Updated at: 01-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm truyện SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm truyện SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 1

Câu 1

Từ những gì do bài viết tham khảo gợi lên, theo bạn, muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, người viết phải đặc biệt lưu ý những điểm gì?

Phương pháp giải:

– Đọc bài viết tham khảo trang 88.

– Chú ý luận điểm, luận cứ, cách dùng từ và giọng điệu trong bài tham khảo.

– Nêu những điểm cần lưu ý khi muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Lời giải chi tiết:

Những điểm cần lưu ý:

– Cần đưa ra những luận điểm, luận cứ xác đáng, mạch lạc và có sự logic.

– Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng chính xác và phải có sức thuyết phục với người khác.

– Giọng điệu, câu văn cần rõ ràng, ngắn gọn mà dễ hiểu, tạo sự hứng thú với người đọc, người nghe.

Câu 2

Vị thế của người thuyết trình có cần được thể hiện không? Nếu có nên thể hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

– Đọc bài viết tham khảo trang 88.

– Dựa vào vị thế của người thuyết trình trong bài tham khảo để đưa ra ý kiến của bản thân về vị thế của người thuyết trình.

Lời giải chi tiết:

– Vị thế của người thuyết trình có cần được thể hiện trong bài viết để nâng cao sức thuyết phục với người khác.

– Vị thế của người thuyết trình:

+ Là người từng bị nhiễm những thói quen xấu, thể hiện quan điểm của chính bản thân, có thể tăng thêm sức tin tưởng với người khác.

+ Là người ngoài cuộc, từng chứng kiến, tiếp xúc với những người có thói quen không tốt, nêu quan điểm và đưa ra những bằng chứng xác đáng, tạo sự hứng thú, sức thuyết phục với người khác.

Câu 3

Khi triển khai nội dung thuyết phục, việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

– Đọc bài viết tham khảo trang 88.

– Chú ý cách người viết đưa ra những lí lẽ, bằng chứng trong bài tham khảo.

– Nêu ý nghĩa của việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của việc suy đoán những lí lẽ phản bác của người được thuyết trình:

– Dự kiến được những lí lẽ phản bác được đưa ra, kiểm soát quá trình thuyết phục một cách tốt nhất.

– Người thuyết trình có thể kịp thời đưa ra những dẫn chứng làm rõ hơn về luận điểm của mình, phản bác lại lí lẽ của người được thuyết phục.

– Tránh sự mất bình tĩnh, bối rối khi bị người được thuyết phục phản bác.

Thực hành viết

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Phương pháp giải:

– Giới thiệu ngắn gọn về thói quen, quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ.

– Đưa ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng về những biểu hiện và lí do của thói quen, quan niệm đó.

– Chú ý cách triển khai luận điểm phải có sự mạch lạc, khoa học.

– Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen, quan niệm đó.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý bài viết số 1

  1. Mở bài: Giới thiếu ngắn gọn về thói quen đi học muộn và quan niệm của bản thân.
  2. Thân bài:
  3. a) Tác hại của việc đi học muộn:

– Đi học muộn có thể khiến ta mất uy tín, khiến các bạn và thầy cô không tin bạn và không muốn giao lưu với bạn nữa.

– Đi học muộn cũng làm cắt ngang mạch dạy học của thầy cô cũng như ảnh hưởng đến việc học của các bạn trong lớp.

– Đi học muộn còn khiến bạn bị mất kiến thức bài học, mất thời gian ôn lại bài mà mọi người đã học.

  1. b) Nguyên nhân dẫn đến việc đi học muộn có thể là những nguyên nhân khách quan như tắc đường, hỏng xe,… hay nguyên nhân chủ quên như ngủ quên hoặc đơn giản nó là một thói quen không thể bỏ.
  2. c) Biện pháp giúp bỏ thói quen đi học muộn:

– Sắp xếp thời gian hợp lý, cần dự tính thời gian cho những sự cố phát sinh thêm.

– Đặt đồng hồ báo thức hẹn giờ để tránh quên giờ và không lỡ mất thời gian.

– Rèn luyện bản thân nhiều hơn để không bị ỷ lại vào người khác.

  1. Kết bài: khẳng định lại vấn đề:

Cần từ bỏ thói quen đi học muộn để không làm mất thời gian của bản thân cũng như không làm ảnh hưởng đến người khác.

Bài văn mẫu 1

Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là bao lâu rồi? Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lí do hết sức vô lí được đưa ra.

Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,… và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy.

Việc mọi người đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen ngấm vào máu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn đến lớp muộn, có thể là nguyên nhân chủ quan với lí do làm bài tập ngủ muộn, sáng dậy muộn,… hay nguyên nhân khách quan như việc tắc đường, xe hỏng,…. Nhưng dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được. Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp với bản thân mình, giảm thiểu tối đa thời gian bị mất bởi những lí do không cần thiết.

Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lí. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí.

Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!

Bài văn mẫu 2

Bạn đã bao giờ đi học muộn chưa? Chưa ư? Hay là có mà không nhớ nổi? Tôi cá là trong suốt quãng đời học sinh cũng như sinh viên của mình bạn đã ít nhất một vài lần đi học muộn. Đi học muộn dường như là một đặc sản chỉ có ở hội sinh viên Việt Nam. Đây là một thói quen cực kỳ xấu và có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cá nhân mỗi người.

Quỹ thời gian của ai cũng cực kỳ quý giá và không phải lúc nào chúng ta cũng biết quản lý nó một cách hiệu quả, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Phần lớn thời gian trong ngày của những người trẻ là học tập, nghiên cứu, ăn, ngủ và có rất ít trong số đó phải làm việc. Thế nhưng nhiều người không hề biết trân trọng quỹ thời gian đó, sử dụng nó một cách vô cùng lãng phí. Điển hình trong số đó là tình trạng đi học muộn. Đáng nghẽ thời gian đó là để ngồi trên lớp, nghe thầy cô giáo giảng bài cùng các bạn thì chúng ta lại đang bận ngủ, bận ăn, bận chơi. Thật sự là chúng ta đang quá lãng phí thời gian của mình.

Đi học muộn tôi xin khẳng định đó là một thói quen xấu, trước hết nó khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu xí trong mắt bạn bè. Chẳng ai yêu thương và tôn trọng với người thường xuyên đi học muộn, danh dự cũng như uy tín của bạn sẽ bị suy giảm trong mắt người khác. Việc đi học muộn trước hết gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của chính bạn, vì bạn không tiếp thu được bài dạy của thầy cô do không đến lớp kịp, chẳng ai có thể giảng lại bài cho một mình bạn được. Sau đó nó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến những người xung quanh, thầy cô đang giảng bài bị cắt đứt mạch suy nghĩ, các bạn trong lớp cũng bị ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu bài học… khiến người khác vô cùng khó chịu với bạn.

Nguyên nhân do đâu khiến bạn đi học muộn, nếu vì một số lý do bất khả kháng như xe hỏng trên đường, xe buýt bị trễ giờ, trục trặc ở tuyến đường bạn đến trường thì sự cố đó có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vì một số lý do khác như do bạn ngủ quên, do bạn lười, cố tình đi học muộn để không bị kiểm tra bài cũ, hoặc bạn nghĩ rằng đi học muộn là sở thích của mình thì điều đó cực kỳ đáng lên án.

Nói chung dù là lý do gì đi chăng nữa thì việc đi học muộn cũng đã vi phạm đến nội quy trường lớp. Bây giờ bạn có thói quen đi học muộn và sau này bạn cũng có thói quen đi làm, đi chơi hoặc đi bất kỳ đâu cũng muộn, gây ảnh hưởng đến tập thể. Thói quen xấu này bạn cần phải từ bỏ ngay bây giờ. Bằng cách nào?

Thứ nhất hãy luôn chủ động quản lý quỹ thời gian cho mình, trân trọng thời gian vì nó là vàng bạc, một khi đã đánh mất thời gian thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được. Thứ hai hãy luôn ngủ sớm, đặt báo thức đúng giờ để chủ động về thời gian, không đi học khi quá kíp giờ. Thứ ba kiểm tra xe cộ thường xuyên, ngay từ hôm trước để khắc phục những sự cố nếu có. Và quan trọng hơn cả nếu bạn là người luôn có ý thức, chủ động, tích cực thì dù gặp hoàn cảnh nào bạn cũng không bao giờ đi học muộn.

Thói quen đi học muộn rất xấu và gây ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân bạn và những người xung quanh. Vậy thì bây giờ, ngay lúc này bạn hãy khắc phục và loại bỏ nó ngay nhé!

Dàn ý bải viết số 2

  1. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn vấn đề: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật.
  2. Thân bài.
  3. a) Giải thích quan niệm: Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
  4. b) Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:

– Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.

– Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay một sô quan niệm nhân quả kiếp trước, …

  1. c) Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật:

– Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng.

– Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá.

  1. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

Bài văn mẫu 2

Có câu nói rằng khi khỏe người ta ước cả trăm điều nhưng khi ốm yếu, người ta chỉ ước một điều duy nhất là làm sao cho khỏe lại. Ai cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh nhưng không phải ai cũng được như vậy. Nhiều người chỉ vì bị khiếm khuyết một bộ phận trên cơ thể mà không thể hòa nhập được với cộng đồng, bị kì thị và đối xử bất bình đẳng trong cuộc sống. Những người khuyết tật, tàn tật cũng có quyền con người, họ xứng đáng có một cuộc sống như những người bình thường, và chúng ta cần từ bỏ quan niệm về việc kì thị người khuyết tật, tàn tật.

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Người khuyết tật họ cũng giống như bao nhiêu người bình thường khác họ cũng được pháp luật quy định là có quyền con người,  họ có những quyền cơ bản của công dân không chỉ có vậy mà người khuyết tật còn được pháp luật quy định là được bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội mà không phải chịu bất kì sự kì thị và phân biệt đối xử nào của xã hội. Để bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật, pháp luật cũng quy định rõ ràng và chi tiết những nghiêm cấm hành vi kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật. Do đó bất kì người nào có thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng và có hành vi xa lánh, phỉ báng, có thành kiến, hoặc ngược đãi, hạn chế quyền của người khuyết tật thì đều vi phạm quy định pháp luật người khuyết tật và sẽ phải chịu hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của mình.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến quan niệm kì thi người khuyết tật? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật, trong đó cơ bản từ nhận thức khái niệm khuyết tật. Đầu tiên phải kể đến là do những quan niệm mê tín dị đoan cho rằng người bị khuyết tật là do thuyết nhân quả của người đó kiếp trước ở ác thì kiếp này gặp ác hay là cái quan niệm nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái gánh và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt. Một số người cho rằng người khuyết tật là một phần hiện thân của điều đen đủi và không may mắn; họ sợ người khuyết tật sẽ đem lại sự đen đủi. Với những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật được xem như là những người không bình thường và sự không lành lặn trên cơ thể sự khiếm khuyết đi một bộ phận nào đó chính vì điều này mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì những quan niệm đã khiến những người khuyết tật này khó có thể hòa nhập vào cộng cồng và sinh sống như những người bình thường khác được.

Trong cuộc sống, người khuyết tật phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do tình trạng khuyết tật gây ra, từ việc thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày, học tập, việc làm đến tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội…. Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. Tại cộng đồng, người khuyết tật thường bị chế nhạo, bị lăng mạ; người ta thường xa lánh, tránh gặp người khuyết tật trước khi làm việc gì đó quan trọng như đi công tác xa, đi du lịch, đi thi…. Càng khó khăn hơn nữa là người khuyết tật còn bị đổi xử bất công ngay trong chính gia đình mình, họ bị bố mẹ, anh chị em trong nhà coi là gánh nặng nên thường xuyên bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí còn bị bỏ rơi, không chăm sóc. Tuy gặp nhiều khó khăn, vất var trong cuộc sống nhưng nhiều người khuyết tật vẫn vượt qua thử thách bằng chính nghị lực bản thân, đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực: học tập, lao động sản xuất, thể thao, văn hóa nghệ thuật…

Pháp luật Việt Nam quy định cá nhân, tổ chức không được kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật dưới bất kì hình thức nào. Người khuyết tật khi được sinh ra không được bình thường như bao người khác, đây đã là một sự thiệt thòi lớn nhất đối với người khuyết tật khi bị khiếm khuyết đi một phần của cơ thể. Những người khuyết tật này họ đã phải rất mạnh mẽ để có thể vượt qua được mọi khó khăn trong sinh hoạt để hòa nhập với xã hội. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

Bài văn mẫu 2

Chẳng ai mong muốn mình sinh ra lại bị thiếu thốn, thiệt thòi về thể xác cả. Chúng ta may mắn thì được lành lặn như bao người. Nhưng cũng có biết bao nhiêu người sinh ra thiệt thòi, người thị khuyết tật về chân tay, người lại khuyết tật về bộ não. Người khuyết tật là những người không được lành lặn, may mắn như người bình thường, họ đã phải chịu những sự dày vò về thể xác, đau đớn hơn còn có rất nhiều người kém hiểu biết kỳ thị, xa lánh họ. Vấn nạn kỳ thị, xa lánh người khuyết tật thực sự rất nghiêm trọng, có thể gây ra những hệ luỵ lâu dài trong xã hội.

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ thiếu tôn trọng, xa lánh, phân biệt đối xử với những người khuyết tật. Có thể chỉ bằng một ánh mắt coi thường xa lánh hoặc có thể là thái độ thiếu hòa nhã, tôn trọng với họ. Thấy họ đến thì dè bỉu, chê bai, xa lánh không ngồi cùng với họ. Chúng ta công nhận trong xã hội này có rất rất nhiều những thái độ, hành vi kỳ thị người khuyết tật vẫn đang xảy ra hàng ngày. Vấn nạn này thực sự rất đáng báo động.

Pháp luật Việt Nam đã quy định người khuyết tật có quyền bình đẳng như bao người bình thường khác, họ cần được đối xử như những người bình thường. Vì vậy bất kỳ hành vi kỳ thị, đối xử phân biệt, thậm chí phỉ báng, xúc phạm, đánh đập họ đều có thể bị xử phạt. Biết được điều đó nhưng vẫn có rất nhiều người có thái độ phân biệt, kỳ thị với những người khuyết tật. Tại sao vậy?

Thứ nhất là những nhận thức còn eo hẹp của những người xung quanh. Rất nhiều người cho rằng người khuyết tật là do kiếp trước làm nhiều điều ác nên kiếp này bị trừng phạt, do đó, kỳ thị với họ là xứng đáng với những gì họ nhận được. Thứ hai là có một số người quan niệm những người khuyết tật có hình dạng xấu xí, dị hợm, tiếp xúc hay qua lại với họ chỉ mang đến những điều xui xẻo, đen đủi nên giữ khoảng cách với họ, lập ra ranh giới với họ. Tóm lại sự kỳ thị với người khuyết tật đều xuất phát từ những nhận thức lệch lạc của con người.

Hậu quả của sự kỳ thị này vô cùng nghiêm trọng. Trước hết là với chính những người khuyết tật. Do bị kỳ thị, xa lánh họ không được tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã hội, hậu quả là không xin được việc, không thể lao động sản xuất để nuôi sống bản thân mình. Sau nữa là cho xã hội, những người khuyết tật không lao động được thì cũng là gánh nặng cho xã hội. Rất nhiều người khuyết tật bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí bị bỏ rơi, nguyền rủa, không chăm sóc, điều đó thực sự là tiếng chuông đáng báo động về sự suy đồi đạo đức trong xã hội.

Tóm lại kỳ thị những người khuyết tật là một hành vi xấu xí, rất đáng lên án. Chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấy được rằng: họ rất đáng thương, sinh ra đã thiệt thòi hơn người khác, chúng ta thay vì kỳ thị họ hãy đối xử bình đẳng với họ, động viên họ để họ có thêm nghị lực sống, trở thành người có ích cho xã hội.

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm truyện SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 2

Câu 1 trang 52 SGK Ngữ Văn 10 tập hai Chân trời sáng tạo

Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm chưa?

Trả lời

Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

Câu 2 trang 52 SGK Ngữ Văn 10 tập hai Chân trời sáng tạo

Bài viết đã chỉ ra tác hại của thói quen và lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động bằng các lí lẽ, bằng chứng nào? Các lí lẽ, bằng chứng ấy có được sắp xếp hợp lí không?

Trả lời

– Lí lẽ 1: Lạm dụng điện thoại di động là sử dụng điện thoại di động một cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

+ Những bạn trẻ chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại, thức đến hai, ba giò sáng để theo dõi những dòng cập nhật trên mạng xã hội.

+ Việc lạm dụng điện thoại di động khiến chúng ta mất tập trung trong giờ học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.

+ Việc lạm dụng điện thoại di động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.

– Lí lẽ 2: Nếu ta từ bỏ được thói quen lạm dụng điện thoại di động, tức là sử dụng một cách có ý thức, đúng nơi, đúng lúc, thì chiếc điện thoại di động lại trở thành công cụ hữu ích cho cuộc sống của chúng ta.

+ Bằng chứng: Các ứng dụng trên điện thoại di động giúp ích cho con người trong việc soạn thảo văn bản, chụp ảnh, dựng phim, phục vụ đắc lực cho các bài thuyết trình trên lớp.

→ Lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp hợp lí. Bằng chứng được xếp đứng ngay sau lí lẽ, nhằm bổ sung, làm sáng rõ và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.

Câu 3 trang 52 SGK Ngữ Văn 10 tập hai Chân trời sáng tạo

Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề có được thể hiện rõ ràng, nhất quán không?

Trả lời

Quan điểm, thái độ của người viết về vấn đề đã được thể hiện rõ ràng, nhất quán. Các lí lẽ, bằng chứng đều nhằm mục đích thuyết phục các bạn học sinh từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động.

Câu 4 trang 52 SGK Ngữ Văn 10 tập hai Chân trời sáng tạo

Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết đã phù hợp với mục đích của bài luận hay chưa?

Trả lời

Cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của người viết vừa phải, gần gũi nhằm giúp người đọc hiểu được tác hại của việc lạm dụng điện thoại di động cũng như lợi ích của việc sử dụng điện thoại di động đúng cách à phù hợp với mục đích của bài luận.

Câu 5 trang 52 SGK Ngữ Văn 10 tập hai Chân trời sáng tạo

Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì khi thực hiện một bài luận tương tự?

Trả lời

Một số lưu ý bản thân rút ra được:

– Cần sắp xếp các bằng chứng đứng ngay sau lí lẽ.

– Thể hiện rõ ràng quan điểm, cách nhìn của bản thân về vấn đề đó.

– Sau khi đưa ra các luận điểm thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, cần phải đưa ra giải pháp khả thi để người đó có thể thực hiện được.

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm truyện SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 3

. Dàn ý Viết Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm: Thói quen không làm bài tập ở nhà

1. Mở bài
– Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: thói quen không làm bài tập ở nhà.
2. Thân bài
– Nguyên nhân:
+ Do lười biếng, có suy nghĩ ỷ lại vào người khác.
+ Không có động lực học, học với thái độ chống đối.
+ Dành thời gian cho những việc không cần thiết.
– Biểu hiện:
+ Lên mạng tìm lời giải.
+ Làm bài qua loa, nhằm đủ số lượng.
+ Đến lớp mượn vở bạn để chép.
– Tác hại của thói quen không làm bài tập ở nhà:
+ Không tích lũy, bồi dưỡng được các kiến thức “học trước quên sau”.
+ Kết quả học tập giảm sút, không có sự tiến bộ.
+ Bản thân có tính ỷ lại, “bất cần đời”, làm việc trên tinh thần chống đối, cho qua.
+ Chán nản với việc học.
– Lợi ích của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà:
+ Giúp ôn lại kiến thức đã học, đồng thời mở rộng và nâng cao bài học.
+ Rèn luyện tinh thần tự giác, chăm chỉ, có trách nhiệm.
– Giải pháp:
+ Tự cân bằng thời gian học và chơi.
+ Đề ra mục tiêu cụ thể.
3. Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà.

II. Bài văn mẫu tham khảo: Bài luận thuyết phục từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà

Từ lâu, làm bài tập về nhà đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của người học. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng nhận thức được điều đó. Một vài người đã hình thành và cho mình thói quen không làm bài tập về nhà. Đây là một thói quen xấu, cần gạt bỏ kịp thời.

Thông thường, sau mỗi tiết học, giáo viên bộ môn sẽ giao bài tập để học sinh củng cố và ôn tập kiến thức. Ấy vậy, vài bạn vẫn chưa nhận ra ý nghĩa thiết thực của thói quen này. Có bạn thì lười biếng, không muốn làm. Số khác lại bị hấp dẫn bởi điện thoại, mạng xã hội nên quên mất việc làm bài. Những bạn này thường dành thời gian cho các hoạt động vô bổ, không cần thiết như lướt Tiktok, Facebook, xem phim,… Một vài cá nhân luôn mang trong mình suy nghĩ ỷ lại vào người khác, đợi mai tới lớp chép bài bạn. Có thể nói, những nguyên nhân trên đây xuất phát từ chính bản thân người học.

Nếu thói quen này vẫn tiếp diễn, người học sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khó lường. Trước hết, không làm bài tập về nhà đồng nghĩa với không tích lũy, bồi dưỡng các kiến thức quan trọng, dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”. Như vậy, đến kỳ thi hoặc kì kiểm tra, trong đầu chúng ta chẳng có tri thức. Từ đây, một số người sẽ bất chấp nội quy mà làm ra các hành vi tiêu cực như quay cóp, gian lận. Dần dần, kết quả học tập giảm sút, không có sự tiến bộ hoặc vươn lên tích cực.

Bạn thân mến, thực hiện một công việc mang ý nghĩa tốt đẹp thì chẳng bao giờ là vô bổ và tốn thời gian cả. Người xưa đã từng nói “học đi đôi với hành”. Chỉ học lí thuyết mà không thực hành, vận dụng thì rất dễ quên. Hoàn thiện bài tập về nhà sẽ giúp chúng ta ôn tập các tri thức, đồng thời mở rộng, nâng cao bài học. Nhờ đó, chúng ta trở nên tự tin, hứng thú hơn trong việc học và kết quả cũng có sự cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, làm bài tập về nhà cũng rèn luyện tinh thần tự giác, chăm chỉ, có trách nhiệm ở mỗi người.

Mỗi người phải nhận ra tầm quan trọng của việc học, dù là học trên trường lớp hay ở nhà. Hãy từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà ngay từ bây giờ, bạn nhé! Không ai cấm hay ngăn cản việc giải trí sau giờ học mệt mỏi nhưng mọi người cần tự cân bằng thời gian học và chơi. Chúng ta có thể lập thời gian biểu sao cho hợp lí, dành thời gian tự học khoảng 1-2 tiếng/ngày. Chúng ta cũng nên đề ra các mục tiêu cụ thể, nhằm kích thích tinh thần nỗ lực của bản thân. Khi gặp các vấn đề khó, mọi người hãy cố gắng trao đổi với bạn bè, thầy cô thay vì chán nản, từ bỏ. Các bạn nên nhớ rằng không ai sinh ra đã là thiên tài, chỉ có “luyện mãi thành tài” mà thôi.

Bài tập về nhà chưa bao giờ là thừa thãi và vô tác dụng. Chúng ta hãy rèn luyện và bồi dưỡng thói quen thói quen tốt đẹp này để thêm chủ động, tự giác trong quá trình học. Khi đó, thầy cô và cha mẹ sẽ ghi nhận và hài lòng với những cố gắng của học trò, con cái.

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm truyện SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 4

I. Dàn ý viết Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm: Thói quen không chuẩn bị bài mới

1. Mở bài
– Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: thói quen không chuẩn bị bài mới.
2. Thân bài
– Nêu biểu hiện của thói quen không chuẩn bị bài mới:
+ Không chuẩn bị bài mới.
+ Chuẩn bị đối phó: lên mạng chép bài soạn, làm bài qua loa, mượn vở bạn để chép.
– Nêu ra nguyên nhân của thói quen này:
+ Cảm thấy việc chuẩn bị bài mới là không cần thiết.
+ Lười biếng, không tự giác trong học tập.
+ Ỷ lại, trông đợi vào người khác.
+ Bị chi phối bởi các thú vui khác.
– Nêu lên tác hại của thói quen này:
+ Không chủ động trong việc tích lũy kiến thức.
+ Không thể bắt kịp bài học.
+ Học trong tình trạng lơ mơ, hời hợt.
+ Kết quả học tập giảm sút.
– Lợi ích của việc từ bỏ thói quen không chuẩn bị bài mới:
+ Chủ động trong học tập, giúp lĩnh hội tri thức tốt hơn.
+ Dễ dàng nắm bắt bản chất bài học.
– Giải pháp để từ bỏ thói quen không chuẩn bị bài mới:
+ Dành thời gian tự học.
+ Trao đổi thêm với thầy cô, bạn bè.
+ Sắp xếp thời gian hợp lí.
3. Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không chuẩn bị bài mới.

II. Bài văn mẫu tham khảo: Bài luận thuyết phục từ bỏ thói quen không chuẩn bị bài mới

Hiện nay, rất nhiều bạn học sinh không nhận thức được hệ lụy từ thói quen không chuẩn bị bài mới trước giờ học. Đây là một thói quen xấu, gây ảnh hưởng rất lớn tới việc học mà chúng ta cần loại bỏ và thay đổi.

Giờ đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp tình trạng không chuẩn bị bài mới ở người học. Buổi tối về nhà, một số bạn chỉ soạn sách vở cho ngày mai rồi cất luôn vào cặp mà không chịu mở ra đọc. Bên cạnh đó, vài cá nhân chuẩn bị bài mới một cách qua loa, hời hợt, mang tính chống đối. Thậm chí, nhiều người còn lười biếng, đợi sáng mai tới lớp mượn vở bạn để chép. Tất cả biểu hiện trên đây đã phản ánh thái độ học tập yếu kém, tiêu cực. Mọi người thường có xu hướng: hoàn thiện bài tập về nhà là xong nhiệm vụ, không cần đọc bài mới. Tư tưởng này xuất phát từ suy nghĩ phiến diện và sự lười biếng của mỗi cá nhân. Thay vì ngồi học tập nghiêm túc, vài bạn bị hấp dẫn, chi phối bởi các thú vui trên mạng internet. Họ có thể dành hàng giờ để đọc truyện, nhắn tin, lướt Tiktok, Facebook cùng vô số mạng xã hội khác. Phải đến khi cha mẹ, thầy cô thúc giục, nhắc nhở, họ mới bắt đầu ngồi xuống học tập với tâm thế bắt ép, chán nản.

Không chuẩn bị bài mới sẽ làm người học trở nên thụ động trong việc tích lũy kiến thức. Đối với những bài học khó, nếu không đọc và chuẩn bị trước, chúng ta dễ dàng hổng tri thức. Việc bắt kịp bài vở hay lời giảng từ thầy cô sẽ rất khó khăn. Dần dần, chúng ta sẽ học với tinh thần lơ mơ, hời hợt, không hiểu bài. Ngoài ra, cảm giác chán nản cùng tâm lí sợ sệt cũng được hình thành ở người học yếu. Cuối cùng, kết quả học tập bị giảm sút đáng kể.

Vì thế, mỗi người cần loại bỏ thói quen xấu ngay từ bây giờ. Từ bỏ thói quen không chuẩn bị bài mới sẽ giúp các bạn học sinh chủ động học tập. Khi có sự chuẩn bị từ trước, chúng ta lĩnh hội tri thức một cách toàn diện và nhanh chóng. Không còn những sợ sệt, lo lắng vì phải tiếp nhận kiến thức mới, chúng ta dễ dàng nắm bắt bản chất vấn đề. Cứ như vậy, mọi người sẽ cảm thấy hứng thú với việc học, trở nên hăng hái hơn bao giờ hết. Kết quả học tập nhờ đó mà có sự cải thiện, tiến bộ.

Để từ bỏ được thói quen này, từng cá nhân phải sắp xếp thời gian hợp lí. Hãy phân bố thì giờ giải trí, sinh hoạt, học tập sao cho điều độ, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, Mỗi người cần dành chút thời gian tự học nhằm rèn luyện tinh thần tự giác. Nếu gặp phải các kiến thức, bài tập khó, chúng ta không nên bỏ cuộc. Thay vào đó, chúng ta có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô để tìm ra đáp án hoặc phương hướng giải quyết.

Lê-nin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”. Việc học chưa bao giờ là thừa thãi và vô bổ. Vậy nên, chúng ta phải nhận ra những hậu quả của thói quen không chuẩn bị bài mới và có các hành động kịp thời.

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm truyện SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 5

I. Dàn ý Viết Bài luận thuyết phục người khác từ một bỏ thói quen hay một quan niệm: Thói quen hay ăn quà vặt trong lớp

1. Mở bài
– Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: thói quen hay ăn quà vặt trong lớp.
2. Thân bài
– Biểu hiện của thói quen hay ăn quà vặt trong lớp:
+ Mang đồ ăn vào lớp học, ăn trong giờ học.
– Nguyên nhân của thói quen này:
+ Các bạn học sinh chưa nhận thức rõ về mặt xấu của hành vi này.
+ Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.
– Tác hại của thói quen ăn quà vặt trong lớp:
+ Không tập trung tiếp thu kiến thức bài học.
+ Làm cho lớp học trở nên lộn xộn, mất trật tự.
+ Gây ảnh hưởng tới giáo viên và các bạn khác.
+ Có hại với sức khỏe.
– Lợi ích của việc từ bỏ thói quen này:
+ Không làm ảnh hưởng tới tập thể.
+ Rèn thói quen ăn “đúng nơi, đúng chỗ”, “giờ nào làm việc nấy”.
+ Bảo vệ môi trường trong nhà trường và lớp học.
– Giải pháp để từ bỏ thói quen ăn quà vặt trong lớp:
+ Nhà trường và thầy cô nên quản lí, siết chặt các hành vi ăn quà vặt trong trường lớp.
+ Cha mẹ không nên dung túng, chiều chuộng con cái.
+ Chủ động ăn uống đầy đủ ở nhà trước khi tới trường.
3. Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen ăn quà vặt trong lớp.
Soan bai Viet bai luan thuyet phuc nguoi khac tu bo thoi quen

II. Bài văn mẫu tham khảo: Bài luận thuyết phục từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt trong lớp

Trong đời học sinh, chắc hẳn, ai cũng từng một lần ăn quà vặt bên ngoài cổng trường. Nếu chúng ta ăn đúng lúc, đúng chỗ thì việc ăn quà vặt không có gì là sai trái. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều trường hợp mang đồ ăn vào lớp, hình thành nên thói quen xấu – thói quen ăn quà vặt trong lớp.

Thường thường, vào giờ truy bài, đa số các bạn học sinh sẽ tranh thủ thời gian để ăn sáng. Việc làm này diễn ra thường xuyên, không phải ngày một ngày hai, dần dần tạo thành thói quen khó bỏ. Không chỉ vậy, mỗi giờ ra chơi, vài cá nhân thường rủ nhau xuống căng-tin mua đồ: bim bim, xúc xích, xôi,… Những bạn này không ăn trực tiếp tại đó mà đem về lớp. Đến tiết học, họ mới bắt đầu bỏ ra ăn uống và cười đùa vô tư. Đây đều là các hành động vô cùng xấu xí, phản cảm.

Có thể thấy, nguyên nhân gây ra thói quen này xuất phát từ chính bản thân người học sinh. Các bạn ấy không ý thức được việc làm của mình. Họ đơn thuần nghĩ rằng “đói là phải ăn” nên hồn nhiên ăn trong giờ, mặc kệ việc thầy cô đang giảng bài phía trên. Bên cạnh đó, một số người thì bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Thấy bạn ăn vui quá nên lần sau cũng bắt chước bạn mình.

Trước hết, ăn quà vặt trong lớp sẽ gây ảnh hưởng tới giáo viên và bạn bè xung quanh. Trong khi các thầy cô dành hết nhiệt huyết để giảng dạy, chúng ta lại vô tư ăn uống bên dưới. Hành động ấy là không tôn trọng giáo viên. Tiếp đến, thói quen này còn làm cho lớp học trở nên lộn xộn, mất trật tự. Người học chẳng thể chú tâm lĩnh hội kiến thức.

Nếu tất cả các bạn học sinh từ bỏ được thói quen ăn quà vặt thì tiết học không còn những hành động nhốn nháo, vô ý thức. Chúng ta cũng dễ dàng tập trung tiếp nhận, tích lũy kiến thức từ thầy cô. Ngoài ra, mọi người có thể rèn luyện thói quen ăn đúng nơi, đúng chỗ, “giờ nào làm việc nấy”. Như vậy, học sinh sẽ tránh được tình trạng ăn uống mất vệ sinh, gây hại tới sức khỏe bản thân.

Thay đổi một thói quen chưa bao giờ là dễ dàng. Thế nhưng, hãy lấy những lợi ích của từ bỏ thói quen này để tạo thành động lực. Mỗi người cần ý thức sâu sắc về việc ăn đúng lúc, đúng chỗ, biết giữ gìn vệ sinh trường học. Chúng ta nên chủ động dậy sớm, ăn uống đầy đủ ở nhà trước khi tới lớp. Cha mẹ cần nhắc nhở nhiều hơn, không dung túng và chiều chuộng con cái quá mức. Thầy cô nên có các biện pháp quản lí, siết chặt hành vi ăn quà vặt trong lớp. Tất cả những giải pháp này không chỉ góp phần giảm thiểu tình trạng ăn quà vặt mà còn giúp tiết kiệm tiền bạc, giữ gìn sức khỏe.

Mong rằng, các bạn sẽ nhận thức đầy đủ và toàn diện về vấn đề này. Không có thói quen nào là khó bỏ, chỉ sợ lòng người không bền gan quyết chí. Hãy chung tay xây dựng môi trường học đường văn minh, thân thiện và tốt đẹp, bạn nhé!

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm truyện SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 6

I. Dàn ý Viết Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm: quan niệm kỳ thị người khác giới

1. Mở bài
– Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: quan niệm kỳ thị người khác giới.
2. Thân bài
– Giải thích:
+ Người khác giới là những cá nhân thuộc cộng đồng LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender).
+ Những người này có thể bị thu hút bởi người cùng giới, cả hai giới.
+ Số khác thì nghĩ mình thuộc giới tính nam/ nữ nên đã phẫu thuật chuyển giới để thay đổi hình thể.
– Nguyên nhân của quan niệm kỳ thị người khác giới:
+ Xuất phát từ nhận thức phiến diện của một bộ phận người.
+ Xuất phát từ tư tưởng xưa cũ ở một số người.
– Biểu hiện của quan niệm này:
+ Hắt hủi, chửi bới, kỳ thị người khác giới.
+ Cấm đoán, làm mọi cách để người khác giới trở lại “bình thường”: đi bệnh viện, tìm đến tâm linh.
– Tác hại của quan niệm kỳ thị người khác giới:
+ Khiến họ mặc cảm, tự tin.
+ Gây nên tổn thương tâm lí cho họ
– Nêu lên lợi ích khi từ bỏ quan niệm:
+ Giúp họ hòa nhập với cộng đồng và tự tin vào bản thân mình.
+ Xã hội trở nên văn minh, thân thiện và hạnh phúc.
– Giải pháp để từ bỏ quan niệm kỳ  thị người khác giới:
+ Có nhận thức đầy đủ về giới.
+ Loại bỏ các suy nghĩ yếu kém, phiến diện.
3. Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ quan niệm kỳ thị người khác giới.

II. Bài văn mẫu tham khảo: Bài luận thuyết phục từ bỏ quan niệm kỳ thị người khác giới

Hiện nay, cụm từ LGBT đã không còn là định nghĩa mới mẻ với chúng ta. Bên cạnh những người luôn tôn trọng, ủng hộ cộng động giới tính thứ ba thì vẫn còn một số cá nhân tỏ ra khinh thường, kỳ thị họ. Đây là các suy nghĩ, hành xử phiến diện cần phải xóa bỏ ngay từ bây giờ.

Từ xưa đến nay, chúng ta thường biết đến hai giới tính là nam và nữ ở con người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta còn bắt gặp sự xuất hiện của cộng đồng LGBT – người thuộc giới tính thứ ba. Bốn chữ LGBT là viết tắt của các từ: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính) và Transgender (người chuyển giới). Những người thuộc giới này vẫn có hình hài cơ thể giống người bình thường. Song, sự khác biệt lớn nhất nằm ở tâm lí và xu hướng tình dục. Họ có thể bị thu hút bởi người cùng giới, cả hai giới. Hoặc số khác thì nghĩ mình thuộc giới tính nam/ nữ nên đã phẫu thuật chuyển giới để thay đổi hình thể.

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức đầy đủ về các đối tượng này. Một bộ phận người có cái nhìn phiến diện, suy nghĩ yếu kém, tỏ ra kỳ thị LGBT. Họ coi người thuộc giới tính thứ ba là kẻ tâm thần, dị dạng về hình hài và biến chất về nhân cách. Dần dần, những cá nhân này làm ra các hành động xấu xí nhằm xua đuổi, “ngăn chặn” LGBT. Ngôn từ thô tục, xúc phạm trở thành vũ khí tấn công cộng đồng LGBT. Không ít trường hợp, gia đình cấm đoán, chửi bới, thậm chí là đưa đến bệnh viện hoặc tìm đến tâm linh với mong muốn con mình trở lại “bình thường”.

Đứng trước sự tấn công như vậy, không ít bạn thuộc giới tính thứ ba tỏ ra hoài nghi chính mình hoặc cảm thấy tự ti, mặc cảm về “sự khác người” của bản thân. Lâu ngày, họ trở nên nhạy cảm, lo lắng và dễ dàng tổn thương tâm lí. Mỗi khi ra ngoài, họ phải cẩn thận dè chừng để trốn tránh cái nhìn soi mói, kỳ thị của người đời.

Ngày 17 – 5 – 1990, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức “loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần”, “đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được”. Vậy nên, xóa bỏ quan niệm kỳ thị người khác giới sẽ giúp các đối tượng này hòa nhập với cộng đồng. Từ đây, họ trở nên mạnh dạn, tự tin vào bản thân. Họ có thể thoải mái thể hiện cá tính, phô bày con người thật của mình. Không chỉ vậy, gạt bỏ quan niệm kỳ thị người khác giới còn giúp xã hội trở nên văn minh, thân thiện và hạnh phúc.

Có thể thấy, người thuộc giới tính thứ ba luôn nỗ lực thay đổi và hòa nhập cùng tập thể. Do đó, mỗi người cần nhìn nhận toàn diện về giới và cộng đồng LGBT. Để từ bỏ được quan niệm kỳ thị người khác giới, chúng ta nên tìm hiểu, tiếp thu kiến thức giới. Hãy giúp đỡ, cảm thông, lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn. Đừng vội “trông mặt mà bắt hình dong”, bạn nhé!

Quan niệm kỳ thị người khác giới không nên tồn tại trong mọi xã hội bởi ai cũng có quyền được lựa chọn và sống theo cách mình mong muốn. Chúng ta hãy thay đổi nhận thức và cùng nhau chung tay một cộng đồng văn minh, lịch sự, ở đó, tất cả mọi người đều hạnh phúc và vui vẻ.

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm truyện SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 7

Trong đời sống xã hội, sự đồng thuận luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Vì sự đồng thuận đó, mỗi chúng ta không ít lần được đặt vào tình huống phải thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, có khi bằng lời nói trực tiếp, có khi bằng bài luận. Để viết bài luận thuyết phục, ngoài việc nắm vững quy cách triển khai bài văn nghị luận nói chung, bạn phải chứng tỏ được nhiều điều: sự hiểu biết về chuẩn mực ứng xử; tinh thần cảm thông, chia sẻ với đối tượng được thuyết phục; niềm tin tưởng vào điều mình đang hướng tới; nét lịch lãm, tế nhị trong cách sử dụng ngôn ngữ;…

* Yêu cầu

– Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.

– Chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.

– Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối với cá nhân và cộng đồng.

– Nêu những giải pháp mà người được thuyết phục có thể thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp.

Phân tích bài viết tham khảo

Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?

– Nhan đề bài viết cho biết vấn đề được bàn luận.

– Đoạn văn 1: Xác lập vị thế, giọng điệu người trong cuộc, người chứng kiến, trải nghiệm,… Nêu thói quen cần từ bỏ.

– Đoạn văn 2: Bày tỏ thái độ cảm thông, hiểu biết, chia sẻ để gây thiện cảm hay tạo nên ấn tượng tích cực cho đối tượng được thuyết phục.

– Đoạn văn 3: Chỉ ra các biểu hiện của thói quen cần từ bỏ và phân tích mặt tiêu cực của thói quen đó.

– Đoạn văn 4: Bày tỏ tinh thần sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ của mình đối với người được thuyết phục.

– Đoạn văn 5: Khái quát lại vấn đề, nâng lên thành bài học nhận thức, ứng xử.

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Từ những điều bài viết tham khảo gợi lên, theo bạn, muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, người viết phải đặc biệt lưu ý những điểm gì?

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý:

– Cần đưa ra những lí lẽ, bằng chứng chính xác và phải có sức thuyết phục.

– Cần đưa ra những luận điểm và luận cứ mạch lạc, có sự logic.

– Giọng điệu, câu văn cần rõ ràng, ngắn gọn mà dễ hiểu, tạo sự hứng thú với người đọc, người nghe.

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Vị thế của người thuyết phục có cần được thể hiện không? Nếu có, nên thể hiện như thế nào?

Trả lời:

– Vị thế của người thuyết trình có cần được thể hiện trong bài viết để nâng cao sức thuyết phục với người khác.

– Vị thế của người thuyết trình:

+ Là người từng trải khi chính bản thân đã từng mắc thói quen xấu ấy, như vậy, bài thuyết trình sẽ thêm phần thuyết phục.

+ Là người ngoài cuộc, từng chứng kiến, tiếp xúc với những người có thói quen không tốt, nêu quan điểm và đưa ra những bằng chứng xác đáng, tạo sự hứng thú, sức thuyết phục với người khác.

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Khi triển khai nội dung thuyết phục, việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa của việc suy đoán những lí lẽ phản bác của người được thuyết trình:

– Kịp thời đưa ra những dẫn chứng để làm luận điểm của mình thêm phần đúng đắn.

– Dự kiến những câu hỏi hoặc những lí lẽ phản bác có thể được đưa ra.

– Tránh sự mất bình tĩnh, bối rối khi bị người được thuyết phục phản bác.

* Thực hành viết

  1. Chuẩn bị viết

Có thể lựa chọn các đề tài:

– Về các thói quen cần từ bỏ: đi học muộn, nói dối, không làm bài tập ở nhà, không chuẩn bị bài mới, hay ăn quà vặt trong lớp học, hay dựa dẫm ỷ lại,…

– Về các quan niệm cần từ bỏ: kì thị người khác giới, kì thị người tàn tật, coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn,…

Nhìn chung, đề tài được chọn nên là các thói quen hay quan niệm mang tính phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với việc xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường sống tốt đẹp, văn minh, văn hóa.

+ Chọn đề tài: Thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen nói dối.

  1. Tìm ý, lập dàn ý
  2. Tìm ý:

Để tìm ý, có thể đặt ra câu hỏi:

– Thói quen hay quan niệm cần từ bỏ ấy có phổ biến không?

– Những biểu hiện cụ thể nào của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ ấy phải được nhắc đến?

– Vì sao cần phải từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy? (Nó đã ảnh hưởng không tốt đến bạn và môi trường hoặc cộng đồng như thế nào?)

+ Dần hình thành tính cách xấu, thói quen nói dối ban đầu là nói dối những điều nhỏ nhặt, sau lớn dần thành nói dối những việc lớn hơn thậm chí là lừa đảo.

+ Bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác.

+ Một khi ta đã làm sai chuyện gì, ta vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm.

– Việc từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy nên được thực hiện ra sao?

+ Mỗi người cần tự điều chỉnh bản thân mình, thành thật với bản thân cũng như người khác, hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp.

+ Gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, giáo dục chúng đức tính thật thà, trung thực.

+ Nhà trường có biện pháp quản lí học sinh hợp lí, xử lí những học sinh nói dối vi phạm nội quy trường lớp.

– Tôi và những người khác có thể hỗ trợ gì cho bạn?

  1. Lập dàn ý:

– Mở bài: Nêu thói quen hay quan niệm mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ (có thể gợi ra bối cảnh của việc thuyết phục và xác định vị thế phát ngôn của người viết).

– Thân bài:

+ Trình bày biểu hiện của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.

+ Phân tích lí do nên từ bỏ thói quen hay quan niệm đó.

+ Đề xuất cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen hay quan niệm không phù hợp.

+ Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi người được thuyết phục từ bỏ thói quen hay quan niệm không phù hợp.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen hay quan niệm đã được đề cập.

Dàn ý tham khảo thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen nói dối.

  1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình trạng nói dối ở giới trẻ ngày nay. (Học sinh tự lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm phù hợp với năng lực của bản thân mình).

  1. Thân bài:
  2. Thực trạng

+ Các bạn học sinh nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi; khi chưa làm bài tập hay học bài cũ, liền nói dối bị quên vở; xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim;…

+ Nhiều bạn trẻ có hành động lừa dối những người xung quanh hòng trục lợi cá nhân, có hành vi lừa đảo người khác để đạt được mục đích của mình.

  1. Nguyên nhân

+ Chủ quan: do chính bản thân mỗi người có suy nghĩ và hành động lệch lạc, vì những thú vui phù phiếm phía trực mà không màng đến những hậu quả phía sau nó.

+ Khách quan: do thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ, sự lỏng lẻo của nhà trường mà môi trường xung quanh nhiều người xấu, có thói quen nói dối tác động vào và hình thành thói quen xấu này cho các em.

  1. Hậu quả

+ Người nói dần hình thành tính cách xấu, thói quen nói dối ban đầu là nói dối những điều nhỏ nhặt, sau lớn dần thành nói dối những việc lớn hơn thậm chí là lừa đảo.

+ Bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác.

+ Một khi ta đã làm sai chuyện gì, ta vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm.

  1. Giải pháp

+ Mỗi người cần tự điều chỉnh bản thân mình, thành thật với bản thân cũng như người khác, hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp.

+ Gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, giáo dục chúng đức tính thật thà, trung thực.

+ Nhà trường có biện pháp quản lí học sinh hợp lí, xử lí những học sinh nói dối vi phạm nội quy trường lớp.

  1. Kết bài

Nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen hay quan niệm đã được đề cập.

  1. Viết

– Dựa vào dàn ý đã lập để thực hiện bài viết.

– Cần chọn giọng điệu ân cần, cảm thông khi thể hiện lí lẽ thuyết phục. Dù khi viết, bạn không nhất thiết phải nêu tên người được thuyết phục, nhưng bạn cần hình dung về đối tượng đang nghe mình nói một cách hết sức cụ thể. Điều này sẽ giúp bài viết tránh được những lời hô hào chung chung.

– Cần nêu những bằng chứng tích cực để bài viết thể hiện rõ tính chất động viên.

Bài viết tham khảo

Đồng Hoa – một tiểu thuyết gia nổi tiếng của Trung Quốc đã viết trong cuốn sách của mình rằng: “Giành được lòng tin rất khó mà hủy diệt thì dễ lắm, quan trọng không phải là dối gạt chuyện lớn hay nhỏ mà chính việc dối gạt đã là vấn đề”. Câu nói ấy gợi nhắc chúng ta câu chuyện về chú bé chăn cừu, một cậu bé với trò chơi khăm quái đản, luôn cố tình hét lên, cầu cứu với mọi người là có sói đến, nhưng thực tế lại chẳng có con sói nào cả. Trò đùa ấy diễn ra được vài lần, cho đến khi không ai còn tin vào lời của cậu ta nữa, rồi khi có sói đến thật, cậu bé kêu cứu thì đã không còn ai tin tưởng và kết quả đàn cừu của cậu ta bị bầy sói xơi tái bằng hết. Đó là hậu quả của một lời nói dối, một trò đùa tai hại mà cậu bé phải gánh chịu. Vậy trong thời buổi hiện nay thói quen nói dối đã đem lại những tác hại gì?

Trước hết là chúng ta cùng định nghĩa thế nào là nói dối. Nói dối tức là một phát ngôn không đúng với sự thật, nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó của người nói và gần như trong tất cả các trường hợp nói dối đều là hành động mang tính tiêu cực, làm ảnh hưởng đến các cá thể khác vì sự sai lệch trong thông tin. Chỉ một số ít những trường hợp lời nói dối là vì mục đích nhân đạo và trở thành lời nói dối vô hại vì nó không mang tới ảnh hưởng xấu cho bất cứ một cá nhân nào. Và lời nói dối lúc nào cũng khoác lên mình một vẻ hào nhoáng, trau chuốt dễ khiến người khác tin tưởng hơn là một sự thật đầy gai góc ví như Albert Camus đã từng nói: “Sự thật, giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hôm tươi đẹp bao trùm lên mọi vật”. Và sự dối trá cũng không chỉ riêng lời nói mà nó còn nằm ở hành động của mỗi con người giống như câu “Dối trá không nằm trong ngôn từ; nó nằm trong sự việc, theo Italo Calvino. Hoặc như Robert Southey đã từng nói: “Tất cả sự lừa lọc trong đời thực chất chẳng là gì khác ngoài lời nói dối được thực hành, và sự dối trá chuyển từ ngôn từ vào sự vật”. Chung quy lại sự nói dối là biểu hiện rõ nét nhất của sự suy thoái đạo đức và đánh mất dần bản thân chân chính của một con người.

Trong xã hội hiện nay hiện tượng nói dối hay lừa lọc đã trở nên rất phổ biến ở mọi tầng lớp mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi tôn giáo. Có thể nói rằng lời nói dối luôn được phát ra mỗi một phút một giây, và trong một giây có hàng triệu con người đang bị những lời nói dối bịp bợm mà họ không hề ý thức được. Những đứa trẻ vài ba tuổi thì bắt đầu biết nói dối rằng chúng đau bụng để không phải ăn những thứ mà chúng ghét, những đứa trẻ đã đến trường thì bắt đầu dối gạt cha mẹ và thầy cô về bài tập của mình, một số đã biết thế nào là quay cóp, gian lận trong thi cử. Những sinh viên thì ngày càng trở nên bạo gan hơn trong việc dối trá, lừa dối cha mẹ về việc tham gia các khóa học tiếng anh, tin học, kỹ năng,… để xin tiền ăn chơi, trong khi thực tế cái họ học được duy nhất chỉ là cách nói dối ngày càng một chuyên nghiệp hơn. Khi bước ra ngoài xã hội, người ta lại tiếp tục lừa dối nhau bằng những lời nói dối tinh vi hơn, một chàng trai hay một cô gái nào đó sẵn sàng lừa dối người yêu của mình để qua lại với vài người khác nữa. Một nhân viên sẵn sàng ăn cắp ý tưởng của đồng nghiệp để tranh công với sếp, những nhà thầu công trình khai sai số lượng vật liệu xây dựng để rút ruột công trình, những nhân viên kế toán tìm cách rút tiền công quỹ bằng cách hóa đơn khống. Những người chồng tìm cách nói dối vợ về các bữa tiệc xã giao để đem thời gian và tiền bạc đi cặp kè với nhân tình. Một số người nông dân dùng vô số loại thuốc bảo vệ thực vật vào rau củ của mình nhưng lại điềm nhiên nói rằng chúng hoàn toàn tươi sạch. Các nghệ sĩ, nhà văn thì ngấm ngầm đạo tác phẩm của đồng nghiệp rồi trắng trợn nói rằng chúng là do mình tự sáng tác,… Và còn rất nhiều những lời nói dối mà dù có liệt kê cả nghìn trang giấy cũng không thể nào cạn được.

Vậy cuối cùng thói dối trá đã đem lại cho con người những gì ngoài sự đổ đốn và mục rữa trong tâm hồn, có thể ngay lúc ấy sự lừa lọc kẻ khác đã đem cho chúng ta những lợi ích nhất định khiến chúng ta thỏa mãn, thế nhưng những hậu quả mà nó đem lại cho người khác thì sao? Những bậc cha mẹ và thầy cô phải phiền lòng vì sự dối trá của những đứa con, và bản thân chúng cũng trở nên mục rỗng thiếu kiến thức, thiếu trách nhiệm, cuối cùng nặng nề nhất ấy chính là thiếu hụt đạo đức, chúng không hề ý thức và ngày càng chìm đắm vào việc nói dối như một đam mê. Những cô gái, những chàng trai, những người vợ, người chồng phải đau khổ vì bị phản bội, bị mọc sừng, hạnh phúc trong tình yêu, trong hôn nhân lập tức sụp đổ ngay trước mắt. Còn những công trình bị rút ruột thì luôn ẩn chứa khả năng giết người tiềm tàng tựa như một cái máy chém sẵn sàng sập xuống bất cứ lúc nào. Còn những thứ rau quả toàn thức bảo vệ thực vật sẽ giết con người bằng lưỡi dao vô hình và khủng khiếp, nó hủy hoại dần con người ta từ bên trong khiến chúng ta chết từ từ với những căn bệnh quái ác như ung thư. Những kẻ đạo văn, đạo nhạc thì đã làm vấy bẩn thế giới nghệ thuật vốn tươi đẹp và thanh cao, làm cho con người ta không còn tín nhiệm vào những thứ để bồi bổ tâm hồn như sách vở và âm nhạc. Chung quy lại quá nhiều lời nói dối và các hành động dối trá diễn ra khiến con người luôn sống trong sự hoài nghi. Cha mẹ không dám tin tưởng con cái rồi vô tình gây ra những tổn thương cho đứa trẻ; người ta sợ hãi tình yêu hôn nhân; không còn tin vào chất lượng của các công trình, ái ngại khi bỏ tiền ra mua nhà cửa. Người ta cũng không dám ăn những thứ được bày bán ngoài chợ vì sợ có độc, sợ nguy hiểm cho bản thân và gia đình. Như vậy xã hội này đã biến thành một xã hội với những kẻ nói dối và những con người luôn hoài nghi, sợ hãi. Và tôi khẳng định rằng đó là một xã hội tồi tệ, khi con người không có niềm tin dành cho nhau, cuộc sống đó là một cuộc sống quá đỗi mệt mỏi.

Không chỉ gây nguy hại cho đời sống xã hội, lời nói dối còn có tác động tiêu cực với chính người đã tạo ra chúng. Trước hết việc lừa dối làm nhân cách đạo đức con người ngày một suy mòn, đi xuống, họ mất đi cái gọi là lòng trung thực, sự chân thành, riết rồi tâm hồn họ chỉ có hai chữ dối trá che mờ tất cả. Bởi một lời nói dối tất sẽ kéo theo những lời nói dối khác để che đậy cho nó, con người nói dối một lần, hai lần rồi nhiều đến mức họ tin rằng những lời nói dối đó là thật và trở nên điềm nhiên trong sự dối trá tệ hại của mình. Và đặc biệt không ai có thể nói dối cả đời như câu nói “Sống để bụng chết mang theo” được, trên đời này chỉ có sự thật là chính nó còn riêng lời nói dối lúc nào cũng như một kẻ phạm tội luôn để lại dấu vết ở khắp nơi. Một khi bị phát hiện là kẻ dối trá người thân, bạn bè, đồng nghiệp, sếp tổng sẽ không còn ai dám tin tưởng và hợp tác với bạn nữa. Hoặc mọi người sẽ tạm tin bạn và luôn đặt bạn dưới tầm ngắm nếu có bất cứ một vấn đề nào xảy ra, lúc này đây bạn cũng chẳng khác mấy so với chú bé chăn cừu tinh quái. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tồi tệ khi mất đi sự tín nhiệm của mọi người, bạn sẽ dần bị xa lánh, ghét bỏ, không chỉ vậy mỗi một hành động của chúng ta đều có ảnh hưởng rất lớn đến con cái của chúng ta sau này. Sẽ khó có đứa trẻ nào ngoan ngoãn khi cha mẹ chúng liên tục nói dối, liên tục làm những trò bịp bợm trước mặt chúng, bởi đơn giản trẻ em là một tờ giấy trắng, tờ giấy ấy là một bức tranh đẹp hay một bức tranh tệ hại chính là phụ thuộc vào ngòi bút của những người lớn đấy các bạn ạ.

Tóm lại sống trên đời chúng ta nên trung thực và chân thành với lòng mình, chẳng hạn sự thật có quá đỗi trần trụi gai góc, thì chúng ta hãy uyển chuyển tìm cách khiến nó trở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp thu chứ đừng biến nó rành những lời nói dối độc hại. Đừng tự hủy hoại bản thân và cuộc đời người khác bằng thói ích kỷ của mình nhé các bạn.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

  1. Chỉnh sửa, hoàn thiện

– Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để đảm bảo không bỏ sót ý.

– Thay thế những từ ngữ có thể tạo nên giọng điệu thuyết phục không thích hợp, chẳng hạn những từ ngữ toát lên sắc thái mệnh lệnh, quyết đoán: Không được, cần phải,… Bỏ những ý, những câu dễ tạo ra phản ứng ngược từ phía người được thuyết phục.

– Bổ sung những ý, những câu thể hiện sự cảm thông, chia sẻ cần thiết với đối tượng được thuyết phục nếu thấy còn thiếu.

– Chỉnh lại những điểm thiếu nhất quán và chưa phù hợp với bối cảnh thuyết phục đặc biệt là việc sử dụng các đại từ xưng hô.

– Rà soát để đảm bảo không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu hỏi và tổ chức văn bản.

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm truyện SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 8

  1. Định hướng
  2. a) Trong cuộc sống, mỗi người thường có những cử chỉ, hành động lặp đi lặp lại lâu ngày thành thói quen, có những quan niệm (cách hiểu, nhận thức,…) đã thành nếp nghĩ, khó thay đổi. Có nhiều thói quen tốt, quan niệm đúng đắn cần giữ gìn, phát huy. Tuy vậy, cũng có những thói quen xấu, quan niệm lạc hậu cần phải thay đổi, từ bỏ vì chúng tạo ra tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cá nhân hoặc cộng đồng.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm là nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người có thói quen, quan niệm chưa đúng, tiêu cực thay đổi theo chiều hướng đúng đắn, tích cực.

* Tìm hiểu bài mẫu (trang 81-82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

QUẢNG CÁO

– Người viết thuyết phục ai và thuyết phục người đó từ bỏ điều gì?

→ Người viết thuyết phục bố của mình từ bỏ thuốc lá.

– Nhận biết các lí do và bằng chứng mà người viết đưa ra để thuyết phục.

→ Lí do và bằng chứng:

Lí doBằng chứng
Hút thuốc lá gây bệnh và gây thiệt hại kinh tế.Mỗi năm thế giới có 890000 người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số tử vong do tai nạn, bị lao và AIDS cộng lại. 2/3 trong số đó thuộc các nước đang phát triển. Trong khói thuốc lá có 7000 hoá chất, trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ,….

Mỗi năm, người hút thuốc lá ở Việt Nam chi gần 700000 đồng cho thuốc lá, …

– Ở phần kết người viết thể hiện tình cảm và thái độ như thế nào?

QUẢNG CÁO

→ yêu thương, tôn trọng, đồng cảm; thái độ thuyết phục với bố.

  1. b) Để viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, các em cần chú ý.

– Tìm hiểu đề (đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào).

– Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ.

– Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó. Một số loại dẫn chứng có thể lựa chọn sử dụng là số liệu thống kê, ví dụ cụ thể, sự kiện hoặc tỉnh huống mà bản thân em đã trải qua, các câu chuyện truyền tải thông điệp phù hợp với quan điểm của em, các trích dẫn phát biểu của những người có liên quan,…

– Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em.

  1. Thực hành

Đề bài trang 83 sgk Ngữ Văn 10 tập 1

Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay: Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.

Đề 2: Một người bạn của em luôn luôn tin tưởng và hành động theo phương châm “Im lặng là vàng”. Hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục người bạn đó cần nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn.

Bài viết tham khảo

Đề 1:

Sự ra đời của thuốc kháng sinh được coi là bước ngoặt lớn của nền y học, chúng giúp điều trị dứt điểm một số vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu biết về loại dược phẩm này, họ có xu hướng lạm dụng thuốc. Mọi người cần từ bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh bởi thói quen này dẫn đến nhiều nguy cơ mà con người phải đối mặt trong điều trị bệnh tật.

Vậy thế nào là thuốc kháng sinh, và lạm dụng thuốc kháng sinh? Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Lạm dụng thuốc kháng sinh là sử dụng bừa bãi, bất kì bị bệnh, ốm, ho hay như thế nào cũng dùng thuốc kháng sinh mà không đúng liều lượng. Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh rất phổ biến cụ thể như : “Tỷ lệ kháng erythromycin ở Việt Nam là 92,1%”, “Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện đa khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,… về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh giai đoạn 2008 – 2009 cho thấy: năm 2009, 30 – 70% vi khuẩn gram âm đã kháng với kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40 – 60% kháng với nhóm aminoglycosid và fluoroquinolon”, “ Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), kết quả khảo sát việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc của người bán thuốc lẫn người dân đều rất thấp. Có đến 88% số dân ở thành thị, 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ”,….  Vậy lí do gì mà người dân lại sử dụng thuốc kháng sinh nhiều như vậy? Đầu tiên phải nói đến do bệnh nhân: Nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ bị bệnh là dùng kháng sinh, vì ở ta việc mua bán kháng sinh còn dễ dàng. Khuynh hướng tự mua thuốc, tự chữa bệnh ngày càng phổ biến – đó là lý do dễ lạm dụng kháng sinh. Tiếp đến là do thầy thuốc: Trong thực tế hằng ngày, việc sử dụng kháng sinh cũng rộng rãi. Ví dụ, khi chưa xác định được loại vi khuẩn nào và nên dùng loại kháng sinh nào là thích hợp, nhưng theo yêu cầu của bệnh nhân, một số thầy thuốc cũng dễ chỉ định sử dụng kháng sinh. Biết là chưa thật xác đáng, nhưng một số thầy thuốc vẫn kê đơn kháng sinh. Đó cũng là một cách lạm dụng kháng sinh. Lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ lãng phí mà còn gây tổn hại đến sức khỏe, các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh. Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán. Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế. Nhiều người khi dùng thuốc kháng sinh chỉ cho rằng nó thuận tiện, giá thành cũng không quá đắt nhưng người dân lại đâu biết rằng tác hại của nó vô cùng nghiêm trọng. Vậy nên mọi người cần làm gì để hạn chế hay bỏ tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh? Nguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là chỉ điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra và dùng chúng khi thực sự cần thiết, được bác sĩ đồng ý. Đúng liều: khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Đúng chỉ dẫn: Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị. Điều này gây nguy hiểm cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng.

Nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua kháng sinh về dùng cho bất cứ ai hoặc dùng trong chăn nuôi. Nhắc nhở những người quen nếu thấy họ dùng kháng sinh bừa bãi.

Có thể nói thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà chúng ta không nên chủ quan. Tốt nhất, mỗi người cần có ý thức sử dụng thuốc phù hợp, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau một thời gian điều trị bạn không thấy hiệu quả, hãy đi tái khám và nhận tư vấn từ bác sĩ “hãy dùng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta”.

Đề 2:

Vàng là một thứ quý trên thế gian, người ta vẫn nói: “Quý như vàng”. Câu nói “Im lặng là vàng” mang hàm ý khuyên mỗi người trong giao tiếp nên biết giữ im lặng, không nên tự bộc lộ mình hoặc can thiệp vào công việc của người khác, đó mới là khôn ngoan, chín chắn. Sự đúng đắn của quan điểm ấy chúng ta đã từng phân tích, thừa nhận, ca ngợi rất nhiều. Song điều đó có hoàn toàn chính xác? Liệu có phải khi nào im lặng cũng là đúng đắn, tốt đẹp?

Trong cuộc sống, bên cạnh những cái hay cái đúng còn có những quan điểm, lời nói, hành động… sai trái cần lên án, tố cáo. Trong cơ quan, công sở có những kẻ tham ô, hối lộ. Ngoài đường ngoài chợ, có những tên buôn lậu, cướp giật. Trong lớp học, có những hành động tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá… Lúc ấy, nếu im lặng tức là đã tiếp tay cho cái ác, cái sai trái hoành hành. Lúc ấy im lặng là vô trách nhiệm, hèn nhát.

Cũng có khi, trên đường có một cụ già đang run rẩy trước dòng người xuôi ngược, trong khi bạn đang lưỡng lự thì đã có một bạn khác nhanh chân hơn giúp cụ qua đường. Vậy là chỉ vì im lặng bạn đã lỡ mất cơ hội làm một việc tốt. Trong lớp học, thầy giáo đưa ra câu hỏi, bạn im lặng tức là đã đánh mất cơ hội để cất lên “tiếng nói của mình”, cơ hội để thể hiện, cơ hội để thử sức. Những cơ hội, thời cơ nếu ta để lỡ thì sẽ mất đi vĩnh viễn. Khi ấy, im lặng là dại dột, ấu trĩ.

Im lặng trong một cuộc thảo luận, tranh luận của tập thể để đi đến thống nhất một vấn đề chung còn nói lên con người bạn nó thiếu quan điểm biết nhường nào. Khi ấy, bạn rất dễ trở thành ba phải trong vô vàn những quan điểm, xu hướng. Như vậy là trong cuộc sống, cần phải biết xác định hoàn cảnh để im lặng hoặc phá vỡ im lặng đúng thời điểm.

Chính vì vậy, trong cuộc sống cần phải biết cân bằng giữa im lặng và lên tiếng phá vỡ im lặng khi cần thiết, không phải lúc nào sự im lặng cũng là vàng cần phải biết cân nhắc tùy hoàn cảnh mà sử dụng quyền im lặng của mình. Hãy coi câu nói của Martin Luther King là một bài học, hãy xắn tay áo lên và hành động ngay từ hôm nay, bắt đầu từ những việc nhỏ bé nhất mà chúng ta có thể. Tôi tin rằng điều đó không phụ thuộc vào tuổi tác, mạnh yếu hay giàu nghèo, mà bất kì ai cũng làm được. Đừng bao giờ thỏa hiệp và làm ngơ trước cái xấu, bạn nhé!

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm truyện SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức t” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!