Updated at: 20-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách ” soạn bài Nói và nghe Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức ” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Nói và nghe Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – Mẫu 1

Đề tài: Bài học triết lí ở một câu truyện ngụ ngôn tự chọn.

Chuẩn bị nói

* Đề tài: Bài học triết lí ở một câu truyện ngụ ngôn tự chọn.

* Tìm ý và sắp xếp: Triển khai bài nói thành một số ý cụ thể:

– Truyện ngụ ngôn, thường có tính đả kích và châm biếm sâu sắc một tầng lớp trong xã hội, phê phán những đức tính của con người như keo kiệt, xu nịnh, huyênh hoang, tham lam, dẫn đến những hậu quả xấu.

– Đầu tiên, là bài học triết lí được thể hiện trong “Chân tay tai mắt miệng”. Câu chuyện muốn nói đến bài học về tình đoàn kết, đừng nghe ai xui dại mà làm bậy, thiệt hại đến bản thân.

– Thứ hai, là hình thức thể hiện bài học triết lí nhân sinh trong truyện ngụ ngôn nói chung và “Chân tay tai mắt miệng nói riêng”. Hình thức thể hiện những bài học triết lý chính là cơ sở, đặc điểm cơ bản để nhận diện ngụ ngôn với tục ngữ.

– Câu chuyện này có tầm ảnh hưởng đến đời sống hiện nay: Đem đến một bài học quý báu về cách sống đoàn kết.

Bài nói mẫu

1. Đặt vấn đề

Ngụ ngôn, là một tiểu loại nằm trong loại hình văn học dân gian. Mỗi câu truyện ngụ ngôn được xây dựng, đều chứa đựng những triết lí sống giống như thể loại tục ngữ, nhưng nó lại được thể hiện ở hình thức khác biệt, mang đặc trưng độc đáo riêng mà chỉ ở ngụ ngôn mới có.

2. Giải quyết vấn đề

Ngụ ngôn là loại truyện có ngụ ý đằng sau cốt truyện, được xây dựng nhằm mục đích nên lên bài học triết lí, bài học sống cho các thế hệ. Truyện ngụ ngôn, thường có tính đả kích và châm biếm sâu sắc một tầng lớp trong xã hội, phê phán những đức tính của con người như keo kiệt, xu nịnh, huyênh hoang, tham lam, dẫn đến những hậu quả xấu.

Đầu tiên, là bài học triết lí được thể hiện trong Chân tay tai mắt miệng. Câu chuyện muốn nói đến bài học về tình đoàn kết, đừng nghe ai xui dại mà làm bậy, thiệt hại đến bản thân. Trong một tập thể sống, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó vào nhau cùng tồn tại, phải biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai trong câu chuyện, ai cũng cho là mình có nhiều công lao, vất vả. Từ đó, họ xúm lại chê trách lão Miệng chỉ ăn mà không làm. Trước kia, họ vẫn dựa vào nhau mà cùng tồn tại. Nhưng cô Mắt đã khởi xướng một cuộc tẩy chay,  kêu gọi cậu Chân, cậu Tay “Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”. Và, cậu Chân cậu tay cũng nghe theo cô Mắt, kéo theo cả bác Tai đến nhà lão Miệng. Họ hùng hùng hổ hổ, hăm hở đến nói thẳng với Miệng, “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”… “Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!”.

Chân, Tay, Tai, Mắt đã xúm lại, cùng nhau chê trách lão Miệng, chỉ ăn mà không làm, để rồi nhận lấy hậu quả thích đáng. “Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mõi rã rời”. Cậu Chân, cậu Tay thì “không còn muốn cất mình lên chạy nhảy”, cô Mắt “ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ”, bác Tai “ bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong”. Tất cả mọi người đều phải chịu sự mệt mỏi. Bác Tai đã nhận ra sai lầm, giải thích với mọi người, cùng nhau đến xin lỗi Miệng. Lão Miệng cũng không khấm khá hơn, “cũng nhợt nhạt cả môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép”. Khi cậu Chân và Tay đi tìm thức ăn cho lão, lão dần tỉnh lại, và tất cả cũng đều cảm thấy đỡ mệt nhọc. Từ đó, họ bảo nhau “thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai”. Họ đã nhận ra cái sai lầm của mình, và biết sửa chữa sai lầm kịp lúc.

Cũng giống như các bộ phận được nhân hóa sinh động này, con người chúng ta cũng không thể tách mình sống riêng biệt mà tồn tại được. Mỗi người, như một bộ phận trong một cỗ máy hoàn chỉnh, nên dù thiếu bất cứ bộ phận nào dù là nhỏ nhất, cũng đều có hại. Thay vì ganh tị, chia rẻ mọi người, chúng ta cần thay đổi suy nghĩ ngay từ bên trong, tập sống có ích, sống vì mọi người, vì tập thể. Và, cũng đừng học theo thói a dua, nghe lời dèm pha từ một phía mà không suy xét, đưa ra hành động đúng đắn, nếu không sẽ nhận được hậu quả thích đáng.

Thứ hai, là hình thức thể hiện bài học triết lí nhân sinh trong truyện ngụ ngôn nói chung và Chân tay tai mắt miệng nói riêng. Hình thức thể hiện những bài học triết lý chính là cơ sở, đặc điểm cơ bản để nhận diện ngụ ngôn với tục ngữ. Ngụ ngôn thể hiện bài học triết lí dưới hai hình thức, trực tiếp ở nhan đề, lời thoại nhân vật, hoặc gián tiếp qua hành động nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ và phương pháp nghệ thuật đặc trưng trong truyện để người thưởng thức tự đúc kết. Ở câu chuyện này, hình thức thể hiện bài học triết lý là gián tiếp, người đọc phải tự đúc kết, tự rút ra qua những hình tượng nhân vật, qua cốt truyện,qua ngôn ngữ, qua nghệ thuật thể hiện.

Nhân vật ngụ ngôn, thường là những nhân vật hư cấu tưởng tượng từ đặc tính của loài hay từ tính cách của một hạng người. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, được nhân hóa từ những bộ phận trên cơ thể người, nhưng lại có sự liên hệ với đặc điểm, tính cách của một loại người trong xã hội, Đó là loại người hay ganh tị, so bì, hay a dua, hùa theo người khác mà chưa biết đúng sai.

Cốt truyện ngụ ngôn, thường ngắn gọn và rất hàm súc. Xoay quanh những nhân vật hư cấu, xoay quanh hoàn cảnh, tình huống truyện, người ta rút ra được những ý nghĩa. Cốt truyện của thể loại ngụ ngôn thường là cốt truyện ẩn dụ, chứa đựng những bài học sâu sắc. Sự đình công của Chân, Tay, Tai, Mắt, là ẩn dụ cho sự mất đoàn kết trong xã hội và hậu quả mà họ nhận được, tất cả đều bị ảnh hưởng nặng cũng chính là sự ẩn dụ cho tinh thần đoàn kết bị chia rẽ.

Ngôn ngữ trong truyện ngụ ngôn cũng rất hàm súc và ngắn gọn. Với sự kết hợp lối cảm nghĩ ngây thơ hồn nhiên của trẻ em và lối nhìn nhận sâu sắc của người lớn, truyện ngụ ngôn vừa gần gũi, nhưng cũng có gì đó xa lạ khiến người ta phải suy ngẫm. Ẩn dưới lớp vỏ ngôn từ, dưới những hình ảnh sinh động, chính là những bài học, kinh nghiệm sống triết lí mà nhân dân đúc kết qua bao thế hệ.

Và nghệ thuật đặc sắc trong ngụ ngôn, chính là phương pháp tỉ dụ. Tỉ dụ là phương pháp đặc trưng và quan trọng nhất trong sáng tác ngụ ngôn. Thiếu tỉ dụ, câu truyện ngụ ngôn sẽ không hình thành và tồn tại, mà chỉ là những câu chuyện cười vô nghĩa. Tỉ dụ khiến ngụ ngôn trở nên sinh động và sâu sắc hơn. Nhưng tỉ dụ trong ngụ ngôn cũng cần phổ biến, dễ hiểu và thông dụng. Chân, tay, tai, mắt, miệng, là những bộ phận gắn kết trên cơ thể người và không thể tách rời. Người ta chú ý đến mối quan hệ khăng khít này, vì thế mà ngụ ngôn “Chân tay tai mắt miệng”, thường được dùng để nói về bài học đoàn kết trong xã hội.

3. Kết luận

Điều làm nên đặc sắc và riêng biệt của ngụ ngôn, chính là nhờ tính triết lí và biểu hiện của tính triết lí độc đáo, mang màu sắc rất riêng khác với tục ngữ hay truyện cười. Và, mỗi câu truyện ngụ ngôn trong kho tàng văn học, chính là một bài học khác nhau, một triết lí sống khác nhau để chúng ta tìm hiểu và khám phá mỗi ngày.

Chuẩn bị nghe

Một số lưu ý khi nghe người khác nói:

– Trong lúc lắng nghe nên chú ý lắng nghe ghi chép, không nên làm việc riêng.

– Nhận xét về giọng điều, cách thể hiện bài nói của người khác

– Đưa ra câu hỏi, thắc mắc của bản thân về vấn đề.

Soạn bài Nói và nghe Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – Mẫu 2

Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

* Yêu cầu:

– Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó

– Trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu chính ở phần trọng tâm của bài nói

– Nêu thu hoạch bổ ích của bản thân khi tiến hành nghiên cứu về đề tài ở phần cuối bài nói

QUẢNG CÁO

  1. Chuẩn bị nói và nghe
  2. Chuẩn bị nói

– Trong việc trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu, người nói cần đưa tới cho người nghe những thông tin khái quát, trung thực về nội dung công việc đã hoàn thành ở phần Viết.

* Tìm ý và sắp xếp ý

– Bài nói cần có các ý sau:

+ Đặt tên cho bài nói: Hình tượng nhân vật người anh hùng trong sử thi.

+ Nêu rõ đề tài và vấn đề nghiên cứu.

+ Trình bày các kết quả nghiên cứu chính thông qua hệ thống luận điểm, có các dữ liệu, bằng chứng.

+ Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, gợi mở những hướng tiếp cận mới.

  1. Chuẩn bị nghe

QUẢNG CÁO

– Tìm hiểu trước về tên của bài báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày để có định hướng nghe phù hợp. Phác ra những câu hỏi ban đầu về vấn đề để dễ theo dõi nội dung của bài trình bày.

  1. Thực hành nói và nghe
Người nóiNgười nghe
– Mở đầu: nêu tên và lí do chọn vấn đề nghiên cứu; trình bày ngắn gọn về quá trình thực hiện

– Triển khai: trình bày tóm tắt các luận điểm, thông tin chính có trong bản viết theo trình tự hợp lí, kết hợp nhịp nhàng với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có). Có thể tổ chức lại nội dung từng luận điểm theo hình thức câu hỏi – lời đáp (vì thực chất của việc nghiên cứu là tìm lời đáp cho những thắc mắc nảy sinh trong quá trình tiếp xúc với đối tượng).

– Kết luận: Khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính; cảm ơn ngườu nghe và tỏ thái độ sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trao đổi đối thoại.

– Theo dõi cách trình bày của người nói, ghi ra giấy những câu hỏi, ý nghĩ nảy sinh trong quá trình nghe.

– Hỗ trợ bạn trong việc sử dụng bản trình chiếu (nếu có)

Bài nói mẫu tham khảo: 

  1. Đặt vấn đề

Một trong những vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu của sử thi chính là vấn đề nhân vật. Đây được xem là yếu tố cơ bản, có vai trò tích cực trong việc hình thành và phát triển cốt truyện. Trong hệ thống nhân vật đông đảo và đa dạng của sử thi, gắn liền với những đặc điểm thẩm mĩ, nổi bật nhất là hình tượng người anh hùng.

  1. Giải quyết vấn đề
  2. Khái quát về sử thi.

Sử thi là sáng tác tự sự dân gian có cốt truyện kể về quá khứ anh hùng của cộng đồng. Đề tài và nhân vật anh hùng trong sử thi miêu tả quá khứ hào hùng và chiến công oanh liệt. Con người và mọi thứ đều hoàn hảo, phi thường và lý tưởng hóa. Thế giới sử thi và âm điệu sử thi là âm điệu hoành tráng. Ngôn ngữ sử thi lộng lẫy và lung linh, hấp dẫn.

  1. Hình tượng người anh hùng trong sử thi.

Trong sử thi anh hùng, nhân vật anh hùng đại diện cho toàn thể cộng đồng về mọi phương diện. Nội dung ấy khiến cho hình tượng người anh hùng sử thi có ý nghĩa biểu tượng cao hơn. Nhân vật anh hùng là những nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi.Vẻ đẹp ấy trước hết toát ra ở ngoại hình.

Nhân vật anh hùng sử thi thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao hơn chính bản thân nó. Đặc điểm ngoại hình nổi bật nhất của người anh hùng sử thi là nó mang vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mĩ, theo chuẩn mực riêng của cộng đồng. Nói đến vẻ đẹp của người anh hùng sử thi phải nói đến vẻ đẹp của phẩm chất, của tài năng phi thường.Vẻ đẹp đầu tiên cần phải nhắc đến của người anh hùng sử thi là lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường. Lòng dũng cảm được coi là phẩm chất đạo đức có tính chất tuyệt đối của người anh hùng sử thi. Bao giờ người anh hùng cũng là những con người có lòng chiến đấu dũng cảm và ý chí chiến đấu mãnh liệt nhất. Một phẩm chất khác cũng không kém phần quan trọng của người anh hùng sử thi là họ luôn mang một lý tưởng cao cả, một khát vọng lớn lao. Nếu lý tưởng của người anh hùng sử thi phương Tây là khát vọng chiến công, lập vinh quang nơi chiến trận thì các anh hùng của sử thi Ấn Độ lại mang một lý tưởng thuần khiết hơn: họ hướng về điều thiện, về lẽ phải, về đạo lý ở đời. Và nhờ có sức mạnh thể chất phi thường cộnh với sức mạnh tinh thần kì diệu, người anh hùng sử thi luôn lập được nhiều chiến công hiển hách. Chiến công của người anh hùng bao giờ cũng mang ý nghĩa lớn lao,mang quyền lợi, danh dự và hạnh phúc cho bộ tộc cộng đồng.

Chúng ta càng thấy vẻ đẹp của các anh hùng sử thi rõ hơn qua ba sử thi nổi tiếng của phương Đông và phương Tây: Đăm Săn (anh hùng Đăm Săn); Ra-ma-ya-na (hoàng tử Ra-ma); Ô-đi-xê (chàng Uy-lít-xơ). Cả ba nhân vật đều có ý nghĩa biểu trưng cho cộng đồng.Ba nhân vật Đăm-săn, Ra-ma, Uy-lít-xơ, họ là những nhân vật anh hùng của sử thi Việt Nam, Ấn Độ và Hi Lạp, đều là người đại diện cho cộng đồng, có vẻ đẹp ngoại hình, có sức mạnh phi thường, tài trí hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách, biết căm ghét kẻ hung ác, bênh vực người yếu đuối và biết hi sinh để bảovệ hạnh phúc cho cộng đồng. Tuy vậy,vì là con đẻ của cái nôi văn hoá nghệ thuật khác nhau và ba tác phẩm khác nhau nên ba nhân vật cũng có nét khác biệt. Ra-ma là hoàng tử, Uy-lít-xơ là anh hùng chiến trận, Đăm- săn là tù trưởng.

Trong sử thi Ấn Độ Ramayana ngợi ca chiến công và đạo dức của hoàng tử Rama- một nhân vật lý tưởng,kiểu cách của đạo Hinđu, của đẳng cấp vương công quý tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị minh quân, một anh hùng tài ba, đức độ, đem lại hạnh phúc cho xã hội và nhân dân. Ở đây Rama là một chàng hoàng tử phong nhã, hào hoa, tài đức vẹn toàn, dũng cảm chiến đấu nhưng lại yếu mềm trong đời thường và cả trong tình yêu. Trong đoạn trích sử thi ”Rama buộc tội” Van-mi-ki đã đặt nhân vật Rama vào tình thế thử thách ngặt nghèo, có sự đấu tranh nội tâm hết sức dữ dội, đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất của con người. Rama dám vào sinh ra tử,dũng cảm chiến đấu với quỷ dữ để dành lại người vợ yêu quý của mình nhưng chàng cũng dám hi sinh tình yêu, tình cảm cá nhân của chính bản thân mình đẻ đổi lấy danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Ở đoạn trích này tác giả đã miêu tả xung đột tâm lí của hai nhân vật Rama và Xita trong cuộc gặp lại đầy thử thách và éo le. Tâm trạng của hai người cứ biến đổi theo nhịp điệu đối thoại. Khi Rama xưng hô với Xita một cách khách khí, lạnh lùng, có vẻ xa lạ “ta”, “phu nhân” thì Xita vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ và cảm thấy giữa hai người đã có khoảng cách. Rama tuyên bố lí do chàng chiến đấu chiến thắng quỷ vương chỉ vì danh dự, bổn phận, cá nhân của người anh hùng, vị quân tướng trong tương lai. Và xita càng đau xót hơn khi Rama đối xử nhẫn tâm, lạnh lùng và những lời nói vô tình, độc địa cùng với lời khuyên tầm thường đối với mình. Tất cả những gì Rama hành động và nói với Xita chỉ là để chàng thể hiện cái vị trí của mình trong cộng đồng vì chàng là một vị thần,một vị vua trong tương lai,một anh hùng trong bộ tộc của mình.Mọi việc đều chỉ muốn mọi người tôn kính, nâng cao uy tín của mình. Ngay cả khi Xita bước lên dàn hỏa thêu Rama mặc dù rất đau đớn tuyệt vọng,có sự giằn co về tâm lí -một bên là danh dự một bên là tình cảm cá nhân thì danh dự đã chiến thắng và chàng cố kìm nén cảm xúc,nỗi đau đớn cực độ của mình mà ngồi nhìn Xita bước vào lửa.

Qua đó ta có thể biết thêm về nhân vật sử thi Ấn Độ, họ trọng danh dự của mình hơn là tình cảm cá nhân.Và trong sử thi chiến tranh bắt buộc xảy ra nhưng không miêu tả chi tiết về chiến tranh mà miêu tả xung đột giữa cái thiện và cái ác, giữa đạo lí và phi đạo lí. Rama là người của cái thiện và đạo lí. Rama xuất hiện từ thế giới thần linh, mang yếu tố nửa người đã xuất hiện nhiều trong thần thoại và truyền thuyết cùng với Xita và Ha-nu- man. Qua nhân vật anh hùng Rama, ta nhận thấy được sử thi Ấn Độ nặng về danh dự. Đó là sẵn sàng hi sinh tình yêu của chính bản thân để bảo về danh dự và đạo lí, lẻ phải.

Sử thi Ấn Độ là thế còn sử thi Hi Lạp và Việt Nam thì sao chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu. Sử thi Hi Lạp ca ngợi tự do, công lí dân chủ, tình yêu, đạo lí, nhân đạo, đề cao lí tưởng anh hùng,chiến thắng số phận…Trong sử thi Ôđixê ca ngợi trí tuệ, dũng khí và nghị lực của con người với khát vọng chinh phục thế giới và mơ ước về một cuộc sống hoà bình, yên vui và hạnh phúc. Ca ngợi tình yêu quê hương, tình vợ chồng, tình cha con, tình bạn bè, thuỷ chung. Sử thi Ôđixê có cốt truyện hấp dẫn, li kì và hấp dẫn. Ngôn ngữ tráng lệ. Nhân vật Uylitxơ dũng cảm, gan dạ, chấp nhận thử thách, nhạy bén, sáng suốt, nhẫn nại, có cách ứng xử tinh tế, có thể coi là anh hùng văn hoá. Đặc biệt Uylitxơ là một người anh hùng trí tuệ, mưu trí “sánh ngang với thần linh”. Sau bao năm xa cách quê nhà Uylitxơ trở về, chàng giả dạng người hành khất nên vợ chàng – Pênêlôp –  đã không nhận ra, chàng đã dương cung bắn xuyên tên qua mười hai cái vòng rìu theo lời yêu cầu của Pênêlốp. Sau đó chàng giết chết bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội. Đó chính là tính cách của người anh hùng sự hơn người, dũng cảm, gan dạ, phi thường. Khi nghe lời nói của Pênêlôp và Têlêmac, Uylitxơ đã mỉm cười vì hiểu rằng vợ mình muốn thử thách mình. Đó là nụ cười về sự đấu trí, về người vợ thông minh, và cũng là nụ cười tin tưởng vào thắng lợi của trí tuệ mình. Bản lĩnh trí tuệ của Uylitxơ, cái bản lĩnh đã giúp chàng vượt qua biêt bao nhiêu thử thách, đã khiến chàng không hấp tấp vội vàng mà đày mưu mẹo khi về nhà để đạt mục đích đầu tiên: giết bọn cầu hôn. Nhưng với mục đích thứ hai: đoàn tụ với người vợ chung thuỷ, bản lĩnh trí tuệ của chàng đã gặp phải trí thông minh,khôn khéo của người vợ. Nhưng chàng vẫn không từ bỏ mà càng tỏ ra nhạy bén hơn và ứng xử tinh tế hơn. Cuối cùng bằng trí tuệ của mình, một sự thật sâu kín của tình cảm của vợ chồng yêu thương đằm thắm đã bật lên qua lời kể về bí mật chiếc giường của Uylitxơ. Uylitxơ là hình ảnh lí tưởng về người, về một người chồng, về một người cha dũng cảm, mưu trí, độ lượng, chung thuỷ. Đồng thời Uylitxơ còn là một biểu tượng đẹp đẽ của tình yêu quê hương, gia đình, tình vợ chồng chung thuỷ. Rama một chàng hoàng tử sẵn sàng hi sinh tình yêu của mình để đổi lấy danh dự. Uylitxơ một người anh hùng đầy trí tuệ, mưu lược, dũng cảm, có cách ứng xử tinh tế…

Còn người anh hùng Đăm săn trong sử thi Đăm săn thì sao? Sử thi Tây Nguyên (Việt Nam) thường ca ngợi người anh hùng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống yên lành cho buôn làng.Khi chiến thắng,buôn làng của người anh hùng trở nên giàu có,cường thịnh hơn. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” nói về người anh hùng Đăm săn chân thật, đơn giản, có lúc ngông cuồng, có thể coi là người anh hùng chiến trận. Cuộc đối đầu giữa Đăm Săn với Mtao Mxay là giữa hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi Tây Nguyên là chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát hơn. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng chứng kiến cuộc thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc lộp cộp như tiếng những quả mướp khô đập vào nhau, còn Đăm săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo: một bước nhảy của chàng vượt qua mấy đồi tranh, một bước lùi vượt qua mấy đồi mía, Đăm Săn hùng cường ngay khi còn ở trong lòng mẹ, chàng có sức khoẻ, sức mạnh phi thường và đầy tài năng. Đăm săn chiến thắng Mtao Mxay nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ nhị ném miếng trầu để sức lực tăng lên gấp bội và sự giúp đỡ của Ông Trời. Đăm săn chiến đấu không hề đơn độc, chính nghĩa luôn thuộc về chàng. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây làm cho buôn làng của mình lại thêm giàu mạnh,càng nâng cao uy tín của mình và tôi tớ, dân làng của tù trưởng thù địch tự nguyện mang theo của cải đi theo Đăm Săn. Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho thị tộc. Sử thi Đăm săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền giữa các dân tộc Ê-đê, thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp”một đi không trở lại”. Cả ba đoạn trích sử thi đều kể lại về chuyện tái hợp, đoàn tụ gia đình giữa người anh hùng và người vợ của mình.Và để có sự đoàn tụ, kết cục tốt đẹp, các nhân vật đều phải trải qua những thử thách: thử thách về chiến trận, thử thách về tâm lí, hoặc thử thách cả về chiến trận lẫn tâm lí. Từ chính điểm này, ta cũng thấy được điểm khác biệt thú vị của mỗi nền văn hoá.

Trong Đăm Săn và Ramayana (hai sử thi đều của các nền văn học, văn hoá phương Đông), việc đoàn tụ gia đình được thể hiện và đề cao ở khía cạnh cộng đồng, danh dự, tài năng của người lãnh đạo với tư cách là người đại diện cho cộng đồng (không gian diễn ra cuộc đoàn tụ là không gian cộng đồng, có sự chứng kiến của “nhân vật quần chúng”, người anh hùng hành động, nói năng chịu sự chi phối của vị trí, nghĩa vụ của người lãnh đạo cộng đồng. Còn Ôđixê thì khác.Việc đoàn tụ được thể hiện ở khía cạnh cá nhân, đề cao hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình (không gian đoàn tụ là không gian cá nhân; cách thức thử thách để đoàn tụ không phải chỉ có chiến đấu thể hiện sức mạnh hay hành động theo nghĩa vụ của đấng quân vương mà là thử thách mang tính cá nhân, những kỉ niệm, kỉ vật-chiếc giường, tình cảm vợ chồng gắn bó là tiêu chí để thử thách người anh hùng). Từ đó ta có thể nhận thấy rằng văn hoá phương Đông đề cao con người cộng đồng còn văn hoá phương Tây đề cao con người cá nhân.

  1. Kết luận.

Tóm lại, nhân vật anh hùng luôn hiện diện với tổng hoà các sức mạnh về vật chất lẫn tinh thần.Những vẻ đẹp đó lúc đầu thì siêu phàm, kì vĩ, phi thường nhưng về sau thì bình dị, bình thường và gần gũi. Người anh hùng sử thi luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng.

Những vẻ đẹp của các anh hùng sử thi luôn được làm nổi bật và đậm nét là nhờ vào ngôn ngữ miêu tả của sử thi chỉ có sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo ấy của các anh hùng. Không chỉ có ngôn ngữ mà nhờ vào lời kể chuỵện hấp đẫn,ngôn từ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn sâu sắc,chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi của sử thi cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp nghệ thuật:so sánh, phóng đại… Tất cả nội dung và nghệ thuật có sự kết hợp với nhau tạo nên cho sử thi một vẻ đẹp tuyệt vời.

  1. Trao đổi

Người nghe

Dựa vào những gì đã chuẩn bị trước khi nghe và tiếp nhận được trong khi nghe, nêu câu hỏi hay bổ sung ý kiến về những nội dung cụ thể của báo cáo; nêu cách nhìn nhận và đánh giá khác (nếu có) về vấn đề được báo cáo đề cập. Cần góp ý kĩ về cách trình bày kết quả nghiên cứu của người nói.

Người nói

– Trả lời các câu hỏi, làm sáng tỏ thêm các vấn đề được người nghe nêu lên; nêu hướng hoàn thiện báo cáo cũng như cách trình bày báo cáo.

– Người nói tự đánh giá và người nghe đánh giá về bài nói (báo cáo kết quả nghiên cứu)

Soạn bài Nói và nghe Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – Mẫu 3

Nói

Video hướng dẫn giải

– Đọc kĩ đề.

– Xác định đối tượng người nghe, không gian và thời gian thuyết trình.

– Trước khi nói cần chuẩn bị kĩ dàn ý, các ý chính của bài nói.

– Giọng nói dõng dạc, âm độ vừa phải, mắt luôn hướng về người nghe.

Bài nói mẫu

Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin được phép đại diện nhóm 1 trình bày về kết quả nghiên cứu của nhóm.

Tóm tắt:

     Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam. Trước sự tác động của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế sâu rộng và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một, pha trộn, lai căng không còn giữ được bản sắc. Do vậy, việc khẳng định giá trị văn hóa của các dân tộc là vấn đề cấp bách.

I. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Để hiểu được khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Lênin, “Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu”.

Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản (tồn tại – being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”.

Theo Đào Duy Anh trong sách Việt Nam văn hóa sử cương: “Văn hóa tức là sinh hoạt”.

Qua một số nghiên cứu vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng”.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, chính nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra những chứng tích của một nền văn hóa. Người Mường còn có những tên gọi khác nhau Mol, Mual, Mon. Bản sắc văn hóa Mường là những nét riêng độc đáo biểu hiện trong các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà cộng đồng người Mường đã sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình, những giá trị này được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, và cũng được vận động biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của văn hóa tộc người gắn liền với sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay

Hòa Bình đã tổ chức những công tác hữu hiệu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình như Công tác xây dựng đời sống văn hóa; Tổ chức tốt các cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản, khối văn hóa”, “Cơ quan văn hóa”; Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa.

Kết quả đạt được trong năm 2013 có 1400/1364 làng bản đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 102,6%; 155000/146838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 105,05%; 570/548 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 104%.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta

Nói đến con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam hoàn toàn không có nghĩa là nói đến một cái gì đó có tính chất khuôn mẫu, cố định. Đây là một khái niệm động, nó không ngừng vận động, phát triển để tự hoàn thiện và nâng cao. Từ đó, mang đến một cái nhìn toàn diện, sáng tạo, bất ngờ cho truyền thống.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tất cả những mặt tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục, loại bỏ những hủ tục; phát huy những yếu tố tích cực, tốt đẹp. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Mường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đối với dân tộc Mường nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Kết luận

Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ người Mường hãy tiếp nối, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó.

Soạn bài Nói và nghe Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – Mẫu 4

soan bai trinh bay bao cao ket qua nghien cuu ve mot van de ngu van lop 10 kntt Đề Tài: Không Gian Sinh Hoạt Của Người Ê-Đê Được Thể Hiện Trong Đoạn Trích “Đăm Săn Đi Bắt Nữ Thần Mặt Trời”.

1. Đề cương:

a. Mở đầu: Nêu rõ đề tài và vấn đề nghiên cứu.

b. Triển khai:
* Kiến trúc nhà ở của người Ê-đê trong đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời”.
* Sinh hoạt của người Ê-đê trong không gian nhà ở trong đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời”.

c. Kết luận: Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.

2. Bài Nói Không Gian Sinh Hoạt Của Người Ê-Đê Được Thể Hiện Trong Đoạn Trích “Đăm Săn Đi Bắt Nữ Thần Mặt Trời

BÀI NÓI THAM KHẢO

Kính chào cô và các bạn, em tên là ….. Sau đây, em xin trình bày bản báo cáo kết quả nghiên cứu về vấn đề: “Không gian sinh hoạt của người Ê-đê được thể hiện trong đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời””.

Lí do em chọn vấn đề này để nghiên cứu và trình bày với cô và các bạn là bởi: Đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” là một trong những trích đoạn tiêu biểu của pho sử thi nổi tiếng “Bài ca chàng Đăm Săn”. Đoạn trích không đơn thuần kể lại hành trình chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của người anh hùng Đăm Săn mà hơn hết, nó còn phản ánh diện mạo đời sống tinh thần, niềm tin của cộng đồng người Ê-đê. Thông qua đoạn trích, không gian sinh hoạt của người Ê-đê được hiện lên rõ nét và trở thành một điểm thú vị, đáng để khám phá.

Trong bài báo cáo này, vấn đề của em được triển khai thông qua hai luận điểm chính là:

– Luận điểm 1: Kiến trúc nhà ở của người Ê-đê.

– Luận điểm 2: Sinh hoạt của người Ê-đê trong không gian nhà.

Soạn bài Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10 – KNTT

Ở luận điểm thứ nhất, em nhận thấy kiến trúc nhà ở của người Ê-đê gắn liền với hình ảnh nhà sàn dài. Điều này được miêu tả rất rõ trong đoạn trích ở các chi tiết:”tòa nhà dài dằng dặc”, “voi vây chặt sàn sân”, “các xà ngang xà dọc đều thếp vàng”. Sự xuất hiện của hình ảnh nhà sàn dài, cầu thang, xà ngang được lặp đi lặp lại cho thấy dấu ấn kiến trúc nhà ở đặc trưng của đồng bào người Ê-đê. Tuy nhà ở không được miêu tả một cách tỉ mỉ nhưng những hình ảnh tiêu biểu như vậy cũng đủ để làm đồng hiện nền văn hóa đặc sắc của vùng Tây Nguyên.

Ở luận điểm thứ hai, qua quá trình đọc và phân tích đoạn trích, em thấy rằng: các vật dụng như ché tuk, ché êbah, cồng, chiêng,… đều là những đồ vật quý biểu thị cho sự sung túc, giàu có của người Ê-đê phải “ngã giá bằng ba voi” mới có được. Hơn nữa, thông qua hoạt động thiết đãi vị tù trưởng Đăm Săn với đủ món thức ăn và loại thuốc quý đã cho thấy tính cách nồng hậu, cởi mở, hào phóng của người đồng bào Tây Nguyên. Những hoạt động thiết đãi tù trưởng Đăm Săn cũng chính là những hoạt động của dân làng khi tiếp đón, những vị khách quý từ phương xa. Bên cạnh đó, hình ảnh “cồng, chiêng” và “rượu cần” đã phản ánh hai phong tục lớn là tục đánh cồng chiêng và tục uống rượu cần. Cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà nó còn chứa đựng giá trị văn hóa của cộng đồng người Ê-đê. Còn tục uống rượu đóng vai trò thể hiện tinh thần tập thể của cộng đồng và sự hiếu khách của gia chủ. Có thể nói, những vật dụng trong căn nhà của người Ê-đê vừa gắn liền với hoạt động sống vừa phản ánh được sự giàu có, phồn vinh của cả một cộng đồng.

Như vậy, đoạn trích đã phản ánh tương đối đầy đủ văn hóa của cộng đồng người Ê-đê ở Tây Nguyên. Bên cạnh vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn thì nét đẹp văn hóa của cộng đồng này cũng đã tạo nên sức sống mãnh liệt cho bộ sử thi. Những vẻ đẹp ấy cần phải được bảo tồn và phát huy hơn nữa trong thời đại mới.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “soạn bài Nói và nghe Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức  ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!