Updated at: 20-02-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội siêu ngắn chuẩn nhất 04/2024.

Hướng dẫn cách soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội siêu ngắn nhất chuẩn nhất

Cách soạn 1:

Đề 1

Video hướng dẫn giải

Đề 1 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ, hành động góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Dàn ý:

Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường trong việc góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Thân bài:

– Suy nghĩ của tuổi trẻ học đường về vấn đề tai nạn giao thông: thực trạng, biểu hiện, tác hại.

– Giải pháp, hành động của tuổi trẻ học đường để giảm thiểu tai nạn giao thông:

+ Tự nâng cao ý thức và trở thành những người tham gia giao thông tự giác, hiểu luật, chấp hành nghiêm túc luật giao thông.

+ Nhắc nhở, tuyên truyền những người xung quanh cùng chấp hành luật giao thông.

+ Tham gia các cuộc thi, các hoạt động, các phong trào của nhà trường, khu phố, cộng đồng về việc giảm thiểu tai nạn giao thông.

+ Tìm giải pháp sáng tạo nâng cao an toàn giao thông ngay nơi mình sinh sống.

Kết bài: Khẳng định lại vai trò và khả năng góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Đề 2

Video hướng dẫn giải

Đề 2 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, tổ chức, gia đình thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. 

Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng trên.

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng nêu trong đề bài.

Thân bài:

– Tóm tắt về hiện tượng, nêu một số dẫn chứng tiêu biểu.

– Ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng trên:

+ Đây là nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống nhân ái, lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân của dân tộc ta.

+ Đem lại cơ hội được sống và học tập lành mạnh, tử tế cho những số phận bất hạnh.

+ Giúp kết nối cộng đồng, làm cho người và người gần nhau hơn.

– Giải pháp: tuyên dương những cá nhân, gia đình, tổ chức có nghĩa cử trên; hỗ trợ các cá nhân và tổ chức; giúp kết nối những cá nhân và tổ chức với những số phận bất hạnh.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa tốt đẹp của hiện tượng và bày tỏ suy nghĩ cá nhân về vấn đề.

Đề 3

Video hướng dẫn giải

Đề 3 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. 

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu cuộc vận động.

Thân bài:

– Giải thích các cụm từ: tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục.

– Trình bày quan điểm: đây là cuộc vận động vô cùng cần thiết, hữu ích và ý nghĩa -> ủng hộ và tích cực tham gia.

– Lý giải, bàn luận về tác dụng của cuộc vận động:

+ Cuộc vận động vô cùng cần thiết và cấp bách bởi tình trạng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục đã tràn lan ở mọi cấp học, mọi địa phương.

+ Cuộc vận động giúp nâng cao ý thức tự giác, sự trung thực của cộng đồng nhằm nâng cao thực học, thực làm và nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Ý nghĩa lớn lao và lâu dài: vận động tuy không đem lại hiệu quả triệt để nhưng phản ánh mối quan tâm của toàn xã hội đối với chất lượng nguồn nhân lực.

– Giải pháp thực hiện và nhân rộng cuộc vận động:

+ Nói không với tiêu cực trong thi cử:

Ban hành quy chế thi cử khoa học và nghiêm túc, ra đề thi theo hướng phát triển năng lực, không ôm đồm kiến thức, nâng cao ý thức tự giác của người học, xử phạt nghiêm minh những người tiếp tay cho tiêu cực trong thi cử…

+ Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục: tuyên truyền về tác hại của bệnh thành tích, xử phạt những người vi phạm, khen thưởng những tấm gương chống bệnh thành tích…

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của cuộc vận động.

Cách soạn 2:

Đề 1 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài

– Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn ở nước ta hiện nay

– Hậu quả của vấn đề: tác động xấu đến mọi mặt đời sống

+ Thiệt hại lớn về người và của

+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.

– Nguyên nhân của vấn đề:

+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế,

+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông).

+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất

– Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông

+ Tuyên truyền luật giao thông.

C, Kết bài: bài học cho bản thân

Đề 2 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài

– Thực trạng trẻ em cơ nhỡ, lang thang ở nước ta hiện nay

– Hậu quả

+ Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.

+ Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.

– Nguyên nhân

+ Do đói nghèo

+ Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%).

+ do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

– Hiện nay, những mái ấm tình thương đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, ….

– Ý nghĩa:

+ Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ

+ đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội.

+ biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

– Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:

+ Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Cô nhi viện Thánh An (Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II (Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)…

+ Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương: Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO (Hà Nội)….

– Thái độ trước hiện tượng đó:

+ Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang, cơ nhỡ, từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy.

+ Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

+ Khuyến khích, biểu dương các tổ chức cá nhân tiêu.

+ Dùng biện pháp tuyên truyền

+ kêu gọi các cá nhân, tổ chức, lập đội thanh niên tình nguyện.

C, Kết bài: suy nghĩ của bản thân

Đề 3 (trang 78 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghi luận

B, Thân bài

– Biểu hiện:

+ Tiêu cực:

• Xin điểm, chạy điểm, mua bằng cấp

• Xin, chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn.

• Học hộ, thi hộ…..

+ Bệnh thành tích trong giáo dục:

• Báo cáo không đúng thực tế, bao che khuyết điểm để lấy thành tích

• Học sinh : học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để cộng điểm…

• Số giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến sáng tạo

– Phân tích đúng sai lợi hại:

+ Lợi: trước mắt cho cá nhân- không cần bỏ công sức nhiều nhưng vẫn đạt kết quả cao.

+ Hại là rất nghiêm trọng để lại hậu quả lâu dài:

• Các thế hệ học sinh được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với công việc hiện đại, đất nước ít nhân tài.

• Tạo thói quen cho học sinh ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo

• Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội

– Nguyên nhân của hiện tượng này là:

+ Do gia đình: không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao.

+ Do nhà trờng: muốn học sinhcó thành tích cao để báo cáo.

+ Do xã hội: hệ thống luật cha nghiêm, cụ thể; cha thực sự coi trọng nhân tài

– Cách khắc phục:

+ phải giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của kiến thức

+ coi trọng những ngời có kiến thức, có thực tài

+ xử lý nghiêm nhữnh sai phạm.

C, Kết bài: bài học cho bản thân

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội siêu ngắn nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!