Updated at: 21-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Nói và nghe Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 03/2024.

Soạn bài Nói và nghe Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – Mẫu 1

Chuẩn bị nói

* Vấn đề nghiên cứu: Nghệ thuật sân khấu chèo.

* Một số luận điểm chính:

– Những loại hình văn hóa như chèo, tuồng, cải lương,… qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển dù mang đậm chất địa phương của từng vùng nhưng khái quát chung vẫn mang đậm chất văn hóa dân gian Việt Nam. Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền dân gian lâu đời nhất của Việt Nam.

– Sân khấu biểu diễn chèo đa dạng: sân đình, sân khấu chuyên nghiệp, các lễ hội ở một số đền chùa,… Quy mô lớn nhất của các đơn vị nghệ thuật Chèo là Nhà hát Chèo rồi đến Đoàn Chèo, một số tỉnh chỉ biên chế đội hoặc tổ Chèo thuộc đoàn nghệ thuật.

– Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu châu Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò…

– Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị, đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ.

Bài báo cáo nói mẫu

Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo. Cách bài trí sân khấu hát chèo là một khâu quan trọng để góp phần tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc của loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian này.

Dựa trên khảo sát, thống kê cách bài trí sân khấu của một số vở chèo đã được trình diễn, chúng tôi nhận thấy các dụng cụ trên sân khấu của từng vở chèo đều có vai trò khác nhau, có sự liên quan đến nội dung kịch bản. Chúng tôi cho rằng không thể dùng cách bài trí sân khấu của các loại hình nghệ thuật khác để đánh giá cách bài trí sân khấu của chèo.

Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh, Nhật Bản có kịch nô đại diện cho nghệ thuật truyền thống thì tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo. Sân khấu chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn giản, mà cũng rất đa dạng có thể là sân đình, sân khấu chuyên nghiệp, các lễ hội ở một số đền chùa,… Quy mô lớn nhất của các đơn vị nghệ thuật Chèo là Nhà hát Chèo rồi đến Đoàn Chèo, một số tỉnh chỉ biên chế đội hoặc tổ Chèo thuộc đoàn nghệ thuật.

Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Tiếng hát chèo đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ người Việt, chúng ta ấn tượng về chèo qua những câu ca dao:

Ăn no rồi lại nằm khoèo

Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem

Chẳng thèm ăn chả ăn nem

Thèm no cơm tẻ, thèm xem hát chèo”.

Trong kịch bản chèo, các nhân vật hiện ra qua những cái tên, qua hình tượng được tác giả tạo dựng, còn trên sân khấu chèo, các diễn viên sẽ là người lột tả cái hay, cái đẹp, cái xấu, cái ác của các nhân vật đó. Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu châu Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò… Điển hình là một số nghệ sĩ như NSUT Thu Huyền, NSƯT Thảo Quyên, NSƯT Văn Bằng, NSUT Thu Hà, NSND Đình Óng, NSND Quốc Trượng,… là những nghệ sĩ đã hiện thực hóa hình tượng các nhân vật trong kịch bản chèo.

Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị, đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ. Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói “phi trống bất thành chèo” chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo. Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu v.v…

Hát chèo đã từng in đậm nét trong tiềm thức dân gian người Việt, không chỉ riêng với đồng bằng Bắc Bộ mà còn tỏa rộng, vươn xa trong đời sống văn hóa – nghệ thuật đương đại của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, các loại hình giải trí mới ra đời, nhiều người đã không còn mặn mà với sân khấu chèo nữa. Sân khấu cổ truyền Việt Nam nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng dần dần mất đi vị thế của mình.

Các nghiên cứu về chèo nói chung và nghiên cứu về sân khấu chèo nói riêng còn tồn động rất nhiều vấn đề chưa được triển khai cụ thể. Chính vì vậy mà các kịch bản chèo đang dần biến mất, nghệ thuật sân khấu chèo đang dần bị lãng quên bởi sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Chèo cần có sự thích nghi nhất định với thời cuộc để tránh bị rơi vào hoàn cảnh như một di sản phi vật thể chỉ để bảo tồn, tránh làm mất đi một trong những hình thức nghệ thuật kể chuyện bằng sân khấu tiêu biểu nhất của dân tộc.

Chuẩn bị nghe

– Một số chú ý khi lắng nghe bài nói của người khác:

– Tìm hiểu trước về vấn đề của người nói;

– Tập trung lắng nghe bài nói;

– Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ và cử chỉ của người nói;

– Có thể nêu câu hỏi nếu thấy thắc mắc.

Soạn bài Nói và nghe Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – Mẫu 2

* Yêu cầu:

– Hiểu rõ mục đích viết của tác giả có báo cáo nghiên cứu được tiến trình.

– Nắm bắt đúng và đánh giá được nội dung chính của bài thuyết trình (vấn đề được đề cập các luận điểm thay kết quả nghiên cứu đạt được…).

 – Nắm bắt đúng giá đánh giá được đặc điểm cấu trúc của bài thuyết trình cũng như quá trình viết, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu của tác giả.

– Hiểu và nhận xét được các tác giả sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ điệu bộ hình ảnh số liệu sơ đồ bảng biểu … khi thuyết trình về kết quả nghiên cứu.

– Thể hiện điện thái độ trân trọng  tác giả của báo cáo nghiên cứu và kết quả mà tác giả đã đạt được.

 

Chuẩn bị nói và nghe.

Chuẩn bị nói:

– Dù đặt trọng tâm vào việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe và phản hồi về nội dung thuyết trình kết quả nghiên cứu, nhưng tiết Nói và nghe này không thể thiếu nội dung nói. Nếu là người được chỉ định 2 được phân công thuyết trình Bạn cần thực hiện đầy đủ các thao tác đã được hướng dẫn làm Bài 4, trong đó, việc đầu tiên là phải xây dựng được một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu dựa trên bài 2 công trình nghiên cứu đã có.

– Khi thuyết trình, dựa trên văn bản đã soạn, cần nêu rõ vấn đề nghiên cứu các luận điểm chính được đề xuất, những bằng chứng và lý lẽ đã sử dụng để làm rõ hệ thống luận điểm đặc biệt cần nhấn mạnh những phát hiện mới về vấn đề. Để viết thuyết trình đạt hiệu quả cao thu hút được sự chú ý của người nghe bạn có thể sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,… nhằm cụ thể hóa trực quan hóa nội dung bài thuyết trình.

 

Chuẩn bị nghe

– Bạn cần tìm hiểu trước về tên của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, cũng là vấn đề sẽ được trình bày để có định hướng nghe phù hợp. Cần hình dung hướng triển khai của chính mình để dễ nhận ra nét riêng trong cách giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà tác giả bài thuyết trình đã thực hiện. Gõ thiếu VD

– Viết lại những điều bạn đã biết và muốn biết dựa trên sơ đồ K – W – L:

K (What we know)

W (What we want to learn)

L (What we learned)

 

Thực hành nói và nghe

Người nói:

– Mở đầu: nêu vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó; trình bày ngắn gọn về cách thức và quá trình thực hiện công việc nghiên cứu.

– Triển khai: dựa vào văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu để trình bày tóm tắt các luận điểm, thông tin chính có trong công trình nghiên cứu, kết hợp việc trình chiếu PowerPoint (nếu có).

– Kết luận: khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính, khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và gợi mở những hướng tiếp cận mới.

 

Người nghe:

– Nắm bắt được mục đích nghiên cứu của người thuyết trình (chú ý lắng nghe phần mở đầu và kết thúc bản thuyết trình để có được những thông tin cần thiết).

– Nhận biết cấu trúc của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu (luận điểm lớn, luận điểm nhỏ, bằng chứng, hình ảnh, số liệu, …). Khi lắng nghe thuyết trình, nên ghi lại các từ khóa, dùng một số kí hiệu thông dụng để đánh dấu các luận điểm lớn, luận điểm nhỏ và mối quan hệ giữa chúng.

– Theo dõi và đánh giá được tác dụng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, động tác hình thể mà tác giả của bài hay báo cáo nghiên cứu đã sử dụng lúc thuyết trình.

– Phát hiện các tư liệu, bằng chứng nhưng chưa đủ độ tin cậy trong bài thuyết trình: xem xét kĩ xuất xứ các dữ liệu, bằng chứng được cung cấp để kiểm chứng tính chính xác, trung thực, đáng tin cậy của nguồn thông tin, phát hiện ra những điểm mâu thuẫn trong lập luận của người thuyết trình.

 

* Bài nói mẫu tham khảo: 

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là…………học sinh………trường………  

Nghi lễ Chầu văn của người Việt đã được đưa vào Danh mục di sản để nghiên cứu lập hồ sơ trình Unesco công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.1. Khái quát về Chầu VănHát Chầu văn, còn gọi là Hát văn hay Hát bóng là những giai điệu phục vụ tín ngưỡng của người Việt. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các trung tâm của hát văn là Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội. Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát văn là cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người hát cung văn.Ở Việt Nam, bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn chau truốt nghiêm trang, hát văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu Thánh. Hay còn được biết là Tín ngưỡng thờ Mẫu – tín ngưỡng Tứ phủ. Và các hình thức, lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ được gọi chung là Nghi lễ Chầu Văn.Có nhiều giả thiết về sự ra đời của hát văn.

 

Có ý kiến cho rằng hát văn bắt nguồn từ việc các con nhang đệ tử, thủ nhang đồng, đền và đặc biệt là các thầy cúng chuyên khấn những bài khấn tứ phủ. Để cho dễ nhớ họ đã khấn bằng những bài văn lục bát và sau này thành những lời ca trong điệu chầu văn. Có giả thiết cho rằng hát văn ra đời từ việc thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh.Từ nhiều đời nay, Hát Chầu văn được chia thành ba kiểu là hát thi (văn thi), hát thờ (văn thờ) và hát lên đồng (văn hầu).Hát thi dùng trong các cuộc đua tài thi hát và thường là hát đơn, chỉ một người hát. Hát thờ được hát vào những ngày rằm, mồng một, ngày tất niên… Tuy nhiên, hát thờ trước khi vào các giá lên đồng là một trong những phần quan trọng nhất của chầu văn. Hát lên đồng hay còn gọi là hát hầu bóng, dùng trong quá trình thực hiện nghi lễ hầu đồng. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của Chầu văn. Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng, bà Cốt. Trong nghi lễ đó, hát Chầu văn (hát thờ) phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh. Sau khi múa, các thánh thường ngồi nghỉ và nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ.

 

Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác vỗ gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc này cũng là lúc thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước v.v…và đã được làm nghi thức khai quang cho thanh sạch.2. 2.Các thể hát văn và giai điệu hát vănLời văn trong hát văn cũng phổ từ thơ ca dân gian, đôi khi vay mượn cả trong các tác phẩm văn thơ bác học và thường là thể lục bát, lục bát biến thể, thất ngôn, bốn chữ. Các bài văn hát thường xắp xếp như một câu chuyện về xuất xứ của thánh và tôn vinh công đức, kỳ tích của ngài. Câu văn tuy có vần điệu, niêm luật không chặt chẽ như một bài thơ nhưng khi đọc lên mọi người đều cảm nhận được chất thơ của bài văn. Giai điệu của hát văn khi thì mượt mà, hấp dẫn, khi lại dồn dập, khoẻ khoắn vui tươi. Chất thơ của bài văn đó được nâng lên cao tuyệt đỉnh trong không khí tâm linh thành kính, khấn vái xuýt xoa, khói hương nghi ngút, có dàn nhạc, lời ca phụ hoạ, đưa đẩy và các điệu múa thiêng của Thánh thể hiện qua người hầu đồng. Với tính chất này hát văn ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi dùng trong nghi lễ mà hát văn cũng được coi như một hình thức ca nhạc dân gian vui tươi lành mạnh và có thể đưa ra công diễn trước đông đảo quần chúng.Bên cạnh ba hệ thống làn điệu của riêng mình – Cờn, Dọc, Xá. Hát văn còn thu nạp nhiều bài bản, làn điệu từ các thể loại dân ca nhạc cổ khác, hình thành nhiều làn điệu mang tính chuyên dùng khá cao thể hiện những vai vế, tính cách và giới tính riêng biệt. Đó chính là một phần quan trọng biểu hiện mối quan hệ hữu cơ giữa âm nhạc và tín ngưỡng. Ngoài ra hát chầu văn còn có thể mượn các làn điệu nhạc cổ truyền khác như ca trù, quan họ, hò Huế và kể cả những điệu hát của các dân tộc thiểu số. Xen kẽ những đoạn hát là đoạn nhạc không lời, gọi là lưu không. Tuỳ theo khu vực mà tên gọi các điệu văn cũng có khác nhau.Với sự đề cao những mô hình nhịp điệu có chu kỳ, âm nhạc Hát văn giống như những vũ điệu của thánh thần, dìu dặt và mê hoặc lòng người.

 

Cả cung văn cùng các con nhang đệ tử như tỉnh như say trong sự hòa quyện đồng điệu. Bên cạnh việc diễn tấu những khúc nhạc không lời với vai trò độc lập, đàn nguyệt có nhiệm vụ dẫn dụ giọng điệu và nâng đỡ cho lời ca tiếng hát. Giai điệu tiếng đàn, giọng hát Chầu văn có một sức quyến rũ đặc biệt. Dập dìu trên nền nhịp phách lúc ẩn lúc hiện, nhiều làn điệu mang đậm tính trữ tình, như dáng vẻ của những gì ngọt ngào, mềm mại, thân thương, rất nữ tính của Thánh Mẫu trong hệ thống thần điện Tứ phủ.Tựu trung, Hát văn có 13 điệu, hay còn gọi là lối hát. Đó là: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Phú Rầu, Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn, Hãm và Dồn.• Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, được dùng để hát trước khi chính thức vào một bản văn thờ hoặc văn thi. Có 2 cách hát: Bỉ 4 câu và Bỉ 8 câu. Bỉ được lấy theo dây lệch, nhịp theo lối dồn phách.• Miễu là lối hát rất nghiêm trang, đĩnh đạc, chỉ được dùng trong hát thi và hát thờ, tuyệt nhiên không bao giờ được dùng trong hát hầu. Miễu được lấy theo dây lệch, nhịp đôi.• Thổng chỉ giành riêng cho văn thờ và văn thi, được lấy theo dây bằng, nhịp ba.• Phú Bình dành riêng cho hát văn thờ, rất đĩnh đạc, và dùng để hát ca ngợi các nam thần. Phú Bình được lấy theo dây lệch, nhịp 3.• Phú Chênh là lối hát buồn, thường dùng để hát trong những cảnh chia ly. Được lấy theo dây bằng, nhịp 3.• Phú nói thường dùng để mô tả cảnh hai người gặp gỡ, nói chuyện với nhau. Dùng trong hát văn thờ, văn thi và cả trong hát hầu. Lấy theo dây bằng, nhịp ba hoặc không có nhịp mà chỉ dồn phách.• Phú rầu là lối hát rất buồn, được lấy theo dây bằng nhưng hát theo nhịp đôi.• Đưa thơ được lấy theo dây bằng, nhịp 3 và dồn phách, nhưng chủ yếu là dồn phách.• Vãn lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất lục bát, hát theo lối vay trả – hát vay của câu trước rồi trả lại trong câu sau.• Dọc lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất – lục bát và hát theo nguyên tắc vay trả. Nếu hát từng câu thì gọi là nhất cú. Nếu hát liền hai câu song thất – lục bát thì gọi là “Dọc gối hạc” hay “Dọc nhị cú”.• Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các vị nữ thần. Cờn được lấy theo dây lệch, nhịp đôi.

 

Có thể hát theo dây bằng, nhưng hầu hết là hát kiểu dây lệch cho phép biến hóa giai điệu.• Hãm lấy theo dây bằng, nhịp đôi, đây là lối hát rất khó vì phải hát liền song thất lục bát. Trong lối hát này có một tuyệt chiêu là Hạ Tứ Tự, có nghĩa là mượn bốn chữ của câu sau, khi sang một câu mới thì lại trả lại bốn chữ ấy.• Dồn được lấy theo dây bằng, nhịp 3.3. 3.Nghi lễ Chầu Văn của người ViệtPhục vụ hát Chầu văn trong một nghi lễ hầu đồng (nghi lễ Chầu văn) gốm các thành viên sau: Cung văn – người hát chầu văn và dàn nhạc phục vụ hát văn. Người ca sĩ được gọi là cung văn, thông thường là người vừa hát giỏi, vừa biết nhiều làn điệu, vừa biết chơi nhạc cụ. Dàn nhạc hầu đồng gồm có một đàn nguyệt, một đàn nhị, một trống nhỏ (gọi là trống con), một cảnh đôi, một phách. Người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác tùy theo địa phương hoặc hoàn cảnh hành lễ và yêu cầu của người hành lễ. Trong các loại nhạc cụ kể trên, đàn nguyệt, trống nhỏ và cảnh đôi đóng vai trò nòng cốt. Đây là những nhạc khí cơ bản, không thể thiếu được vì chúng tạo nên tính cách riêng biệt và đặc thù của dàn nhạc hát văn. Những buổi hát thờ lớn thì thêm một cỗ trống lớn, chiêng, sáo và tiêu.Hát văn là một hình thức hát trong khi ngồi đồng (nghi lễ Chầu văn ) nên các làn điệu và lối hát cũng như độ dài của câu ca, tiếng nhạc đều phụ thuộc vào diễn biến của cuộc hầu đồng. Nếu như không khí, nhịp điệu trong ca trù thính phòng là êm đềm, réo rắt, trầm bổng thì trong hát văn ngược lại hẳn. Nó mang tính chất sôi nổi, kích động cộng với trống phách, thanh la rộn ràng làm cho buổi hầu đồng luôn trong không khí tưng bừng.

 

Mở đầu buổi lên đồng, cung văn hát điệu văn thờ, điệu này tiết tấu nhanh, gấp; sau đó khi Thánh đã nhập đồng thì hát văn hầu để ca ngợi công tích hay sự tích các thánh, sau đó chuyển hát dọc để kích thích khả năng thăng thoát của người ngồi đồng. Điệu này nhạc dồn dập, tưng bừng. Khi nhân vật đã nhập vai các thánh và “làm việc thánh” thì chuyển điệu còn là điệu thức cao hơn dọc một cung bậc. Tất nhiên khi người ngồi đồng vào vai thánh nào thì người hát phải chuyển giọng theo ngôi thánh đó cho phù hợp.Trình tự thực hiện nghi lễ hát chầu văn phục vụ hầu đồng có thể chia thành bốn phần chính:1) Mời thánh nhập ;2) Kể sự tích và công đức ;3) Xin thánh phù hộ ;4) Đưa tiễn.Bài hát thường chấm dứt với câu: “Thánh giá hồi cung!”.Gắn liền với tín ngưỡng Tứ phủ, Hát văn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phụ trợ, kích thích sự thăng hoa, giao cảm giữa con nhang đệ tử với thế giới thần linh. Đây là mối quan hệ hữu cơ giữa một thể loại âm nhạc và một hình thức tín ngưỡng. Nghệ thuật âm nhạc dường như là một thứ phương tiện không thể thiếu khi con người muốn giao tiếp với thánh thần. Muốn tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu thì tìm hiểu về Hát văn là điều hết sức cần thiết. Ngược lại, khi tìm hiểu Hát văn chúng ta cũng nên tìm hiểu về thần tích, thần phả các vị thánh. Nghe những bản văn, ta rất dễ nhận biết sự tích của các vị thánh cũng như những phong cảnh nơi các ngài giá ngự và hiển thánh. Vì thế không thể không có hát văn trong nghi lễ hầu thánh.Nghe hát văn, dường như chúng ta có thể tìm thấy sự phát triển tột bậc cả về làn điệu âm nhạc cũng như hệ thống kỹ thuật biểu cảm của nhạc thanh; cảm nhận được rằng khó có một thể loại âm nhạc tôn giáo tín ngưỡng nào ở Việt Nam lại đạt được tầm cao về tính thẩm mỹ nghệ thuật như Hát văn. Hiện thực sống động đó khiến cho âm nhạc Hát văn nhiều khi mang dáng vẻ của một thể loại âm nhạc sân khấu biểu diễn hơn là âm nhạc của tín ngưỡng. Sức quyến rũ của Hát văn chính là một lực hấp dẫn đặc biệt quan trọng, thu hút công chúng đến với tín ngưỡng Tứ phủ. Sức hấp dẫn, quyến rũ của nó đã được minh chứng trong nhiều giai thoại lịch sử.

 

Bên cạnh việc đáp ứng các nhu cầu chung của con người khi tìm đến với cõi tâm linh thì sự thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, thụ cảm nghệ thuật âm nhạc được đẩy vọt lên tầm cao nhất khi thưởng thức hát văn trong khung cảnh hầu đồng.Nói cách khác, nếu như các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng nói chung thường lấy hệ thống giáo lý, kinh kệ làm phương tiện chủ đạo để xoa dịu nỗi đau của con người thì tín ngưỡng Tứ phủ lại sử dụng nghệ thuật âm nhạc hát văn làm công cụ.4.4. Tính văn hóa, nghệ thuật đặc biệt của Chầu VănHát văn không chỉ khó mà còn đòi hỏi người cung văn phải nhanh, linh hoạt để vừa có thể chuyển lời, giọng và nhạc cho ăn khớp mà vẫn hay, vẫn sát vai của người ngồi đồng; thậm chí phải hát lặp lại, luyến láy, kéo dài câu ca, tiếng nhạc trong thời gian chuyển tiếp giữa hai giá hầu. Khi hát, cung văn phải hát sao cho thể hiện tâm lý tình cảm của các nhân vật nên giọng hát phải chuyển đổi luôn luôn. Vì thế mà chỉ trong một thể hát thì cũng có nhiều dạng khác nhau: thể phú thì có phú dựng, phú chênh để diễn tả tâm trạng vui, phú rầu để diễn tả tâm trạng buồn. Những khi thay đổi như vậy, âm nhạc đều chuyển điệu thức 5 âm để phụ họa theo. Đó là cách người cung văn thể hiện tài năng riêng của mình.Thông thường, cung văn chơi đàn nguyệt đảm nhiệm vai trò hát chính. Nhưng trong các lễ hầu đồng, cả cung văn đánh nhịp (phách, cảnh, trống) cũng phải hát. Tiêu chuẩn tối thiểu của một cung văn là phải vừa đánh nhịp vừa hát, tiêu chuẩn tối đa là phải vừa đàn nguyệt vừa hát. Do lễ thức này thường kéo dài, có khi tới 6 đến 8 tiếng đồng hồ nên cần có thêm vài cung văn khác cùng tham gia tiếp sức, hỗ trợ. Họ có thể hoán đổi vị trí, thay nhau đàn hoặc hát sao cho vẫn đảm bảo sự liền mạch của bài văn và âm nhạc. Nói vậy để thấy được sự đa năng của các nghệ nhân hát văn.Bên cạnh đó thời lượng diễn xướng của một ban nhạc hát văn là đặc điểm hết sức thú vị. Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, nếu nói đến số lượng lớn nhất cần có của một dàn nhạc thì người ta sẽ nghĩ ngay đến dàn nhạc cung đình. Thế nhưng nếu tính đến một cuộc diễn xướng dài nhất thì có lẽ đó chính là dàn nhạc hát văn trong các lễ thức hầu đồng.

 

Vì thế các cung văn thường phải có một thể lực và một giọng hát khỏe mới theo được nghi lễ hầu đồng. Ở những nhóm cung văn thuộc đẳng cấp “nghệ nhân”, nhiều làn điệu họ có thể hát song ca hay đồng ca. Theo các nghệ nhân lão thành kể lại, trong nhiều trường hợp, 4 cung văn có thể cùng đồng ca thật ăn khớp.Do tính ngẫu hứng về trường độ và cao độ, giai điệu và âm tiết của hát văn nên việc hát đồng ca tập thể của loại hình nghệ thuật này rất khó. Đây chính là một hiện tượng độc đáo trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Với hát văn nhiều thể loại, bài hát được tồn tại dưới dạng ngẫu hứng của một nghệ nhân trên cơ sở nguyên bản. Nếu muốn đồng ca, các nghệ sĩ phải có sự tập luyện, phối hợp rất công phu để khi diễn xướng, sao cho tác phẩm chỉ xuất hiện dưới dạng một dị bản duy nhất. Điều đó có nghĩa các cung văn phải lập thành nhịp điệu từng câu, từng từ trong đường tuyến giai điệu thống nhất. Trong một bộ môn nghệ thuật đầy tính ngẫu hứng như hát văn, đây là điều không dễ thực hiện.

 

Về tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách). Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.Về kỹ thuật thanh nhạc, nhìn chung, có hai phong cách hát điển hình trong nghệ thuật hát văn. Trước hết, đó là phong cách Hát văn Nam Định – lối hát không sử dụng nhiều hệ thống kỹ thuật nẩy hạt trong thanh nhạc cổ truyền. Hát văn Nam Định thiên về chất giọng thô mộc, giản dị, mang đậm đặc điểm của lối hát dân dã, khá phổ biến trên các miền thôn quê. Thứ hai là phong cách Hát văn Hà Nội, Hải Phòng – lối hát sử dụng nhiều kỹ thuật nảy hạt, đề cao sự hoa mỹ, bay bướm và tinh tế trong việc điều tiết âm lượng, câu chữ. Cách ém hơi ở đây rất giống với Chèo hay Ca trù. Phong cách hát này thường được phổ biến ở chốn phồn hoa đô hội, nơi tập trung giới thức giả sành điệu.Gắn liền với sắc màu tín ngưỡng của người Việt, hát văn đã xây dựng được nhiều kiểu gõ nhịp và một hệ thống làn điệu, bài bản phong phú với những quy ước về cách vận dụng cho từng hàng Thánh và từng loại Phủ. Nhịp điệu và bộ gõ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng này. Chúng tạo nên một không khí hưng phấn cao, góp phần giúp người ngồi đồng có cảm giác thoát xác để nhập thân với các vị thánh, đồng thời kết hợp với yếu tố tâm linh chúng góp phần tạo nên một trạng thái tinh thần đặc biệt khiến người ta có thể thực hiện những việc mà ở trạng thái bình thường khó có thể làm nổi.Có một thời gian dài do bị hiểu sai và bị quy là mê tín dị đoan, Chầu Văn bị cấm và dần dần mai một. Tuy nhiên đến đầu những năm 1990, Chầu văn được trả lại sự trong sạch và lại có cơ hội phát triển.

 

Tuy nhiên, theo thời gian, các bậc nghệ nhân (cung văn) mẫu mực còn lại rất ít. Phần lớn trong số họ đã qua thế giới bên kia mà chưa kịp truyền lại hết những vốn liếng vô giá cho thế hệ tiếp nối. Trong số những nghệ nhân còn lại hiện nay thì nhiều người không chấp nhận xuất hiện vì thiếu lòng tin bởi sự ám ảnh của quá khứ. Vậy nên phần lớn các cung văn lớp kế cận đang hành nghề hiện nay đều chỉ nắm giữ được một phần những giá trị của truyền thống.Chính vì nhận thấy giá trị nghệ thuật vô cùng độc đáo cùng với ý nghĩa văn hóa, lịch sử của Chầu văn. Bộ VHTTDL đã đưa Chầu văn vào danh mục Di sản để nghiên cứu, lập hồ sơ đệ trình Unesco công nhận “ Nghi lễ Chầu văn của người Việt ” là Di sản văn hóa Thế giới.

  • Trao đổi 

Người nghe

– Đặt các câu hỏi với thái độ tìm hiểu chân thành đề nghị người thuyết trình làm rõ thêm một số vấn đề trong nội dung bài thuyết trình.

– Phản biện những điểm còn mơ hồ, mâu thuẫn, thiếu chính xác trong bài thuyết trình với thái độ xây dựng; chỉ ra những lỗi về lập luận, đối chiếu các dữ liệu được trình bày với các dữ liệu từ các nguồn thông tin khác để giúp người nói chỉnh sửa và hoàn thiện bài thuyết trình.

– Đánh giá khái quát về nội dung bài thuyết trình và sự thuyết trình, chỉ ra được những điểm tích cực và điểm chưa hợp lí.

– Trình bày góc nhìn, cách kiến giải khác về vấn đề được bài thuyết trình đề cập (có thể cung cấp tài liệu của các tác giả khác hoặc đưa ra quan điểm, góc nhìn riêng bạn về vấn đề này).

Người nói:

– Tiếp nhận ý kiến, phản hồi và trao đổi với các thành viên khác trong nhóm, lớp với thái độ cầu thị (bảo lưu hoặc tiếp thu, nêu ra phương án sửa chữa, hoàn thiện,…)

– Để tự đánh giá và đánh giá được một các khách quan, toàn diện về bài thuyết trình, có thể tham khảo các tiêu chí và nội dung đánh giá trong bảng sau đây:

Bài soạn "Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu"  - mẫu 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài soạn "Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu"  - mẫu 1

Soạn bài Nói và nghe Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – Mẫu 3

*Yêu cầu

– Hiểu rõ mục đích viết của tác giả có báo cáo nghiên cứu được thuyết trình.

– Nắm bắt đúng và đánh giá được nội dung chính của bài thuyết trình (vấn đề được đề cập, các luận điểm hay kết quả nghiên cứu được,…)

– Nắm bắt đúng và đánh giá được đặc điểm cấu trúc của bài thuyết trình cũng như quá trình viết, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu của tác giả.

– Hiểu và nhận xét được cách tác giả sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh, số liệu, sơ đồ, bảng biểu, …khi thuyết trình về kết quả nghiên cứu.

– Thể hiện thái độ trân trọng tác giả của báo cáo nghiên cứu và kết quả mà tác giả đã đạt được.

 

*Chuẩn bị nói và nghe

– Chuẩn bị nói:

+ Nêu rõ vấn đề nghiên cứu, các luận điểm chính được đề xuất, những bằng chứng và lí lẽ đã sử dụng để làm rõ hệ thống luận điểm, đặc biệt nhấn mạnh những phát hiện mới về vấn đề.

Chuẩn bị nghe:

+ Cần tìm hiểu trước về tên của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu để chủ động khi nghe và phản hồi.

+ Cần hình dung được những câu hỏi cần giải đáp về vấn đề để nhận ra nét riêng trong cách tiếp cận và giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.

*Thực hành nói và nghe

Người nói:

+ Mở đầu: Nêu vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó, trình bày ngắn gọn về cách thức và quá trình thực hiện công việc nghiên cứu.

+ Triển khai: Dựa vào văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu.

+ Kết luận: Khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính, khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

– Người nghe:

+ Nắm bắt được mục đích nghiên cứu của người thuyết trình

+ Nhận biết được cấu trúc.

+ Theo dõi và đánh giá.

+ Phát hiện các tư liệu, bằng chứng chưa đủ độ tin cậy trong bài thuyết trình.

*Trao đổi

– Người nghe:

+ Phản hồi bằng cách đặt câu hỏi, phản biện những nội dung còn mơ hồ, đánh giá khái quát về nội dung, trình bày góc nhìn.

Người nói:

+ Tiếp nhận ý kiến, phản hồi và trao đổi với các thành viên khác trong nhóm, lớp với thái độ cầu thị.

 

Bài nói tham khảo

Ngôn ngữ ước lệ trong biểu diễn tuồng.

Ước lệ, không phải thủ pháp nghệ thuật. Ước lệ là loại hình ngôn ngữ, quy chuẩn các trạng thái tồn tại nghệ thuật và cuộc sống, ước định hiện thực hoá tự nhiên xã hội. Ngôn ngữ ước lệ tĩnh và động, biểu trưng các dạng tồn tại không điều kiện, mặc nhiên toàn xã hội công nhận một hình thức diễn tả đời sống con người và trong các loại hình nghệ thuật.

 

Uớc lệ ra đời từ đặc tính từng dân tộc, từng loại hình, thể loại nghệ thuật. Mỗi thời đại đặt ra đặc tính ước lệ riêng. Ước lệ sẽ biến đổi theo thời gian, mang khái niệm thẩm mỹ. Nói về tính ước lệ, nhà nghiên cứu Hồ Ngọc công bố cuốn sách: Tính ước lệ của sân khấu, nhằm phân biệt hai khái niệm ước lệ: Ước lệ đời sống và ước lệ nghệ thuật. Nhưng nhiều nhà lý luận sân khấu còn giải thích nhầm lẫn, họ đánh đồng hai khái niệm này là một. Nhiều người nói rằng: ước lệ là rút gọn hiện thực, quy ước, ước định… trong cuốn Từ điển Tiếng Việt trang 1091 viết: ước lệ là quy ước trong biểu diễn nghệ thuật. Ước lệ không phải là quy ước, ước định… mà là hệ thống ngôn ngữ mô tả hiện thực cuộc sống bằng nghệ thuật ước lệ. Những lý giải trên của các nhà nghiên cứu sân khấu thuộc phạm vi khái niệm ước lệ cuộc sống mang tính rút gọn hiện thực, quy ứơc biểu tả, ước định hiện thực như ngôn ngữ ngành giao thông mô tả đường gấp khúc… hoặc nhiều quy ước khác, hàng dễ vỡ vẽ cái cốc, hàng chống ướt biểu thị cái ô….

 

Ngôn ngữ ước lệ tồn tai phổ biến trong các hình loại nghệ thuật truyền thống châu Á, châu Phi, Việt Nam là tuồng chèo múa. Những hình thức nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại sử dụng ngôn ngữ ước lệ là vay mượn, hoặc kế thừa nghệ thuật truyền thống.

 

Ngôn ngữ ước lệ nghệ thuật biểu diễn tuồng là hệ thống động tác, biểu cảm nội tâm con người nhân vật tuồng, thành nghệ thuật kinh điển thông qua ước lệ động tác từng loại nhân vật. Nghệ thuật biểu diễn tuồng truyền thống ước lệ mẫu mực:  Ước lệ hệ thống nhân vật, ước lệ hình dáng, màu sắc các hạng người trong xã hội, ước lệ các loại đào kép, ước lệ các nhân vật khác: lão văn, nông phu, bà lão, lính, ước lệ các loại binh khí, đạo cụ, phục trang, trang sức cho từng loại nhân vật sử dụng, ước lệ giọng nói, ngôn ngữ động tác hình thể từng loại nhân vật…

 

Nghệ thuật tuồng hoàn chỉnh hệ thống ngôn ngữ ước lệ, diễn tả các hình mẫu, tính cách nhân vật trên tổng thể sân khấu nghệ thuật biểu trưng. Từ lâu, nhiều nhà nghiên cứu tuồng viết nghệ thuật biểu diễn, khi đọc xong độc giả vô cùng thất vọng vì họ là người diễn tuồng, sống với tuồng mà không nói lên cái cụ thể tả thần, biểu ý. Không ít nhà nghiên cứu lỗi lạc viết dông dài, trích dẫn các bậc tiền nhân nói về biểu diễn tuồng nhưng cái bản thân tác giả muốn lột tả lại không đạt. Là người ngoại đạo nghiên cứu tuồng, xin trích ra nghệ thuật biểu diễn tuồng của nhà nghiên cứu Lê Văn Chiêu để mọi người chiêm nghiệm nghệ thuật tuồng, biểu cảm bằng hệ thống ngôn ngữ ước lệ.

 

Lê Văn Chiêu viết những ký hiệu ngôn ngữ ước lệ biểu diễn tuồng: Diễn bằng đôi mắt. Mắt ngó nghiêng xuống – suy nghĩ tính kế, mắt đảo lộn không ngừng – ngụ ý bị ma nhập – loạn trí, điên, mắt ngó mơ màng nhìn vào người khác – tượng trưng sự yêu đương, mắt trợn to – giận dữ, trừng mắt nhìn thẳng –  nghiêm huấn, nghiêm trị, trợn tròn mắt sững sờ – sự kinh hoàng, bất ngờ, đột biến, đôi mắt đảo tròn – hung dữ…Hay diễn bằng đôi tay: chỉ hai ngón tay úp thẳng trước ngực – chỉ người hoặc đồ vật ở gần cô đào, kép võ, chỉ một ngón tay úp thẳng trước ngực – chỉ đồ vật hiện có của đào, kép văn, chỉ hai ngón tay nghiêng thẳng chéo phía trước – chỉ người hoặc đồ vật ở xa, chỉ một ngón nhằm thẳng trước mặt người khác – dạy bảo họ, chỉ một ngón cạnh tai – lắng nghe, chỉ một ngón giữa miệng và cằm – tỏ ý xấu hổ, chỉ ngoa ngoa trước mặt mọi người – hăm doạ, ngạo nghễ.

 

Tay vuốt râu, vuốt một tay nửa chừng dừng lại – thắc mắc, suy tư, tay vuốt xuôi một cái – đã xong, thoả mãn mọi việc, hai tay đỡ bộ râu vuốt thẳng xuống – vui vẻ, thoả mãn… Diễn bằng đôi chân chuyển động theo trụ bộ: Niêm thinh ký cầu, lão văn đi chữ đinh gối thẳng, đứng khép hai chân lại, lão tiên – đi thẳng chữ đinh, tướng võ – đi chữ đinh, kèm theo điệu bộ múa, kép văn – đi tự nhiên, nhẹ nhàng, đào võ – đi chữ đinh cùng điệu bộ múa…

 

Từ hệ thống ngôn ngữ ước lệ này, cái roi ngựa là một tín hiệu ngôn ngữ tả người đi ngựa, không phải con ngựa như nhiều nhà nghiên cứu giải thích nhầm lẫn. Ngôn ngữ ước lệ diễn tuồng còn nhiều trạng thái biểu hiện khi công chúng yêu sân khấu đọc đôi điều về hệ thống tín hiệu biểu diễn này, thì bức màn bí ẩn nghệ thuật tuồng đã hé mở. Hiểu biết nghệ thuật biểu diễn tuồng sẽ thêm nhiều công chúng đến với loại hình sân khấu kinh điển, yêu quý vốn nghệ thuật dân tộc văn hiến Việt Nam.

Bài soạn "Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu"  - mẫu 4

Soạn bài Nói và nghe Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – Mẫu3

a. Chuẩn bị nói

– Dù đặt trọng tâm vào việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe và phản hồi về nội dung thuyết trình kết quả nghiên cứu, nhưng tiết Nói và nghe này không thể thiếu nội dung nói. Nếu là người được chỉ định hay được phân công thuyết trình Bạn cần thực hiện đầy đủ các thao tác đã được hướng dẫn làm Bài 4, trong đó, việc đầu tiên là phải xây dựng được một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu dựa trên bài 2 công trình nghiên cứu đã có.

– Khi thuyết trình, dựa trên văn bản đã soạn, cần nêu rõ vấn đề nghiên cứu các luận điểm chính được đề xuất, những bằng chứng và lý lẽ đã sử dụng để làm rõ hệ thống luận điểm đặc biệt cần nhấn mạnh những phát hiện mới về vấn đề. Để viết thuyết trình đạt hiệu quả cao thu hút được sự chú ý của người nghe bạn có thể sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu… nhằm cụ thể hóa trực quan hóa nội dung bài thuyết trình.

b. Chuẩn bị nghe

– Bạn cần tìm hiểu trước về tên của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, cũng là vấn đề sẽ được trình bày để có định hướng nghe phù hợp. Cần hình dung hướng triển khai của chính mình để dễ nhận ra nét riêng trong cách giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà tác giả bài thuyết trình đã thực hiện.

Thực hành nói và nghe

a. Người nói

– Mở đầu: Nêu vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó; trình bày ngắn gọn về cách thức và quá trình thực hiện công việc nghiên cứu.

– Triển khai: Dựa vào văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu để trình bày tóm tắt các luận điểm, thông tin chính có trong công trình nghiên cứu, kết hợp việc trình chiếu PowerPoint (nếu có).

– Kết luận: Khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính, khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và gợi mở những hướng tiếp cận mới.

b. Người nghe

– Nắm bắt được mục đích nghiên cứu của người thuyết trình.

– Nhận biết cấu trúc của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu . Khi lắng nghe thuyết trình, nên ghi lại các từ khóa, dùng một số kí hiệu thông dụng để đánh dấu các luận điểm lớn, luận điểm nhỏ và mối quan hệ giữa chúng.

– Theo dõi và đánh giá được tác dụng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, động tác hình thể mà tác giả của bài hay báo cáo nghiên cứu đã sử dụng lúc thuyết trình.

– Phát hiện các tư liệu, bằng chứng nhưng chưa đủ độ tin cậy trong bài thuyết trình: xem xét kĩ xuất xứ các dữ liệu, bằng chứng được cung cấp để kiểm chứng tính chính xác, trung thực, đáng tin cậy của nguồn thông tin, phát hiện ra những điểm mâu thuẫn trong lập luận của người thuyết trình.

Trao đổi

a. Người nghe

  • Đặt câu hỏi với thái độ tìm hiểu chân thành.
  • Phản biện những điều còn mơ hồ.
  • Đánh giá khái quát về nội dung thuyết trình…

b. Người nói

Tiếp nhận ý kiến, trao đổi và phản hồi với người nghe.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Nói và nghe Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 03/2024!