Updated at: 01-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 1

Nội dung chính

Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là đoạn trích trong sử thi I-li-át kể về sự việc người anh hùng Héc-to về thăm và chia tay vợ con trước khi lên đường ra chiến trận. Đoạn trích thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng cũng như hình mẫu người anh hùng của người Hy Lạp cổ.

Tóm tắt

Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là đoạn trích trong sử thi I-li-át kể về sự việc người anh hùng Héc-to về thăm và chia tay vợ con trước khi lên đường ra chiến trận. Chàng trở về nhà sau chiến trận nhưng không tìm thấy vợ con, không thấy phu nhân Ăng-đrô-mác của mình ra đón như thường lệ, nàng đã lên thành Tơ-roa cầu nguyện, Héc-to vội đuổi theo đến tận nơi để được thấy mặt hai mẹ con. Cả gia đình gặp nhau, hờn tủi xúc động không nói nên lời. Ăng-đrô-mác tha thiết cầu xin chàng đừng ra trận vì không muốn gia đình tan vỡ, không muốn Héc-to phải mạo hiểm. Nhưng với lòng kiêu hãnh, dũng cảm và sự cương quyết của mình, Héc-to vẫn quyết tâm ra trận vì không muốn để nỗi thống khổ đến với thành Tơ-roa và những người chàng yêu thương. Hai vợ chồng từ biệt nhau, chàng ôm con trai và cầu nguyện cho đứa trẻ những điều tốt đẹp nhất trước khi rời đi trong sự lưu luyến của Ăng-đrô-mác.

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Trong cuộc sống, việc thực hiện bổn phận với cộng đồng và với gia đình nhiều khi mâu thuẫn. Theo bạn, ứng xử thế nào mới là hợp tình, hợp lí?

Phương pháp giải:

Liên hệ với bản thân và thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết:

Theo em, khi đứng trong hoàn cảnh mâu thuẫn giữa việc thực hiện bổn phận với cộng đồng và với gia đình, để có cách ứng xử hợp tình hợp lý chúng ta nên suy nghĩ, cân nhắc, nghĩ tới lợi ích và vận mệnh chung của xã hội để đưa ra quyết định phù hợp. Thường thì khi đứng trong hoàn cảnh này, những con người có lý tưởng thường chọn lợi ích chung của xã hội, dân tộc, cộng đồng mà bỏ qua gia đình riêng.

Trong khi đọc

Câu 1 (trang 100 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Lưu ý những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn đầu văn bản, đặc biệt là lúc miêu tả sự xuất hiện của Ăng-đrô-mác

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác là:

– Nàng cùng con thơ với cô hầu gái xống áo thướt tha, đứng trên tháp canh nức nở, lòng đắng cay chan chứa nỗi buồn

– Người như mất trí, bà vừa đi vừa chạy lên thành, đầu không ngoảnh lại

Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Lý do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận?

Phương pháp giải:

Chú ý đọc kĩ đoạn lời thoại của Ăng-đrô-mác khi nói với Héc-to

Lời giải chi tiết:

Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận vì không muốn chàng phải mạo hiểm, bị sát hại, không muốn con thơ thành đứa trẻ mồ côi cha, mà bản thân mình cũng trở thành góa phụ. Trong lòng nàng, nàng đã coi Héc-to là người thân kính yêu duy nhất của mình, không chỉ là chồng mà còn là cha, là mẹ, là chỗ dựa lớn nhất của nàng nên rất sợ mất đi Héc-to

Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Lưu ý những lý lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời thoại của Héc-to khi đáp lời Ăng-đrô-mác

Lời giải chi tiết:

Những lý lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận là bởi vì:

– Chàng không muốn trở thành kẻ hèn nhát, phải hổ thẹn với những người anh em, lính chiến cùng xông pha ngoài chiến trận như mình

– Chàng là người có nhiệt huyết, lý tưởng sống cao đẹp, từ lâu đã học cách luôn đứng ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và bản thân

– Chàng không muốn mang nỗi thống khổ đến cho thành Tơ-roa, những người đàn em của mình và đặc biệt là Ăng-đrô-mác, không muốn nàng phải làm nô lệ, phục dịch cho người khác mà bản thân lại bất lực không thể giải thoát cho nàng

Câu 4 (trang 102 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Hình dung về cảnh tượng được miêu tả

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn trang 102 khi Héc-to từ biệt vợ con

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự liên hệ, miêu tả lại theo trí tưởng tượng của bản thân

Gợi ý: Héc-to lưu luyến nhìn vợ con, không nỡ đi, muốn ôm con trai nhưng thằng bé lại khóc ré lên vì sợ, chàng tháo mũ và bế ẵm đứa con, cầu cho cậu bé những điều tốt đẹp nhất. Ăng-đrô-mác vừa đau lòng vừa không nỡ xa chồng, giúp chàng bế con và lưu luyến từ biệt chồng.

Câu 5 (trang 103 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Chú ý đến ý thức của Héc-to về số phận và bổn phận

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời từ biệt của Héc-to với Ăng-đrô-mác

Lời giải chi tiết:

Ý thức của Héc-to về số phận và bổn phận được thể hiện qua câu nói:

– Vì đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể chạy trốn được số phận

– Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Biến cố nào dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác? Vì sao có thể xem đó là biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản

– Chú ý tới những lời nói của Héc-to với Ăng-đrô-mác

– Ôn tập lại kiến thức về đặc trưng của thể loại sử thi

Lời giải chi tiết:

– Biến cố dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác là khi Ăng-đrô-mác muốn chàng từ bỏ chiến trận về đoàn tụ với vợ con, vì nàng lo ở chốn chiến trường khốc liệt Héc-to sẽ khó bảo toàn tính mạng. Còn Héc-to thì không muốn từ bỏ lý tưởng anh hùng của mình, chàng muốn ra trận để không phải hổ thẹn với những người anh em, với những chiến binh khác và phu nhân của họ. Hơn thế, Héc-to đã quen ở tuyến đầu, chàng là người mang vinh quang về cho bản thân và gia đình, vậy nên lòng tự tôn và kiêu hãnh càng không cho phép chàng ở lại quê nhà với vợ con.

– Có thể xem đây là biến cố đặc trưng của thể loại sử thi vì sử thi thường xây dựng những nghệ thuật hoàng tráng, hào hùng về những biến cố diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại vậy nên hình tượng người anh hùng đã trở thành nhân vật cổ điển trong thể loại này. Đối với người anh hùng, việc phải cân bằng giữa lý tưởng chiến đấu và tình cảm gia đình là một trong những biến cố lớn nhất.

Câu 2 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Xác định những từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích. Theo bạn, vì sao sử thi lại có cách khắc họa nhân vật như vậy?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản, chú ý những chi tiết miêu tả Héc-to và Ăng-đrô-mác

– Liên hệ giữa những chi tiết khắc họa về ngoại hình với tính cách của nhân vật

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích:

– Ăng-đrô-mác: cánh tay trắng ngần, xống áo thướt tha, trang phục diễm lệ, hiền thục, cao quý, dịu hiền

– Héc-to: lẫy lừng, mũ trụ sáng loáng, ánh đồng sáng lóa, cái ngù bờm ngựa cong cong, hồn hậu, mũ trụ đồng thau sáng loáng

Nhân vật được khắc họa qua những từ ngữ lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh đặc điểm đặc trưng, tạo nên dấu ấn riêng của mỗi nhân vật trong văn bản, không nhầm lẫn với bất cứ một nhân vật nào. Đồng thời việc khắc họa này còn tạo nên kiểu nhân vật điển hình trong thể loại sử thi.

Câu 3 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Những không gian “tòa tháp”, “thành lũy”, “phố xá thành Tơ-roa”, “cổng Xkê”,… trong đoạn thích thể hiện đặc trưng thể loại sử thi như thế nào?

Phương pháp giải:

Chú ý tới những không gian được nhắc tới trong văn bản, liên hệ chúng với đặc trưng của thể loại sử thi

Lời giải chi tiết:

Những không gian tòa tháp, thành lũy, phố xá thành Tơ-roa, cổng Xkê,… đều là những không gian rộng lớn, kì vĩ trong đời sống của cộng đồng cư dân thời cổ đại. Chúng được nhắc tới trong văn bản đã thể hiện sự xây dựng nghệ thuật hình tượng hoành tráng của thể loại sử thi.

Câu 4 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản, chú ý những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác

– Liên hệ những lời nói, hành động ấy với tâm trạng được thể hiện trong văn bản của nhân vật

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản, Ăng-đrô-mác hiện lên với những hình ảnh:

– Hành động: “nước mắt đầm đìa”, “xiết chặt tay Héc-to”, “nức nở”, “ôm chặt con vào bầu ngực thơm tho, cười qua hàng lệ”; khi Héc-to ra đi, nàng “bước về nhà, hàng lệ tuôn rơi, chốc chốc lại ngoái nhìn qua bóng hình phu quân yêu quý”

– Lời nói:

+ “Lòng can đảm của chàng sẽ hủy hoại chàng… thiếp nguyện xuống hồ sâu còn hơn để mất chàng. Chàng bỏ thiếp lại một mình, còn gì thiết tha trên cõi đời này nữa”

+ “Héc-to chàng hỡi, giờ đây với thiếp, chàng là cha và cả mẹ kính yêu; chàng là cả anh trai duy nhất, cả đức lang quân cao quý của thiếp”

+ Xin chàng hãy rủ lòng thương thiếp và con mà đừng ra trận,… đừng để trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành góa phụ

Những lời nói và hành động đó cho thấy Ăng-đrô-mác là một người phụ nữ yêu chồng, thương con, rất tha thiết với gia đình và luôn khao khát hạnh phúc. Nhưng đồng thời, nàng cùng là một người phụ nữ cảm tính, thiên về cảm xúc, đôi khi lo lắng đến mất đi lý trí, nhưng đó cũng là tính cách chung của những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến trong sử thi.

Câu 5 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Vì sao Héc-to vẫn quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp? Bạn suy nghĩ gì về hành động đó của nhân vật?

Phương pháp giải:

– Chú ý tới hành động và lời nói của Héc-to khi Ăng-đrô-mác khuyên chàng đừng ra trận

– Liên hệ với hình tượng người anh hùng trong sử thi và tính cách nhân vật để lý giải cho hành động này

Lời giải chi tiết:

Héc-to mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp dù bị Ăng-đrô-mác ngăn cản vì nhiều lý do:

– Lòng tự tôn và ý chí của người anh hùng không cho phép chàng làm kẻ hèn mọn, nhát gan đứng ngoài cuộc chiến. Chàng không muốn phải hổ thẹn với những chiến binh và những người phụ nữ thành Tơ-roa

– Héc-to đã quen là người đứng đầu, luôn giành chiến thắng về cho thân phụ và bản thân nên không thể làm kẻ hèn mọn đứng ngoài cuộc chiến

– Chàng muốn chiến đấu vì thành Tơ-roa, bởi chàng biết, một khi thành Tơ-roa thất thủ, thì em trai, vợ chàng và những người thân thiết bên cạnh chàng sẽ mất hết tự do, phải đi làm nô lệ tù đày, chàng không muốn họ phải sống khổ sở nên muốn đi chinh chiến để giữ vững yên bình cho thành và cuộc sống của mọi người ở đây

Hành động mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp của Héc-to là một hành động dũng cảm và thể hiện lý tưởng của người anh hùng trong hoàn cảnh phải lựa chọn giữa gia đình và dân tộc. Hành động này còn cho thấy tính cách quả cảm, cương trực và quyết đoán của chàng, là đại diện cho hình tượng người anh hùng cổ đại.

Câu 6 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh nào? Những vấn đề đó còn có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản, chú ý quan điểm khác nhau của hai vợ chồng về việc ra trận của Héc-to

– Liên hệ những vấn đề trong văn bản với thực trạng xã hội ngày nay

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích đã nêu lên vấn đề về việc hi sinh hạnh phúc gia đình để nghĩ tới hạnh phúc, an nguy cả dân tộc, đặt tình cảm cá nhân lồng trong tình cảm lớn của người anh hùng. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như tình cảm vợ chồng, tình mẫu tử, lý tưởng sống,…

Những vấn đề này vẫn có ý nghĩa trong xã hội ngày nay vì đây là những vấn đề mà gần như cá nhân nào cũng sẽ gặp phải. Và trong xã hội hiện nay, việc chỉ sống cho mình mà quên đi những lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, sống ích kỉ đang ngày càng phổ biến, bên cạnh đó vẫn có những bạn trẻ không có lý tưởng sống nên việc đưa những vấn đề nhân sinh này vào chương trình giáo dục là một điều rất cần thiết.

Câu 7 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Qua những lời nói, hành động của Héc-to, hãy xác định những phẩm chất tạo dựng nên hình mẫu người anh hùng của Hy Lạp thời cổ đại.

Phương pháp giải:

Chú ý những chi tiết liên quan đến Héc-to và tính cách, quyết định của chàng trong lời lẽ với Ăng-đrô-mác

Lời giải chi tiết:

Qua nhân vật Héc-to – kiểu nhân vật điển hình cho người anh hùng Hy Lạp thời cổ đại, có thể nhận thấy người anh hùng thời kì này thường mang những phẩm chất:

– Dũng cảm, có lý tưởng chiến đấu và luôn sẵn sàng xông pha chiến trận

– Kiên cường, không chịu thua, có lòng tự tôn, kiêu hãnh dân tộc

– Phân biệt rạch ròi giữa tình cảm gia đình, vợ chồng cá nhân và lợi ích của dân tộc, biết cân bằng những mối quan hệ xung quanh

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết mà bạn cho là đặc sắc nhất trong đoạn trích

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản, chọn 1 chi tiết mà em ấn tượng nhất (nên chọn chi tiết tiêu biểu)

– Dựa vào các đặc điểm của nhân vật và vị trí xuất hiện, ý nghĩa của chi tiết để phân tích

Lời giải chi tiết:

Chi tiết “Héc-to lừng danh cúi xuống ôm con trai vào lòng” sau khi nói rõ với Ăng-đrô-mác về lý tưởng ra trận của mình đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng. Đó là cái ôm từ biệt, từ biệt đứa con trai yêu quý và cũng là từ biệt Ăng-đrô-mác để lên đường nhưng đứa con lại sợ hãi chàng mà không muốn gần cha. Héc-to lúc đó đã tháo mũ trụ của mình để bồng đứa bé. Điều đó đã cho thấy hình ảnh một người cha hồn hậu, ấm áp ở Héc-to bên cạnh người anh hùng cầm khiên oai phong, sáng loáng ngoài chiến trận. Hình ảnh ấy là một tấm gương phản chiếu khác của chàng, giúp nhân vật thể hiện rõ hơn những mặt khác nhau trong tính cách chứ không chỉ bó hẹp trong hình ảnh người anh hùng. Người anh hùng trong hoàn cảnh này đã trút khiên, trút mũ xuống để bồng trên tay đứa con, cho thấy vẻ đẹp của tình cha con, của người anh hùng khi tách rời chiến trận. Đồng thời khẳng định người anh hùng không chỉ đẹp ngoài chiến trận, không chỉ mạnh mẽ khi chinh chiến mà còn đẹp trong cả khoảnh khắc đứng bên gia đình nhỏ, cũng cho thấy sự trở lại của Héc-to đã đem đến cho mẹ con Ăng-đrô-mác rất nhiều sự an ủi và ấm áp, đã thổi bùng lên ngọn lửa thiết tha mong nhớ của hai mẹ con. Chi tiết ấy khiến người người đọc xúc động mà cũng cảm động, đọng lại nhiều dư vị và dấu ấn.

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 2

Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Trong cuộc sống, việc thực hiện bổn phận với cộng đồng và với gia đình nhiều khi mâu thuẫn. Theo bạn, ứng xử thế nào mới là hợp tình, hợp lí?

Lời giải 

Theo em, tùy từng trường hợp mà lựa chọn giữa việc thực hiện bổn phận với cộng đồng hay với gia đình. Nhưng thông thường, chúng ta có xu hướng lựa chọn những lợi ích lớn, cao cả, mang tính tập thể hơn.

Đọc hiểu bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 100 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Lưu ý những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác.

Lời giải 

Chi tiết:

– Đứng trên tháp canh nức nở, lòng đắng cay chan chứa nỗi buồn.

– Như người mất trí, vừa đi vừa chạy lên thành, đầu không ngoảnh lại.

Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ Văn 10 tập 

Đề bài: Lý do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận?

Lời giải 

Lí do: nàng Ăng-dro-mác không muốn Hec-to gặp nguy hiểm, bị giết chết, đứa con mồ côi cha còn mình sẽ trở thành góa phụ. Vì tình yêu của bản thân và tình yêu gia đình, nên nàng không muốn Hec-to mạo hiểm trong trận chiến.

Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Lưu ý những lý lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận

Lời giải 

Những lý lẽ:

– Nếu ở lại, như kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh không xung trận.

– Bầu nhiệt huyết không cho phép Hec-to làm như vậy.

– Từ lâu đã học cách ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và bản thân.

– Không muốn mọi người bị vùi dập, sống trong sự thống khổ.

Câu 4 (trang 102 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hình dung về cảnh tượng được miêu tả

Lời giải 

Hình dung: Hec-to trìu mến nhìn người vợ và đứa con đầy lưu luyến. Nhưng vì mục tiêu to lớn ở phía trước, chàng buộc lòng gói tình cảm bản thân vào một góc, còn Ăn-dro-mac đau lòng, không nỡ để chồng ra chiến trường,

Câu 5 (trang 103 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý đến ý thức của Héc-to về số phận và bổn phận

Lời giải 

Ý thức:

– Đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận.

– Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành phố I-li-ông này, nhất là với Hec-to.

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác SGK 10 trang 99, 100, 101, 102, 103, 104 - Văn Kết nối tri thức

 

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Biến cố nào dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác? Vì sao có thể xem đó là biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi?

Lời giải 

– Biến cố: cuộc chiến vây hãm thành Tơ-roa của quân A-kê-ren bước sang năm thứ 10 vẫn không phân thắng bại. Quân Hi Lạp tạm thời đang giành thế áp đảo, hoàng tử Hec-to quay vào thành thúc giục binh sĩ, khấn cầu nữ thần giúp đỡ và chàng ghé về thăm vợ con để nói lời chào.

– Vì thông qua những sự kiện có tính quy mô lớn, ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia mới có thể bộc lộ hết những tính cách của một đấng anh hùng khi đứng trước sự lựa chọn giữa cái chung và cái riêng.

Câu 2 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Xác định những từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích. Theo bạn, vì sao sử thi lại có cách khắc họa nhân vật như vậy?

Lời giải 

– Những từ ngữ:

+ Ăng-dro-mac: cánh tay trắng ngần, xống áo thướt tha, phu nhân hiền thục. trang phục diễm lệ.

– Hec-to: lẫy lừng, mũ trụ đồng thau sáng loáng, hồn hậu.

– Vì để nên điểm nhấn riêng cho các nhân vật. Mỗi một nhân vật được xây dựng với những đặc điểm không thể trộn lẫn nhằm khắc họa tính cách, kiểu nhân vật rõ nét hơn, đồng thời thể hiện được nhân vật điển hình mà người viết muốn hướng tới trong loại hình sử thi.

Câu 3 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Những không gian “tòa tháp”, “thành lũy”, “phố xá thành Tơ-roa”, “cổng Xkê”,… trong đoạn thích thể hiện đặc trưng thể loại sử thi như thế nào?

Lời giải 

Thể hiện đặc trưng: không gian to lớn, kì vĩ. Chúng là đặc trưng riêng của thời cổ đại, mang đậm tính sử thi, hoành tráng.

Câu 4 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

Lời giải 

Phẩm chất: nàng là người phụ nữ yêu chồng yêu con. Ăng-dro-mac là người sống thiên về cảm xúc, khi thấy chồng ra chiến trận không thôi lo lắng, thậm chí còn muốn chàng đừng đi vì sợ gặp nguy hiểm. Cô yêu gia đình nhỏ của mình và luôn muốn có một gia đình hạnh phúc.

Câu 5 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Vì sao Héc-to vẫn quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp? Bạn suy nghĩ gì về hành động đó của nhân vật?

Lời giải 

– Vì:

+ Hec-to là hoàng tử, là người đứng đầu, luôn giành chiến thắng, và đặc biệt, không thể làm kẻ hèn đứng ngoài cuộc chiến sống còn vì vận mệnh đất nước.

+ Ý chí, lòng tự tôn của Hec-to, không muốn hổ thẹn trước quân bình và người dân.

+ Muốn bảo vệ sự bình yên cho đất nước, không muốn mọi người chịu sự thống khổ.

– Suy nghĩ: Hec-to là người dũng cảm, có ý chí, quyết tâm và hơn hết, anh là người có lòng yêu nước sâu sắc.

Câu 6 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh nào? Những vấn đề đó còn có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay không? Vì sao?

Lời giải

– Vấn đề nhân sinh: trong thời chiến, giữa tình cảm gia đình và tình yêu đất nước, mọi người sẽ hi sinh cái nào? Hầu hết, chúng ta đều dẹp cái nhỏ bé để hi sinh cho cái lớn lao.

– Còn có ý nghĩa đến ngày hôm nay. Vì trong cuộc sống, chúng ta không chỉ chăm chăm nghĩ tới lợi ích của bản thân mà quên đi lợi ích chung của cộng đồng, tập thể. Chúng ta là những cá thể riêng biệt cùng chung sống trong một đoàn người. Vậy nên, không thể không có sự đoàn kết, phải biết hi sinh cái nhỏ để đạt được cái lớn lao. Đừng ích kỉ với mọi người, chỉ biết mình mà không biết người.

Câu 7 (trang 104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Qua những lời nói, hành động của Héc-to, hãy xác định những phẩm chất tạo dựng nên hình mẫu người anh hùng của Hy Lạp thời cổ đại.

Lời giải 

Phẩm chất:

– Dũng cảm, có ý chí, quyết tâm.

– Không khuất phục, hi sinh cái nhỏ để đạt được cái lớn.

– Lòng yêu nước nồng nàn.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết mà bạn cho là đặc sắc nhất trong đoạn trích

Lời giải 

Chi tiết mà em cho là xuất sắc nhất trong đoạn trích là lời thoại đáp lại với nàng Ăng-dro-mác khi nàng muốn Hec-to đừng ra trận chiến. Lời thoại đã cho em thấy được phẩm chất cao quý của một vị anh hùng có chí lớn. Là hoàng tử của đất nước, Hec-to đã không lựa chọn ở bên gia đình, anh sẵn sàng ra tuyến đầu cùng với quân binh để đánh đuổi kẻ thù. Bảo vệ được quê hương, cũng chính là bảo vệ gia đình nhỏ của mình. Hec-to không muốn đất nước rơi vào thế thất thủ, gia đình lâm nguy, cuộc sống nhân dân sẽ khốn khổ. Hơn hết, là một đấng nam nhi, anh hiểu bản thân cần phải làm gì. Anh không phải là kẻ hèn mọn. Những câu nói của Hec-to đã khắc họa được phần nào tính cách cao quý của anh, xứng đáng là nhân vật điển hình trong thể loại sử thi. Không chỉ riêng Hec-to mà bất kì một người quân tử nào, dù thân phận cao sang hay thấp hèn, vì quê hương đất nước, họ đều sẵn sàng từ bỏ cái riêng để đạt được cái chung. Họ đều là những anh hùng. Anh hùng của dân tộc. Chúng ta không khỏi trân trọng, ngưỡng mộ và tự hào với những con người biết hi sinh ấy!

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 3

Trước khi đọc

Trong cuộc sống, việc thực hiện bổn phận với cộng đồng và với gia đình nhiều khi mâu thuẫn. Theo bạn, ứng xử thế nào mới là hợp tình, hợp lí?

Gợi ý:

Trong cuộc sống, việc thực hiện bổn phận với cộng đồng và với gia đình nhiều khi mâu thuẫn. Bởi vây, ứng xử sao cho hợp tình, hợp lí là một việc làm cần thiết. Chúng ta cần phải đặt bổn phận với cộng đồng lên trước tiên và cố gắng giải quyết việc gia đình để tránh ảnh hưởng cộng đồng.

Trong khi đọc

Câu 1. Lưu ý những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác.

  • Phu nhân vội vã tới tòa tháp lớn thành I-li-ông.
  • Như người mất trí, bà vừa đi vừa chạy lên thành, đầu không ngoảnh lại.

Câu 2. Lý do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận?

Ăng-đrô-mác lo sợ Héc-to sẽ bị bọn A-kê-en nhất loạt xông lên tức khắc sẽ hạ sát chàng. Nàng sẽ trở thành góa phụ, con thơ sẽ mất cha.

Câu 3. Lưu ý những lý lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận.

  • Không muốn trở thành kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh không xung trận.
  • Bầu nhiệt huyết, lí tưởng sống cao đẹp.
  • Không muốn thần dân thành Tơ-roa chịu nỗi thống khổ, người em trai của mình bị đòn thù ác nghiệt quật ngã, Ăng-đrô-mác phải trở thành nô lệ…

Câu 4. Chú ý ý thức của Héc-to về số phận và bổn phận.

  • Vì đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể chạy trốn được số phận.
  • Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Biến cố nào dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác? Vì sao có thể xem đó là biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi?

– Biến cố dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác: Cuộc chiến giữa quân Hy Lạp và quân thành Tơ-roa vẫn chưa kết thúc. Quân Hy Lạp nhất thời giành thế áp đảo. Hoàng tử Héc-to là chủ soái quân đội thành Tơ-roa phải quay vào thành giục binh sĩ, cầu khẩn nữ thần A-tê-na giúp đỡ và về nhà thăm vợ con.

– Lí do: Chiến tranh là biến cố trọng đại, có ảnh hưởng đến vận mệnh cộng đồng, cũng là môi trường để thử thách người anh hùng.

Câu 2. Xác định những từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích. Theo bạn, vì sao sử thi lại có cách khắc họa nhân vật như vậy?

– Những từ ngữ được lặp lại:

  • Nhân vật nữ: trang phục diễn lệ, xống áo thướt tha, vấn tóc chỉnh tề
  • Nhân vật nam: sáng loáng khiên đồng, quả cảm

– Nguyên nhân: Nhân vật nam thường gắn với chiến trận, bộc lộ phẩm chất của anh hùng. Nhân vật nữ thường dịu dàng, hiền thục. Cả hai đều tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng.

Câu 3. Phân tích những đặc trưng của không gian sử thi trong đoạn trích.

Không gian sử thi trong đoạn trích “tòa tháp”, “thành lũy”, “phố xá thành Tơ-roa”, “cổng Xkê”: Thể hiện sự kì vĩ, rộng lớn và gắn với đời sống cộng đồng.

Câu 4. Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

Ăng-đrô-mác là một người phụ nữ dịu dàng, hiền thục, yêu chồng và thương con. Tuy nhiên, nàng vẫn sống thiên về cảm tính, lo lắng khi chồng phải ra chiến trường – tâm lí chung của những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến.

Câu 5. Vì sao Héc-to vẫn quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp? Bạn suy nghĩ gì về hành động đó của nhân vật?

– Héc-to vẫn quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp:

  • Không muốn trở thành kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh không xung trận.
  • Bầu nhiệt huyết, lí tưởng sống cao đẹp.
  • Không muốn thần dân thành Tơ-roa chịu nỗi thống khổ, người em trai của mình bị đòn thù ác nghiệt quật ngã, Ăng-đrô-mác phải trở thành nô lệ…

– Hành động của Hec-to thể hiện phẩm chất của một người anh hùng rất đáng ngưỡng mộ.

Câu 6. Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh nào? Những vấn đề đó còn có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay không? Vì sao?

  • Vấn đề: Con người trước bổn phận công đồng với trách nhiệm gia đình.
  • Những vấn đề đó còn có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay. Vì xã hội ngày càng phát triển, con người trở nên đề cao lợi ích cá nhân của bản thân, quên đi trách nhiệm với cộng đồng.

Câu 7. Qua những lời nói, hành động của Héc-to, hãy xác định những phẩm chất tạo dựng nên hình mẫu người anh hùng của Hy Lạp thời cổ đại.

  • Dũng cảm, có lý tưởng và luôn sẵn sàng xông pha chiến trận.
  • Kiên cường, không chịu thua, có lòng tự tôn, kiêu hãnh dân tộc
  • Phân biệt rạch ròi giữa tình cảm gia đình, vợ chồng cá nhân và lợi ích của dân tộc, biết cân bằng những mối quan hệ xung quanh.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết mà bạn cho là đặc sắc nhất trong đoạn trích.

Gợi ý:

Trong đoạn trích “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với chi tiết kết thúc – lời dặn dò của Héc-to với Ăng-đrô-mác và khung cảnh chia tay. Sau khi bế con trai vào lòng để tạm biệt, rồi nói lời cầu nguyện, Héc-to đã an ủi Ăng-đrô-mác không nên dằn vặt lòng mình, và nói về trách nhiệm và số phận của bản thân. Chàng dặn dò vợ rằng: “Nàng hãy về chăm lo công việc của mình, quay xa kéo sợi, dệt vải, sai bảo nữ tì chăm chỉ”. Cũng như khẳng định trách nhiệm của mình: “Vì đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể chạy trốn được số phận. Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta”. Khung cảnh chia tay diễn ra đầy cảm động. Hec-to nâng mụ trụ đồng thau sáng loáng lên rồi ra đi. Còn Ăng-đrô-mác thì trở về nhà, nước mắt tuôn rơi và ngoái nhìn theo hình bóng của chồng. Hành động cho thấy sự buồn bã, cũng như lo lắng của Ăng-đrô-mác. Đây là tâm lí chung của những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Có thể thấy, hành động và quyết định của Hec-to thể hiện phẩm chất của một người anh hùng rất đáng ngưỡng mộ. Còn Ăng-đrô-mác hiện lên là một người phụ nữ hết mực yêu thương, lo lắng cho chồng. Đoạn trích đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 4

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): 

– Trong cuộc sống, mỗi người đều có bổn phận trách nhiêm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Sống có trách nhiệm làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, gia đình và bản thân; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của mình.

– Theo em, việc thực hiện bổn phận với cộng đồng phải được đặt ở trên hết, là một công dân phải thực hiện đúng trách nhiệm với xã hội, không nên vì việc tư mà ảnh hưởng tới cộng đồng. Nếu bổn phận cộng đồng mâu thuẫn với bổn phận gia đình em sẽ cố gắng giải quyết việc trong gia đình để không ảnh hưởng tới xã hội. Ngược lại nếu không thể giải quyết việc trong gia đình thì em sẽ làm đúng với luật pháp và bổn phận với xã hội.

* Đọc văn bản:

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Lưu ý những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác.

– nhào tới đón chàng

– lại bên chàng, nước mắt đầm đìa

– xiết chặt tay chàng, nàng nức nở

2. Lí do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận?

– Ra trận, bọn A-kê-en sẽ hạ sát Héc-to, nàng sẽ trở thành góa phụ. Cha, mẹ của Ăng-đrô-mác đã không còn, bảy người anh cũng bị hạ sát bởi A-khin. Héc-to là người thân duy nhất của nàng. Nàng không muốn “trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành góa phụ”

-> Vì Ăng-đrô-mác rất yêu thương phu quân của mình, không muốn chàng chết.

3. Lưu ý những lí lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận

– Nếu ở lại đây, như kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh không xung trân sẽ hổ thẹn với những người chiến binh và những người phụ nữ thành Tơ-roa

– Từ lâu đã học cách luôn ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho phụ thân và bản thân

– Điều làm trái tim tan vỡ không chỉ là nỗi thống khổ sẽ tới của những thần dân thành Tơ-roa, của cha mẹ Héc-to, của đàn em trai mà còn là nỗi thống khổ của Ăng-đrô-mác. Nàng sẽ không còn tự do, phải làm nô lệ, phải nghe những lời ô nhục mà đáng lẽ ra Héc-to có thể cứu nàng khỏi kiếp tôi đời nếu chiến đấu tới cùng.

4. Hình dung về cảnh tượng được miêu tả.

– Hoàn cảnh: Héc-to chuẩn bị từ biệt vợ và con trai

– Nhân vật: Héc-to, vợ, con trai, nhũ mẫu

– Diễn biến:

+ Héc-to muốn ôm con trai để từ biệt, nhưng ánh đồng sáng lòa và cái ngù bờm ngựa cong cong trên mũ trụ của chàng làm đứa con trai khóc ré lên vì sợ. Héc-to và vợ bật cười trước tình huống này.

+ Héc-to tháo mũ và bế đứa con trai thân thương và khẩn cầu các vị thần về sức mạnh và lòng dũng cảm.

→ Cảnh tượng cảm động nhưng vô cùng thiêng liêng.

5. Chú ý đến ý thức của Héc-tp về số phận và bổn phận.

– “Một người trần mắt thịt không thể bất chấp số phận mà bắt ta xuống địa phủ của thần Ha-đét được. Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận”

– “Chiến tranh là bổn phẩn của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta.”

=> Héc-to ý thức sâu sắc được số phận và bổn phận của mình: phải tham gia chiến tranh để giữ thành Tơ-roa

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản kể về việc Héc-to từ giã vợ và con trai của mình để tiếp tục tham gia chinh chiến bảo vệ thành Tơ-roa. Trong cuộc từ biệt cảm động và thiêng liêng, Héc-to đã khẳng định bổn phận và trách nhiệm của người trước sự khuyên nhủ của vợ.

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác - Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): 

– Biến cố khiến Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác: cuộc giao chiến giữa quân Hy Lạp và quân Tơ-roa tiếp tục bước sang năm thứ 10 không phân thắng bại. Quân Hy Lạp nhất thời giành thế áp đảo. Hoàng tử Héc-to phải quay vào thành giục binh sĩ, cầu khẩn nữ thần A-tê-na giúp đỡ và từ biệt vợ con.

– Chiến tranh là một trong những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng (đặc điểm tiêu biểu của cốt truyện sử thi).

Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

– Những từ ngữ lặp lại:

Nhân vật namNhân vật nữ
+ sáng loáng khiên đồng (Héc-to, gã A-kê-en) 

+ quả cảm (vua Ê-ê-xi-ông, những dũng sĩ)

+ xống áo thướt tha (cô hầu gái, Ăng-đrô-mác, nhũ mẫu) 

+ trang phục diễm lệ (cô dâu)

+ vấn tóc chỉnh tề (phu nhân thành Tơ-roa)

– Vì nhân vật nam trong sử thi là nhân vật anh hùng. Phẩm chất cao quí của nhân vật là lòng dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong việc chiến đấu chống kẻ thù. Nhân vật nữ là những công nương, công chúa,… dịu dàng, trong sáng, hiền dịu. Cả hai nhân vật đều tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp nhất trong cộng đồng.

Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Những không gian trên được miêu tả bằng những tính từ lớn lao, hùng vĩ, đồ sộ:

+ dãy phố thành Tơ-roa xây dựng khang trang

+ phố xá thành Tơ-roa rộng lớn

+ thành Te-bơ cổng lớn tường cao, đô thị đẹp đẽ

+ xứ Pla-cốt đại ngàn

→ Thể hiện đặc trưng thể loại sử thi: Không gian sử thi kì vĩ, cao rộng, mang tính cộng đồng, có thể bao quát cả thế giới thần linh và con người.

Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện nàng là một người phụ nữ dịu dàng, hiền hậu khi thuyết phục, khuyên nhủ chồng đừng đi chinh chiến. Nàng đã nhẹ nhàng dùng nhưng lời lẽ mềm mỏng, những câu chuyện từ những người thân yêu nhất để thuyết phục Héc-to. Bên cạnh đó, nàng còn một người vợ hết mực quan tâm yêu thương chồng con tha thiết, lo lắng cho chồng khi nghe tin từ chiến trận; khi chia tay Héc-to nàng chốc chốc lại ngoái lại nhìn theo bóng hình của chồng mà thương nhớ khôn xiết.

Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

– Vì Héc-to là chủ soái thành Tơ-roa mang trong mình trách nhiệm và bổn phận. Chàng cảm thấy hổ thẹn với những chiến binh và những người phụ nữ nếu chỉ là kẻ hèn nhát, đứng từ xa, tránh không xung trận. Hơn thế nữa bầu nhiệt huyết không cho phép Héc-to làm như vậy, chàng đã học cách can trường chiến đấu, dũng cảm ở tuyến đầu. Dù thất bại hay thành công thì vẫn phải hoàn thành bổn phận của mình, phải dũng cảm chiến đấu.

=> Hành động đó cho ta thấy sự dũng cảm, can trường của Héc-to.

Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

– Đoạn trích đặt ra vấn đề con người ở giữa tình cảm gia đình và bổn phận, trách nhiệm với đất nước.

– Vấn đề này đến ngày nay vẫn còn xảy ra rất nhiều. Vì hiệ nay khi xã hội phát triển, con người càng chăm lo tới đời sống cá nhân nhiều hơn và đặt lợi ích của mình lên trên cao so với lợi ích chung của xã hội.

Câu 7 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

– Những phẩm chất của người anh hùng Hy Lạp thời cổ đại là anh hùng chiến trận. Phẩm chất cao quí của nhân vật là lòng dũng cảm, can trường, luôn ở tuyến đầu xả thân vì cộng đồng trong việc chiến đấu chống kẻ thù, không sợ thất bại. Con người anh hùng có vẻ đẹp cường tráng của thể chất. Nhân vật anh hùng là hiện thân của ý chí và sức mạnh cộng đồng. Đó là hình tượng khái quát hóa, lý tưởng hóa, mang ý thức và sức mạnh cộng đồng.

* Kết nối đọc – viết

Câu hỏi (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết mà bạn cho là đặc sắc nhất trong đoạn trích

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác - Kết nối tri thức

Đoạn văn tham khảo:

Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong sử thi I-li-át. Đây được coi là một trong những cảnh ấn tượng nhất khi khắc họa thành công sự tương phản giữa bầu không khí chiến tranh ác liệt và cuộc sống gia đình êm ấm. Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Héc-to ôm con trai vào lòng để từ biệt. Một người chủ soái kiên cường, dũng mãnh khi trở về nhà, đứng trước gia đình của mình, chàng chính là một người cha yêu thương vợ con tha thiết. Chi tiết “cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mấu xống áo thướt tha” vì sợ chiếc mũ bờm ngựa ánh đồng sáng lóa của Héc-to đã khiến chàng ngay lập tức cởi bỏ chiếc mũ của mình, rồi nhẹ nhàng bồng cậu con trai thân yêu, “thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt”. Từng hành động, cử chỉ chàng trao cho đứa con bé bỏng của mình đã thể hiện nỗi lòng thương xót và yêu con đến nhường nào. Héc-to mong đứa bé có được sự dũng cảm và can trường hơn cha của nó để có thể trở thành một anh hùng vĩ đại. Hình ảnh người cha và hình tượng người anh hùng chủ soái của Héc-to dường như chẳng đối lập mà còn làm bật lên khí thế, ý chí chiến đấu và tình cảm gia đình cao cả.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ”  Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!