Updated at: 21-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức – Mẫu 1

Chuẩn bị nói

Đề tài: Xu hướng sống đơn giản trong xã hội hiện đại.

Tìm ý và sắp xếp ý:

– Sống đơn giản là nhận thức được mục đích của cuộc sống. Đó là sự tập trung có chủ đích trong tất cả các khía cạnh cuộc sống của chúng ta từ đồ dùng, hành động, thói quen và các mối quan hệ mang lại cho chúng ta giá trị và niềm vui nhất.

– Bạn cần phải tách mình ra khỏi chuỗi thay đổi liên tục và bắt đầu sống một cuộc sống chậm hơn và đơn giản hơn, giúp bạn thực sự sống và mãn nguyện hơn. Một cuộc sống đơn giản là nơi hạnh phúc thực sự tồn tại.

– Bước đầu tiên để hướng tới một cuộc sống đơn giản hơn là nhận ra rằng có thể chọn những cách thay thế tốt hơn lựa chọn theo số đông ở xã hội hiện đại.

– Chúng ta liên tục gắn mình với Internet kết nối trên toàn thế giới, một hệ sinh thái không bao giờ ngủ. Vì vậy hãy đăng xuất thường xuyên hơn và xây dựng thói quen chỉ kiểm tra thiết bị của bạn khi cần, đặt ranh giới và giới hạn thời gian trực tuyến.

– Hãy làm cho nơi ở, lịch làm việc và cuộc sống của bạn thông thoáng, gọn gàng! Sự lộn xộn, dù là vật chất hay tinh thần đều làm xáo trộn cuộc sống của bạn. Bạn cần học cách tối giản và loại bỏ những thứ vô dụng và thừa thải của mình, cũng như hiểu được thế nào là đủ từ nhu cầu tình cảm và vật chất.

Bài nói mẫu

Khái niệm “cuộc đời đơn giản” nghe có vẻ… giản đơn nhưng thật sự, đó là mơ ước của rất nhiều người. Xã hội ngày nay luôn vội vã tấp nập đã cuốn con người ta vào dòng xoáy công việc, học tập, vào những mối quan hệ không thể nào thoát ra. Vậy, chúng ta cần phải làm gì để sống một cuộc đời đơn giản?

Sống đơn giản là nhận thức được mục đích của cuộc sống. Đó là sự tập trung có chủ đích trong tất cả các khía cạnh cuộc sống của chúng ta từ đồ dùng, hành động, thói quen và các mối quan hệ mang lại cho chúng ta giá trị và niềm vui nhất. Cuộc sống đơn giản là hình ảnh về một cuộc sống khi mà những tiện nghi được sử dụng ở mức thấp nhất, đúng hơn là chúng ta sẽ cắt giảm những điều không cần thiết để đổi lấy hạnh phúc vể sau. Cuộc sống tối giản chỉ đơn thuần là việc bạn nhận ra được rằng giá trị của bản thân luôn phải đứng trên những giá trị vật chất.

Có rất nhiều lợi ích được tạo ra khi bạn chọn cho mình một cuộc sống nhẹ nhàng, đơn giản, không chỉ được nhìn thấy ở không gian sống xung quanh mà đồng thời bạn cũng có thể cảm nhận nó qua sự thay đổi tích cực của những suy nghĩ. Vì vậy bạn cần phải tách mình ra khỏi chuỗi thay đổi liên tục và bắt đầu sống một cuộc sống chậm hơn và đơn giản hơn, giúp bạn thực sự sống và mãn nguyện hơn. Một cuộc sống đơn giản là nơi hạnh phúc thực sự tồn tại.

Thay đổi không phải là một sớm một chiều. Đó là cả một quá trình đòi hỏi bạn phải cố gắng và nỗ lực thay đổi chính bản thân bạn. Bước đầu tiên để hướng tới một cuộc sống đơn giản hơn là nhận ra rằng có thể chọn những cách thay thế tốt hơn lựa chọn theo số đông ở xã hội hiện đại. Trước tiên hãy loại những bộ quần áo không mặc ra khỏi tủ quần áo của bạn để có một không gian rộng rãi hơn cho những món đồ mới nếu như bạn có nhu cầu. Tiếp đến là cải thiện lại bữa ăn của mình, ăn uống lành mạnh là một điều ai cũng mong muốn nhưng đôi khi chúng ta cần phải chi tiêu quá nhiều cho những bữa ăn như vậy.

Chúng ta liên tục gắn mình với Internet kết nối trên toàn thế giới, một hệ sinh thái không bao giờ ngủ. Hãy luôn tự hỏi bản thân mình rằng tại sao mình lại làm như vậy, tại sao lại dành thời gian cho việc lướt web hàng ngày mà thay vào đó không làm những việc có ích hơn và để cho cơ thể được nghỉ ngơi thay vì dán mắt vào màn hình máy tính hay điện thoại. Vì vậy hãy đăng xuất thường xuyên hơn và xây dựng thói quen chỉ kiểm tra thiết bị của bạn khi cần, đặt ranh giới và giới hạn thời gian trực tuyến.

Có nhiều người rất chú trọng việc bài trí không gian sống vật chất. Tuy nhiên, đôi khi, việc sử dụng quá nhiều những vật dụng trang trí cũng khiến cho không gian xung quanh bạn trở nên chật chội. Vậy nên hãy làm cho nơi ở, lịch làm việc và cuộc sống của bạn thông thoáng, gọn gàng! Sự lộn xộn, dù là vật chất hay tinh thần đều làm xáo trộn cuộc sống của bạn. Bạn cần học cách tối giản và loại bỏ những thứ vô dụng và thừa thải của mình, cũng như hiểu được thế nào là đủ từ nhu cầu tình cảm và vật chất.

Sống một cuộc đời đơn giản không có nghĩa là bạn phải thu xếp mọi thứ để “về quê nuôi cá và trồng thêm rau”. Chắc chắn phải có cách để chúng ta tránh xa những rắc rối do xã hội mang lại mà không cần thay đổi quá nhiều. Đó có thể là những hành động như thu hẹp kích thước căn nhà, tối giản không gian hay xây dựng tủ đồ con nhộng. Hãy bắt tay vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống để bản thân mình cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi mà áp lực cuộc sống gây ra.

Chuẩn bị nghe

Một số chú ý khi lắng nghe bài nói của người khác:

– Tìm hiểu trước về vấn đề của người nói;

– Tập trung lắng nghe bài nói;

– Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ và cử chỉ của người nói;

– Có thể nêu câu hỏi nếu thấy thắc mắc.

Soạn bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức – Mẫu 2

Chuẩn bị nói

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn đề tài: Nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù có thật sự là một người uy quyền, tự do?

Tìm ý và sắp xếp ý:

– Giới thiệu khái quát về nhân vật quản ngục:

+ Tả về ngoại hình của viên quản ngục: Một người tuổi trung niên; Khuôn mặt như mặt ao;… Với những chi tiết miêu tả của Nguyễn Tuân thì viên quản ngục là một người điềm đạm, phúc hậu.

+ Tính cách của viên quản ngục: Nhân vật viên quản ngục có tâm hồn thuần khiết và ông lại còn yêu cái đẹp; Viên quản ngục là một người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu nghệ thuật; … Bên cạnh đó ông lại còn có tấm lòng khâm phục những người tài hoa.

+ Nguyễn Tuân cũng đã khắc họa lên nhân vật quản ngục có được một tâm hồn nghệ sĩ, nâng niu cái đẹp, những điều có được giá trị thẩm mĩ.

– Nhận xét chung về viên quản ngục: Không phải là người uy quyền, tự do

Chuẩn bị nghe

Video hướng dẫn giải

Một số lưu ý khi nghe người khác nói:

– Chú ý lắng nghe, ghi chép;

– Đưa ra những câu hỏi cần giải đáp.

Bài nói mẫu

Video hướng dẫn giải

Dàn ý

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát truyện ngắn Chữ người tử tù và nhân vật quản ngục.

2. Thân bài

– Ngoại hình của nhân vật quản ngục: là một người tuổi trung niên; có khuôn mặt như mặt ao;… → viên quản ngục là một người điềm đạm, phúc hậu.

– Nhân vật quản ngục không phải là một hung thần với đôi bàn tay vấy máu mà ông được biết đến là một nhà nho, đọc nhiều sách thánh hiền và lại có những đức tính tốt. → Tấm lòng nhân hậu bao dung của quản ngục

– Thủ pháp tương phản đối lập có thể làm nổi bật nghịch lí của hoàn cảnh, nổi bật được những bi kịch của số phận: tương phản giữa ngục quan và lũ lính ngục, đối lập chính cái thuần khiết đối với đống cặn bã, giữa người có tâm điền tốt đẹp với lũ quay quắt và tàn độc.

3. Kết bài

Khẳng định lại hình ảnh nhân vật quản ngục.

Bài nói mẫu

     Trong kho tàng truyện ngắn của văn học Việt Nam, rất nhiều tác phẩm nổi danh không chỉ nhờ cốt truyện, nội dung hấp dẫn người đọc mà tuyến nhân vật trong truyện cũng có khả năng thu hút người đọc đi sâu vào tìm hiểu chuyện. Mỗi truyện ngắn đều có một hệ thống nhân vật với vai trò khác nhau nhưng nếu chỉ nhìn cách tác giả miêu tả họ thì người đọc chưa thể đánh giá được chính xác tính cách sâu bên trong con người họ. Điển hình là nhân vật người quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Liệu nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù có thật sự là một người uy quyền, tự do như chúng ta nhìn thấy qua lời văn của Nguyễn Tuân hay không?

Tác giả Nguyễn Tuân viết truyện Chữ người tử tù năm 1939 và tác phẩm xứng đáng là một tờ hoa, trang hoa đích thực của ông. Nói lên sự thành công của tác phẩm chính là do Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật hết sức độc đáo cùng với tình huống truyện hấp dẫn, có một không hai. Nói về nhân vật thì ngoài nhân vật Huấn Cao – tử tù thì còn có nhân vật quản ngục – thanh âm trong trẻo nhưng lạc vào một bản nhạc mà âm điệu xô bồ.

Đầu tiên độc giả nhận thấy được ngục quan có một ngoại hình ưa nhìn dễ nhìn. Đó là đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu, thế rồi với vẻ mặt tư lự, nhăn nheo, có một đời sống nội tâm sâu sắc và lại còn cả nghĩ. Viên quản ngục sau khi nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường về  việc nhận 6 tử tù mà trong đó có Huấn Cao – người nổi tiếng với tài viết chữ đẹp. Thế rồi độc giả cũng càng không quên được hình ảnh ngục quan như cứ đăm chiêu và nghĩ ngợi. Thông qua việc miêu tả chi tiết những biến đổi tinh vi của nhân vật thì Nguyễn Tuân cũng đã giúp cho chúng ta nhận thấy được ngục quan thực sự là một người từng trải, ông lại có một tính cách vô cùng nhẹ nhàng chứ không tàn ác giống như những tên cầm quyền khác trong chốn đề lao.

Thực sự nhân vật quản ngục không phải là một hung thần với đôi bàn tay vấy máu mà ông được biết đến là một nhà nho, đọc nhiều sách thánh hiền và lại có những đức tính tốt. Việc làm quản ngục có thể thét ra lửa và thêm nữa là bộ hạ tay chân là bọn côn đồ, tàn nhẫn,… toàn những điều xấu, thế nhưng quản ngục lại khác lạ. Với quản ngục nét tính cách không thay đổi, vẫn luôn luôn dịu dàng. Thông qua đây ta nhận thấy được tấm lòng thì nhân hậu bao dung của quản ngục cũng đã biết giá người, biết trọng người ngay nữa. Điều đó được thể hiện đó chính là lúc nhận tù, ngục quan lúc này đây cũng thật đáng trọng biết bao nhiêu. Nhất là khi đứng trước thái độ như nhâng nháo, hách dịch, tàn nhẫn của bọn lính ngục, ông ta chỉ nhẹ nhàng mà nghiêm trang nói một câu đó là: “Việc quan, ta có phép nước. Các chú chớ nhiều lời”.

Có thể nói được văn chương lãng mạn thời tiền chiến thường sử dụng thủ pháp tương phản đối lập. Dùng thủ pháp này có thể làm nổi bật nghịch lí của hoàn cảnh, nổi bật được những bi kịch của số phận. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng vậy, thông qua cảnh nhận tù, thì ta nhận thấy được nó cũng đã tương phản giữa ngục quan và lũ lính ngục, đối lập chính cái thuần khiết đối với đống cặn bã, giữa người có tâm điền tốt đẹp với lũ quay quắt và tàn độc. Thông qua đó làm nổi bật nhân cách tốt đẹp của quản ngục mà như Huấn Cao nhận xét có một thanh âm trong trẻo chen vào chính giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.

Người đọc có thể nhận thấy được hình ảnh quản ngục được xem chính là một trong những thành công của Nguyễn Tuân ở trong nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật ở phương diện đó là sự tài hoa độc đáo của nghệ sĩ bậc thầy. Ngục quan luôn yêu cái đẹp với tấm lòng biệt nhỡn liên tài, thêm vào đó là tâm hồn tính cách của ngục quan – nhân vật góp phần làm lên sức hấp dẫn của truyện Chữ người tử tù.

Thảo luận

Học sinh tự thực hành

Soạn bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức – Mẫu 3

Chuẩn bị nói

Lựa chọn đề tài: Văn hóa đọc và đời sống lớp học.

Câu hỏi cần trả lời khi thảo luận đề tài là: Chúng ta cần xây dựng văn hóa đọc trong lớp học như nào cho hợp lí?

Phương pháp giải:

Dựa vào kinh nghiệm bản thân

Lời giải chi tiết:

Tìm ý và sắp xếp ý

Có thể triển khai một số ý chính như sau:

– Văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa của con người thông qua việc đọc, sách, báo, tài liệu để tiếp cận được với thông tin và nguồn tri thức một cách khoa hoc.

– Văn hóa đọc góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng trong đời sống, giúp hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người.

– Văn hóa đọc giúp ta có được một số lợi ích như: cung cấp một lượng lớn tri thức; giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp; giúp cân bằng cảm xúc một cách tốt nhất; …

– Thực trạng đọc sách của học sinh hiện nay: Thay vì ngồi đọc sách để biết thêm kiến thức thì chúng ta thường chú tâm vào chiếc điện thoại thông minh, tập trung vào những trò chơi vô bổ và bỏ quên văn hóa đọc sách.

– Để xây dựng và tuyên truyền văn hóa đọc phổ biến hơn trong môi trường lớp học và nhà trường thì cần phải nâng cao nhận thức của bạn đọc đối với văn hóa đọc; hình thành thói quen đọc sách cho bản thân;…

Bài nói mẫu: Văn hóa đọc và đời sống lớp học

     Maxim Gorki từng viết: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Thật vậy, đọc sách là một việc làm không hề phức tạp mà lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. Ai cũng biết sách chứa rất nhiều kiến thức trong cuộc sống, giúp chúng ta tư duy, nhận thức sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy được vốn từ ngữ phong phú. Thế nhưng trong môi trường lớp học ngay nay, văn hóa đọc sách không còn phổ biến mà thay vì đọc sách thì học sinh thường dành thời gian để lên mạng, chơi game,… Vậy chúng ta cần xây dựng văn hóa đọc trong lớp học như nào cho hợp lí?

     Chúng ta đều biết, trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng. Sách được coi là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa của con người thông qua việc đọc, sách, báo, tài liệu để tiếp cận được với thông tin và nguồn tri thức một cách khoa hoc. Văn hóa đọc góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng trong đời sống, giúp hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người.

     Đọc sách có thể ươm mầm trong chúng ta những ý nghĩa cao thượng, những ý tưởng để làm việc trong nhiều lĩnh vực và hiểu biết sâu rộng, làm phong phú hơn trí tưởng tượng của bản thân. Rèn luyện thói quen đọc sách không chỉ mang lại cho ta những lợi ích vô cùng to lớn; mà nó còn là một thói quen tốt giúp cho bộ não của chúng ta được khỏe mạnh và linh hoạt hơn. Đọc sách cũng đem lại sự thư giãn, là nguồn gốc tuyệt vời của sự hưởng thụ, mọi nguồn cảm hứng, chỉ cho chúng ta mọi con đường đi với những kiến thức tuyệt vời, nó cũng giúp ta trở thành một người thành công trong cuộc sống này. Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn.

     Thế nhưng hiện nay, văn hóa đọc sách đang phải đứng trước nguy cơ bị lãng quên; mọi người trở nên thờ ơ, lãnh cảm với đọc sách, nhất là giới trẻ. Có những bạn trẻ cho rằng đọc sách giấy là lạc hậu và đó là một sai lầm khi đa số các bạn trẻ cho rằng bây giờ là thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Mỗi chúng ta đều có thể tiếp cận một khối lượng tri thức khổng lồ chỉ cần thông qua một thiết bị nghe nhìn đơn giản như chiếc điện thoại smartphone, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ làm mai một thói quen đọc sách truyền thống vốn có chính bởi sự lấn át của quá nhiều phương tiện truyền thông nghe nhìn hấp dẫn. Cũng bởi ít đọc, ít cập nhật thông tin qua sách báo, nên vốn văn chương của lớp trẻ bây giờ được đánh giá là hơi “cạn”. Những năm gần đây, sau mỗi đợt chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học lại rộ lên nhiều câu chuyện về những bài thi với câu văn ngô nghê, những cột mốc lịch sử bị sai lệch… đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay. Vậy sẽ có tương lai văn hóa đọc sách có còn tồn tại hay không?

     Bạn thấy đấy, sách là kho tri thức không chối từ ai, chỉ cần ta hiểu được giá trị của kho tri thức ấy để rồi tự xây dựng cho mình thói quen đọc sách hàng ngày. Có thể nói, sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người. Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới. Sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Nếu như bạn là người không có thói quen đọc sách hằng ngày thì có lẽ bạn đã bỏ qua nhiều lợi ích của việc đọc sách. Nhờ đọc sách, tôi tin chắc chắn chúng ta sẽ ngày một ưu tú hơn. Tùy theo nhu cầu công việc của mỗi người, chúng ta hãy lựa chọn cách đọc và khai thác thông tin phù hợp, không vì quá lệ thuộc công nghệ thông tin mà xa rời văn hóa đọc truyền thống.

Chuẩn bị nghe

Một số chú ý khi lắng nghe bài nói của người khác:

– Tìm hiểu trước về vấn đề của người nói;

– Tập trung lắng nghe bài nói;

– Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ và cử chỉ của người nói;

– Có thể nêu câu hỏi nếu thấy thắc mắc.

Thảo luận

Học sinh tự thực hành.

Soạn bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức – Mẫu 4

I. Dàn Ý Thảo Luận Về Một Vấn Đề Đời Sống Có Ý Kiến Khác Nhau

1. Mở đầu:

– Nêu vấn đề cần bàn luận.

2. Nội dung chính:

– Nêu ý nghĩa của vấn đề được bàn luận.

– Những ý kiến khác nhau về vấn đề đó.

– Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau như vậy.

– Nêu ý kiến của người nói.

(Lưu ý: cần có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục).

3. Kết thúc:

– Chúng ta nên thống nhất với nhau trên những điểm nào?

I. Bài Thảo Luận Tham Khảo Thảo Luận Về Một Vấn Đề Đời Sống Có Ý Kiến Khác Nhau

1. Bài Thảo Luận Về Vấn Đề: Xây Dựng Văn Hóa Đọc

Xin chào cô và các bạn. Trong buổi thảo luận hôm nay, em sẽ đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân xoay quan vấn đề “Xây dựng văn hóa đọc”. Kính mời cô cùng các bạn theo dõi, lắng nghe.

Trước khi đi sâu vào vấn đề, mình có một câu hỏi nhỏ cho mọi người như sau: Các bạn có thường đọc sách hay không? Mỗi tháng bạn đọc bao nhiêu cuốn sách? Như các bạn có thể thấy, ngày nay, thiết bị công nghệ điện tử phát triển và bùng nổ đã mang đến rất nhiều hứng thú cho con người. Chúng ta có thể dành hàng giờ chỉ để lướt Tiktok, Facebook nhưng lại keo kiệt thì giờ cho việc đọc sách. Như vậy, xây dựng văn hóa đọc là vấn đề ý nghĩa và cần thiết, phục vụ cuộc sống của con người. Mình biết có một số bạn cho rằng phát triển văn hóa đọc là không cần thiết, đọc sách không tích lũy nhiều kinh nghiệm bằng việc trải nghiệm thực tế.

Dưới góc nhìn của mình, xây dựng văn hóa đọc không phải là kiểu chạy theo số lượng, theo “trend” hay nhiệm vụ. Đọc ở đây là để hiểu, để tích lũy tri thức và kinh nghiệm. Thay vì tiếp cận những thông tin thật giả lẫn lộn, chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội, bạn có thể tìm hiểu chúng trong sách báo. Mở một trang sách, bạn sẽ biết vô vàn điều mới mà không phải ai cũng dạy cho chúng ta.

Từ đây, để việc xây dựng văn hóa đọc thêm phát triển và mở rộng, các cơ quan có liên quan cần đưa ra chương trình cụ thể. Ngoài ra, phải không ngừng nâng cao và đổi mới, cập nhật đầu sách. Những thư viện quản lí cần cải thiện cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của người đọc.

Trên đây là một số ý kiến của em về vấn đề xây dựng văn hóa đọc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

trinh bay y kien ve mot van de trong doi song

Soạn văn Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau Ngữ văn 10 KNTT ngắn nhất

2.Bài Thảo Luận Về Vấn Đề: Tôn Trọng Sự Khác Biệt

Chào cô và các bạn. Em là Hà Linh. Trong tiết Nói và nghe ngày hôm nay, em sẽ trình bày những ý kiến của mình về vấn đề “Tôn trọng sự khác biệt”.

Các bạn hiểu như nào là “tôn trọng sự khác biệt”? Theo mình, tôn trọng sự khác biệt là có cái nhìn đúng đắn và toàn diện về mọi người xung quanh, không tỏ ra kì thị hay chê bai, ghét bỏ những thứ đi ngược lại với số đông. Tuy nhiên, ngày nay, vài cá nhân thường phán xét và cho rằng khác biệt là “chơi trội”, không đúng với thuần phong mỹ tục của người Việt. Nhưng bạn ơi, chớ vội đưa những đánh giá phiến diện như vậy. Thế giới rộng lớn có 7 tỉ người, tương đương với vô vàn tính cách, quan điểm sống khác nhau. Cớ sao chúng ta lại bắt ép người khác đi theo một khuôn khổ nhất định, đúng không nào?

Như vậy, mỗi người hãy học cách nhìn nhận và tôn trọng sự khác biệt. Để làm được điều đó, từng cá nhân phải biết đặt vị trí của mình vào người khác để thấu hiểu, đồng cảm. Thay vì soi mói và bới móc, chúng ta nên tôn trọng quyền riêng tư ở mỗi cá nhân.

Sau khi lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người, mình đưa ra kết luận như sau: Tôn trọng sự khác biệt là một việc làm ý nghĩa, thể hiện sự tôn trọng người khác. Mỗi người hãy có cái nhìn cởi mở hơn nữa với mọi người xung quanh. Khi góp ý, chúng ta cần đóng góp bằng thái độ tích cực, hài hòa, không nên “bới lông tìm vết”. Mong rằng, các bạn sẽ luôn nhớ tới câu nói của chú mèo Zorba trong tác phẩm “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”: “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương kẻ nào giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó”.

Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe bài trình bày của em.

3. Bài Thảo Luận Về Vấn Đề: Tham Gia Hoạt Động Thiện Nguyện

Mình là Ngọc Khánh. Trong tiết học ngày hôm nay, mình sẽ đưa ra những ý kiến, quan điểm về vấn đề “Tham gia hoạt động thiện nguyện”.

Như mọi người đã biết, cha ông ta từ xưa đến này luôn đề cao truyền thống tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”. Giữ gìn và phát huy truyền thống cao đẹp ấy, ngày nay, có rất nhiều cá nhân và tổ chức các hoạt động thiện nguyện. Hoạt động này đã đem đến giá trị tốt đẹp về vật chất và tinh thần cho những người khó khăn trong cuộc sống. Đó là những chương trình ý nghĩa như: “Đông ấm cho em”, “Hướng về miền Trung ruột thịt”,… Có thể nói, tất cả mọi người đều cho rằng hoạt động thiện nguyện là cần thiết, ý nghĩa. Tuy nhiên, một số vấn đề nổi cộm gần đây đã làm chúng ta có cái nhìn khác đi về thiện nguyện. Như việc vài cá nhân, tổ chức lợi dụng từ thiện để kiếm lợi cho bản thân. Ngoài ra, vài kẻ xấu còn chăn dắt trẻ em, người già yếu nhằm trục lợi.

Theo quan điểm của cá nhân mình, những hiện tượng trên chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Vẫn còn nhiều mạnh thường quân sẵn sàng bỏ túi tiền cá nhân để làm từ thiện. Họ cho đi mà không đòi hỏi được nhận lại. Các chuyến đi tình nghĩa tìm đến vùng khó khăn luôn được tổ chức đều đặn. Trường lớp hay một vài nhà xuất bản cũng thường xuyên tổ chức quyên góp sách vở… Từ đây, hoạt động thiện nguyện vẫn tồn tại trong xã hội bằng nhiều phương thức khác nhau, đúng không các bạn?

(Mọi người nêu ý kiến của bản thân và đưa ra ý kiến thống nhất)

Mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi mọi người đều ủng hộ hoạt động từ thiện. Kết thúc bài thảo luận, mình sẽ đưa ra những kết luận sau: hoạt động thiện nguyện là hành động cao đẹp cần được giữ gìn và tiếp tục phát triển. Chúng ta hãy biết mở rộng tấm lòng, quan tâm tới những người có số phận đau khổ, bất hạnh.

Soạn bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức – Mẫu 5

1. Chuẩn bị nói

– Lựa chọn đề tài:

  • Đề tài thảo luận có thể được triển khai từ đề tài của các bài viết đã thực hiện, cũng có thể là một đề tài mới.
  • Nên chọn những vấn đề gần gũi, có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với môi trường học đường.

– Tìm ý và sắp xếp ý: Xác định được những ý chính của bài thảo luận.

– Xác định từ ngữ then chốt: theo quan điểm của tôi, cách tiếp cận vấn đề, góc nhìn khác biệt, quan điểm chung…

– Phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, video…

2. Chuẩn bị nghe

  • Tìm hiểu trước về vấn đề cần thảo luận.
  • Đặt trước một số câu hỏi cho người nói.

Thảo luận

– Người nói:

  • Giới thiệu được vấn đề cần thảo luận.
  • Tóm lược những ý kiến khác nhau về vấn đề, trình bày ý kiến cá nhân, sử dụng lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho quan điểm của mình; trao đổi thảo luận với những người có ý kiến khác
  • Khái quát những điểm chung có thể thống nhất, nhấn mạnh tác dụng của cuộc thảo luận đối với cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề xã hội.

– Người nghe:

  • Lắng nghe, ghi chép lại những ý kiến muốn trao đổi với người nói.
  • Chuẩn bị nội dung trao đổi.

* Hướng dẫn:

Ví dụ: Thảo luận về việc nuôi thú cưng có tác hại hay ích lợi.

– Ý kiến 1: Nuôi thú cưng đem đến nhiều ích lợi:

Thứ nhất, vật nuôi giúp con người biết sống trách nhiệm. Rõ ràng, các loài vật nuôi cần có sự chăm sóc. Chúng cần được cho ăn uống, tắm rửa, vui chơi. Khi chúng ta có ý thức chăm sóc vật nuôi, sẽ học cách sống trách nhiệm hơn. Thứ hai, vật nuôi giúp con người cân bằng cảm xúc, giảm stress. Chúng giống như một người bạn luôn biết cách chia sẻ, thấu hiểu. Những hành động như vuốt vẻ, ôm hay hôn vật nuôi giúp con người cảm thấy dễ chịu và bình yên. Từ đó, cảm xúc tiêu cực cũng dần tan biến. Sự gắn kết với các loài vật nuôi, cũng sẽ giúp con người biết trân trọng, yêu thương thiên nhiên hơn. Cuối cùng, nuôi thú cưng giúp con người bồi dưỡng sự tự tin. Khi thành công trong việc chăm sóc thú cưng, chúng ta cũng sẽ cảm thấy bản thân mình tốt hơn. Để có thể chăm sóc vật nuôi, con người cũng cần phải có điều kiện kinh tế. Bởi vậy, chúng ta sẽ biết cách chi tiêu hợp lí, tiết kiệm hơn.

– Ý kiến 2: Nuôi thú cưng đem đến tác hại.

Thứ nhất, vật nuôi có thể mang các căn bệnh truyền nhiễm như dị ứng, viêm da… Thứ hai, nhiều thú cưng còn tấn công con người, đặc biệt đối với trẻ em. Thứ ba, nuôi một con vật cũng rất tốn kém: cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng, đầu tư về công sức và tài chính mà không phải bất cứ ai, bất cứ gia đình nào cũng có thể đáp ứng được. Đó là chưa kể khi đã nuôi một hay nhiều con vật, người ta sẽ có tình cảm, sự gắn bó với chúng. Nhưng tuổi thọ của loài vật lại rất ngắn ngủi so với con người. Khi một con vật ra đi, thật khó để ta tránh khỏi những mất mát, đau lòng…

– Ý kiến 3: Nuôi thú cưng vừa có lợi ích, vừa có tác hại

Tổng hợp của 2 ý kiến trên.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!