Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Nói và nghe – Luyện tập và vận dụng – Ôn tập Học kì 1 SGK Ngữ Văn 10 HK1 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 10/2024.
Soạn bài Nói và nghe – Luyện tập và vận dụng – Ôn tập Học kì 1 SGK Ngữ Văn 10 HK1 Kết nối tri thức – Mẫu 1
Nội dung 1
Thảo luận về một vấn đề đời sống hoặc văn học có nhiều ý kiến khác nhau do các bạn tự chọn, dựa trên những hiểu biết và trải nghiệm riêng của mình (chú ý sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ).
Phương pháp giải:
– Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề đời sống hoặc văn học.
– Phân tích cụ thể, rõ ràng về vấn đề đời sống hoặc văn học, đồng thời có những ngữ liệu cụ thể, sinh động.
– Đánh giá về vấn đề này.
Lời giải chi tiết:
VD: Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Belinsky (1811- 1848) cho rằng: Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó là nghệ thuật. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Gợi ý bài làm:
1. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn câu nói cần nghị luận, nêu vấn đề nghị luận: Giá trị của thơ.
2. Thân bài
– Giải thích ý nghĩa câu nói: Vai trò của cuộc đời với thơ ca, giá trị của thơ ca là cả nội dung và hình thức nghệ thuật.
– Thơ trước hết là cuộc đời.
+ Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn chương là gắn bó sâu sắc với cuộc sống và vì cuộc sống – giá trị nhân đạo.
+ Thơ được kết tinh bởi những rung động và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ với thế giới xung quanh nên chất liệu thơ chính là những chất liệu từ cuộc sống. Đó có thể là những sự vật hoặc từ chính cuộc đời nhà thơ.
+ Lấy dẫn chứng phân tích: Sang thu, Tây Tiến… phân tích chất liệu cuộc đời được sử dụng để sáng tạo bài thơ.
+ Đánh giá lại giá trị của thơ.
– Thơ là nghệ thuật:
+ Nếu cuộc đời bước vào trong thơ mà không được trau chuốt sẽ thô sơ và không có tính nghệ thuật.
+ Tất cả chất liệu cuộc sống được phát hiện và chọn lựa đều phải được mài giũa mới trở thành hình ảnh thơ.
+ Nhà thơ thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật để đưa cuộc sống bình thường vào những bài thơ dạt dào cảm xúc
+ Dẫn chứng: thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Huy Cận…
3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa câu nói và rút ra bài học tiếp nhận văn học.
Nội dung 2
Giới thiệu và đánh giá về một tác phẩm văn học (thơ trữ tình, truyện thần thoại, sử thi, kịch bản chèo, tuồng dân gian….) theo danh mục được gợi ý trong các phần củng cố, mở rộng sau mỗi bài học.
Phương pháp giải:
– Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,…).
– Tóm tắt tác phẩm (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính).
– Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.
– Đánh giá về tác phẩm dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
– Khẳng định giá trị của tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
VD: Giới thiệu về Chữ Người tử tù – Nguyễn Tuân.
1. Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ, một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác ông đã tạo nên những tác phẩm rất có giá trị về mặt nội dung cũng như nghệ thuật và Chữ người tử tù là một tác phẩm như thế.
2. Giới thiệu về tác phẩm Chữ người tử tù
– Xuất xứ: Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 vào năm 1938, sau đó đã được in trong tập Vang bóng một thời và được đổi tên thành Chữ người tử tù.
– Nội dung: Trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân tập trung ca ngợi cái đẹp, cái tài, cái thiên lương.
+ Nhân vật trung tâm mà tác giả tập trung khắc họa đó là Huấn Cao – một tử tù của triều đình nhưng đặc biệt nổi tiếng khắp vùng với biệt tài viết chữ. Đó là một con người trọng nghĩa khí, là hiện thân của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
+ Không chỉ có nhân vật Huấn Cao mà tấm lòng trong sáng, biết thưởng thức và giữ gìn cái đẹp còn được thể ở nhân vật thầy thơ lại và viên quản ngục. Đặc biệt, tấm lòng của viên quản ngục được Nguyễn Tuân coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
– Nghệ thuật: Chữ người tử tù còn đặc biệt xuất sắc bởi những giá trị nghệ thuật mà tác giả xây dựng.
+ Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật tạo tình huống truyện thật độc đáo đó là cuộc gặp gỡ chốn lao tù giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Trên bình diện xã hội họ là kẻ thù. Còn trên bình diện nghệ thuật, họ là những tri kỉ. Tình huống truyện độc đáo đã góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật và tô đậm chủ đề của tác phẩm.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng hết sức đặc sắc. Nhân vật được xây dựng từ cái nhìn tài hoa của người nghệ sĩ với bút pháp lãng mạn, đặt nhân vật trong mối liên hệ tương phản và cách miêu tả gián tiếp.
+ Nghệ thuật tạo dựng cảnh cho chữ. Tác giả đã sử dụng triệt để thủ pháp đối lập để miêu tả cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”, qua đó góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. Nguyễn Tuân còn đặc biệt cho thấy mình là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ với việc sử dụng một loạt các từ Hán Việt rất đắt giá tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính và bi tráng.
3. Tổng kết
Truyện ngắn Chữ người tử tù là một tác phẩm xuất sắc cho thấy tài năng nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.
Nội dung 3
Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua? Hãy lập đề cương cho bản báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm đó và trình bày trước nhóm học tập
Phương pháp giải:
– Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận về cuộc trải nghiệm (những ý kiến đã nêu, những điều đã được làm rõ, những điều cần được trao đổi thêm…).
– Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối trước những ý kiến đã phát biểu.
– Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.
Lời giải chi tiết:
Đề cương báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm của lớp 10A1
1. Số lượng người tham gia
Tổng số 45 người trong đó:
+ Học sinh của lớp là 40 thành viên.
+ Giáo viên và đại biểu của lớp là 5 người.
2. Kết quả
– Buổi trải nghiệm diễn ra an toàn, đúng kế hoạch thực tế.
– Học sinh của lớp tham gia vui vẻ.
– Hăng say khám phá những điều lý thú, bổ ích, tích lũy được nhiều điều hay về truyền thống. lịch sử, tham quan và tìm hiểu rõ về các di tích, danh lam thắng cảnh.
– Bày tỏ lòng biết ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc.
3. Bài học kinh nghiệm
– Lớp cần tích cực nêu cao tinh thần đoàn kết.
– Cần hăng hái tham gia các hoạt động hơn.
– Mong muốn các bậc phụ huynh và GVCN tạo ra những chuyến đi ý nghĩa.
Soạn bài Nói và nghe – Luyện tập và vận dụng – Ôn tập Học kì 1 SGK Ngữ Văn 10 HK1 Kết nối tri thức – Mẫu 2
Trắc nghiệm
Video hướng dẫn giải
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 3)
Câu 1 (trang 157, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Văn bản thuộc loại nào?
A. Văn bản văn học
B. Văn bản thông tin
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản đa phương thức
Phương pháp giải:
– Đọc văn bản Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông.
– Dựa vào nội dung và hệ thống luận điểm của văn bản trên để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C: Văn bản nghị luận
Vì văn bản trên đảm bảo được các ý sau:
– Chỉ ra và phân tích được những đặc sắc độc đáo của bài thơ Thiên Trường vãn vọng (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh…)
– Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.
Câu 2 (trang 157, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Câu nào trong bài viết khái quát đầy đủ đặc trưng của cảnh vật được gợi lên ở bài thơ Thiên Trường vãn vọng?
A. Bài thơ tả một cảnh thôn quê như muôn vàn cảnh thôn quê lúc chiều xuống.
B. Cảnh giản đơn, đạm bạc, quê mùa mà sức chưa đựng lớn lao, kì vĩ.
C. Không thể nào khác là một cảnh thanh bình, yên ả, phơn phớt chút tươi vui hiền lành, thầm lặng phát ra từ một cuộc sống có phần ấm no, hạnh phúc.
D. Chiều đã tà nhưng xóm thôn chưa đi vào hoàng hôn hẳn.
Phương pháp giải:
– Đọc văn bản Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông.
– Chú ý những câu văn có từ ngữ miêu tả đặc trưng của cảnh vật trong bốn câu đáp án.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C. Không thể nào khác là một cảnh thanh bình, yên ả, phơn phớt chút tươi vui hiền lành, thầm lặng phát ra từ một cuộc sống có phần ấm no, hạnh phúc.
Chúng ta có thể thấy hình ảnh thanh bình, yên ả của cảnh vật thông qua một số hình ảnh như:
– Màu khói thổi cơm chiều (tác giả cũng lý giải thêm việc chúng ta có thể hình dung ra cảnh “cả nhà sum vầy chuẩn bị bữa cơm rau mắm nhưng ấm no sau một ngày nắng sương vất vả”
– Cảnh yên bình mà chúng ta dễ thấy nhất đó là hình ảnh “đàn trâu no nê, chậm rãi về nhà. Trên lưng lại vắt vẻo mấy chú trẻ con nghêu ngao tiếng sáo tiễn ngày…”
Câu 3 (trang 157, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Bài viết được triển khai theo trình tự nào?
A. Phân tích lần lượt từng câu thơ một.
B. Giải nghĩa từ ngữ trước, sau đó đi vào phân tích ý nghĩa các câu thơ và bài thơ.
C. Phân tích văn bản thơ, tiếp đó mở rộng liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác và vị thế của tác giả bài thơ.
D. Nêu cảm nhận chung về bài thơ, phân tích bài thơ, đánh giá ý nghĩa bài thơ.
Phương pháp giải:
– Đọc văn bản Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông.
– Dựa vào cách triển khai luận điểm của văn bản để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C. Phân tích văn bản thơ, tiếp đó mở rộng liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác và vị thế của tác giả bài thơ
Người viết luôn đặt bài thơ trong bối cảnh ra đời để phân tích cụ thể. Chúng ta có thể đọc lại và xem lại phần diễn đạt của Thầy lê Trí Viễn ở trong bài văn để thấy rõ hơn về vấn đề này.
Trả lời câu hỏi
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (Trang 159, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Những câu nào trong văn bản cho thấy tác giả Lê Trí Viễn thường xuyên đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời của nó để thẩm bình, đánh giá.
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ văn bản Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông – Lê Trí Viễn
– Chú ý những câu văn nhắc đến hoàn cảnh ra đời của bài thơ Thiên Trường vãn vọng.
– Xác định những câu văn cho thấy tác giả Lê Trí Viễn thường xuyên đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời của nó để thẩm bình, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Những câu cho thấy tác giả Lê Trí Viễn thường xuyên đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời của nó để thẩm bình, đánh giá là:
+ Nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục nhưng tâm thiền.
+ Mọi sự náo loạn, đốt phá, cướp bóc, giết chóc hủy diệt dã man của giặc đã qua.
+ Từng đôi có trống, có mái chứ không tán loạn, tan tác như thời còn giặc.
+ Chuẩn bị sẵn sàng, kín đáo cho no ấm và cho hạnh phúc sinh sôi.
+ Không núi cao sông rộng, không thời gian “nghìn năm mây trắng còn bay”, không không gian “vạn lý thiền”, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà là âm vang của cả non sông, đất nước hồi sinh sau khi sạch bóng quân thù – một quân thù khét tiếng, đến đâu là ở đó cỏ cũng không còn mọc nữa.
+ “Ở đất nước này, vừa qua, đúng là để có được một bước chân trâu đi thanh bình phải trả bằng bao nhiêu xương máu, xương máu dân, cả xương máu mình”.
Câu 2 (trang 159, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Những hiểu biết về con người và vị thế xã hội của Trần Nhân Tông đã giúp tác giả bài viết khám phá được giá trị nổi bật gì của Thiên Trường vãn vọng?
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ văn bản Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông – Lê Trí Viễn.
– Dựa vào những thông tin đã tìm hiểu về Trần Nhân Tông và hoàn cảnh ra đời bài thơ để xác định những giá trị nổi bật của Thiên Trường vãn vọng.
Lời giải chi tiết:
Những hiểu biết về con người và vị thế xã hội của Trần Nhân Tông đã giúp tác giả khám phá được giá trị nổi bật của Thiên Trường vãn vọng là:
+ Đây là bài thơ vẽ nên bức tranh cảnh vật làng quê trầm lặng mà không đìu hiu.
+ Thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau một cách nên thơ.
+ Tác giả của bài thơ Thiên Trường vãn vọng là người có mối quan hệ gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị. Mặc dù là vua nhưng Người luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân.
Câu 3 (trang 159, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Những yếu tố nào của thơ nói chung đã được đặc biệt lưu ý xem xét, phân tích trong văn bản này?
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ văn bản Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông – Lê Trí Viễn.
– Chú ý những chi tiết liên quan đến thơ trong văn bản để xác định các yếu tố của thơ nói chung đã được đặc biệt lưu ý xem xét, phân tích trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Những yếu tố của thơ nói chung đã được đặc biệt lưu ý xem xét, phân tích trong văn bản là:
+ Hình thức tổ chức ngôn từ
+ Mô hình thi luật
+ Nhịp điệu thơ
+ Nhân vật trữ tình
+ Hinh ảnh thơ
Soạn bài Nói và nghe – Luyện tập và vận dụng – Ôn tập Học kì 1 SGK Ngữ Văn 10 HK1 Kết nối tri thức – Mẫu 3
Hệ thống hóa kiến thức đã học
Câu 1 trang 156 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 KNTT
Lập bảng tổng hợp hay vẽ sơ đồ tư duy về danh mục các loại, thể loại và nhan đề các văn bản đọc trong Ngữ Văn 10, tập một.
STT | Loại / Thể loại | Nhan đề |
1 | Thần thoại | Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới |
2 | Truyền kì | Tản viên từ Phán sự lục |
3 | Truyện ngắn | Chữ người tử tù |
4 | Thần thoại | Tê – dê |
5 | Thơ Hai – cư | Chùm thơ Hai – cư Nhật Bản |
6 | Thơ đường luật | Thu hứng (cảm xúc mùa thu) |
7 | Thơ mới | Mùa xuân chín |
8 | Thơ | Cánh đồng |
9 | Nghị luận | Hiền tài là nguyên khí của quốc gia |
10 | Nghị luận | Yêu và đồng cảm |
11 | Nghị luận | Chữ bầu lên nhà thơ |
12 | Nghị luận | Thế giới mạng và tôi |
13 | Sử thi | Héc – to từ biệt Ăng – đrô – mác |
14 | Sử thi | Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời |
15 | Sử thi | Ra – ma buộc tội |
16 | Chèo | Xúy Vân giả dại |
17 | Tuồng | Huyện đường |
18 | Múa rối nước | Múa rối nước – hiện đại soi bóng tiền nhân |
19 | Tuồng | Hồn thiêng đưa đường |
Câu 2 trang 156 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 KNTT
Trình bày khái quát những kiến thức thu nhận được về đặc điểm từng loại, thể loại văn bản đọc đã học trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một theo bảng gợi ý sau:
STT | Loại, thể loại | Đặc điểm (nội dung và hình thức) |
1 | Thần thoại | – Về nội dung: Thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy – Về hình thức: + Mang tính nguyên hợp: chứa đựng các yếu tố nghệ thuật, tôn giáo, triết học, lịch sử… + Có cốt truyện đơn giản: có thể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần thoại) + Nhân vật chính: là các vị thần/những con người có nguồn gốc thần linh…được miêu tả với hình dạng khổng lồ, hoặc với sức mạnh phi thường… + Câu chuyện trong thần thoại gắn liền với thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau |
2 | Truyện truyền kì | – Về nội dung: + Kể về những câu chuyện kì lạ + Có nguồn gốc từ Trung Quốc + Khi về Việt Nam thì các tác giả trung đại Việt Nam đã sử dụng một cách sáng tạo thể loại truyền kì để phản ánh những vấn đề thiết yếu của con người, thời đại – Về hình thức: + Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo + Xây dựng các nhân vật có hành trạng khác thường. |
3 | Thơ Hai-cư | – Về nội dung: Biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng trưng – Về hình thức: + Bài thơ Hai-cư trong tiếng Nhật chỉ gồm 3 dòng (dòng 1 và dòng 3 có năm âm tiết, dòng 2 có bảy âm tiết) + Thơ Hai-cư hiện đại có những đặc điểm riêng về bút pháp trong khi đó vẫn bảo lưu một số nguyên tắc quan trọng của tư duy và mĩ cảm của thơ Hai-cư truyền thống: + Được cấu từ quanh một phát hiện mang tính chất “bùng ngộ” về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, về sự tương thông đầy bí ẩn giữa thế giới và con người. + Thiên về khơi gợi hơn là miêu tả và diễn giải. + Kiệm lời nhưng vẫn gợi nhiều cảm xúc và suy tưởng. |
4 | Thơ Đường Luật | – Về dạng: Thơ Đường luật có 3 dạng chính: Thơ bát cú (8 câu) Thơ tuyệt cú (4 câu) Thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường Luật) – Về bố cục: Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 cặp câu (liên thơ), tương ứng với bốn phần: đề – thực – luận – kết. Bài thơ chỉ gieo 1 vần (là vần bằng) ở các câu 1-2-4-6-8 (chữ cuối của câu thứ nhất có thể gieo vần hoặc không). Về luật bằng trắc: Có quy định về sự hòa thanh trong từng câu và trong các bài để đảm bảo sự cân bằng, hài hòa cho âm hưởng của toàn bộ bài thơ. Về đối: Đối ở câu thực và câu luận – Tứ thơ: xây dựng theo các mối quan hệ tương đồng hay là đối lập, tả ít gợi nhiều, tả gián tiếp hơn là trực tiếp. |
5 | Thơ mới | – Về nội dung: Bộc lộ những tình cảm, cảm xúc cá nhân cũng như ý thức cá tính của con người với nhiều biểu hiện đa dạng, độc đáo. – Về hình thức: + Đột phá mạnh mẽ khỏi những nguyên tắc thi pháp chi phối mười thế kỉ thơ trung đại trước đó. + Bài thơ được tổ chức theo dòng chảy tự nhiên của cảm xúc thay vì theo mô hình luật thơ đã định sẵn từ trước. + Câu thơ, các phương thức gieo vần, ngắt nhịp, tạo nhạc điệu trở nên linh hoạt, tự do hơn. + Hình ảnh thơ bộc lộ rõ nét dấu ấn chủ quan trong cách quan sát, cảm nhận và tưởng tượng về thế giới. |
6 | Văn bia | – Về nội dung: Ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức lớn để lưu truyền hậu thế. – Về hình thức: + Là loại văn được khắc trên bia đá. + Gồm nhiều thể khác nhau. + Là những áng văn nghị luận độc đáo, giàu hình tượng, chứa đựng giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc. |
7 | Sử thi | – Về nội dung: + Xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục thiên nhiên để ổn định và mở rộng địa bàn cư trú. + Không chỉ lưu dấu những biến cố quan trọng trong lịch sử của một cộng đồng, mà còn phản ánh diện mạo đời sống tinh thần, hệ giá trị, niềm tin của cộng đồng ấy. – Về hình thức: Là thể loại tự sự sài + Dung lượng đồ sộ + Ra đời vào thời cổ đại + Nhân vật sử thi: Là người anh hùng đại diện cho sức mạnh, phẩm chất lí tưởng và khát vọng chung của cộng đồng, có thể bao quát cả thế giới thần linh và con người. + Thời gian sử thi là quá khứ thiêng liêng, thuộc về một thời đại xa xưa được cộng đồng ngưỡng vọng. + Lời kể trong sử thi: thành kính, trang trọng, nhịp điệu chậm rãi, trần thuật tỉ mỉ, lặp đi lặp lại những từ ngữ khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật, sự vật thường xuyên sử dụng thủ pháp so sánh trùng điệp, mang tính khoa trương, cường điệu. |
8 | Chèo | – Về đặc điểm: + Là một loại kịch hát dân gian, phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. + Nghệ thuật chèo mang tính tổng hợp, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói, hát, múa với sự hỗ trợ của các đạo cụ, nhạc khí dân tộc độc đáo, trên cơ sở một tích trò (còn gọi là tích truyện, chèo bán hay đơn giản là tích có sẵn). + Tích trò: Là yếu tố đầu, là điểm tựa cho toàn bộ hoạt động biểu diễn, tuy có tính ổn định nhưng vẫn có thể thêm thắt, bổ sung cho diễn viên. + Nhân vật của chèo: gồm nhiều hạng người trong xã hội, có địa vị, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác khác nhau. Gồm 2 loại chính: vai chín (tích cực) và vai lệch (tiêu cực). Mỗi nhân vật thường tự biểu hiện mình bằng một số làn điệu hát và động tác múa đặc trưng. |
9 | Tuồng | – Về đặc điểm: + Là một loại hình kịch hát cổ truyền của dân tộc, bao gồm 2 loại chính khác biệt nhau là: tuồng cung đình và tuồng dân gian. + Nghệ thuật tuồng: mang tính tổng hợp, phối hợp cả văn học, ca nhạc và vũ đạo. Tích tuồng dân gian giàu yếu tố hài, hướng tới châm biếm các thói hư tật xấu hay đả kích một số hạng người nhất định trong xã hội. Một tích tuồng thường có nhiều dị bản (do được bổ sung, nắn chỉnh thường xuyên trong quá trình biểu diễn, lưu truyền). |
Câu 3 trang 156 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 KNTT
Tổng hợp các nội dung thực hành Tiếng Việt đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một theo bảng gợi ý sau:
STT | Nội dung thực hành | Ý nghĩa của hoạt động thực hành |
1 | Sử dụng từ Hán Việt | – Giúp học sinh nhận biết được từ Hán Việt. – Giúp học sinh giải thích được nghĩa của các từ ngữ Hán Việt. – Nhận biết được ý nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt. – Khiến học sinh lưu ý khi dùng từ Hán Việt (đảm bảo đúng ý nghĩa, ngữ cảnh). |
2 | Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa | – Giúp học sinh nhận biết được lỗi sai khi dùng từ và sửa lỗi sai đó. – Giúp học sinh nhận biết được các lỗi về trật tự từ và sửa lỗi sai. – Đưa ra được các phương án sửa lỗi sai phù hợp. |
3 | Lỗi về liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa | – Giúp học sinh hiểu thế nào là liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản. – Nhận biết được dấu hiệu của sự mạch lạc. – Thấy được những lỗi sai khi liên kết, diễn đạt. – Đưa ra được các phương án sửa lỗi sai đó.
|
4 | Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản | – Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của việc trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản. – Nâng cao kỹ năng sử dụng trích dẫn. – Giáo dục cho học sinh sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. |
Câu 4 trang 156 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 KNTT
Liệt kê các kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một và nêu vắn tắt yêu cầu của từng kiểu bài theo bảng gợi ý sau:
STT | Kiểu bài viết | Yêu cầu của kiểu bài viết |
1 | Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện | Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật). + Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả,…) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. + Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính). + Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. + Đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. + Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện. |
2 | Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ | Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ. + Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ, lý do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá). + Chỉ ra và phân tích được những đặc sắc độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh…). + Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh. |
3 | Bài luận thuyết phục | Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. + Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ. + Chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ. + Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối với cá nhân và cộng đồng. + Nêu những giải pháp mà người đọc được thuyết phục có thể thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp. |
4 | Báo cáo nghiên cứu | Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề. + Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo. + Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực. + Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy, sử dụng các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có. |
5 | Báo cáo nghiên cứu | Viết báo cáo nghiên cứu (Về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam). +Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về sân khấu dân gian Việt Nam. + Biết sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp. + Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ, làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể, sát hợp. + Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đánh giá riêng. + Khái quát được ý nghĩa của vấn đề sân khấu dân gian đã chọn nghiên cứu. + Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác. |
Câu 5 trang 156 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 KNTT
Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một và cho biết:
– Nội dung nói và nghe nào đã từng quen ở cấp học Trung học cơ sở? Yêu cầu nâng cao đối với các nội dung nói và nghe đó là gì?
– Nội dung nói và nghe nào lần đầu được thực hiện với sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một? Nêu những thách thức của nội dung nói và nghe đó.
Nội dung nói và nghe đã học ở cấp THCS | Yêu cầu nâng cao của các nội dung đó |
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện | + Trình bày được các nhận định, đánh giá về tác phẩm truyện một cách thuyết phục. + Nêu luận điểm rõ ràng, phối hợp hợp lí phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ làm nổi bật nội dung thuyết trình. |
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ | + Làm rõ được niềm hứng thú của bản thân đối với những nét đặc sắc về nội dung và hình thức của một tác phẩm thơ + Nêu lên quan điểm cá nhân về vấn đề thuyết trình, thuyết phục được người nghe và đặt câu hỏi để gợi những thảo luận xa hơn + Thể hiện được sự tôn trong cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm thơ. |
Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý nghĩa khác nhau | + Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận (những ý kiến đã nêu, những điều đã được làm rõ, những điều cần được trao đổi thêm…). + Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối trước những ý kiến đã phát biểu. + Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề. |
Nội dung nói và nghe nào lần đầu được thực hiện với sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một
Nội dung lần đầu được đưa vào chương trình Ngữ Văn 10 | Những thách thức của nội dung nói và nghe đó |
Trình bày báo cáo nghiên cứu về một vấn đề | + Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy, sử dụng các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có. |
Lắng nghe và phản hồi về nội dung của 1 bài thuyết trình kết quả nghiên cứu (Báo cáo về kết quả nghiên cứu) | + Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ, làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể, sát hợp. + Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đánh giá riêng. + Khái quát được ý nghĩa của vấn đề sân khấu dân gian đã chọn nghiên cứu. + Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác. |
II. Luyện tập và vận dụng trang 157 SGK văn 10 tập 1 KNTT
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu: Bài thơ Thiên trường vãn vọng của Trần Nhân Tông
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi
Câu 1 trang 157, SGK Ngữ Văn 10, tập 1 KNTT
Đề bài: Văn bản thuộc loại nào?
A. Văn bản văn học
B. Văn bản thông tin
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản đa phương thức
Đáp án C: Văn bản nghị luận
Vì văn bản trên đảm bảo được các ý sau:
– Chỉ ra và phân tích được những đặc sắc độc đáo của bài thơ Thiên Trường vãn vọng (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh…)
– Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.
Câu 2 trang 157, SGK Ngữ Văn 10, tập 1 KNTT
Đề bài: Câu nào trong bài viết khái quát đầy đủ đặc trưng của cảnh vật được gợi lên ở bài thơ Thiên Trường vãn vọng ?
A. Bài thơ tả một cảnh thôn quê như muôn vàn cảnh thôn quê lúc chiều xuống.
B. Cảnh giản đơn, đạm bạc, quê mùa mà sức chưa đựng lớn lao, kì vĩ.
C. Không thể nào khác là một cảnh thanh bình, yên ả, phơn phớt chút tươi vui hiền lành, thầm lặng phát ra từ một cuộc sống có phần ấm no, hạnh phúc.
D. Chiều đã tà nhưng xóm thôn chưa đi vào hoàng hôn hẳn.
Đáp án C. Không thể nào khác là một cảnh thanh bình, yên ả, phơn phớt chút tươi vui hiền lành, thầm lặng phát ra từ một cuộc sống có phần ấm no, hạnh phúc.
Chúng ta có thể thấy hình ảnh thanh bình, yên ả của cảnh vật thông qua một số hình ảnh như:
– Màu khói thổi cơm chiều (tác giả cũng lý giải thêm việc chúng ta có thể hình dung ra cảnh “cả nhà sum vầy chuẩn bị bữa cơm rau mắm nhưng ấm no sau một ngày nắng sương vất vả”
– Cảnh yên bình mà chúng ta dễ thấy nhất đó là hình ảnh “đàn trâu no nê, chậm rãi về nhà. Trên lưng lại vắt vẻo mấy chú trẻ con nghêu ngao tiếng sáo tiễn ngày…”
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Nói và nghe – Luyện tập và vận dụng – Ôn tập Học kì 1 SGK Ngữ Văn 10 HK1 Kết nối tri thức” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!