Updated at: 18-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính siêu ngắn chuẩn nhất 12/2024.

Chi tiết cách soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính siêu ngắn hay và chi tiết nhất

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Một số văn bản hành chính thường có trong công việc học tập tại nhà trường:

– Biên bản họp lớp; Biên bản kỷ luật học sinh; Biên bản bàn giao cơ sở vật chất.

– Báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo hoạt động của chi đoàn,…

– Bản tường trình, đơn xin nghỉ học, đơn xin miễn giảm học phí, đơn xin chuyển lớp, đơn xin tham gia câu lạc bộ, đơn xin gia nhập Đoàn TNCS HCM

– Giấy khai sinh, học bạ, sổ liên lạc, giấy chứng nhận,…

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính cho trong SGK/172:

– Cách trình bày văn bản: gồm 3 phần rõ ràng.

+ Phần đầu: quốc hiệu và tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành văn bản (Bộ GD&ĐT), số hiệu văn bản (03/2002/QĐ-BGD&ĐT), địa diểm (Hà Nội) và thời gian (24/1/2002) ban hành văn bản.

+ Phần chính: tên văn bản, căn cứ ban hành văn bản, nội dung chính của văn bản (Quyết định ban hành Chương trình Trung học cơ sở; thời gian có hiệu lực; các bên chịu trách nhiệm thực hiện quyết định).

+ Phần cuối: người ký văn bản (thứ trưởng); Nơi nhận quyết định.

– Về từ ngữ: lớp từ ngữ hành chính dùng với tần số cao (căn cứ, quyết định, chỉ thị, chính phủ, quyền hạn và trách nhiệm, quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm thi hành, có hiệu lực từ ngày, tên các cơ quan và chức vụ liên quan…).

– Về kiểu câu: mỗi ý quan trọng được tách ra và xuống dòng viết thành đoạn riêng (các điều trong căn cứ và trong quyết định).

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Biên bản một cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

********

BIÊN BẢN HỌP LỚP ….

Thời gian: …giờ…ngày … tháng … năm….

Địa điểm: ………………………………..

Thành phần cuộc họp:

Chủ trì:………………………

Thư ký:………………………

……………………………….

Nội dung cuộc họp:

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

Cuộc họp kết thúc hồi …giờ…, ngày….tháng….năm…..

Thư ký cuộc họp                         Chủ tọa

(Ký rõ họ và tên)                 (Ký rõ họ và tên)

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính siêu ngắn hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!