Updated at: 20-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức ” chuẩn nhất 12/2024.

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 1

Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả trong bài viết là gì?

Câu 1

Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả trong bài viết là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, dựa vào tiêu đề các nội dung và đối tượng chính để xác định vấn đề nghiên cứu của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Vấn đề nghiên cứu của tác giả trong bài viết là dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam.

Câu 2

Để triển khai bài viết, tác giả đã sử dụng những luận điểm chính nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và chú ý tới các mục, các ý chính được triển khai để rút ra các luận điểm chính.

Lời giải chi tiết:

Những luận điểm chính được tác giả sử dụng để triển khai bài viết là:

– Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn học dân gian và văn học viết thời trung đại

+ Sử thi Tewa Mưno được xem là phiên bản bản địa của Ra-ma-ya-na

Dạ thoa vương, truyện truyền kì ra đời dưới thời nhà Trần là một phiên bản tóm lược của sử thi này

– Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong nghệ thuật điêu khắc

– Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hóa đương đại

Câu 3

Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các luận điểm chính và tìm ra bằng chứng của nó trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Để làm sáng tỏ các luận điểm chính của mình, tác giả đã đưa ra rất nhiều bằng chứng để chứng minh, có những loại bằng chứng chính sau:

– Bằng chứng liên quan đến những đặc trưng của thể loại sử thi: “Trong sử thi của người Chăm… nhân vật”

– Bằng chứng liên quan đến văn hóa của dân tộc tiếp nhận dấu ấn (Chăm): “Trong văn hóa cộng đồng của Việt Nam… đậm nét nhất”

– Bằng chứng liên quan đến vật thể: “Tại bảo tàng điêu khắc… sử thi Ấn Độ”

Thực hành viết

Sau khi đọc và tìm hiểu về đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời và những hiểu biết của mình về thể loại sử thi, viết báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống những người dân Ê đê hiện nay

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ đề bài để tìm ra vấn đề.

– Tìm hiểu thông tin, tư liệu liên quan để triển khai báo cáo.

– Tìm và sắp xếp luận điểm trong bài báo cáo hợp lý và mạch lạc.

Lời giải chi tiết:

1. Đặt vấn đề

Sử thi Ê đê ra đời trong điều kiện xã hội loài người có những biến động lớn về những cuộc di cư lịch sử, đặc biệt là những cuộc chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc để giành đất sống ở vùng rừng núi Tây Nguyên.

2. Giải quyết vấn đề

a) Khái quát về đồng bào Ê đê và sử thi Ê đê.

Đồng bào dân tộc Ê đê xếp thứ 12 trong cộng đồng 54 dân tộc anh em tại Việt Nam. Ước tính có hơn 331.000 người Ê đê cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Đắk Lắk, phía Nam của tỉnh Gia Lai và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Người Êđê gọi sử thi là klei khan. Klei nghĩa là lời, bài; khan nghĩa là hát kể. Hát kể klei khan không phải là hát kể thông thường mà bao gồm ý nghĩa ngợi ca. Thực chất đây là một hình thức kể chuyện tổng hợp được thông qua hát kể.

Các tác phẩm sử thi đều phản ánh quan niệm về vũ trụ với thế giới thần linh có ba tầng rõ rệt: tầng trời, tầng mặt đất và tầng dưới mặt đất – thế giới mà con người và thần linh gần gũi với nhau; phản ánh xã hội cổ đại của người Ê đê, cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng bình đẳng, giàu có; phản ánh quyền lực gia đình mẫu hệ, đề cao vai trò của người phụ nữ trong quản lý và bảo vệ hạnh phúc gia đình.

3. Hình thức hát kể sử thi

Hát kể sử thi là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đã có từ lâu đời của cộng đồng người Ê đê, được tồn tại bằng hình thức truyền miệng từ đời này qua đời khác.Nội dung của hát kể sử thi chủ yếu ca ngợi các anh hùng dân tộc, tôn vinh những người có công tạo lập buôn làng, những người anh hùng có công bảo vệ cộng đồng thoát khỏi sự diệt vong, áp bức và sự xâm chiếm của các thế lực khác; đề cao sự sáng tạo, mưu trí tài giỏi, tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn, nêu cao chính nghĩa, phản kháng những điều trái với đạo lý, luật tục; ca ngợi cái đẹp về sức mạnh hình thể lẫn tâm hồn, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, mong muốn chinh phục thiên nhiên để cuộc sống tốt đẹp hơn; miêu tả cuộc sống sinh hoạt, lao động bình thường giản dị của buôn làng…

Ngôn ngữ hát kể của sử thi Êđê là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời và nhạc. Về phần lời, sử thi Ê đê đều thể hiện một hình thức ngôn ngữ đặc biệt là lời nói vần (klei duê). Trong khi diễn xướng người nghệ nhân còn vận dụng các làn điệu dân ca của dân tộc mình, như: Ay ray, kưưt, mmuin… để tạo nên nhịp điệu vừa có chất thơ vừa có chất nhạc. Trong hình thức ngôn ngữ đó, các câu chữ như một móc xích nối các câu vần với nhau. Chính đây cũng là một yếu tố quan trọng khiến nghệ nhân có thể thuộc được cả những tác phẩm dài hàng vạn câu.

Trong sử thi thường nhắc nhiều về những cánh rừng bạt ngàn, rõ nét nhất là cảnh buôn làng giàu có của các tù trưởng, những người hùng nổi tiếng khắp vùng như Đăm Săn, Khing Ju… Trong trí tưởng tượng của người kể, những cánh rừng đi săn bắn, nơi làm rẫy và bến nước đều ở hướng đông. Đây là hướng mỗi buổi sáng thức dậy và đi lên rẫy đều nhìn thấy mặt trời ló trên đỉnh núi, họ quan niệm đây là sự sống, sự sinh sôi, nẩy nở khi tiếp nhận ánh sáng của nữ thần mặt trời mỗi ngày. Ánh mặt trời là sự báo ứng của những điều tốt lành, là sự hy vọng trở thành hiện thực.

Ví dụ như trong sử thi Khing Ju có đoạn kể: “Đến sáng hôm sau, khi mặt trời lên khỏi ngọn núi, Prong Mưng Dăng lấy nước trong bầu rửa mặt. Sau đó, vít cần rượu và tiếp tục uống. Càng uống nước trong ché càng đầy, có lúc nước tràn ra ngoài”. Đây là điều tốt lành báo ứng cho Prong Mưng Dăng dắt bà đỡ đẻ về gấp cho em gái mình H’Ling kịp sinh con, trong khi Prong Mưng Dăng đang mải mê tỏ tình với H’Bia Ling Pang.

4. Ảnh hưởng của sử thi đối với dân tộc Ê đê.

Với bất cứ sử thi nào, khi một nhân vật đi tìm ai và hỏi người nào đó trong làng thì sẽ có câu trả lời khéo léo. Đó là: “Nhìn cột nhà sàn nó dài hơn nhà khác, có nhiều cái bành voi để ngoài hiên, cầu thang rộng bằng trải ba chiếc chiếu. Cầu thang rộng đến nỗi những chàng trai xuống một lúc năm, các cô gái thì xuống được ba người, con heo, con chó chạy đầy dưới sân”. Câu trả lời này làm cho người nghe tưởng tượng về ngôi nhà đó đẹp, dài, rộng hơn hẳn những ngôi nhà trong buôn mình. Riêng nội thất trong nhà, người kể luôn tạo ra những lời kể bằng ngôn từ tượng hình. Ví dụ: “Cột nhà trong chạm trổ rất đẹp, sàn nhà láng bóng. Gian trong cột bằng chỉ đỏ, gian ngoài cột bằng chỉ vàng”. Những hình ảnh gần như có thực với không gian hiện thực.

Ví dụ: “Từ trong bành voi, Mtao Grư đạp lên đầu voi nhảy xuống sàn hiên, từ sàn hiên nhảy qua ngạch cửa, từ ghế Jhưng (ghế chủ nhà), nhảy đến chỗ ngồi đánh Jhar (chiêng lớn tiếng ngân vang), từ chỗ đánh Jhar đến chỗ đánh chiêng (ghế kpan), từ chỗ đánh chiêng nhảy đến chỗ đánh hgơr (trống cái)”. Hình ảnh này làm người nghe hình dung ra những hành động nhẹ nhàng, nhanh nhẹn của Mtao Grư đi vào qua các vị trí đặt chiêng, chỗ để của những vật dụng (như jhưng, kpan, thứ tự từ gian ngoài đi vào gian trong). Qua tình tiết của câu chuyện, người nghe đã hình dung đây là một nhà giàu có nhất trong buôn làng

Tại không gian lễ hội bỏ mả của người Êđê M’Dhur, về khuya, sau khi mọi nghi lễ tạm dừng lại, thì nghệ nhân kể khan bắt đầu kể những bài khan nổi tiếng của dân tộc mình cho mọi người nghe. Đây là hình thức sinh hoạt kể sử thi vô cùng độc đáo. Bên đống lửa bập bùng tại không gian nhà mồ rộng lớn, nghệ nhân hát kể sử thi cho hàng nghìn người nghe. Dân làng, già trẻ gái trai và khách gần xa ngồi im lặng say sưa lắng nghe kể sử thi suốt đêm thâu cho đến khi con gà trống gáy vang núi rừng, báo hiệu ông mặt trời đã thức giấc thì nghệ nhân hát kể sử thi mới dừng câu chuyện lại để chuẩn bị cho các nghi lễ tiếp theo của lễ hội bỏ mả. Ở đây, lễ hội bỏ mả được tổ chức bao nhiêu ngày đêm, thì những người đến dự lễ được nghe kể sử thi bấy nhiêu đêm.

5. Kết luận.

Sử thi Ê đê, chính là một bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân và về những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho cộng đồng. Người dân Ê đê hát kể sử thi như một cách để bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc đồng thời tuyên truyền nét đẹp này đến với nhiều đồng bào dân tộc khác.

6. Tài liệu tham khảo

GS.TS Nguyễn Xuân Kinh, Quá trình sưu tầm và nhận thức lí luận đối với sử thi ở Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hoá.

Khan (sử thi) của người Ê Đê, Cục Di sản văn hoá.

Hoàng Hưng (2021), Ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê, Văn hóa Việt Nam.

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 2

*Yêu cầu

– Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

– Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ, làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể, sát hợp.

– Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm, đánh giá riêng.

– Khái quát được ý nghĩa của vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam đã chọn nghiên cứu.

– Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác.

* Bài viết tham khảo

Bài tập (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

1.Nhan đề của bài báo cáo nghiên cứu cho biết điều gì về nội dung và phạm vi nghiên cứu?

Trả lời:

Nhan đề hé mở nội dung nghiên cứu: ngôn ngữ đối thoại

Phạm vi nghiên cứu: Ngôn ngữ đối thoại trong loại hình chèo.

2.Báo cáo nghiên cứu có những luận điểm chính nào?

QUẢNG CÁO

– Ngôn ngữ sân khấu chèo ở giia đoạn này có thể là những câu thơ chữ Hán đầy điển cố, khó hiểu, đến đoạn khác lại gần như là một câu ca dao nuột nà, phơi phới tình người.

– Một câu đối thoại hay là một câu nói vừa giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật đồng thời lại là sự thể hiện của nhân vật đó.

– Ngôn ngữ trong vở chèo mang tính tư tưởng, là sức sống bên trong của nhân vật, đồng thời là chiếc xe chở tư tưởng của tác giả.

– Trong khi viết ngôn ngữ cho nhân vật, các tác giả xưa rất chú ý đến nhịp điệu và âm luật câu văn.

– Ở một số vở chèo xưa, có những nhân vật không hề có tiếng nói của bản thân họ mà nói bằng một loại ngôn ngữ nâng cao.

– Một đặc điểm nữa trong ngôn ngữ đối thoại trong chèo là tính ước lệ.

– Về mặt hình thái văn học, ngôn ngữ trong chèo được trình bày dưới ba dạng: nói thường, nói có tuyền luật và hát.

3.Tác giả đã sử dụng cứ liệu như thế nào để làm sáng tỏ các luận điểm?

Trả lời:

Tác giả đã sử dụng những cứ liệu là những thông tin, nghiên cứu đã có trước đấy về chèo; ngôn ngữ trong các kịch bản chèo phổ biến và thông tin chọn lọc từ một số cuốn sách viết về chèo,…

  1. Hãy cho biết suy nghĩ của bạn về điều này.

Trả lời:

Phần cuối của báo cáo nghiên cứu đã:

– Tổng kết lại những thông tin thu thập được khi nghiên cứu ngôn ngữ trong chèo,

– Nhắc đến những vấn đề nghiên cứu chèo chưa được giải quyết.

– Cuối cùng là thông tin về những tài liệu tham khảo dùng trong nghiên cứu.

*Thực hành viết

Bài viết tham khảo

Ngôn ngữ ước lệ trong biểu diễn tuồng.

Ước lệ, không phải thủ pháp nghệ thuật. Ước lệ là loại hình ngôn ngữ, quy chuẩn các trạng thái tồn tại nghệ thuật và cuộc sống, ước định hiện thực hoá tự nhiên xã hội. Ngôn ngữ ước lệ tĩnh và động, biểu trưng các dạng tồn tại không điều kiện, mặc nhiên toàn xã hội công nhận một hình thức diễn tả đời sống con người và trong các loại hình nghệ thuật.

Uớc lệ ra đời từ đặc tính từng dân tộc, từng loại hình, thể loại nghệ thuật. Mỗi thời đại đặt ra đặc tính ước lệ riêng. Ước lệ sẽ biến đổi theo thời gian, mang khái niệm thẩm mỹ. Nói về tính ước lệ, nhà nghiên cứu Hồ Ngọc công bố cuốn sách: Tính ước lệ của sân khấu, nhằm phân biệt hai khái niệm ước lệ: Ước lệ đời sống và ước lệ nghệ thuật. Nhưng nhiều nhà lý luận sân khấu còn giải thích nhầm lẫn, họ đánh đồng hai khái niệm này là một. Nhiều người nói rằng: ước lệ là rút gọn hiện thực, quy ước, ước định… trong cuốn Từ điển Tiếng Việt trang 1091 viết: ước lệ là quy ước trong biểu diễn nghệ thuật. Ước lệ không phải là quy ước, ước định… mà là hệ thống ngôn ngữ mô tả hiện thực cuộc sống bằng nghệ thuật ước lệ. Những lý giải trên của các nhà nghiên cứu sân khấu thuộc phạm vi khái niệm ước lệ cuộc sống mang tính rút gọn hiện thực, quy ước biểu tả, ước định hiện thực như ngôn ngữ ngành giao thông mô tả đường gấp khúc… hoặc nhiều quy ước khác, hàng dễ vỡ vẽ cái cốc, hàng chống ướt biểu thị cái ô…

Ngôn ngữ ước lệ tồn tại phổ biến trong các hình loại nghệ thuật truyền thống châu Á, châu Phi, Việt Nam là tuồng chèo múa. Những hình thức nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại sử dụng ngôn ngữ ước lệ là vay mượn, hoặc kế thừa nghệ thuật truyền thống.

Ngôn ngữ ước lệ nghệ thuật biểu diễn tuồng là hệ thống động tác, biểu cảm nội tâm con người nhân vật tuồng, thành nghệ thuật kinh điển thông qua ước lệ động tác từng loại nhân vật. Nghệ thuật biểu diễn tuồng truyền thống ước lệ mẫu mực:  Ước lệ hệ thống nhân vật, ước lệ hình dáng, màu sắc các hạng người trong xã hội, ước lệ các loại đào kép, ước lệ các nhân vật khác: lão văn, nông phu, bà lão, lính, ước lệ các loại binh khí, đạo cụ, phục trang, trang sức cho từng loại nhân vật sử dụng, ước lệ giọng nói, ngôn ngữ động tác hình thể từng loại nhân vật…

Nghệ thuật tuồng hoàn chỉnh hệ thống ngôn ngữ ước lệ, diễn tả các hình mẫu, tính cách nhân vật trên tổng thể sân khấu nghệ thuật biểu trưng. Từ lâu, nhiều nhà nghiên cứu tuồng viết nghệ thuật biểu diễn, khi đọc xong độc giả vô cùng thất vọng vì họ là người diễn tuồng, sống với tuồng mà không nói lên cái cụ thể tả thần, biểu ý. Không ít nhà nghiên cứu lỗi lạc viết dông dài, trích dẫn các bậc tiền nhân nói về biểu diễn tuồng nhưng cái bản thân tác giả muốn lột tả lại không đạt. Là người ngoại đạo nghiên cứu tuồng, xin trích ra nghệ thuật biểu diễn tuồng của nhà nghiên cứu Lê Văn Chiêu để mọi người chiêm nghiệm nghệ thuật tuồng, biểu cảm bằng hệ thống ngôn ngữ ước lệ.

Lê Văn Chiêu viết những ký hiệu ngôn ngữ ước lệ biểu diễn tuồng: Diễn bằng đôi mắt. Mắt ngó nghiêng xuống – suy nghĩ tính kế, mắt đảo lộn không ngừng – ngụ ý bị ma nhập – loạn trí, điên, mắt ngó mơ màng nhìn vào người khác – tượng trưng sự yêu đương, mắt trợn to – giận dữ, trừng mắt nhìn thẳng –  nghiêm huấn, nghiêm trị, trợn tròn mắt sững sờ – sự kinh hoàng, bất ngờ, đột biến, đôi mắt đảo tròn – hung dữ…Hay diễn bằng đôi tay: chỉ hai ngón tay úp thẳng trước ngực – chỉ người hoặc đồ vật ở gần cô đào, kép võ, chỉ một ngón tay úp thẳng trước ngực – chỉ đồ vật hiện có của đào, kép văn, chỉ hai ngón tay nghiêng thẳng chéo phía trước – chỉ người hoặc đồ vật ở xa, chỉ một ngón nhằm thẳng trước mặt người khác – dạy bảo họ, chỉ một ngón cạnh tai – lắng nghe, chỉ một ngón giữa miệng và cằm – tỏ ý xấu hổ, chỉ ngoa ngoa trước mặt mọi người – hăm doạ, ngạo nghễ.

Tay vuốt râu, vuốt một tay nửa chừng dừng lại – thắc mắc, suy tư, tay vuốt xuôi một cái – đã xong, thoả mãn mọi việc, hai tay đỡ bộ râu vuốt thẳng xuống – vui vẻ, thoả mãn…

Diễn bằng đôi chân chuyển động theo trụ bộ: Niêm thinh ký cầu, lão văn đi chữ đinh gối thẳng, đứng khép hai chân lại, lão tiên – đi thẳng chữ đinh, tướng võ – đi chữ đinh, kèm theo điệu bộ múa, kép văn – đi tự nhiên, nhẹ nhàng, đào võ – đi chữ đinh cùng điệu bộ múa…

Từ hệ thống ngôn ngữ ước lệ này, cái roi ngựa là một tín hiệu ngôn ngữ tả người đi ngựa, không phải con ngựa như nhiều nhà nghiên cứu giải thích nhầm lẫn. Ngôn ngữ ước lệ diễn tuồng còn nhiều trạng thái biểu hiện khi công chúng yêu sân khấu đọc đôi điều về hệ thống tín hiệu biểu diễn này, thì bức màn bí ẩn nghệ thuật tuồng đã hé mở. Hiểu biết nghệ thuật biểu diễn tuồng sẽ thêm nhiều công chúng đến với loại hình sân khấu kinh điển, yêu quý vốn nghệ thuật dân tộc văn hiến Việt Nam.

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 3

soan bai trinh bay bao cao ket qua nghien cuu ve mot van de ngu van lop 10 kntt

1. Đề cương:

a. Mở đầu: Nêu rõ đề tài và vấn đề nghiên cứu.

b. Triển khai:
* Kiến trúc nhà ở của người Ê-đê trong đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời”.
* Sinh hoạt của người Ê-đê trong không gian nhà ở trong đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời”.

c. Kết luận: Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.

BÀI NÓI THAM KHẢO

Kính chào cô và các bạn, em tên là ….. Sau đây, em xin trình bày bản báo cáo kết quả nghiên cứu về vấn đề: “Không gian sinh hoạt của người Ê-đê được thể hiện trong đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời””.

Lí do em chọn vấn đề này để nghiên cứu và trình bày với cô và các bạn là bởi: Đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” là một trong những trích đoạn tiêu biểu của pho sử thi nổi tiếng “Bài ca chàng Đăm Săn”. Đoạn trích không đơn thuần kể lại hành trình chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của người anh hùng Đăm Săn mà hơn hết, nó còn phản ánh diện mạo đời sống tinh thần, niềm tin của cộng đồng người Ê-đê. Thông qua đoạn trích, không gian sinh hoạt của người Ê-đê được hiện lên rõ nét và trở thành một điểm thú vị, đáng để khám phá.

Trong bài báo cáo này, vấn đề của em được triển khai thông qua hai luận điểm chính là:

– Luận điểm 1: Kiến trúc nhà ở của người Ê-đê.

– Luận điểm 2: Sinh hoạt của người Ê-đê trong không gian nhà.

Trinh bay bao cao ket qua nghien cuu ve mot van de

Soạn bài Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10 – KNTT

Ở luận điểm thứ nhất, em nhận thấy kiến trúc nhà ở của người Ê-đê gắn liền với hình ảnh nhà sàn dài. Điều này được miêu tả rất rõ trong đoạn trích ở các chi tiết:”tòa nhà dài dằng dặc”, “voi vây chặt sàn sân”, “các xà ngang xà dọc đều thếp vàng”. Sự xuất hiện của hình ảnh nhà sàn dài, cầu thang, xà ngang được lặp đi lặp lại cho thấy dấu ấn kiến trúc nhà ở đặc trưng của đồng bào người Ê-đê. Tuy nhà ở không được miêu tả một cách tỉ mỉ nhưng những hình ảnh tiêu biểu như vậy cũng đủ để làm đồng hiện nền văn hóa đặc sắc của vùng Tây Nguyên.

Ở luận điểm thứ hai, qua quá trình đọc và phân tích đoạn trích, em thấy rằng: các vật dụng như ché tuk, ché êbah, cồng, chiêng,… đều là những đồ vật quý biểu thị cho sự sung túc, giàu có của người Ê-đê phải “ngã giá bằng ba voi” mới có được. Hơn nữa, thông qua hoạt động thiết đãi vị tù trưởng Đăm Săn với đủ món thức ăn và loại thuốc quý đã cho thấy tính cách nồng hậu, cởi mở, hào phóng của người đồng bào Tây Nguyên. Những hoạt động thiết đãi tù trưởng Đăm Săn cũng chính là những hoạt động của dân làng khi tiếp đón, những vị khách quý từ phương xa. Bên cạnh đó, hình ảnh “cồng, chiêng” và “rượu cần” đã phản ánh hai phong tục lớn là tục đánh cồng chiêng và tục uống rượu cần. Cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà nó còn chứa đựng giá trị văn hóa của cộng đồng người Ê-đê. Còn tục uống rượu đóng vai trò thể hiện tinh thần tập thể của cộng đồng và sự hiếu khách của gia chủ. Có thể nói, những vật dụng trong căn nhà của người Ê-đê vừa gắn liền với hoạt động sống vừa phản ánh được sự giàu có, phồn vinh của cả một cộng đồng.

Như vậy, đoạn trích đã phản ánh tương đối đầy đủ văn hóa của cộng đồng người Ê-đê ở Tây Nguyên. Bên cạnh vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn thì nét đẹp văn hóa của cộng đồng này cũng đã tạo nên sức sống mãnh liệt cho bộ sử thi. Những vẻ đẹp ấy cần phải được bảo tồn và phát huy hơn nữa trong thời đại mới.

Bài báo cáo về vấn đề: “Không gian sinh hoạt của người Ê-đê được thể hiện trong đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” của em đến đây là kết thúc, em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 4

 Xác định yêu cầu cần thực hiện của bài tập, xem lại phần Kiến thức ngữ văn đọc lại các bài thơ trung đại đã học chú ý đến các yếu tố như thể loại thể thơ, bố cục các bài thơ, số câu trong một bài, số từ trong một câu,….

– Đọc lại các bài thơ Đường luật trong bài 6 và các bài thơ Đường luật đã học ở trung học cơ sở sưu tầm một số ý kiến kiến thức bên ngoài về thơ Đường Luật.

Lời giải chi tiết

Dàn ý

1. Mở đầu

– Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu: đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

– Nêu lí do, mục đích, phương pháp nghiên cứu.

+ Lí do: bản thân cảm thấy hứng thú với thơ Đường luật sau khi được học và tìm hiểu qua một số bài thơ trung đại.

+ Mục đích: giúp mọi người hiểu rõ và hứng thú khi học thơ Đường luật.

+ Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu qua sách vở.

2. Nội dung

– Giới thiệu một số bài thơ Đường luật đã học hoặc được biết đến.

– Phân tích bố cục chung của một bài thơ Đường luật qua một số bài thơ đã tìm hiểu.

– Giới thiệu về quy luật vần, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật.

3. Kết luận

Khái quát, tổng hợp các vấn đề đã trình bày.

Bài làm

PGS – TS Lã Nhâm Thìn từng nhận xét: “Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo và đạt được nhiều thành tựu lớn bậc nhất của văn học Việt Nam. Có nhiều tác giả, cũng có rất nhiều những đỉnh cao giá trị văn học thuộc về thơ Nôm Đường luật”. Quả thật, thơ Nôm Đường luật là một thể loại “có một không hai”, nó dường như luôn có ma lực hấp dẫn khiến không ít những người tâm huyết với nó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tìm ra ngọn nguồn của sức hấp dẫn ấy. Và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Thơ Nôm Đường luật là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc. Song, ảnh hưởng mà không bị “hoà loãng”, “hòa tan”. Trên bước đường dân chủ hóa, dân tộc hoá nền văn học Việt Nam, cha ông ta một mặt tiếp thu những thành tựu văn học của thơ Đường, mặt khác không ngừng Việt hoá, sáng tạo nhằm biến nó thành một di sản văn học mang đậm dấu ấn phong cách con người trung đại Việt Nam. Trong quá trình học tập, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật trong thơ Nôm của dân tộc, song xuất phát từ hệ thống cơ bản của đặc trưng thể loại thơ Đường luật thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc. Với tư cách người nghiên cứu khoa học về kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học như: Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,… Một mặt, để làm quen với các thao tác nghiên cứu văn học, mặt khác đây cũng là cơ hội để tiếp cận với một hiện tượng văn học vốn rất hấp dẫn và phong phú của nền văn học trung đại Việt Nam.

Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung. Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục. Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như: Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật. Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.

Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có “luật bằng”; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có “luật trắc”. Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi “thất luật”.

Ví dụ: xét câu “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ “tới” (thứ 2) và “xế” (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ “Ngang” là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.

Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ “B”, vần trắc bằng chứ “T”, những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:

1. Luật bằng trắc

Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền; thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng.

Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải “đối” nhau và hai câu 5, 6 cũng “đối” nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh… Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi “thất đối”.

Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông rợ mấy nhà,

“Lom khom” đối với “lác đác” (hình thể và số lượng – thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), “dưới núi” đối với “bên sông” (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên “lom khom dưới núi” và “lác đác bên sông” thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm “lom khom” chỉ dáng người của câu trên, và “lác đác” chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: “tiều vài chú” đối với “rợ mấy nhà” (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.

Nhị tứ lục phân minh (Câu 2,4,6 phải đối ý).

2. Niêm

Các câu trong một bài thơ Đường luật giống nhau về luật thì được gọi là “những câu niêm với nhau” (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì trong cả hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là “thất niêm”.

Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường luật chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

Còn đối với Nguyên tắc niêm ở thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: Câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 1. Chẳng hạn với luật vần bằng:

– B – T – B B

– T – B – T B

– T – B – T T

– B – T – B B

– B – T – B T

– T – B – T B

– T – B – T T

– B – T – B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

3. Vần

Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường luật chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Nếu một bài thơ Đường luật mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi “thất vần”.

Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường luật dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Hai chữ “tà” và “hoa” được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là “vần thông” vì chỉ phát âm gần giống nhau.

4. Bố cục

Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. “Đề” gồm 2 câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. “Thực” gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. “Luận” gồm 2 câu tiếp theo nữa, bình luận 2 câu thực. “Kết” là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là câu “thúc” (hay “chuyển”) và câu cuối là “hợp”. Có người cho rằng Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao

Đối ý: Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và cả 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải đối nhau. Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh đội đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới… Nếu trong một bài thơ đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau hoặc những câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi “thất đối”.

Thơ thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng chính điều đó lại được người xưa ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng họa… Và trong tất cả các kỳ thi xưa đều bắt thí sinh phải làm.

Tại quê hương của Đường thi cũng là nơi mà phong trào tập cổ, sáng tác thơ Đường luật rầm rộ nhất, lý luận thi pháp thơ Đường luật Trung Quốc không có khái niệm Đề, Thực, Luận, Kết mà thay bằng khái niệm đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên, nói ngắn gọn bằng tổ hợp bốn từ Khởi (khai), Thừa, Chuyển, Hợp. Tuy nhiên cách phân chia này cũng không khác gì cách phân Đề, Thực, Luận, Kết về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên, đa phần tài liệu Việt Nam vẫn đi theo cách chia Đề, Thực, Luận, Kết. Vì vậy, khi học hoặc tiếp cận Đường luật.

Một quan niệm khác áp dụng cấu trúc 2-4-2 cho bài thơ thất ngôn bát cú. Theo đó quan niệm này đứng ở góc độ không gian-thời gian nghệ thuật để khảo sát toàn bài dựa theo logic hai câu đầu và hai câu cuối bài thơ Đường luật thường yếu tố thời gian chiếm vị trí chủ đạo, còn bốn câu giữa trật tự không gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật.

Cũng cần nhắc đến quan điểm “Cảnh-Tình” của Kim Thánh Thán khi chia bài thất ngôn bát cú thành hai phần đều nhau, theo đó bốn câu trên của bài nặng về cảnh và bốn câu dưới nặng về tình.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng không cố tìm quy luật chung về bố cục để áp dụng trong hàng loạt bài thơ mà áp dụng quan điểm nghiên cứu đã có từ thời Minh mạt Thanh sơ ở Trung Hoa, quan điểm bám sát và tuân thủ cách phân chia bố cục của từng bài thơ theo mạch cảm xúc của thi nhân biểu hiện trong bài. Một ví dụ là bài thơ hết sức nổi tiếng Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoàn toàn có thể được phân tách theo bố cục 1/7, hoặc bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có thể bố cục 7/1 hoặc 1/6/1.

Khi làm thơ Đường Luật thì chúng ta phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không tuân theo đúng quy tắc thì dù nội dung bài thơ của bạn có hay đến mấy đi nữa thì cũng không được chấp nhận.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!