngây thơ, hồn nhiên nhất để cảm nhận thế giới trong một màu hồng tươi đẹp.

– Nhìn đời bằng đôi mắt của trẻ nhỏ sẽ giúp ta cảm nhận cuộc sống dưới một góc độ tươi đẹp hơn, không có sự mệt mỏi và chỉ tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

– Nhà thơ muốn quay trở lại tuổi thơ, trở lại hình hài của một đứa trẻ để cảm nhận được tình yêu, niềm hạnh phúc khi được vui chơi mà không cần lo nghĩ việc đời.

Kết nối đọc – viết

Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này

Phương pháp giải:

– Giới thiệu ngắn gọn về sự đồng cảm.

– Giải thích ý nghĩa của sự đồng cảm.

– Đưa ra những luận điểm, lí lẽ, bằng chứng chứng minh quan điểm trên.

– Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

Lời giải chi tiết 1

Một nhà văn Nga đẫ từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Con người cần có sự đồng cảm để sưởi ấm trái tim, gắn kết con người với con người, tạo nên một thế giới tươi đẹp. Đồng cảm là sự đồng điệu trong cảm xúc, là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Sự đồng cảm không chỉ là giữa người với người mà còn là sự đồng cảm giữa người với vật; cần có sự đồng cảm với mọi vật trên đời để có một tấm lòng cao cả, có một mối quan hệ tốt đẹp và hơn hết là một cuộc sống luôn hạnh phúc. Sự đồng cảm được thể hiện qua hành động như xây dựng nên những tổ chức Quỹ chữ thập đỏ, Trái tim cho em, Phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn, … mang tấm lòng đồng cảm đến mọi người. Hay đồng cảm với sự vật bằng cách hòa mình vào chúng, mang theo cái nhìn đầy tình cảm để thưởng thức và ngắm nhìn mọi vật một cách nhân tính hóa. Sự đồng cảm có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, gắn bó hơn… Tuy nhiên thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn một số bộ phận thanh thiếu niên không có sự đồng cảm, sống ích kỉ, thờ ơ với mọi thứ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Đồng cảm là một lối sống đẹp, một lối ứng xử giữa người với người cần được gìn giữ và phát huy. Lối ứng xử tốt đẹp đó không chỉ sưởi ấm lòng người khác, đem lại hạnh phúc cho chính mình mà đồng cảm còn tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới.

Lời giải chi tiết 2

Đồng cảm là sự tương đồng về cảm xúc, sự giao thoa và thấu cảm ở tâm hồn. Đồng cảm là trạng thái cảm xúc tích cực của mỗi người xuất phát từ tiềm thức tâm hồn và trái tim. Đồng cảm giúp chúng ta hiểu nhau hơn và như sợi dây gắn kết mọi người. Một thế giới có sự đồng cảm, sẻ chia là thế giới hạnh phúc. Đồng cảm có một sức mạnh thật to lớn, khi một bạn nhỏ lại thấy yêu chú chim nơi công viên, khi cậu sinh viên giúp bác lao công đẩy xe rác hay một hàng dài ô tô dừng lại nhường cho bà cụ qua đường. Trái ngược với nó, nếu thế giới không có tình yêu, không có sự đồng cảm thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt, vô vị và đáng sợ biết bao. Tình yêu, sự đồng cảm là sợi dây gắn kết con người lại với nhau là gia vị cho hương sắc cuộc đời. Vẻ đẹp thực sự không nằm ở những điều xa xôi, chỉ đơn giản thôi là nụ cười của trái tim đồng điệu. Sự đồng cảm không phải những điều lớn lao, chỉ đơn giản là chúng ta chậm lại một giây, quan sát và thấu hiểu, ta sẽ thấy cuộc đời đầy ắp màu hồng và những điều tốt đẹp. Hãy trân quý từng phút giây, hãy yêu thương cuộc sống và hãy đồng cảm với cuộc đời.

Soạn bài Yêu và đồng cảm SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 2

Trước khi đọc

Câu 1. Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?

  • Đồng cảm trong cuộc sống là biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh.
  • Tâm trạng khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó: vui vẻ, hạnh phúc.

Câu 2. Bạn thường có cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc…)? Thử lý giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?

  • Cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật: Tùy vào nội dung mà tác phẩm đó thể hiện mà sẽ có những tâm trạng khác nhau.
  • Lí do: Hiểu được những điều mà tác phẩm nghệ thuật muốn thể hiện.

Trong khi đọc

Câu 1. Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?

Tạo hứng thú, gây tò mò cho người đọc.

Câu 2. Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

Tác giả phục chú bé vì lòng đồng cảm.

Câu 3. Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

Cùng một gốc cây:

  • Nhà khoa học nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây.
  • Bác làm vườn lại nhìn về sức sống của cây.
  • Còn chú thợ mộc lại thấy được chất liệu tốt hoặc kém của gốc cây.
  • Anh họa sĩ nhìn về dáng vẻ của cây, chỉ đơn thuần thưởng thức dáng vẻ của cây, không còn mục đích gì khác.

Câu 4. Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ?

Sự đồng cảm là một phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.

Câu 5. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?

  • Sự đồng cảm được biểu hiện trong sáng tạo nghệ thuật ở:
  • Người nghệ sĩ biết đồng cảm với mọi vật xung quanh.

Câu 6. Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em: sự hồn nhiên, sự chân thành, lòng đồng cảm với mọi vật. Bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật, chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến và khám phá được nhiều điều thú vị.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?

– Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ:

  • Đoạn 1: “Một đứa bé vào phòng tôi… nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ”; “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này”.
  • Đoạn 3: “Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đã đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạc ăn mày”.
  • Đoạn 5: “Về mặt này, chúng ta không thể không ca tụng các em bé… Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật”.
  • Đoạn 6: “Tuổi thơ quả là thời hoàng kim… nhân ái và hòa bình ấy”.

– Nguyên nhân: Những sáng tác của ông thường nhắc đến trẻ thơ nhằm nhấn mạnh nghệ thuật qua cái nhìn của trẻ em là nghệ thuật chân thật, chân chính nhất và tuổi thơ là lúc chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận tư vị của cái đẹp.

Câu 2. Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản đã giúp bạn nhận ra điều đó?

Những từ ngữ gồm: nghệ thuật, nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc, Chân – Thiện – Mĩ, nhà phê bình nghệ thuật, tâm lí nghệ thuật…

Câu 3. Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.

Nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản:

  • Đoạn (1): Câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm.
  • Đoạn (2): Góc nhìn của người họa sĩ với mọi vật.
  • Đoạn (3): Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng của người nghệ sĩ.
  • Đoạn (4): Biểu hiện của tấm lòng đồng cảm trong sáng tác nghệ thuật
  • Đoạn (5): Bản chất của trẻ em là nghệ thuật.
  • Đoạn (6): Giá trị của tuổi thơ.

=> Các đoạn văn có sự liên kết về nội dung.

Câu 4. Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?

– Lí lẽ: Nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.

– Bằng chứng: Hoạ sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày.

– Lí lẽ: Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.

– Dẫn chứng: Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không thể mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhập cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ.

Câu 5. Tác giả đã phát hiện ra những điều tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?

– Nét tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ: lòng đồng cảm.

– Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở: Tác giả đã phát hiện ra bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.

Câu 6. Theo bạn, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản Yêu và đồng cảm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Người đọc sẽ không hiểu được sự liên hệ giữa trẻ em và nghệ thuật. Sự hấp dẫn, thuyết phục của văn bản sẽ giảm đi.

Câu 7. Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, trong tập Riêng chung, NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản Yêu và đồng cảm, hãy thử nêu lý do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.

  • “Đôi mắt xanh non”: Sự trong sáng, hồn nhiên và tràn đầy sức sống.
  • Trong sáng tác nghệ thuật: Người nghệ sĩ phải luôn biết đổi mới, cảm nhận thế giới dưới nhiều góc độ khác nhau.

Kết nối đọc – viết

Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này.

Gợi ý:

Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Trước hết, đồng cảm hiểu đơn giản là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Thế giới rộng lớn, mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau. Không phải ai cũng được sống trong hạnh phúc, sung sướng. Nhờ có sự đồng cảm con người sẽ xích lại gần nhau hơn. Hơn hết, tình thương của nhân loại càng trở nên khăng khít hơn. Khi trao đi yêu thương, đó sẽ là một con người hoàn thiện về nhân cách, được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng. Và khi ta biết sẻ chia cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp, bình yên và thanh thản. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, có vô vàn tấm gương về những người mang trong mình đức tính tốt đẹp này. Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn. Nhưng người nghệ sĩ giàu có tấm lòng thường xuyên đi làm từ thiện… Sự đồng cảm giúp con người trở nên gắn kết hơn, thế giới cũng từ đó mà đẹp đẽ hơn.

Soạn bài Yêu và đồng cảm SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 3

I. Tác giả

– Phong Tử Khải (1898-1975) là họa sĩ, tác giả tản văn, dịch giả và nhà lý luận giáo dục âm nhạc nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc

– Ông đã có hơn 160 tác phẩm ở thể loại trên

 

II. Tác phẩm văn bản Yêu và đồng cảm

Thể loại: Tản văn

 

Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.

– Sống vốn đơn thuần là tập văn – họa khá đặc trưng cho phong cách viết, vẽ của tác giả

 

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm

– Tác phẩm mở đầu bằng lời kể của tác giả về một chú bé xếp đồ giúp mình, về lòng đồng cảm của chú bé với tất cả đồ vật có trong phòng. Đoạn trích nói về tấm lòng đồng cảm không chỉ của đứa bé hay người họa sĩ mà còn cả sự đồng cảm của mọi nghề nghiệp nhưng lòng đồng cảm và cách nhìn mọi vật của họ không giống nhau. Người nghệ sĩ cũng giống như một đứa trẻ , luôn đồng cảm với mọi sự vật, kể cả những đồ vật từ cái bàn, cái ghế đến bông hoa, cây cỏ,… Từ đó cho thấy quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

 

Bố cục văn bản Yêu và đồng cảm

– Phần 1: 2 đoạn đầu : những cảm nhận ban đầu và cách lý giải của tác giả về sự đồng cảm

– Phần 2: đoạn tiếp theo : cách thể hiện và ý nghĩa của lòng đồng cảm

– Phần 3: 2 đoạn tiếp: đối tượng của lòng đồng cảm và điểm tương đồng trong sự đồng cảm giữa trẻ em và người nghệ sĩ

– Phần 4: Còn lại : thông điệp gửi gắm của tác giả mong muốn mọi người hãy có lòng đồng cảm với vạn vật trong cuộc sống thường ngày

 

Giá trị nội dung văn bản Yêu và đồng cảm

– Quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

 

Giá trị nghệ thuật văn bản Yêu và đồng cảm

– Ngôn từ mộc mạc, gần gũi

– Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

– Văn phong tự nhiên

 

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Yêu và đồng cảm

Góc nhìn của sự vật

Những nghề nghiệp khác nhau có một sự khác nhau khi nhìn nhận gốc cây: 

– Nhà khoa học nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây.

– Bác làm vườn lại nhìn về sức sống của cây.

– Chú thợ mộc lại thấy được chất liệu tốt hoặc kém của gốc cây.

– Anh họa sĩ nhìn về dáng vẻ của cây, chỉ đơn thuần thưởng thức dáng vẻ của cây.

– Mỗi người tùy chuyên môn của mình mà có sự nhìn nhận đánh giá khác nhau về sự vật

 

Lý do của việc tác giả nhắc nhiều đến tuổi thơ

– Trong suốt văn bản có nhiều đoạn tác giả nhắc về trẻ em

+ Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc

+ Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này

+ Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả tre em, đồng thời cũng đã đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạc ăn mày

+ Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé

+ Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật

+ Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người

– Lý do

+ Tác giả là một nhà văn, họa sĩ, một nghệ thuật gia nổi tiếng của Trung Quốc, những sáng tác của ông luôn đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật.

  + Ông ngưỡng mộ, đề cao tấm lòng đồng cảm của trẻ em, ông đã đưa sự ngợi ca ấy vào những sáng tác của mình để truyền tải suy nghĩ của mình đến người đọc.

  + Ông muốn được quay trở lại tuổi thơ, để có thể sống cuộc sống hồn nhiên, hạnh phúc, sống lại “thời hoàng kim” đã qua trong đời.

 

Trước khi đọc

Câu 1. Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?

  • Đồng cảm trong cuộc sống là biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh.
  • Tâm trạng khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó: vui vẻ, hạnh phúc.

Câu 2. Bạn thường có cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc…)? Thử lý giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?

  • C ảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật: Tùy vào nội dung mà tác phẩm đó thể hiện mà sẽ có những tâm trạng khác nhau.
  • Lí do: Hiểu được những điều mà tác phẩm nghệ thuật muốn thể hiện.

Trong khi đọc

Câu 1. Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?

Tạo hứng thú, gây tò mò cho người đọc.

 

Câu 2. Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

Tác giả phục chú bé vì lòng đồng cảm.

 

Câu 3. Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

Cùng một gốc cây:

  • Nhà khoa học nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây.
  • Bác làm vườn lại nhìn về sức sống của cây.
  • Còn chú thợ mộc lại thấy được chất liệu tốt hoặc kém của gốc cây.
  • Anh họa sĩ nhìn về dáng vẻ của cây, chỉ đơn thuần thưởng thức dáng vẻ của cây, không còn mục đích gì khác.

Câu 4. Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ?

Sự đồng cảm là một phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.

 

Câu 5. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?

  • Sự đồng cảm được biểu hiện trong sáng tạo nghệ thuật ở:
  • Người nghệ sĩ biết đồng cảm với mọi vật xung quanh.

Câu 6. Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em: sự hồn nhiên, sự chân thành, lòng đồng cảm với mọi vật. Bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật, chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến và khám phá được nhiều điều thú vị.

 

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?

– Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ:

  • Đoạn 1: “Một đứa bé vào phòng tôi… nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ”; “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này”.
  • Đoạn 3: “Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đã đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạc ăn mày”.
  • Đoạn 5: “Về mặt này, chúng ta không thể không ca tụng các em bé… Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật”.
  • Đoạn 6: “Tuổi thơ quả là thời hoàng kim… nhân ái và hòa bình ấy”.

– Nguyên nhân: Những sáng tác của ông thường nhắc đến trẻ thơ nhằm nhấn mạnh nghệ thuật qua cái nhìn của trẻ em là nghệ thuật chân thật, chân chính nhất và tuổi thơ là lúc chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận tư vị của cái đẹp.

 

Câu 2. Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản đã giúp bạn nhận ra điều đó?

Những từ ngữ gồm: nghệ thuật, nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc, Chân – Thiện – Mĩ, nhà phê bình nghệ thuật, tâm lí nghệ thuật…

 

Câu 3. Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.

Nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản:

  • Đoạn (1): Câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm.
  • Đoạn (2): Góc nhìn của người họa sĩ với mọi vật.
  • Đoạn (3): Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng của người nghệ sĩ.
  • Đoạn (4): Biểu hiện của tấm lòng đồng cảm trong sáng tác nghệ thuật
  • Đoạn (5): Bản chất của trẻ em là nghệ thuật.
  • Đoạn (6): Giá trị của tuổi thơ.

=> Các đoạn văn có sự liên kết về nội dung.

 

Câu 4. Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?

– Lí lẽ: Nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.

– Bằng chứng: Hoạ sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày.

– Lí lẽ: Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.

– Dẫn chứng: Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không thể mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhập cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ.

 

Câu 5. Tác giả đã phát hiện ra những điều tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?

– Nét tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ: lòng đồng cảm.

– Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở: Tác giả đã phát hiện ra bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.

 

Câu 6. Theo bạn, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản Yêu và đồng cảm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Người đọc sẽ không hiểu được sự liên hệ giữa trẻ em và nghệ thuật. Sự hấp dẫn, thuyết phục của văn bản sẽ giảm đi.

 

Câu 7. Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, trong tập Riêng chung, NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản Yêu và đồng cảm, hãy thử nêu lý do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.

  • “Đôi mắt xanh non”: Sự trong sáng, hồn nhiên và tràn đầy sức sống.
  • Trong sáng tác nghệ thuật: Người nghệ sĩ phải luôn biết đổi mới, cảm nhận thế giới dưới nhiều góc độ khác nhau.

Kết nối đọc – viết

Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này.

Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, sẻ chia giữa người với người và vạn vật xung quanh. Sự đồng cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp cuộc đời mỗi người trở nên hạnh phúc, có giá trị mà còn góp phần gắn kết mối quan hệ giữa người với người, người với đời. Đồng cảm là khi ta biết trân trọng cuộc sống của chính bản thân mình, từ đó tôn trọng cuộc sống của người khác. Đồng cảm còn là khi ta có khả năng cảm nhận vẻ đẹp ẩn sâu bên trong vạn vật, luôn khám phá vạn vật ở cái chân thiện mĩ. Một xã hội có sự đồng cảm là một xã hội văn minh, phát triển. Vì vậy, hãy làm giàu tâm hồn mình bằng cách mở rộng tấm lòng, yêu thương bản thân và những người xung quanh, trân trọng cuộc sống và có ý thức bảo vệ cái đẹp. 

Soạn bài Yêu và đồng cảm SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 4

I. Trước Văn Bản Đọc

1. Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?

Học sinh trả lời dựa trên hiểu biết của mình.

Gợi ý:

– Theo em hiểu, sự đồng cảm trong cuộc sống chính là khả năng đặt bản thân vào vị trí của người khác để cảm nhận và thấu hiểu những gì đang xảy ra đối với họ.

– Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, em cảm thấy rất hạnh phúc.

 

2. Bạn thường có những cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc,…)? Thử lí giải vì sao bạn có cảm xúc ấy.

Trả lời:

– Mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật đều khiến em nảy sinh những cảm xúc khác như như vui buồn,…. Đồng thời trầm trồ, ngưỡng mộ về tài năng của người nghệ sĩ được thể hiện thông qua những tác phẩm nghệ thuật của mình.

– Em có những cảm xúc ấy vì em hiểu và đồng cảm với cảm xúc mà tác phẩm nghệ thuật mang lại.

II. Trong Văn Bản Đọc

1,Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?

Trả lời:

– Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó khơi gợi cho em:

+ Sự đồng cảm với cách suy nghĩ của chú bé.

+ Sự hứng thú, tò mò với vấn đề mà tác giả bài viết muốn bàn luận và hướng đến.

 

2, Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

Trả lời:

– Tác giả không phục chú bé vì sự chăm chỉ mà phục chú bé vì khả năng đồng cảm với đồ vật.

 

3, Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

Trả lời:

– Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện khác nhau ở những người có nghề nghiệp khác nhau:

+ Nhà khoa học: thấy được tính chất và trạng thái của cây.

+ Bác làm vườn: thấy sức sống của cây.

+ Chú thợ mộc: thấy chất liệu của cây.

+ Anh họa sĩ: thấy dáng vẻ của cây.

=> Ba người: nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc tập trung vào quan hệ nhân quả của cái cây còn anh họa sĩ chỉ tập trung vào hình thức bên ngoài.

 

4, Phải chăng đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ?

Trả lời:

– Đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ vì:

+ Nếu người nghệ sĩ không có sự đồng cảm mà chỉ tập trung vào kĩ thuật sáng tác thì không thể trở thành người nghệ sĩ thực thụ.

+ Đồng cảm khiến người nghệ sĩ có được sức mạnh tinh thần phong phú, tràn đầy.

+ Nếu không có sự đồng cảm, người nghệ sĩ không thể mô tả chính xác đối tượng mà mình muốn hướng đến.

 

5, Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

– Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện:

+ Lòng đồng cảm không chỉ dành cho đồng loại mà trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi.

+ Mọi vật trong thế giới của Mĩ đều là vật sống có linh hồn, có cảm xúc.

+ Đặt mình vào chính đối tượng để hiểu được đối tượng mà mình hướng đến, vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ.

 

6, Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

Trả lời:

– Người sáng tạo nghệ thuật học được trẻ em những điều:

+ Không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, đồng cảm với hết thảy sự vật.

+ Sự hồn nhiên và tấm lòng chân thành.

+ Để ý đến những việc, phát hiện ra những điểm mà mọi người ít chú tâm đến hoặc không phát hiện được.

 

III. Trả Lời Câu Hỏi

1, Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?

Trả lời:

– Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ trong văn bản:

+ Đoạn văn giữa của phần 5: “Bởi trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm. Hơn nữa, chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,… Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hôn lên hoa cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều! Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không phát hiện được. Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật”.

+ Đoạn văn cuối cùng của phần 6: “Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người! Tuy thời hoàng kim của chúng ta đã trôi qua, nhưng nhờ bồi dưỡng về nghệ thuật, chúng ta vẫn có thể thấy lại thế giới hạnh phúc, nhân ái và hòa bình ấy”. “Chúng thường dốc hết hứng thú vào chơi đùa mê mải, quên cả đói rét, mệt mỏi”.

– Tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy nhằm nhấn mạnh đến điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ là đều có lòng đồng cảm sâu sắc với sự vật, con người.

 

2, Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ” nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản giúp bạn nhận ra điều đó?

Trả lời:

Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ” nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vị hội họa mà còn ở phạm vi rộng hơn là nghệ thuật.

– Những từ ngữ trong văn bản giúp em nhận ra điều đó là: “lòng đồng cảm của nghệ sĩ”, “nghệ sĩ lớn”, “tấm lòng chúng tôi”.

– Những câu văn thể hiện điều đó:

+ “Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể coi là một thế giới đại đồng, bình đẳng. Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành.”.

+ “Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại.”.

+ “Lòng đồng cảm của nghệ sĩ không chỉ dành cho đồng loại mà trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi; chó ngựa cỏ hoa, trong thế giới của Mĩ đều là vật sống có linh hồn, biết cười, biết khóc.”.

+ ” Họa sĩ và nhà thơ chẳng khác gì nhau, họa chăng là họa sĩ chú trọng đến hình dạng và tư thái mà thôi.”.

+ “Đấy là cảnh giới “ta và vật một thể”, vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ.”.

+ “Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.”.

 

3, Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.

Trả lời:

– Nội dung trọng tâm của từng phần:

+ Phần 1: Kể lại hành động của chú bé đã khiến tác giả nhận ra được ý nghĩa lớn lao của sự đồng cảm.

+ Phần 2: Nêu lên và giải thích cái nhìn riêng của người họa sĩ đối với mọi sự vật trên thế giới dựa trên khả năng đồng cảm vô hạn.

+ Phần 3: Khẳng định vai trò của sự đồng cảm với con người trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

+ Phần 4: Mở rộng cách hiểu về lòng đồng cảm.

+ Phần 5: Chỉ ra sự tương đồng giữa trẻ em và người sáng tạo nghệ thuật trong việc giữ gìn khả năng giao cảm tự nhiên vốn có của con người.

+ Phần 6: Khẳng định sự cần thiết của việc học trẻ em trong việc nuôi dưỡng lòng đồng cảm, khiến cho cuộc sống trở nên ý nghĩa.

– Đánh giá sự liên kết của các phần:

+ Nội dung: các phần có sự liên kết với nhau chặt chẽ về mặt nội dung, phần trước là tiền đề cho những lập luận ở phần sau.

+ Hình thức: mỗi một phần được đánh số tương ứng với một nội dung được triển khai để làm rõ các luận điểm. Các phần được liên kết với nhau bằng phép lặp “lòng đồng cảm”, “họa sĩ”,…

 

4, Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?

Trả lời:

Tác giả đã nêu những lí lẽ, bằng chứng để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật”:

– Lí lẽ:

+ Phần 3:

“Tấm lòng của họa sĩ thường đồng điệu đồng cảm, cùng buồn cùng vui, cùng khóc cùng cười với đối tượng miêu tả; nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành họa sĩ thực sự được. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.”.

“Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên họa sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.”.

“Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại.”

+ Phần 4: “Thực ra nếu chúng ta bước được vào thế giới của Mĩ, mở rộng lòng ra để biết cảm nhiều hơn với vạn vật thì sẽ cảm nhận được rõ rệt những tình cảnh ấy.”.

– Dẫn chứng:

+ Phần 3: “Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không mô tả được anh hùng, nếu không đủ dịu dàng để hòa nhịp cùng với thiếu nữ thì không khắc họa được thiếu nữ.”.

+ Phần 4: “Chưa đích thân trải nghiệm sức sống của rồng ngựa thì chẳng vẽ được rồng ngựa, không chứng kiến vẻ đẹp rắn rỏi của tùng bách thì đâu họa nổi tùng bách […] Họa sĩ chúng tôi vẽ một cái bình hoa là phải để tâm vào bình hoa, để mình biến thành bình hoa, cảm nhận cái lực của bình hoa mới thể hiện được cái thần của bình hoa. Tấm lòng chúng tôi phải chiếu sáng cùng với bình minh thì mới miêu tả được bình minh, dập dờn theo sóng bể lăn tăn thì mới khắc họa được sóng bể”.

 

5, Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?

Trả lời:

– Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ:

+ Khổng chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, đồng cảm với hết thảy sự vật.

+ Sự hồn nhiên và tấm lòng chân thành.

+ Để ý đến những việc, phát hiện ra những điểm mà mọi người ít chú tâm đến hoặc không phát hiện được.

– Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở:

+ Tình cảm tự nhiên của một người lớn giàu lòng yêu thương.

+ Tình cảm được dẫn dắt bởi trí tuệ, sự am hiểu sâu sắc về đời sống và nghệ thuật.

 

6, Theo bạn, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản “Yêu và đồng cảm” sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

– Theo em, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1 thì em vẫn có thể nhận biết được ý tưởng và quan điểm của người viết một cách đầy đủ.

– Tuy nhiên, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản sẽ bị giảm sút. Lí do:

+ Câu chuyện dẫn dắt người đọc đi đến vấn đề về tầm quan trọng của lòng đồng cảm đối với người sáng tạo nghệ thuật dựa trên những trải nghiệm của ông.

+ Tác giả muốn người đọc cùng trải qua những trải nghiệm của mình để từ đó có thể chia sẻ với những nỗi lòng, suy nghĩ của ông.

+ Đây là cách thuyết phục giàu tính nghệ thuật tác động vào cả cảm xúc lẫn suy nghĩ của người tiếp nhận.

Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, trong tập “Riêng chung”, NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản “Yêu và đồng cảm”, hãy nêu lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.

Trả lời:

– Giải thích hình ảnh “đôi mắt xanh non” trong thơ của Xuân Diệu: “Đôi mắt xanh non” là hình ảnh ẩn dụ cho cách nhìn đời đầy trẻ trung, hồn nhiên, luôn biết ngạc nhiên và bỏ qua mọi định kiến.

– Lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy vì ông muốn bàn về vấn đề sáng tạo thơ ca:

+ Nhà thơ cần phải nuôi dưỡng tâm hồn, luôn luôn làm mới và sống lại những gì đã cũ và duy trì một cái nhìn tích cực về thế giới xung quanh.

+ Giá trị của nhà thơ nằm ở tấm lòng cởi mở khoáng đạt, khát khao giao cảm với đời với người mãnh liệt.

=> Có sự gặp gỡ, tương đồng về tư tưởng của Xuân Diệu và Phong Tử Khải đối với người sáng tạo nghệ thuật.

IV. Kết nối đọc – viết

Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này.

Trả lời:

Nhà văn Nga Mac-xim Gooc-ki đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Con người cần có sự đồng cảm để yêu thương. Sức đồng cảm mạnh mẽ sẽ tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Khi con người có lòng đồng cảm, họ sẽ có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông với những gì mà người khác phải trải qua. Chỉ khi đồng cảm và thấu hiểu, mọi người mới có thể thương yêu một cách sâu sắc, không quan tâm đến thiệt hơn, vụ lợi. Chính tình yêu thương sẽ là liều thuốc chữa lành hiệu quả những tổn thương, mất mát và gắn kết mọi người lại với nhau.

Bài tham khảo

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết:

“Sống trong đời sống

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi…”

Câu hát đã để lại cho chúng ta những chiêm nghiệm sâu sắc về cách sống đẹp trong xã hội hiện đại. Một trong những phẩm chất cơ bản ấy là sự sẻ chia đồng cảm của con người. Đồng cảm đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống, đồng cảm đó là một thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách chân thành nhất, đồng cảm giúp kết nối con người với con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất. Sẻ chia hiểu theo nghĩa cơ bản là sự quan tâm, đồng cảm giữa con người với con người được thể hiện thông qua những hành động thiết thực. Đôi khi sẻ chia chỉ đơn giản là những lời động viên chân thành, một câu nói an ủi, một cái nắm tay, hay chỉ là một ánh mắt, một cái nhìn thân thiện. Tình yêu thương giữa con người với con người từ xưa đến nay vẫn luôn luôn được coi trọng, nó không chỉ là truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà nó còn là một phẩm chất vô cùng đáng quý mà mỗi người cần phải có. Cần xây dựng cho mình những thói quen và những phẩm chất tốt, bởi đồng cảm, sẻ chia là một phẩm chất quý báu mà dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn chú trọng và phát huy nó một cách hiệu quả nhất. Nhưng bên cạnh những người luôn ý thức được tầm quan trọng, cũng như vai trò của đồng cảm, và sẻ chia, lại có những người có những thái độ lạnh nhạt thờ ơ, trước những hoàn cảnh trong cuộc sống, những hành động đó cần bị phê phán sâu sắc. Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh để từ đó có được tình cảm chân thành và da diết nhất mà mọi người dành cho mình.

Soạn bài Yêu và đồng cảm SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 5

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

 Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ giữa người với người trong cuộc sống

 

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

Khi tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật, tôi thường cảm thấy ngưỡng mộ và băn khoăn, thắc mắc với những giá trị mà tác phẩm nghệ thuật đó mang lại. 

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?

– Cách mở đầu bài viết bằng một câu chuyện gây ra sự tò mò trong lòng bạn đọc, bạn đọc sẽ muốn khám phá câu chuyện mở đầu sẽ gợi dẫn ra điều gì ở phía sau.

 

2. Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

– Tác giả phục chú bé vì tấm lòng đồng cảm phong phú của chú

 

3. Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

– Trước một gốc cây, nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu của nó, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Ba người kia đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh hoạ sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích nào khác

 

4. Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ?

– Đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ. Vì một người hoạ sĩ nếu không có tấm lòng đồng cảm mà chỉ chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực thụ. Nhờ có tấm lòng đồng cảm nên hoạ sĩ cũng có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật

 

5. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào? 

– Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm không chỉ dành cho đồng loại mà còn trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi; chó ngựa cỏ hoa trong thế giới của Mĩ đều là vật sống có linh hồn, biết cười biết khóc. Người nghệ sĩ phải biết mở lòng ra để đồng cảm nhiều hơn với vạn vật, đích thân trải nghiệm sức sống của vạn vật, tấm lòng phải chiếu sáng cùng vạn vật thì vạn vật đều thu cả vào tâm trí người nghệ sĩ

 

6. Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

– Trẻ em hơn người lớn ở điểm chúng rất giàu lòng đồng cảm. Chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hệt sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,…. Tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được

 

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Yêu và đồng cảm”: 

Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.  

 

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Những đoạn văn nói về trẻ thơ, tuổi thơ: đoạn 1, 5, 6

– Những câu nói về trẻ thơ:

+ Trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm

+ Chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hệt sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,…. Tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được.

+ Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

+ Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người

– Tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy nhằm nhấn mạnh nghệ thuật qua cái nhìn của trẻ em là nghệ thuật chân thật, chân chính nhất và tuổi thơ là lúc chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận tư vị của cái đẹp

 

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Tác giả không chỉ đề cập trong phạm vi hội hoạ mà nói tới danh xưng hoạ sĩ nhằm chỉ những người hoạt động nghệ thuật nói chung. 

– Một số câu thể chứng minh:

+ Đoạn 2: Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể coi là một thế giới đại đồng, bình đẳng. Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành. 

+ Đoạn 3: Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại

+ Đoạn 4: Đây là cảnh giới “ta và vật một thể”, vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ. 

+ Đoạn 5: Chí có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nó. Những người ấy chính là nghệ sĩ

 

Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Nội dung của từng đoạn

+ Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm với vạn vật

+ Đoạn 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác

+ Đoạn 3: Khẳng định đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ

+ Đoạn 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật

+ Đoạn 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

+ Đoạn 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật

– Nội dung giữa các phần có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau. Đoạn 1 là tiền đề, khơi gợi vấn đề bàn luận. Đoạn 2 nêu lên vấn đề bàn luận là cách nhìn nhận về nghệ thuật. Đoạn 3 nêu vai trò của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật và đoạn 4 đưa ra những biểu hiện của sự đồng cảm đó. Đoạn 5,6 chứng minh sự đồng cảm trong nghệ thuật được biểu hiện rõ nhất ở thế giới của trẻ em, tuổi thơ

 

Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Lí lẽ: Nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi. 

– Dẫn chứng: Hoạ sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày.

– Lí lẽ: Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.

– Dẫn chứng: Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không thể mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhập cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ

 

Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ là giàu lòng đồng cảm. 

– Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở tác giả phát hiện “bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật”. Trẻ em không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thành sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu. Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hồn nhiên cây cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chung chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều.

 

Câu 6 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần một, người đọc sẽ không thể kết nối được mối liên hệ giữa trẻ em và nghệ thuật được tác giả đặt ra trong văn bản. Câu chuyện chính là tiền đề để bạn đọc nhận ra trẻ em giàu lòng đồng cảm và bản chất của trẻ em là nghệ thuật. Vì vậy, nếu không có câu chuyện mở đầu, văn bản sẽ bị giảm đi sức hấp dẫn, thuyết phục

 

Câu 7 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức):

– Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non”. Câu nói đã thể hiện quan niệm của nhà thơ trong sáng tạo nghệ thuật. “Đôi mắt xanh non” là cái nhìn chân thật, tươi trẻ, hồn nhiên và tràn đầy sức sống. Như vậy, qua lời nhận định, Xuân Diệu gửi gắm quan niệm: trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải luôn luôn sáng tạo, đổi mới, không lặp lại người khác và lặp lại chính mình, nhìn nghệ thuật bằng cái nhìn chân thật nhất. 

 

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức): Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này.

Đoạn văn tham khảo:

Đồng cảm và chia sẻ có mối quan hệ như mối quan hệ nhân quả. Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Đồng cảm xuất phát từ con tim xui khiến, mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia cùng người khác, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc của họ. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ nghĩa là biết sống vì người khác cũng chính là lúc được nhận niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Chính vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn, học cách lắng nghe, đồng cảm, giúp đỡ mọi người lúc họ gặp khó khăn . Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này sẽ trở nên gắn kết, ấm áp biết bao. Vì ở đời “người với người sống để yêu nhau”.

Bài soạn "Yêu và đồng cảm" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Soạn bài Yêu và đồng cảm SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 6

I. Tác giả văn bản Yêu và đồng cảm

Phong Tử Khải (1898-1975) là họa sĩ, tác giả tản văn, dịch giả và nhà lý luận giáo dục âm nhạc nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc. Ông đã xuất bản 160 tác phẩm ở các lĩnh vực trên.

 

II. Tìm hiểu tác phẩm Yêu và đồng cảm

Thể loại: Tản văn

 

Xuất xứ: Văn bản “Yêu và đồng cảm” được trích từ cuốn sách Sống vốn đơn thuần là tuyển tập văn học – mỹ thuật của Phong Tử Khải, bao gồm 41 bài tản văn và 43 bức tranh tiêu biểu do ông sáng tác.

 

Tóm tắt:

Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật. 

 

Bố cục: Các đoạn được chia theo SGK

– Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm với vạn vật

– Đoạn 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác

– Đoạn 3: Khẳng định đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ

– Đoạn 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật

– Đoạn 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

– Đoạn 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật

 

Giá trị nội dung:

– Tầm quan trọng của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật.

– Ca ngợi tâm hồn trong sáng hồn nhiên đáng khâm phục và trân trọng của trẻ em

 

Giá trị nghệ thuật:

– Lí lẽ sắc bén, luận điểm thuyết phục

– Ngôn từ cô động, xúc tích

 

Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào? 

Lời giải 

– Theo em, sự đồng cảm trong cuộc sống là cùng chung cảm xúc với điều mình được nghe, được thấy về một vấn đề nào đó.

– Khi bày tỏ hoặc nhận lại sự đồng cảm của người khác, em cảm thấy được tôn trọng, được ai đó quan tâm, sẻ chia. Điều này khiến em thấy hạnh phúc.

 

Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn thường có cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc, …)? thử lý giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?

Lời giải 

– Mỗi một lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật, em sẽ có những cảm xúc khác nhau. Đôi lúc em thấy được hình bóng mình trong câu chuyện của người viết, có lúc em cảm thấy xót xa cho những mảnh đời bất hạnh, và đôi khi, em hạnh phúc trước những người tìm thấy cho mình sự yêu thương…

– Lí do em có được những cảm xúc như thế là em hòa mình vào câu chuyện để phần nào hiểu được nội dung mà người viết muốn truyền tải.

 

Đọc hiểu bài Yêu và đồng cảm

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?

Lời giải 

Ấn tượng: gợi sự tò mò về câu chuyện và thấy được những lời nói đáng yêu của cậu bé khi thấy những đồ vật đặt không đúng chuẩn mẫu.

 

Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

Lời giải 

Tác giả phục chú bé vì tấm lòng đồng cảm phong phú, bên cạnh sự chăm chỉ khi toàn dọn dép hộ chú trong câu chuyện.

 

Câu 3 (trang 78, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

Lời giải 

Thể hiện: cùng một gốc cây, nhưng mỗi người lại nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau:

– Nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó.

– Bác làm vườn thấy được sức sống của nó.

– Chú thợ mộc thấy được chất liệu của nó.

– Anh họa sĩ thấy được dáng vẻ của nó.

 

Câu 4 (trang 78, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ?

Lời giải 

Đúng, bởi vì: khi đồng cảm, người nghệ sĩ mới đặt lòng mình vào biểu cảm của người khác để khắc họa chân dung một cách chân thực, rõ nét. Từ đó, mới tạo được tác phẩm có hồn, lay động đến trái tim độc giả.

 

Câu 5 (trang 79, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào? 

Lời giải 

Biểu hiện:

– Lòng đồng cảm không chỉ dành cho đồng loại mà trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi.

– Vạn vật trên đời đều là vật sống có linh hồn, biết cười biết khóc.

– Vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ.

 

Câu 6 (trang 80, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

Lời giải 

Người sáng tạo nghệ thuật học được:

– Trẻ em hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hôn lên hoa cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên.

– Để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được.

 

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 81, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?

Lời giải

– Những đoạn, những câu nói:

+ Đoạn 1: Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc…Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này.

+ Đoạn 3: Họa sĩ đưa tấm lòng mình vẽ trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc họa ăn mày.

+ Đoạn 5: Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé…Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.

+ Đoạn 6: Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người!… chúng ta vẫn có thể thấy lại thế giới hạnh phúc, nhân ái và hòa bình ấy.

– Vì: người viết ngưỡng mộ sự đồng cảm của các trẻ nhỏ bởi sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, thuần túy. 

 

Câu 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 10 tập 1) 

Đề bài: Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản đã giúp bạn nhận ra điều đó? 

Lời giải 

Những từ ngữ: trẻ em, tuổi thơ, đồng cảm, chân – thiện – mĩ, tấm lòng.

 

Câu 3 (trang 81, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.

Lời giải 

Nội dung trọng tâm:

– Đoạn 1: tác giả được một chú bé giúp đỡ dọn dẹp đồ đạc.

– Đoạn 2: góc nhìn của anh họa sĩ với sự vật.

– Đoạn 3: đồng cảm – phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ.

– Đoạn 4: sự đồng cảm của nghệ sĩ tới vạn vật.

– Đoạn 5: sự đồng cảm của trẻ em về cuộc sống.

– Đoạn 6: sức mạnh của tuổi thơ.

Đánh giá: đoạn sau là sự liền mạch câu chuyện của đoạn trước. Tất cả đều hướng tới việc giúp người đọc và cả người sáng tạo nghệ thuật hiểu được giá trị của sự đồng cảm. Bài viết trở nên có logic, mạch văn trôi chảy.

 

Câu 4 (trang 81, SGK Ngữ văn 10 tập 1) 

Đề bài: Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?

Lời giải 

Những lí lẽ, bằng chứng:

– Người nghệ sĩ có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.

– Tiêu chuẩn giá trị trong thế giới của Mĩ khác hẳn trong thế giới của Chân và Thiện… chứ không quan tâm tới giá trị thực tiễn của nó.

– Chỉ chăm chăm vào kĩ thuật thì chắc chắn không thể trở thành họa sĩ thực thụ được.

– Nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại.

– Cảnh giới ta và vật một thể.

– Để tâm trí bản thân trở về là một đứa trẻ, đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật hay đối tượng miêu tả để đồng cảm với chúng.

– Con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm… Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ.

– Đặt tình cảm vào.

 

Câu 5 (trang 81, SGK Ngữ văn 10 tập 1) 

Đề bài: Tác giả đã phát hiện ra những điều tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?

Lời giải 

– Những điểm tương đồng:

+ Đều có lòng đồng cảm không chỉ cùng đồng loại mà trải khắp ở mọi nơi.

+ Đều có tâm hồn, cái nhìn về thế giới được lí tưởng hóa.

– Cơ sở:

+ Trẻ em luôn hồn nhiên, trong sáng, thuần túy, suy nghĩ đơn giản, cảm nhận vạn vật bằng cảm xúc thật của mình.

+ Trẻ em có sự đồng cảm lớn.

 

Câu 6 (trang 81, SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đề bài: Theo bạn, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản Yêu và đồng cảm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? 

Lời giải 

Ảnh hưởng:

– Sức hấp dẫn sẽ giảm đi, người đọc khó có thể hình dung được điều mà tác giả muốn nói tới ở đây là chủ đề nào.

– Mạch văn không có sự liên kết, tạo ra sự cụt lủn, gây khó khăn trong việc tiếp cận văn bản của người đọc.

 

Câu 7 (trang 81, SGK Ngữ văn 10 tập 1) 

Đề bài: Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, trong tập Riêng chung, NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản Yêu và đồng cảm, hãy thử nêu lý do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.

Lời giải 

Lí do:

– Dưới con mắt của trẻ thơ, chúng nhìn cuộc đời một cách hồn nhiên, cuộc sống với chúng chỉ có màu hồng, sự bình yên và hạnh phúc. Bởi trẻ em như tờ giấy trắng.

– Cuộc sống sẽ đơn giản, tươi đẹp hơn, không có sự vướng bận về thế giới với những nỗi lo toan, mệt mỏi.

 

Kết nối đọc – viết

Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này

Lời giải 

Đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới? Phải rồi, tôi từng đọc được một câu nói về tình thương của con người với vạn vật đấy chính là “Nơi lạnh nhất không phải ở Bắc cực mà là nơi không có tình yêu thương”. Chúng ta sống với nhau, tồn tại, xây dựng các mối quan hệ với nhau, xuất phát chẳng phải từ trái tim sao? Những trái tim đồng điệu, cùng chung một cảm xúc, chung tần số giúp chúng ta xích lại gần nhau. Khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, trẻ mồ côi, các cụ già cơ nhỡ bán vé số kiếm sống, lòng chúng ta gợn lên nỗi xót xa, sự quặn lòng đau đớn. Xem bộ phim tình cảm, chúng ta khóc lóc về sự chia li, âm dương cách biết. Khi thấy màn cầu hôn, tiếng đứa con hét lên đỗ đại học, chúng ta rực lên niềm hạnh phúc. Hay khi nghe kể những câu chuyện về người phụ nữ xưa, chúng ta căm phẫn về một chế độ bất bình đẳng… Vậy đấy! Chúng ta có cảm xúc, ắt chúng ta có sự đồng cảm, không người này thì với người kia. Chúng ta còn cảm xúc, là ắt chúng ta còn “sống”. Không mang ý nghĩa đơn thuần sống tự nhiên, sống về mặt tình cảm, bởi biết bao người sống không có trái tim, có lối sống vô cảm đến rợn người. Sự đồng cảm khiến con người và vạn vật xích lại gần nhau hơn, tạo nên một vòng tay yêu thương rộng lớn. Khi có sự đồng cảm, đời sống tình cảm chúng ta phong phú, một xã hội sẽ rất phát triển. Mượn lời hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để kết thúc chủ đề này, “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng’…

Bài soạn "Yêu và đồng cảm" (Ngữ văn 10- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Yêu và đồng cảm SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!