Updated at: 01-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức- Mẫu 1

Câu 1

Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.

Phương pháp giải:

– Đọc bài viết tham khảo.

– Chú ý vào cách đặt nhan đề và nêu nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Nhan đề bài viết “Sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI”, nhan đề hết sức ngắn gọn nhưng đã nói được bao quát nội dung của cả bài. Nhan đề này cũng không gây cảm giác nhàm chán, khó chịu cho người đọc vì tính ngắn gọn của mình.

Câu 2

Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ bài viết tham khảo.

– Chú ý những luận điểm được đề ra trong bài viết.

Lời giải chi tiết:

Vấn đề được người viết triển khai bằng những luận điểm:

– Khái niệm về sống đơn giản

– Quan điểm về cách để sống đơn giản trong cuộc sống hiện tại

– Ý nghĩa của việc sống đơn giản

– Đề xuất giải pháp sống đơn giản trong cuộc sống hiện nay

Câu 3

Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản.

Phương pháp giải:

– Đọc bài viết tham khảo.

– Chú ý vào những luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra yếu tố làm nên sức thuyết phục của một văn bản nghị luận.

Lời giải chi tiết:

Yếu tố để làm nên sức thuyết phục của văn bản:

– Luận điểm rõ ràng, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục

– Tư tưởng quan điểm trong bài văn hướng tới giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra

– Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm để tăng sức biểu đạt cho bài văn

Thực hành viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tình yêu tuổi học trò).

Phương pháp giải:

– Triển khai luận điểm nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận.

– Lưu ý việc đưa ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng cần mạch lạc, khoa học.

– Khái quát, tổng kết lại vấn đề.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn về vấn đề nghị luận: tình yêu tuổi học trò.

     Mỗi chúng ta đều trưởng thành từ những kỉ niệm và tình cảm tốt đẹp. Một trong số những tình cảm cao đẹp không thể không nhắc đến chính là tình yêu tuổi học trò.

2. Thân bài

a) Giải thích tình yêu, tình yêu tuổi học trò.

Tình yêu tuổi học trò là những tình cảm, thứ rung động đầu đời của nam sinh và nữ sinh khi còn cắp sách đến trường, là tình cảm khi ta biết yêu thương một người khác giới, muốn cố gắng, hoàn thiện bản thân mình hơn nữa để xứng đáng với người mình thích.

b) Lợi ích và tác hại của yêu sớm:

– Tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất, thánh thiện nhất và giàu mơ mộng nhất.

– Bạn có thể dành thời gian để quan tâm đến người ấy nhưng bạn đừng quên rằng nhiệm vụ chính của mình vẫn là học tập, là xây dựng tương lai cho bản thân mình.

– Nhiều bạn học sinh đã khiến cho nét đẹp của tình yêu tuổi học trò trở nên xấu xí và có phần phản cảm. Các bạn chỉ vì yêu đương sớm mà trở nên chểnh mảng, thờ ơ chuyện học tập khiến cho thành tích ngày càng đi xuống khiến cho ba mẹ và thầy cô phải lo lắng cho mình.

3. Kết bài: khẳng định lại suy nghĩ của bản thân về tình yêu tuổi học trò.

Tình yêu tuổi học trò không phải là một điều gì xấu xa, không tốt mà là một điều tất yếu trong quy luật trưởng thành của con người.

 

Bài làm

     Tuổi học trò, ít nhất một lần bạn đã lỡ cảm nắng một cô nàng dễ mến hay một anh chàng đẹp trai và ngầu nào đó. Và có lẽ, đó là tình cảm trong sáng, thiêng liêng nhất mà bạn không thể nào quên. Các bạn biết đấy, tình yêu rất khó để giải nghĩa và tình yêu tuổi học trò cũng vậy. Những cung bậc cảm xúc đan xen, vui, buồn, hờn, giận,… là thứ bạn cảm nhận được. Đúng vậy, mỗi chúng ta đều trưởng thành từ những kỉ niệm và tình cảm tốt đẹp. Một trong số những tình cảm cao đẹp không thể không nhắc đến chính là tình yêu tuổi học trò.

Tình yêu là vấn đề muôn đời được xã hội quan tâm. Tình yêu giúp cho sự sống được nối dài, giúp con người gắn kết với nhau và làm cho cuộc đời trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Mỗi thời đại sẽ có cách nhìn nhận và quan điểm khác nhau về tình yêu. Đặc biệt là vấn đề về tình yêu tuổi học trò. Tình yêu tuổi học trò là những tình cảm, thứ rung động đầu đời của nam sinh và nữ sinh khi còn cắp sách đến trường, là tình cảm khi ta biết yêu thương một người khác giới, muốn cố gắng, hoàn thiện bản thân mình hơn nữa để xứng đáng với người mình thích. Tình yêu tuổi học trò là một thứ tình cảm tốt đẹp, để lại cho mỗi người nhiều trải nghiệm cũng như kỉ niệm quý giá. Theo quan điểm của riêng tôi, tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất, thánh thiện nhất và giàu mơ mộng nhất.

Người ta vẫn gọi những tình cảm tinh khôi đó là những “rung động đầu đời”. Trong đời học sinh, có lẽ đã hơn một lần bạn cảm thấy “rung động” trước một chàng trai nào đó. Trước những cử chỉ, hành động quan tâm đến bạn, trước một ánh nhìn đầy trìu mến hay đơn giản chỉ là một nụ cười thân thiện của người bạn khác giới, tất cả có thể khiến cho trái tim bạn phải rung lên những cảm xúc của tình yêu. Bạn có thể đã mến người ấy, đã thích người ấy nhưng chưa hẳn là bạn đã yêu. Người ấy luôn hiện hữu trong tâm trí bạn mỗi lúc vui buồn, bạn luôn quan tâm đến người ấy từng li từng tí. Bạn buồn vì người ấy tỏ ra lạnh lùng với bạn hay thờ ơ trước những cử chỉ quan tâm của bạn. Đó là những biểu hiện của tình yêu nhưng chưa hẳn là tình yêu đích thực.

Ở lứa tuổi học trò như tôi và các bạn, tình yêu không phải là điều xấu. Đó đơn giản là những rung động đầu đời rất đỗi đáng yêu của con người. Có rất nhiều người cảm thấy tiếc nuối về những tình cảm trong sáng đó khi đã qua rồi thời tuổi học trò. Bởi vậy, chúng ta cần tôn trọng, nâng niu những tình cảm đó. Đừng để khi thời gian qua rồi, ngoảnh đầu nhìn lại, ta cảm thấy nuối tiếc. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên coi tình yêu là tất cả. Bạn có thể dành thời gian để quan tâm đến người ấy nhưng bạn đừng quên rằng nhiệm vụ chính của mình vẫn là học tập, là xây dựng tương lai cho bản thân mình. Bạn giống như một con ong cần mẫn, mỗi ngày đều chăm chỉ hút mật để xây dựng tương lai của mình, để cuộc đời tỏa hương thơm ngát. Tuy nhiên dù chỉ một chút lầm lỡ, một giây phút bồng bột trong tình yêu cũng đủ làm cho tòa lâu đài tương lai của bạn xây dựng bị sụp đổ.

Thay vì để tình yêu làm mất tương lai của mình, chúng ta có thể biến nó thành động lực để giúp cả hai cùng tiến bộ, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống từ đó có thể là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền chặt. Tình yêu học trò là những kỉ niệm đẹp khắc sâu trong tâm trí con người, khiến cho chúng ta có một phần kí ức tươi đẹp để nhớ về. Chính vì vậy bạn nên biến nó thành những kỉ niệm đáng nhớ, đừng vì quá chú tâm vào nó mà đánh mất tương lai của bản thân. Hãy để tình yêu trở thành động lực, trở thành kỉ niệm tươi đẹp nhất trong lứa tuổi học trò.

Mỗi người có một cách hiểu, một cách cảm nhận về tình yêu tuổi học trò khác nhau, các bậc phụ huynh cũng sẽ thấy lo lắng cho tương lai của con mình vì những hành động, việc làm thể hiện tình yêu đã ảnh hưởng đến việc học. Nhiều bạn học sinh đã khiến cho nét đẹp của tình yêu tuổi học trò trở nên xấu xí và có phần phản cảm. Các bạn chỉ vì yêu đương sớm mà trở nên chểnh mảng, thờ ơ chuyện học tập khiến cho thành tích ngày càng đi xuống khiến cho ba mẹ và thầy cô phải lo lắng cho mình. Bên cạnh đó, việc thể hiện tình cảm một cách công khai, thái quá và thậm chí quá lố lăng đã khiến cho quan niệm về tình yêu tuổi học trò trở nên sai lệch và bị biến chất, khiến cho nhiều người có cái nhìn không tốt về tình yêu tuổi học trò.

Tình yêu tuổi học trò không phải là một điều gì xấu xa, không tốt mà là một điều tất yếu trong quy luật trưởng thành của con người. Những người trẻ phải biết rõ được giới hạn, biết phân biệt điều đúng và sai trước khi hành động. Mỗi chúng ta ở lứa tuổi học trò cần biết tôn trọng, nâng niu những tình cảm ấy, biến nó thành những kỉ niệm đẹp và đáng nhớ của tuổi học trò. Đừng để khi thời gian qua rồi, ngoảnh đầu nhìn lại, ta cảm thấy nuối tiếc một thời đã qua.

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức- Mẫu 2

Đọc ngữ liệu tham khảo

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 56, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.

– Đọc kĩ yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội ở phần Tri thức về kiểu bài.

– Đối chiếu và đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

– Ngữ liệu trên đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội:

+ Đã nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận.

+ Có hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, xác thực, gần gũi.

Câu 2 (trang 56, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Việc tác giả dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách triển khai vấn đề?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.

– Đặt ra tình huống ngược lại “Nếu tác giả không giải thích khái niệm “thần tượng” thì sẽ gây ra khó khăn gì?”

Lời giải chi tiết:

Việc đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” ở đoạn đầu trong phần thân bài là rất hợp lí. Bởi nó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề người viết đang muốn nói tới; là cơ sở cho những luận điểm tiếp theo và tăng sức thuyết phục cho một bài văn nghị luận.

Câu 3 (trang 56, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ toàn bộ ngữ liệu tham khảo.

– Chú ý cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.

Câu 4 (trang 56, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.

– Chú ý một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã thể hiện quan điểm của mình.

Lời giải chi tiết:

– Một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình:

+ “Xung quanh vấn đề này, theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng”.

“Theo tôi” được lặp lại nhiều lần.

→ Nhận xét: việc sử dụng một số từ ngữ và câu văn như vậy giúp cho bài viết nghị luận mang tính chủ quan, thể hiện rõ cách nhìn của người viết đối với vấn đề chính trong bài. Từ đó, tìm được sự đồng cảm nơi người đọc về cùng một vấn đề.

Câu 5 (trang 56, SGK Ngữ văn 10, tập một)

Đề bài: Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo để tìm hiểu cách viết.

– Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

– Cần nêu lên quan điểm của cá nhân.

– Nêu rõ vấn đề mình sẽ nghị luận.

– Cần có hệ thống luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục.

Thực hành viết theo quy trình

Video hướng dẫn giải

Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:

– Tầm quan trọng của động cơ học tập;

– Ứng xử trên không gian mạng;

– Quan niệm về lòng vị tha;

– Thị hiếu của thanh niên ngày nay,…

Phương pháp giải:

– Xác định rõ vấn đề sẽ viết.

– Tìm ý và lập dàn ý rõ ràng.

– Viết bài.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

1. Mở bài

Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Thế nào là động cơ học tập?

Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.

b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?

– Được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh.

– Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).

c. Tầm quan trọng của động cơ học tập

Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh

– Đưa ra trách nhiệm của bản thân, gia đình và nhà trường.

3. Kết bài

– Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

Bài viết chi tiết

     Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững chãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.

     Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.

     Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.

     Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

     Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức- Mẫu 3

Bàn luận về các vấn đề xã hội đã trở thành một nhu cầu phổ biến, tấy yếu của con người hiện đại. Khi bàn luận, chúng ta không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân mà còn muốn thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình; qua đó, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

* Yêu cầu:

– Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận.

– Nêu rõ lý do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận.

– Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí; sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.

– Biết sử dụng các yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

– Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Sống đơn giản- xu thế của thế kỉ XXI

– Đoạn văn 1: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

– Đoạn văn 2: Nêu quan điểm của người viết về vấn đề.

– Đoạn văn 3: Triển khai vấn đề thành các luận điểm.

– Đoạn văn 4 -6: Kết hợp các yếu tố nghị luận, biểu cảm…

– Đoạn văn 7: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.

QUẢNG CÁO

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.

Trả lời:

– Nhan đề bài viết “Sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI”, nhan đề hết sức ngắn gọn nhưng đã nói được bao quát nội dung của cả bài. Nhan đề này cũng không gây cảm giác nhàm chán, khó chịu cho người đọc vì tính ngắn gọn của mình.

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?

Trả lời:

Vấn đề được người viết triển khai bằng những luận điểm:

– Khái niệm về sống đơn giản.

– Quan điểm về cách để sống đơn giản trong cuộc sống hiện tại.

– Ý nghĩa của việc sống đơn giản.

– Đề xuất giải pháp sống đơn giản trong cuộc sống hiện nay.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản.

Trả lời:

Yếu tố để làm nên sức thuyết phục của văn bản:

– Luận điểm rõ ràng, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.

– Tư tưởng quan điểm trong bài văn hướng tới giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra.

– Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm để tăng sức biểu đạt cho bài văn.

* Thực hành viết

  1. Chuẩn bị viết

– Lựa chọn những vấn đề mang tính thời sự đang được nhiều người bàn luận: Tinh thần dân tộc trong đại dịch Covid-19.

  1. Tìm ý, lập dàn ý
  2. Tìm ý:

– Vì sao bạn lại muốn bàn luận vấn đề này? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng?

→ Vì đại dịch Covid 19 là vấn đề mang tính chất thời sự đang được nhiều người quan tâm, bàn luận. Vấn đề này có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến đời sống cá nhân và cộng đồng.

→ Tinh thần dân tộc trong đại dịch Covid 19 đã giúp Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh, thể thể hiện truyền thống đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau của người Việt.

– Bạn có quan điểm như thế nào về vấn đề (đồng tình hay phản đối; muốn khẳng định hay bác bỏ; hoặc vừa có quan điểm đồng tình vừa có điểm muốn được trao đổi, bổ sung, phản biện)

→ Ảnh đưởng của đại dịch Covid 19 rất lớn, nó tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội và gây ra rất nhiều khó khăn, tổn thất nặng nề.

→ Đảng và Nhà nước đã thực hiện hiện nhiều chính sách để phòng chống dịch, thông qua đó tinh thần dân tộc của người Việt lại một lần nữa được phát huy rõ nét. Toàn Đảng, toàn dân cùng đồng lòng, chung sức để đẩy lùi dịch bệnh.

– Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng gì để chứng minh quan điểm của mình là đúng đắn và thuyết phục người khác đồng tình với mình.

→ Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.

  1. Lập dàn ý:

Sử dụng kết quả của phần tìm ý, tổ chức sắp xếp các ý theo trật tự hợp lí. Dàn ý cần thể hiện được những nội dung cơ bản mà bài viết phải triển khai.

– Mở bài: Có thể theo lối trực tiếp hoặc theo lối gián tiếp nhưng phải giới thiệu về vấn đề xã hội cần bàn luận và gây được ấn tượng với người đọc.

– Thân bài:

+ Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống xã hội.

+ Trình bày quan điểm cá nhân: Bạn lựa chọn góc nhìn nào? Cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của bạn là gì? Vấn đề xã hội tác động như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng?

+ Trình bày những cơ sở về nhận thức và thực tiễn cho phép người viết đề xuất quan điểm nhìn nhận, đánh giá về vấn đề xã hội như vậy.

+ Nêu lí lẽ, phân tích bằng chứng để chứng minh quan điểm của bạn và thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình.

– Kết bài:

+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề xã hội cần bàn luận.

+ Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm cá nhân, cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề đó.

Dàn ý tham khảo nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc trong đại dịch Covid-19.

* Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc trong đại dịch Covid-19.

* Thân bài:

– Luận điểm 1: Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc.

+ Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn.

– Luận điểm 2: Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.

+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.

– Luận điểm 3: Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.

+ Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2.

+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.

+ Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Cây ATM phát gạo miễn phí. Các thành phố lớn, quy tụ đông đảo những người lao động nhập cư tổng đại dịch bị thất nghiệp đã được các bạn trẻ, mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ. Trong thời gian cách lý, nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Hay ở Sài Gòn, những tiệm kinh doanh ăn uống tự nguyện đóng cửa, tập trung phục vụ nấu cơm chay ngày 2 bữa, phát cho dân nghèo…

+ Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19.

+ Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

+ Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.

– Luận điểm 4: Bàn luận

+ Phê phán những hành động xấu: Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân.

+ Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận.

+ Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

+ Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận…

+ Phát huy tinh thần đoàn kết: Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

* Kết bài:

– Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.

  1. Viết

Viết bài theo dàn ý đã lập.

 Bài viết tham khảo 1:

Tinh thần dân tộc là ý thức dân tộc đã được hình thành trong suốt quá trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt, là sự kết tinh và thăng hoa của các giá trị truyền thống dân tộc, trong đó tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống chủ đạo. Trong đại dịch Corona hiện nay, một lần nữa, tinh thần đoàn kết dân tộc lại trỗi dậy mạnh mẽ, tạo thành một trận tuyến chống dịch hùng mạnh, ngăn chặn bước tiến và sự xâm nhập của đại dịch vào trong cộng đồng.

Vậy tinh thần đoàn kết  dân tộc là gì?  Đó là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, đất nước, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội. Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia. Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế. Nhưng điều khiến chúng ta cảm thấy trân trọng và tự hào hơn cả đó là tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam.

Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một lần nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Nhận thức mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch, toàn dân tộc đồng tâm, nhất trí, trên dưới một lòng thực hiện theo chỉ đạo của chính phủ, chấn chỉnh các hoạt động, thực hiện công tác vệ sinh, đảm bảo an ninh trật tự cộng đồng. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí… được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ thiếu đi tinh thần trách nhiệm. Thật đáng buồn về trường hợp của cô gái trốn cách ly vẫn ngang nhiên quay video đăng lên mạng để khoe khoang việc làm của mình, những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng dẫn người nhập cảnh trái phép vào nước ta để lại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Cũng có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân, nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận. Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận…Những hành vi này đều đáng lên án, vì nó có thể phá hoại công sức của cả một tập thể. Chính vì vậy, mỗi người dân Việt Nam hãy luôn ý thức được trách nhiệm của cá nhân trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.

Tôi đã từng đọc được ở đâu đó câu nói: “Giữa một thế giới bất an, chúng ta vẫn có quyền tin tưởng vào tương lai tươi sáng”. Trong giai đoạn hiện nay, số người mắc bệnh ở nước ta đang có chiều hướng bùng phát trở lại nhưng về cơ bản, bệnh dịch vẫn đang được kiểm soát tốt. Nhìn vào thành quả đó, ta nhận thấy, chính phủ đã có đánh giá đúng đắn về dịch bệnh và nhanh chóng đưa ra những quyết định kịp thời, hiệu quả, chỉ đạo toàn dân chống dịch. Đó là kết quả của tinh thần dân tộc, là ý chí đoàn kết, là sức mạnh tương trợ và niềm tin tưởng vững chắc của toàn dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và của chính phủ. Là một học sinh, khi được sống trong những ngày cả đất nước đồng lòng chống lại đại dịch, tôi mới cảm thấy trách nhiệm của một công dân. Tôi tự hứa sẽ thực hiện tốt những biện pháp phòng dịch, giữ một tâm lý thoải mái để học tập thật tốt, chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp tới. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch, còn tôi cũng sẽ chiến thắng được kì thi sắp tới.

Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” – đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến.Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

 Bài viết tham khảo 2:

Dàn ý tham khảo 

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề – thái độ của con người đối với môi trường.

* Thân bài: 

Ý 1: Giải thích môi trường là gì? Khẳng định thái độ của con người sẽ tác động đến môi trường.

Ý 2: Thực trạng môi trường hiện nay.

Ý 3: Thái độ của con người thờ ơ, không quan tâm đến môi trường 

– Biểu hiện của thái độ:

+ Con người thờ ơ trước cái đẹp của thiên nhiên

+ Con người thờ ơ trước sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường (ngắn gọn)

+ Chính sự thờ ơ đó đã khiến con người tiếp tục những hành động gây tổn hại đến môi trường

– Nguyên nhân của thái độ:

+ Con người không ý thức được sự nguy hiểm khi môi trường đi xuống

+ Con người không ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ môi trường

+ Khoa học hiện đại khiến người ta quên mất giá trị của tự nhiên

Ý 4: Cảnh báo nguy cơ của sự thờ ơ mà con người dành cho chính môi trường sống của mình.

Ý 5: Đánh giá thái độ và liên hệ bản thân

* Kết bài: 

+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.

+ Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc thay đổi thái độ đối với môi trường.

* Bài viết tham khảo; 

Theo thống kê của các tổ chức khoa học trên thế giới, kể từ năm 1960, cứ mỗi giây trôi qua, hơn 1 héc-ta rừng bị phá hủy hoặc suy thoái nghiêm trọng do tác động của con người. Cứ mỗi năm, trái đất lại chứng kiến từ một đến năm loài động, thực vật tuyệt chủng. Dường như, văn minh của nhân loại đang được đánh đổi bằng sự hủy hoại môi trường. Nhưng con người ngày nay, vẫn còn số đông thờ ơ, không quan tâm đến môi trường mình đang sống.

 

Môi trường: tất cả những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất đai, cây cối sinh vật, khí hậu,…. và rất nhiều tài nguyên thiên nhiên khác có ảnh hưởng đến sự sống của con người. Cuộc sống ngày càng phát triển, càng nhiều phát minh mới ra đời nhằm nâng cao chất lượng sống của con người, nhưng mặt trái của văn minh là những hệ lụy tiêu cực đối với môi trường. Nhà máy, rác thải, đồ nhựa, đồ điện lạnh, khí ga, đến cả giấy vở ta hay dùng…, những vật dụng gắn liền với đời sống con người lại gián tiếp khiến không khí ngày một ô nhiễm, nguồn nước ngày càng bớt sạch, rừng ngày một thu hẹp.

 

Thế nhưng, đứng trước thực trạng đó, rất đông người dù biết vẫn lựa chọn thờ ơ. Họ thờ ơ trước môi trường ngày một xuống cấp; thờ ơ trước không khí mịt mù khói bụi bao lấy họ trên những chiếc xe máy, ô tô mỗi ngày; thờ ơ trước dòng sông đã ngập đầy rác thải và bốc mùi hôi thối; thờ ơ trước tin vắn về một loài động vật hôm nay đã tuyệt chủng vì rừng bị người ta tàn phá; thờ ơ trước thông tin về băng tan, nước biển dâng, sa mạc hóa, tầng ozone chưa được vá xong… Họ thờ ơ trước cả lời cảnh báo, nhắc nhở của một người khác biết lo nghĩ cho môi trường này.

 

Chính thái độ thờ ơ đó đã dẫn đến những hành động tiếp tay cho việc tàn phá môi trường. Người ta thẳng tay vứt rác xuống ao hồ, sông biển, núi đồi. Câu chuyện về những núi rác trên đỉnh Everest như một tấm kính chiếu rọi tất cả những mặt trái của con người – chúng ta có thể vĩ đại đến đâu khi chinh phục được đỉnh núi cao nhất thế giới thì cũng chỉ là một người được xếp vào danh mục “kẻ hủy hoại môi trường, không có văn hóa” khi người đời sau xét đến. Người ta tiếp tục dùng các chất không thể phân hủy như bao bì ni lông, đồ nhựa. Người ta tiếp tục chặt cây, phá rừng. Người ta tiếp tục thải khí độc ra môi trường. Người ta tiếp tục săn bắt các loài động, thực vật, ảnh hưởng đến sự phát triển của giới tự nhiên… Con người ta thờ ơ với môi trường xung quanh mình, thờ ơ trước cái đẹp của tự nhiên. Nếu không còn quý trọng vẻ đẹp của tự nhiên, thì việc thờ ơ trước sự xuống cấp của môi trường cũng là điều dễ hiểu.

 

Sự thờ ơ ấy bắt nguồn từ việc nhiều người không ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với môi trường sống này. Họ cho rằng chuyện bảo vệ môi trường chỉ là việc của chính phủ, còn họ chỉ cần sống vui, sống tốt, sống giàu sáng, tận hưởng mọi tiện nghi dù phải đánh đổi bởi sự trong lành của môi trường sống. Hoặc do họ cho rằng tàn phá môi trường không phải chuyện quá to tát vì nguồn tài nguyên sinh ra là để cho con người sử dụng. Nguy hiểm hơn, sự thờ ơ còn đến từ nhận thức môi trường này không hề thay đổi. Tức là, có những người chẳng hề ý thức được sự nguy hiểm khi môi trường đi xuống. Bởi khoa học hiện đại, đời sống tiện nghi có khi đã khiến người ta quên mất giá trị của tự nhiên.

 

Thái độ thờ ơ đối với môi trường thực sự là một suy nghĩ sai lầm, bởi vì nếu cứ tiếp tục những hành động đấy, nguồn nước sẽ ô nhiễm mà khiến con người ko thể uống, không khí ra ngoài hít toàn là khí độc, hệ sinh thái bất ổn. Và hậu quả lớn hơn là con người sẽ phải đối diện với tất cả những mầm bệnh do môi trường ô nhiễm đem lại. Nguy cơ của sự tuyệt chủng, của cái chết cuối sự sống ẩn hiện bất cứ lúc nào. Có một câu hát rằng: “Thế giới này không phải của chúng mình đâu, loài người được đằng chân rồi lân đằng đầu”, quả thực câu hát đã nói lên sự “quá đáng” của con người đối với Trái Đất này. Nếu không gánh vác những gì đã gây ra, một ngày nào đó, thiên nhiên sẽ trả lại con người tất cả những điều tệ hại ấy.

 

Đâu đó giữa cuộc sống vội vàng này, ta vẫn bắt gặp thông tin của những tổ chức bảo vệ môi trường, những hiệp ước về ngăn ngừa biến đổi khí hậu, hoặc trông thấy một hành động đẹp như nhặt rác bỏ vào thùng. Những hành động đó có khi chỉ nhỏ như một giọt nước nhỏ, nhưng khi mỗi người gom lấy một giọt nước thì có thể góp được cả dòng sông xanh. Nhưng nếu chỉ có một, hai người làm, vài trăm, vài nghìn, vài trăm nghìn, vài triệu người làm đi chăng nữa, thì cũng không theo kịp độ bốc hơi của biển. Vì thế, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn cầu, của mỗi người đã được sinh ra trên Trái Đất này. Và khởi đầu của công cuộc đó, là thay đổi sự thờ ơ của nhân loại.

Bài viết tham khảo 3:

Hiện nay, bạo hành trẻ em đang trở thành một trong những vấn nạn nhức nhối của của toàn xã hội.

Trẻ em là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là đối tượng cần được bảo vệ, định hướng nhưng cũng chính bởi sự “định hướng” chưa đúng mực của một số bộ phận người bảo hộ, cụ thể là cha, mẹ, ông, bà…đã dẫn tới những hệ lụy vô cùng thương tâm gần đây.

 

Bạo hành trẻ em là hành vi đánh đập, xâm hại về thể chất và bạo lực, sỉ nhục, mắng nhiếc về tinh thần gây ra hệ lụy khôn lường về thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vong. Cụ thể là trường hợp gần đây của cháu bé 8 tuổi sống cùng cha và mẹ kế, bị cha và mẹ kế bạo hành đến chết hay trường hợp cháu bé 3 tuổi sống cùng mẹ và người tình của mẹ, bị đóng 9 chiếc đinh vào đầu và cho uống thuốc chuột cùng những hành vi dã man khác dẫn đến tử vong sau một thời gian điều trị. Những sự việc thương tâm đã xảy ra gây trấn động dư luận trước những hành vi cho là “sự giáo dục” con em của bậc cha mẹ hay sự vô trách nhiệm khi tin tưởng và giao con cho người tình của người mẹ cháu bé 3 tuổi. Đáng lên án thay, khi pháp luật vào cuộc bậc cha mẹ ấy vẫn không thôi quanh co giấu giếm, không có chút mảy may hối hận hay thương xót cho đứa con đã mất của mình.

 

Vậy chúng ta hãy thử đặt câu hỏi, đó là những trường hợp đã phát hiện do tử vong hoặc một tổ chức bệnh viện nào đó thấy bất thường và tố cáo, vậy còn bao nhiêu trường hợp chưa được phát hiện hay mãi mãi chẳng phát hiện, có bao nhiêu đứa trẻ chịu sự bạo lực về thể xác và tâm hồn hay nguyên nhân của những vụ tự tử ở trẻ em có bao nhiêu % là do bố mẹ áp lực tinh thần.

 

Trên thực tế đã có luật trẻ em được Quốc hội ban hành. Tại Việt Nam đang có đường dây nóng bảo vệ trẻ em 24/7: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Nhưng theo khảo sát gần 9000 người được công bố tháng 4/2020: khoảng 10% người lớn trả lời “không biết có Luật trẻ em”, gần 45% người lớn trả lời có nghe về luật bảo vệ trẻ em nhưng không rõ nội dung, 1800 độc giả cho thấy 2/3 số người được hỏi khẳng định chưa hề biết đến số điện thoại hay tổ chức nào hỗ trợ trẻ em bị bạo hành, vài chục người “nghe nói tới” nhưng không nhớ và chỉ vài chục người cho rằng nó hiệu quả.

 

Đáng chú ý, một nửa số cuộc gọi đến đường dây nóng từ trẻ em 11 đến 18 tuổi – con số đặt ra câu hỏi các trẻ nhỏ hơn 11 tuổi có biết tổng đài để xin gọi trợ giúp hay không? Tỉ lệ người lớn gọi tới vấn đề của trẻ em chỉ chiếm 5,5%, nhân viên tư vấn, giáo viên, công an, bộ đội, ban, ngành liên quan gọi đến khoảng 4,6%, cán bộ xã hội chỉ chiếm 1,1%. Số cuộc gọi từ vùng sâu vùng xa chỉ chiếm 4%, nhóm trẻ dân tộc thiểu số chỉ liên quan 1,7% cuộc gọi. Những con số quá nhỏ so với tỉ lệ trẻ em bị xâm hại trên thực tế.

 

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề bạo hành trẻ em là bởi vì đại đa số mọi người đều cho rằng nên “đóng cửa bảo nhau”, mặc định việc đánh trẻ là chuyện riêng của mỗi gia đình và tổn thương lớn nhất chính là những đứa trẻ. Gần đây có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do áp lực tâm lý từ việc học dẫn đến tự tử, nguyên nhân cũng phần nào do sự áp đặt của bố mẹ lên con cái gây ra những chứng bệnh nguy hiểm như trầm cảm và suy nghĩ đến cái chết.

 

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta có trách nhiệm phải xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện và thúc đẩy sự phát triển về trí tuệ và nhân cách của trẻ nhưng chúng ta không có quyền áp đặt hay trút giận lên trẻ gây ra tổn thương cho thể xác và trí tuệ.

 

Thay vì phẫn nộ, chúng ta phải hành động để ngăn chặn việc những đứa trẻ quanh mình trở thành nạn nhân tiếp theo. Cần tuyên truyền cho người lớn, bậc cha mẹ phụ huynh hiểu về luật trẻ em, quyền trẻ em, bồi dưỡng nhận thức trong phương pháp giáo dục con đúng cách cho cha mẹ. Bên cạnh đó, cần dạy cho trẻ ý thức được việc bảo vệ mình, cần lên án, tố cáo cho các cơ quan tổ chức có thẩm quyền để được trợ giúp khi gặp bạo hành. Đặc biệt, mỗi chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của mình, không thể coi bạo hành là “việc dạy con của người ta” mà làm chậm mất cơ hội cứu những đứa trẻ đáng thương ra khỏi cái chết cận kề. Chúng ta hãy chung tay để xây dựng một xã hội nói không với “bạo lực trẻ em”.

Bài mẫu tham khảo4: 

Học sinh là những cánh chim non, những chủ nhân tương lai của đất nước và trong tương lai sẽ đưa đất nước phát triển đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ việc học tập của học sinh đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa xác định đúng đắn được mục đích và động cơ học tập nên vẫn còn tình trạng học lệch diễn ra.

 

Học lệch là việc học không cân đối, không đều các môn, chú trọng môn này mà xao lãng môn khác, chỉ chú tâm đến môn mình sẽ thi đại học hay là đi theo sở thích cá nhân chứ không phải học để có kiến thức toàn diện.

 

Biểu hiện của việc học lệch rất rõ ràng nhận ra trong suốt quá trình học tập và qua những lần kiểm tra, thi cử. Có những bạn chỉ thích học các môn tự nhiên vì chúng không đòi hỏi phải học thuộc quá nhiều và cũng không cần ghi chép đến mức mỏi tay mà chỉ cần có một bộ não tư duy sắc bén. Hay có những bạn lại thích học các môn xã hội vì nó không khô khan như công thức toán lí hóa và chỉ cần chăm chỉ là có thể học tốt. Bên cạnh đó còn có xu hướng chuyên tâm học Ngoại ngữ mà quên đi các môn học còn lại. Vì sao vậy? Vì trong bối cảnh đất nước đang trên đà giao lưu, hội nhập có khả năng ngoại ngữ tốt là một hành trang vô cùng hữu ích cho những ai muốn nâng cao vị trí, tầm quan trọng của mình trong xã hội.

 

Có rất nhiều hậu quả của việc học lệch. Nhiều bạn mải học các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những bạn tốt nghiệp bằng giỏi trường quản trị kinh doanh, nhưng do giao tiếp kém nên không xin được một công việc tốt. Hiện tượng học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Các bạn học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến “thiếu cân bằng” về tư duy.

 

Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên.

 

Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tự nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán.

  1. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc lại bài viết, đối chiếu với các yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để phát hiện các nội dung cần bổ sung, các lỗi cần chỉnh sửa nhằm hoàn thiện bài viết.

– Vấn đề cần bàn luận đã được triển khai thành các luận điểm rành mạch, thể hiện rõ quan điểm cá nhân của người viết.

– Các luận điểm đã được sắp xếp hợp lí, các lí lẽ bằng chứng đã được sử dụng một cách hiệu quả.

– Văn phong, giọng điệu được lựa chọn phù hợp với mục đích viết và đối tượng cần thuyết phục.

– Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu.

*Bài viết tham khảo

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

 Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.

Trả lời:

Nhan đề của bài viết được đặt theo nội dung của bài viết, thể hiện chủ đề bàn luận được nhắc tới trong bài viết: sống đơn giản.

 

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?

Trả lời:

– Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm:

+ Để sống đơn giản cần phải có sức sáng tạo và lòng quyết tâm lớn, phải thực sự hòa mình vào cuộc sống để cảm nhận.

+ Lòng tham có thể đẩy con người vào cảnh nợ nần, mệt mỏi và cùng quẫn, từ đó tâm hồn chúng ta sẽ trở thành chai sạn, trơ lì, cuộc sống không còn là một cuộc sống đơn giản nữa.

+ Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn.

+ Tiêu chuẩn của cuộc sống đơn giản và dẫn chứng con người ở mỗi thời đại đều có thể sống đơn giản.

 

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ):

Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản.

Trả lời:

– Các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản:

+ Sử dụng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí; lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.

+ Sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

*Thực hành viết

– Chuẩn bị viết

– Tìm ý, lập dàn ý.

– Viết

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!