Updated at: 18-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn bài Thuốc siêu ngắn chuẩn nhất 04/2024.

Hướng dẫn cách soạn bài Thuốc siêu ngắn hay và chính xác nhất

Tóm tắt văn bản

      Vợ chồng lão Hoa, chủ một quán trà, có thằng con trai tên Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Được lão Cả Khang mách, vợ chồng lão Hoa dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu từ mờ sáng để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con ăn. Buổi sáng, khi thằng Thuyên ăn chiếc bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ thì quán trà cũng dần đông khách, mọi người râm ran khẳng định thằng Thuyên sẽ khỏi bệnh rồi bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị hành hình lúc sáng sớm. Ai nấy đều cho Hạ Du là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con” và “điên thật rồi”. Cuối cùng, chiếc bánh tẩm máu người cũng không cứu được thằng Thuyên. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ “Thế là thế nào nhỉ?”. Truyện kết thúc với tiếng quạ kêu và hình ảnh con quạ nhún mình bay vút về phía trời xa.

Bố cục

4 phần

 Phần 1 (Mua thuốc): Thuyên mắc bệnh lao, được lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu người cộng sản về cho ăn

– Phần 2 (Ăn thuốc): Thuyên ăn bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho dữ dội.

– Phần 3 (Bàn về thuốc): Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao và tên “giặc” hạ du.

– Phần 4 (Hậu quả của thuốc): Nghĩa địa vào tiết Thanh minh, mẹ của Hạ Du và Thuyên bắt gặp nhau và bàng hoàng khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:

– Nghĩa đen: chỉ phương thuốc dân gian cổ hủ, quái đản nhiều người Trung Quốc lúc bấy giờ dùng để chữa bệnh lao.

– Nghĩa bóng:

+ Căn bệnh mê muội, lạc hậu của quần chúng.

+ Bi kịch của người chiến sĩ cách mạng tiên phong.

+ Mối quan hệ xa lạ giữa quần chúng và người làm cách mạng bấy giờ.

=> Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

– Người bị xử chém mà ông Cả Khang đã lấy máu tẩm bánh bao bán cho lão Hoa

– Nhà nghèo, chỉ có một mẹ già.

– Trong nhà lao tử tù: vẫn hiên ngang tuyên truyền cách mạng chống nhà Mãn Thanh.

=> Hạ Du: người chiến sĩ tiên phong dám xả thân vì lý tưởng cách mạng, trung thành với lý tưởng đến chết dù bị hiểu lầm, bị tra tấn, bị hành hình.

* Bi kịch của Hạ Du:

– Chiến đấu vì lý tưởng giành lại nước Trung Hoa cho người Trung Hoa nhưng không được ai thấu hiểu và đồng hành;

– Bị người thân bán đứng (cụ Ba đưa Hạ Du ra đầu thú để lấy bạc); bị người mẹ thấy xấu hổ khi có người nhìn thấy đi thăm mộ con, bị quần chúng dùng chính máu của anh để mua bán và tẩm bánh bao chữa bệnh.

* Qua cuộc trò chuyện ở quán trà, Hạ Du bị quần chúng đánh giá là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con”, là kẻ “điên thật rồi”. Qua đó, Lỗ Tấn muốn chỉ ra thực trạng:

– Mối quan hệ giữa Hạ Du (người làm cách mạng) và quần chúng nhân dân vô cùng lạc lõng, xa lạ và không chút thấu hiểu nhau. Quần chúng không hiểu anh, không thương xót thông cảm cho anh. Thậm chí, họ lấy máu anh để tạo ra phương thuốc quái đản.

– Giải pháp cấp bách lúc bấy giờ là phải tìm một phương thuốc thực sự làm nhân dân giác ngộ cách mạng và làm cách mạng gắn bó với quần chúng.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa:

– Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du: “Vòng hoa nhỏ… không phải từ dưới đất mọc lên”.

– Chi tiết vòng hoa trên mộ: hé mở đã có người thấu hiểu lý tưởng của Hạ Du, tri ân và tưởng nhớ đến anh; dấu hiệu lạc quan về con đường của cách mạng ở phía trước.

– Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng, tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng lạc quan vào cách mạng Trung Quốc trong tương lai.

– Hình ảnh vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới – chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.

Câu 4 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện được những người đao phủ làm ngay sau khi khai đao xử tử kẻ thù. Và người ta dùng nó để chữa bệnh lao: con bệnh ăn chiếc bánh bao tẩm máu người ấy.

Ý nghĩa: Chiếc bánh bao tẩm máu người trở thành một liều thuốc. Nhưng đó là một liều thuốc độc hại, thể hiện sự u mê tăm tối vì mê tín dị đoan của những người dân Trung Quốc xưa.

Câu 5 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

* Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

– Hạ Du là một nhà cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, chiến đấu vì nhân dân lao động.

– Dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu được việc Hạ Du làm và không ai ủng hộ.

→ Là một hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng nhưng xa rời quần chúng nhân dân nên thất bại. Qua hình tượng nhân vật Hạ Du, tác giả muốn bày tỏ lòng kính trọng đối với cuộc cách mạng này.

* Qua cuộc bàn luận trong quán trà, Lỗ Tấn vừa nhắc nhở vừa nghiêm khắc phê phán những người làm cách mạng thời kì ấy đã mắc bệnh xa rời quần chúng, không giác ngộ được tư tưởng cho quần chúng nhân dân.

Câu 6 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa:

– Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du: “Vòng hoa nhỏ, được xếp khum khum, có hoa trắng, hoa hồng đan xen với nhau. Hoa hồng không có gốc, không phải từ dưới đất mọc lên”

– Câu hỏi của bà mẹ Hạ Du “thế này là thế nào?” → vừa nói lên sự bàng hoàng, sửng sốt, vừa ẩn giấu một niềm vui có người hiểu con mình và hàm chứa đòi hỏi phải có một câu trả lời.

– Một ai đó đã đặt vòng hoa lên mộ Hạ Du thể hiện sự ngưỡng mộ, biểu lộ chí hướng con đường của anh đã lựa chọn: làm cách mạng.

– Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng, tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng lạc quan vào cách mạng Trung Quốc trong tương lai.

Câu 7 (Trang 111 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Hình tượng chiếc bánh bao trong truyện có hai nghĩa:

– Nghĩa thực: là phương thức thuốc chữa bệnh, độc hại, gợi liên tưởng tới việc ăn thịt người

– Chiếc bánh bao là biểu tượng cho sự u mê, thiếu hiểu biết, mê tín, dị đoan của những người Trung Quốc giai đoạn đó

Câu 8 (Trang 111 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Hình tượng của người tù cách mạng Hạ Du:

– Hạ Du là chiến sĩ cách mạng, khi trong tù thì không ai biết đến

+ Người anh hùng sớm được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tới khi bị xử tử hình vẫn không làm cho căn bệnh u mê của người dân được đẩy lùi

– Con trai lão Hoa dù được ăn chiếc bánh nhưng vẫn không khỏi bệnh nhưng không qua khỏi

– Hạ Du không được miêu tả trực tiếp, chỉ là những chi tiết được gợi lên trong lời kể của của một số người trong quán trà lão Hoa

– Họ bàn tới cả ng hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu người

– Qua lời bàn tán Lỗ Tấn cho thấy thái độ ca ngợi, trân trọng đối với Hạ Du (trái ngược với đám đông phê phán)

+ Tác giả cho thấy sự lạc hậu của người dân Trung Quốc

+ Lòng yêu nước còn nhưng xa rời quần chúng ( bị chú ruột tố giác, mẹ xấu hổ, đao phủ dùng máu trục lợi, bị miệt thị

Câu 9 (Trang 111 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Không gian nghệ thuật trong truyện:

– Câu chuyện diễn ra trong hai buổi sớm của hai mùa

+ Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sớm tinh mơ, trời còn tối, lão Hoa đi mua bánh bao chấm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh

+ Ba cảnh liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi đông người nên hình dung được dư luận, ý thức xã hội

+ Buổi sáng cuối cùng – tết thanh minh- mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm

– Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:

+ Vòng hoa là hình ảnh cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”

+ Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng được thể hiện trọn vẹn hơn, không khí của truyện vốn u buồn, tăm tối

+ Chi tiết này còn thể hiện sự đổi mới trong tư tưởng của người dân Trung Quốc, khiến câu chuyện bớt bi quan

Câu 10:

Ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:

– Chiếc bánh bao trước hết mang ý nghĩa thực. Trong tác phẩm này, nó trở thành một vị thuốc “thần” để cứu người, một vị thuốc mà khiến người ta chết nhưng con người vẫn tin vào đó để truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.

– Ý nghĩa thứ hai, “Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” để gợi nhắc về bệnh u mê, lạc hậu của quần chúng và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong.

– Ý nghĩa thứ ba của hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người còn là tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người làm cách mạng.

Câu 11:

– Hạ Du là hình tượng tiêu biểu cho những người sớm giác ngộ lí tưởng, cho cách mạng Tân Hợi thời buổi đầu. Anh có lí tưởng rõ ràng, dũng cảm, xả thân vì nghĩa lớn. Thế nhưng, Hạ Du lại sai lầm trong đường lối hoạt động

+ Trong truyện, nhà văn tỏ ý trân trọng, kính phục nhân cách của người cách mạng Hạ Du nhưng cũng ngầm phê phán Hạ Du xa rời quần chúng.

– Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn đã cho thấy:

+ Sự lạc hậu của dân chúng Trung Quốc đương thời.

+ Lòng yêu nước nhưng vẫn còn xa rời quần chúng của những người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.

Câu 12:

– Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc nhưng thời gian nghệ thuật thì có tiến triển.

– Ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa.

Vòng hoa thể hiện cho xu thế cách mạng, cho niềm lạc quan đối với tiền đồ cách mạng. Vòng hoa trong truyện “Thuốc” là một dự cảm về con đường bão táp, một tia lửa hôm nay sẽ báo hiệu một đám cháy ngày mai.

Luyện tập

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Ý nghĩa của các chi tiết:

– Nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải: những người làm cách mạng bị quy về một bên với những người tù tội, sai quấy và bị kì thị, bị phân biệt rõ rệt với dân thường.

– Con đường mòn: biểu trưng cho tư tưởng cũ, cho tập quán lạc hậu cần gây nên sự ngăn cách giữa con người → cần xóa bỏ, bước qua.

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

– Câu hỏi của mẹ Hạ Du “Thế này là thế nào?” có ý nghĩa:

+ Thể hiện thái độ ngạc nhiên, khó hiểu của mẹ Hạ Du khi thấy có người viếng mộ con mình. Bởi bà vẫn xấu hổ và vẫn nghĩ về hành động cùng cái chết của Hạ Du như một sai lầm. Bà cũng là một trong số quần chúng không hiểu gì về lý tưởng của Hạ Du.

+ Câu hỏi khởi đầu cho sự băn khoăn của quần chúng về ý nghĩa cái chết của Hạ Du. Tín hiệu này thắp lên niềm hi vọng rồi đây quần chúng sẽ thấu hiểu lý tưởng cách mạng, thấu hiểu những người chiến sĩ và chữa trị căn bệnh u mê của chính mình.

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Con đường mòn phân chia ranh giới nghĩa địa thành hai phần rõ rệt: bên phải là mộ của người nghèo, bên trái là mộ của những người chết chém.

Ý nghĩa: thể hiện sự lạc hậu của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ, họ coi làm cách mạng là “ làm giặc”, là trái đạo. Hình ảnh con đường mòn được nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm như một ám ảnh về lối sống u mê của người dân Trung Quốc đương thời.

Câu 4 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Câu hỏi của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ người tử tù “Thế này là nào?” là sự bàng hoàng, sửng sốt, lạ lẫm của bà mẹ khi ngay cả bà mẹ cũng không hiểu ý nghĩa việc làm của con trai mình. Câu hỏi bâng khuâng, có chút gì đó băn khoăn, đau khổ vừa ẩn chứa một niềm vui khi có người đã hiểu việc làm của Hạ Du. Đặt câu hỏi ở cuối truyện, Lỗ Tấn muốn gửi gắm sự day dứt về mối quan hệ gắn bó giữa quần chúng và cách mạng.

Câu 5.

Ý nghĩa của những chi tiết: nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn.

– Đây là một vấn đề thuộc quan niệm lạc hậu của người dân đương thời, nhưng theo Lỗ Tấn đó cũng chính là căn bệnh quốc dân của người Trung Quốc.

– Người ta rất kiêng kị và do đó kì thị đối với người bị chết chém, cho nên khi chết rồi vẫn phân biệt vùng lãnh thổ nghĩa địa.

Câu 6.

Câu nói của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du: “Thế này là thế nào?” có ý nghĩa gì?

– Câu nói của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du: “Thế này là thế nào?” vừa thể hiện sự ngạc nhiên, bàng hoàng, sửng sốt, xót xa cho nỗi oan khuất trong cái chết của con mình vừa ẩn giấu một niềm vui vì có người hiểu con mình. Hiện tượng đó cho thấy đã có biểu hiện của sự giác ngộ trong số những người dân địa phương, và hứa hẹn sự giác ngộ cho mọi người trong một ngày không xa.

– Qua câu hỏi ấy, tác giả cũng muốn loé lên một tia hi vọng đối với sự hi sinh bất tử của người cách mạng.

Tổng kết

Video hướng dẫn giải

Thuốc là hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội của người Trung Hoa đầu thế kỉ XX; nhà văn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và dấn bước theo cách mạng.

Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc” vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: “nhân dân thì ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

Cô đọng và súc tích, Thuốc là một truyện ngắn mang kích thước của một truyện dài.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách soạn bài Thuốc siêu ngắn hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!