Updated at: 01-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Dưới bóng hoàng lan SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức- Mẫu 1

KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Với cảnh vật xung quanh và với những người thân yêu, kỉ niệm nào mỗi khi nhớ lại, bạn thấy thật ấm áp, dễ chịu? Nếu được yêu cầu kể lại, bạn sẽ kể như thế nào?

Trả lời:

Với cảnh vật xung quanh và với những người thân yêu, kỉ niệm mỗi khi nhớ lại tôi thấy thật ấm áp dễ chịu là đêm giao thừa, gia đình tôi quây quần đón năm mới. Nếu được yêu cầu kể lại, tôi sẽ kể về không gian, thời tiết lúc đó, cử chỉ, hành động của mọi người.

Câu 2: Đã bao giờ bạn có nhu cầu được sống chậm lại để cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của những điều vốn rất bình dị hằng ngày?

Trả lời:

Tôi đã từng có nhu cầu được sống chậm lại để cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của những điều vốn rất bình dị hằng ngày. Đó là khi tôi chỉ bận rộn xoay công việc, học hành, mà quên mất sự nghỉ ngơi hay vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của tình người.

ĐỌC

Câu 1: Chi tiết nào ở phần kết giúp bạn dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Thanh và Nga?

Trả lời:

Chi tiết ở phần kết giúp tôi dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Thanh và Nga: Thanh sung sướng khi nghĩ đến nơi mình có thể trở về sau những ngày làm việc và biết rằng Nga vẫn luôn đợi mình.

Tóm tắt

Chuyện kể về một chàng trai tên Thanh mồ côi cha mẹ, sống với bà. Lớn lên Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm vào các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng. Hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa. Về quê sao ta có một cảm giác thanh bình yên ổn đến thế ta dường như không còn vướng bận bất cứ điều gì của cuộc sống nhộn nhịp ngoài kia mà chỉ còn biết thả hồn vào thiên nhiên và cảnh vật.

Câu 1

Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện không?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện.

– Dựa vào lý thuyết về ngôi kể, người kể chuyện để chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện và sự nhất quán ngôi kể ấy trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

– Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

– Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

Câu 2

Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào? Việc chọn điểm nhìn như vậy có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc phần tri thức ngữ văn.

– Từ những chi tiết về hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… để chỉ ra điểm nhìn của nhân vật và ý nghĩa của nó.

Lời giải chi tiết:

– Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… hiện ra qua đôi mắt của nhân vật người kể chuyện – nhìn toàn cảnh sự vật dưới góc độ của người không tham gia trực tiếp vào câu chuyện, chứng kiến mọi việc và kể lại nó.

– Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng bao quát toàn bộ câu chuyện từ diễn biến sự việc đến sự thay đổi về tâm trạng, tình cảm của các nhân vật trong câu chuyện. Điểm nhìn này có thể giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về cốt truyện và diễn biến cảm xúc của các nhân vật trong từng giai đoạn.

Câu 3

Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì? Tình cảm của các nhân vật bộc lộ như thế nào qua những lời đối thoại đó?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc kĩ đoạn văn nằm ở phần đầu có lời đối thoại giữa Thanh và bà.

– Từ đoạn văn đó chỉ ra những chuyện được nhắc đến trong lời đối thoại và cách bộc lộ tình cảm của các nhân vật.

Lời giải chi tiết:

– Lời đối thoại của bà và Thanh chủ yếu xoay quanh những chuyện xảy ra trong thời gian Thanh vắng nhà, về tình trạng sức khỏe của bà và những lời hỏi han ân cần, những lời quan tâm bà nói với anh.

– Tình cảm của các nhân vật được bộc lộ trực tiếp thông qua những lời đối thoại, hỏi han giữa hai bà cháu về sức khỏe; bà quan tâm cháu, dành cho cháu những lời quan tâm, tình thương yêu vô bờ bến.

Câu 4

Phân tích những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh được khắc họa trong tác phẩm.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc kĩ đoạn văn viết về tâm trạng của Nga và Thanh khi gặp nhau.

– Chú ý những chi tiết về lời nói, tâm trạng thể hiện tình cảm của hai nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh:

– Hành động: Thanh dắt tay Nga ra vườn xem; Thanh với cành hoa hoàng lan xuống thấp để Nga tìm hoa.

– Lời nói: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá” – lời nói tâm tình, nhẹ nhàng của Nga đã thể hiện nỗi nhớ đến Thanh mỗi khi đến hái hoa.

– Tâm trạng: Tâm trạng hạnh phúc nhưng vẫn chứa sự buồn thương khi Nga và Thanh vừa gặp nhau, vừa thể hiện tình cảm với nhau thì lại sắp phải xa nhau.

=> Từ những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh qua hành động, lời nói, tâm trạng cho thấy hai người đều nhớ thương nhau trong những ngày Thanh xa nhà, nhớ về những kỉ niệm hồi còn bé và tình cảm họ dành cho nhau vẫn thắm thiết như ngày nào.

Câu 5

Trong Dưới bóng hoàng lan, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua cốt truyện, nhân vật hay lời kể? Hãy phân tích một trong ba yếu tố đó.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Chú ý những chi tiết về cốt truyện, nhân vật, lời kể để chỉ ra nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam và phân tích.

Lời giải chi tiết:

– Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam được biểu hiện qua cả 3 yếu tố về cốt truyện, nhân vật và lời kể. Ông viết truyện nhưng không tập trung vào cốt truyện, đậm chất thơ và lãng mạn.

– Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam có lẽ được biểu hiện rõ nhất qua yếu tố lời kể.

+ Thạch Lam sử dụng lời kể tâm tình để miêu tả lại khung cảnh ngôi nhà, khu vườn nơi Thanh sinh ra và lớn lên, nơi chứa những kỉ niệm thơ ấu tươi đẹp của Thanh: “…Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.

+ Lời kể trong truyện ngắn còn lột tả được tâm tình của nhân vật chính: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”, một tâm trạng thoải mái mang theo sự hoài niệm.

+ Với lời kể nhẹ nhàng, chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một tình yêu bà “Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….”.

+ Không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên mang theo tình cảm yêu quê hương mà lời kể còn tái hiện được bức tranh tình yêu trong sáng giữa Nga và Thanh; qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó.

Câu 6

Theo bạn, nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Dựa vào nội dung văn bản để tìm ra ý nghĩa nhan đề.

Lời giải chi tiết:

Nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa như một thông báo đến người đọc về nội dung câu chuyện.

– Nhan đề mang nghĩa ẩn dụ, gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.

– Cây hoàng lan như một nhân chứng, chứng kiến hết tất cả những kỉ niệm đẹp đẽ của Thanh từ hồi còn bé đến khi lớn lên, chứng kiến tình yêu trong sáng của Thanh và Nga.

=> Nhan đề có ý nghĩa rất quan trọng với tác phẩm, nó cũng một phần khẳng định vai trò của cây hoàng lan trong toàn bộ diễn biến của tác phẩm.

Câu 7

Cảnh nào được miêu tả trong truyện gợi cho bạn nghĩ đến một bức tranh đẹp? Nếu phải chọn một cảnh để vẽ minh họa, bạn sẽ chọn cảnh nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Chú ý những câu văn tả cảnh, tả người trong văn bản để chỉ ra khung cảnh gợi lên một bức tranh đẹp.

– Từ đó trả lời câu hỏi về cảnh bạn chọn để vẽ minh họa và lý do bạn chọn nó.

Lời giải chi tiết:

– Cảnh Thanh nằm dưới bóng cây hoàng lan, nghĩ về những kỉ niệm tuổi thơ đã gợi cho tôi nghĩ đến một bức tranh đẹp có sự hài hòa giữ người và vật.

– Nếu phải chọn một cảnh để vẽ minh họa thì có lẽ tôi sẽ chọn cảnh Thanh cài hoa lên tóc Nga, một khung cảnh tươi đẹp cho một tình yêu trong sáng.

+ Sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, theo tôi đó chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa.

+ Cây hoàng lan không chỉ gắn với tuổi thơ của Thanh mà nó còn như một nhân chứng chứng kiến tình yêu lãng mạn của đôi lứa sau những năm xa cách.

+ Nó gợi cho ta nghĩ đến một bức tranh cảnh một chàng trai đứng dưới cây hoa hoàng lan, cài lên mái tóc của người con gái ấy một bông hoa với hương thơm nhẹ nhàng, mềm mại.

Câu 8

Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận: Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm “nhân từ như một lời yên ủi” (Thạch Lam – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr.147). Từ gợi ý đó bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Tìm hiểu ý nghĩa quan điểm của Thế Lữ về truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan.

– Từ những gì đã tìm hiểu về tác phẩm và về quan điểm trên để phân tích được tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm:

– Đó là thứ tình cảm nồng ấm được biểu hiện ở tình yêu thương sâu lắng của Thanh dành cho quê hương, ở tình bà – cháu mộc mạc nhưng đầy gắn bó. Thanh đi làm xa nhưng trong tâm hồn chàng luôn dành một khoảng lớn để nhớ về quê nhà, về người bà tóc đã bạc, lưng đã còng, về những kỉ niệm tuổi ấu thơ dưới bóng hoàng lan.

– Bà của Thanh yêu cháu không chỉ bằng tình yêu của người bà mà bằng tình yêu của cha, của mẹ, bởi Thanh đã mồ côi từ khi còn nhỏ, trong căn nhà vắng, chỉ có hai bà cháu ngày ngày “quấn quýt với nhau”.

– Trong tác phẩm còn lấp lánh một thứ tình cảm đẹp đẽ vô ngần, đó là tình yêu lứa đôi – một mối tình đầu dịu dàng, e ấp mà vẫn thật nồng nàn như hương hoàng lan. Thanh và Nga là cặp thanh mai – trúc mã, thuở nhỏ thường hay chơi đùa cùng nhau và tình yêu của họ nảy nở trên cơ sở tình bạn thuở ấu thơ rất đẹp.

=> Với tình người nồng ấm, ngọt ngào như hương hoàng lan, nhẹ nhàng lan tỏa suốt các trang văn, ta có thể nhận thấy được niềm tin và hi vọng của tác giả khi viết truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn khoảng (150 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện.

Phương pháp giải:

– Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc kĩ đoạn văn cuối ở phần kết truyện.

– Chú ý những chi tiết lột tả tâm trạng của nhân vật Thanh để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

     Dưới bóng hoàng lan là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam, cốt truyện nhẹ nhàng, khung cảnh làng quê gần gũi nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những cái độc đáo, mới lạ mà nhà văn Thạch Lam mang đến, đó chính là hương vị của con người, của tình người. Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng và đặc biệt là tâm trạng của Thanh trong đoạn văn cuối của phần kết truyện đáng để ta suy nghĩ. Sau khi về thăm nhà, Thanh đã gặp lại người bà kính yêu của mình, được ngắm nhìn lại khung cảnh quê hương sau hai năm vắng nhà và được gặp lại cô bé hàng xóm – Nga, người bạn thuở nhỏ của anh. Tâm trạng của Thanh ở đoạn văn cuối là một tâm trạng nửa buồn lại nửa vui, nó xen lẫn sự hạnh phúc vì bà vẫn khỏe mạnh, ngôi nhà để anh có thể về nghỉ ngơi với sự đau thương cho một tình cảm vừa mới bắt đầu đã phải cách xa. Thanh vui vì bà vẫn khỏe, ngôi nhà vẫn như xưa và anh có thể thường xuyên về nghỉ ngơi ở đây nhưng anh buồn vì tình cảm của anh và Nga vừa bắt đầu mà anh lại phải đi xa. Nhưng giữa cái buồn ấy vẫn có một hi vọng, một niềm tin rằng dù anh có đi xa thì Nga vẫn sẽ đợi anh quay về, tình cảm của hai người vẫn như xưa, không gì có thể chia tách họ cả. Mỗi mùa Nga sẽ hai hoa hoàng lan cài lên tóc như một sự nhớ thương gửi đến Thanh và Thanh cũng biết điều đó, anh vẫn sẽ nhớ về mùi hoa hoàng lan trên người Nga, về bông hoa mà anh đã cài trên tóc cô, tình yêu của họ cũng như cây hoàng lan vậy. Đoạn văn cuối không chỉ kết lại tác phẩm mà nó cũng kết lại tâm trạng của Thanh sau khi về thăm nhà và đồng thời là một cái kết mở cho tình yêu của Thanh và Nga.

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức- Mẫu 2

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Với cảnh vật xung quanh và với những người thân yêu, kỉ niệm nào mỗi khi nhớ lại, bạn thấy thật ấm áp, dễ chịu? Nếu được yêu cầu kể lại, bạn sẽ kể như thế nào?

Phương pháp giải:

Nhớ lại những kỉ niệm với người thân cùng những cảnh vật xung quanh và kể lại những kỉ niệm ấm áp ấy.

Lời giải chi tiết:

– Học sinh tự nhớ lại những kỉ niệm về người thân mà mình cảm thấy ấm áp, dễ chịu. Đó có thể là kỉ niệm về một buổi đi chơi cùng bố mẹ, hay một bữa cơm gia đình ấm cúng, hoặc khung cảnh quê hương mỗi lần về thăm ông bà cùng bố mẹ,…

– Một số lưu ý khi kể lại kỉ niệm ấy: cách diễn đạt cần dễ hiểu, ngôn ngữ giản dị mà vẫn thể hiện được sự ấm áp của kỉ niệm ấy; hay khi miêu tả cảnh vật thì tránh sự dài dòng không cần thiết,

Tôi sẽ kể về những kỉ niệm ấm áp bên ông bà ngoai, những ngày mà ông bà vẫn còn. Đối với tôi mỗi dịp nghỉ hè được về với ông bà ngoại thật ấm áp biết bao. Trong sân vườn yên tĩnh, những cánh hòe ngoài đung đưa nhè nhẹ. Nhìn thấy dáng của bà ở ngoài sân giếng rửa rau, ông thì ngồi trong gian bếp nhỏ đun nước. Mùi khói rơm đưa hương nhè nhẹ mang cảm giác thật yên bình.

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Đã bao giờ bạn có nhu cầu được sống chậm lại để cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của những điều vốn rất bình dị hằng ngày.

Phương pháp giải:

– Tìm hiểu về sống chậm và nhu cầu được sống chậm lại để cảm nhận ý nghĩa của những điều vốn bình dị hằng ngày.

– Từ những gì đã tìm hiểu nêu ngắn gọn về suy nghĩ, quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

– Học sinh tự nêu lên suy nghĩ của bản thân về nhu cầu được sống chậm lại.

– Gợi ý: sống chậm để cảm nhận cuộc sống, cảm nhận những mọi vật xung quanh chúng ta; sống chậm để không bỏ lỡ những điều thú vị, những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.

Cũng từng có những lúc tôi muốn thời gian trôi chậm lại để được ở cạnh ông bà, cha mẹ nhiều hơn. Một ngày học tập miệt mài từ sáng đến tối khiến tôi không còn nhiều thời gian để chú ý đến những điều bình dị, quen thuộc xung quanh.

Trong khi đọc

Video hướng dẫn giải

Câu (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Chú ý dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện.

Phương pháp giải:

– Đọc lại phần tri thức ngữ văn về lý thuyết ngôi kể của người kể chuyện.

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Dựa vào lý thuyết đã học để chỉ ra dấu hiệu nhận biết ngôi của người kể chuyện trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện:

– Cách xưng hô trong tác phẩm: với ngôi thứ nhất thì người kể chuyện xưng “tôi”, còn ngôi thứ ba không có xưng hô cụ thể, người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện.

– Mức độ tham gia vào câu chuyện:

+ Với ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện, là một nhân vật trong cốt truyện nhưng chỉ có thể nhìn nhận sự việc ở một khía cạnh nhất định.

+ Còn ngôi thứ ba, người kể chuyện sẽ xuất hiện qua những lời nói, lời bình luận bày tỏ thái độ, nắm bắt được tất cả các sự việc diễn ra và nhìn nhận câu chuyện ở khía cạnh bao quát hơn.

→ Ngôi của người kể chuyện trong tác phẩm là ngôi thứ ba.

Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc kĩ đoạn văn miêu tả không gian cũng như tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc.

– Chú ý những câu văn viết về tâm trạng của Thanh khi trở về để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc: tâm trạng vui sướng, hạnh phúc, có cảm giác quen thuộc như chưa bao giờ rời xa nhà. Tâm trạng của Thanh cũng như tâm trạng của bao người con xa quê mỗi khi về thăm nhà, một tâm trạng khó nói thành lời.

Khi được trở về với không gian thân thuộc – ngôi nhà của bà, Thanh lúc nào cũng thấy bình yên và thong thả, bởi vì căn nhà có thửa vườn này đối với Thanh là một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đó có người bà lúc nào cũng chờ đợi để yêu thương Thanh.

Câu (trang 48, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan. Chú ý những chi tiết về cây hoàng lan trong toàn câu chuyện.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc kĩ đoạn văn có chi tiết nói về cây hoàng lan và những kỉ niệm gắn với nó của Thanh.

– Dựa vào những chi tiết trong đoạn văn để chỉ ra trạng thái tình cảm của Thanh.

Lời giải chi tiết:

– Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan: Thanh nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, có sự xúc động khi nhận ra cây hoàng lan lúc nhỏ nay đã lớn rồi và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen.

Khi nhận ra cây hoàng lan, Thanh đã nhớ đến đến câu chuyện của tuổi thơ ngày mà Thanh thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Ấy là ngày mà cha mẹ Thanh hãn còn. Thanh nhận ra thời gian trôi qua thật nhanh, cái cây ngày nào giờ đã lớn.

– Những chi tiết về cây hoàng lan trong câu chuyện:

+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

+ Mùi hương thơm của hoa thoang thoảng bay vào.

+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

Câu (trang 48, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Lưu ý sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc kĩ đoạn văn chưa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

– Lưu ý về sự đan xen giữ lời của người kể chuyện và lời độc thoại của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

– Lời của người kể chuyện là những câu hỏi gợi mở cảm xúc của nhân vật, mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện, còn lời độc thoại nội tâm chính là câu hỏi nghi vấn mà Thanh tự hỏi bản thân mình, là suy nghĩ bên trong của Thanh.

– Lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật có sự xen kẽ với nhau, người đọc dễ bị nhầm lẫn hai câu với nhau và có thể hiểu sai dụng ý của tác giả.

– Sự đan xen hai lời kể, lời nói góp phần làm rõ hơn về tâm trạng của Thanh, gợi sự tò mò về người mà Thanh nghe tiếng thấy quen và từ đó mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện.

Đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

– Lời người kể chuyện trong việc miêu tả những cử chỉ ngoại hiện của Thanh: “Chàng cảm động gần ứa nước mắt.”

– Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật Thanh khi suy nghĩ về bà: “Bà yêu thương cháu quá”, câu Thanh tự hỏi “Tiếng ai?”, “Mà bà làm bếp có một mình thôi ư?”.

– Câu văn “Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được” vừa là lời của người kể chuyện vừa biểu thị nội tâm của nhân vật.

Câu (trang 50, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh (qua lời nói, tâm trạng).

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc kĩ đoạn văn viết về tâm trạng của Nga và Thanh khi gặp nhau.

– Chú ý những chi tiết về lời nói, tâm trạng thể hiện tình cảm của hai nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh:

– Lời nói: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá” – lời nói tâm tình, nhẹ nhàng của Nga đã thể hiện nỗi nhớ đến Thanh mỗi khi đến hái hoa.

– Tâm trạng: Tâm trạng hạnh phúc nhưng vẫn chứa sự buồn thương khi Nga và Thanh vừa gặp nhau, vừa thể hiện tình cảm với nhau thì lại sắp phải xa nhau.

– Qua lời nói: nhân vật Thanh xưng “tôi” và gọi đối phương là “cô Nga”, còn Nga thì xưng “em” và gọi Thanh là “anh”. Qua cách xưng hô, nhân vật Nga biểu thị tình cảm thân mật hơn. Hơn thế nữa, nhân vật Nga biểu thị trực tiếp nỗi nhớ, tình cảm của mình qua lời nói “em nhớ anh quá”. Ngược lại, qua ngôn ngữ, nhân vật Thanh hơi lạnh nhạt, chỉ trả lời những câu Nga hỏi và không đáp lại những lời bày tỏ tình cảm của Nga.

– Qua những dòng miêu tả tâm trạng, ta nhìn thấy rất rõ thế giới nội tâm của nhân vật Thanh. Thanh thấy lòng mình dịu lại khi nói chuyện với Nga.

Câu (trang 50, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc kĩ đoạn văn về chuyện hái hoa hoàng lan của Nga và chú ý lời đối thoại giữa bà cụ với Nga.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan:

– Bà cụ chỉ đơn thuần hỏi Nga vì sao hái hoa khi còn non, còn câu trả lời của Nga ẩn ý cho tình cảm của cô với Thanh.

– Lời đối thoại giữa bà cụ và Nga cũng là một cách mà Nga bày tỏ tình cảm của mình với Thanh, là một chi tiết không thể thiếu trong diễn biến câu chuyện.

Lời đối thoại giữa bà cụ và Nga dường như không chỉ nói về chuyện hái hoa hoàng lan khi cây vẫn còn non, mà thông qua lời nhân vật Nga nói “Anh con hái đấy ạ” và cử chỉ Nga nhìn Thanh “mỉm cười”, có thể suy đoán, bà cụ và Nga nói chuyện về tình cảm con người. Bà cụ như muốn hỏi cái vì sao Nga lại bày tỏ tình cảm sớm thế, khi Thanh còn chưa ra biểu lộ tình cảm gì.

Câu (trang 51, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Chi tiết nào ở phần kết giúp bạn dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Nga và Thanh.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc kĩ đoạn kết của tác phẩm ở trang 51.

– Dựa vào những chi tiết về tình cảm của Nga và Thanh ở phần kết để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết ở phần kết giúp dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Nga và Thanh:

– Chi tiết Thanh đứng lại nhìn cây hoàng lan và nhờ người gửi lời chào đến Nga.

– Chi tiết về tâm trạng của Thanh, tâm trạng nửa buồn nửa vui, cứ nghĩ mãi về Nga cũng như tình cảm của Nga với Thanh.

– Chi tiết nói về nỗi nhớ của Nga và chuyện Nga luôn hái hoa cài trên tóc.

→ Tất cả những chi tiết này giúp ta dự đoán tình cảm của Nga và Thanh sẽ còn đẹp mãi, nở rộ và tràn đầy hương thơm như cây hoàng lan vậy.

Trả lời câu hỏi

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 52, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện không?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện.

– Dựa vào lý thuyết về ngôi kể, người kể chuyện để chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện và sự nhất quán ngôi kể ấy trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

– Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

– Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Đề bài: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào? Việc chọn điểm nhìn như vậy có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc phần tri thức ngữ văn.

– Từ những chi tiết về hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… để chỉ ra điểm nhìn của nhân vật và ý nghĩa của nó.

Lời giải chi tiết:

– Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… hiện ra qua đôi mắt của nhân vật người kể chuyện – nhìn toàn cảnh sự vật dưới góc độ của người không tham gia trực tiếp vào câu chuyện, chứng kiến mọi việc và kể lại nó.

– Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng bao quát toàn bộ câu chuyện từ diễn biến sự việc đến sự thay đổi về tâm trạng, tình cảm của các nhân vật trong câu chuyện. Điểm nhìn này có thể giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về cốt truyện và diễn biến cảm xúc của các nhân vật trong từng giai đoạn.

Câu 3 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Đề bài: Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì? Tình cảm của các nhân vật bộc lộ như thế nào qua những lời đối thoại đó?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc kĩ đoạn văn nằm ở phần đầu có lời đối thoại giữa Thanh và bà.

– Từ đoạn văn đó chỉ ra những chuyện được nhắc đến trong lời đối thoại và cách bộc lộ tình cảm của các nhân vật.

Lời giải chi tiết:

– Lời đối thoại của bà và Thanh chủ yếu xoay quanh những chuyện xảy ra trong thời gian Thanh vắng nhà, về tình trạng sức khỏe của bà và những lời hỏi han ân cần, những lời quan tâm bà nói với anh.

– Tình cảm của các nhân vật được bộc lộ trực tiếp thông qua những lời đối thoại, hỏi han giữa hai bà cháu về sức khỏe; bà quan tâm cháu, dành cho cháu những lời quan tâm, tình thương yêu vô bờ bến.

Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Đề bài: Phân tích những biểu hiện tình cảm giữa Nga và Thanh được khắc họa trong tác phẩm.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Đọc kĩ đoạn văn viết về tâm trạng của Nga và Thanh khi gặp nhau.

– Chú ý những chi tiết về lời nói, tâm trạng thể hiện tình cảm của hai nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh:

– Hành động: Thanh dắt tay Nga ra vườn xem; Thanh với cành hoa hoàng lan xuống thấp để Nga tìm hoa.

– Lời nói: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá” – lời nói tâm tình, nhẹ nhàng của Nga đã thể hiện nỗi nhớ đến Thanh mỗi khi đến hái hoa.

– Tâm trạng: Tâm trạng hạnh phúc nhưng vẫn chứa sự buồn thương khi Nga và Thanh vừa gặp nhau, vừa thể hiện tình cảm với nhau thì lại sắp phải xa nhau.

→ Từ những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh qua hành động, lời nói, tâm trạng cho thấy hai người đều nhớ thương nhau trong những ngày Thanh xa nhà, nhớ về những kỉ niệm hồi còn bé và tình cảm họ dành cho nhau vẫn thắm thiết như ngày nào.

Câu 5 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Đề bài: Trong Dưới bóng hoàng lan, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua cốt truyện, nhân vật hay lời kể? Hãy phân tích một trong ba yếu tố đó.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Chú ý những chi tiết về cốt truyện, nhân vật, lời kể để chỉ ra nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam và phân tích.

Lời giải chi tiết:

– Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam được biểu hiện qua cả 3 yếu tố về cốt truyện, nhân vật và lời kể. Ông viết truyện nhưng không tập trung vào cốt truyện, đậm chất thơ và lãng mạn.

– Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam có lẽ được biểu hiện rõ nhất qua yếu tố lời kể.

+ Thạch Lam sử dụng lời kể tâm tình để miêu tả lại khung cảnh ngôi nhà, khu vườn nơi Thanh sinh ra và lớn lên, nơi chứa những kỉ niệm thơ ấu tươi đẹp của Thanh: “…Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.

+ Lời kể trong truyện ngắn còn lột tả được tâm tình của nhân vật chính: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”, một tâm trạng thoải mái mang theo sự hoài niệm.

+ Với lời kể nhẹ nhàng, chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một tình yêu bà “Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….”.

+ Không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên mang theo tình cảm yêu quê hương mà lời kể còn tái hiện được bức tranh tình yêu trong sáng giữa Nga và Thanh; qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó.

Câu 6 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Đề bài: Theo bạn, nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Dựa vào nội dung văn bản để tìm ra ý nghĩa nhan đề.

Lời giải chi tiết:

Nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa như một thông báo đến người đọc về nội dung câu chuyện.

– Nhan đề mang nghĩa ẩn dụ, gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.

– Cây hoàng lan như một nhân chứng, chứng kiến hết tất cả những kỉ niệm đẹp đẽ của Thanh từ hồi còn bé đến khi lớn lên, chứng kiến tình yêu trong sáng của Thanh và Nga.

→ Nhan đề có ý nghĩa rất quan trọng với tác phẩm, nó cũng một phần khẳng định vai trò của cây hoàng lan trong toàn bộ diễn biến của tác phẩm.

Câu 7 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Đề bài: Cảnh nào được miêu tả trong truyện gợi cho bạn nghĩ đến một bức tranh đẹp? Nếu cần chọn một cảnh để vẽ minh họa, bạn sẽ chọn cảnh nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Chú ý những câu văn tả cảnh, tả người trong văn bản để chỉ ra khung cảnh gợi lên một bức tranh đẹp.

– Từ đó trả lời câu hỏi về cảnh bạn chọn để vẽ minh họa và lý do bạn chọn nó.

Lời giải chi tiết:

– Cảnh Thanh nằm dưới bóng cây hoàng lan, nghĩ về những kỉ niệm tuổi thơ đã gợi cho tôi nghĩ đến một bức tranh đẹp có sự hài hòa giữ người và vật.

– Nếu phải chọn một cảnh để vẽ minh họa thì có lẽ tôi sẽ chọn cảnh Thanh cài hoa lên tóc Nga, một khung cảnh tươi đẹp cho một tình yêu trong sáng.

+ Sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, theo tôi đó chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa.

+ Cây hoàng lan không chỉ gắn với tuổi thơ của Thanh mà nó còn như một nhân chứng chứng kiến tình yêu lãng mạn của đôi lứa sau những năm xa cách.

+ Nó gợi cho ta nghĩ đến một bức tranh cảnh một chàng trai đứng dưới cây hoa hoàng lan, cài lên mái tóc của người con gái ấy một bông hoa với hương thơm nhẹ nhàng, mềm mại.

Câu 8 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Đề bài: Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận: Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm “nhân từ như một lời yên ủi” (Thạch Lam – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr.147). Từ gợi ý đó bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

– Tìm hiểu ý nghĩa quan điểm của Thế Lữ về truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan.

– Từ những gì đã tìm hiểu về tác phẩm và về quan điểm trên để phân tích được tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm:

– Đó là thứ tình cảm nồng ấm được biểu hiện ở tình yêu thương sâu lắng của Thanh dành cho quê hương, ở tình bà – cháu mộc mạc nhưng đầy gắn bó. Thanh đi làm xa nhưng trong tâm hồn chàng luôn dành một khoảng lớn để nhớ về quê nhà, về người bà tóc đã bạc, lưng đã còng, về những kỉ niệm tuổi ấu thơ dưới bóng hoàng lan.

– Bà của Thanh yêu cháu không chỉ bằng tình yêu của người bà mà bằng tình yêu của cha, của mẹ, bởi Thanh đã mồ côi từ khi còn nhỏ, trong căn nhà vắng, chỉ có hai bà cháu ngày ngày “quấn quýt với nhau”.

– Trong tác phẩm còn lấp lánh một thứ tình cảm đẹp đẽ vô ngần, đó là tình yêu lứa đôi – một mối tình đầu dịu dàng, e ấp mà vẫn thật nồng nàn như hương hoàng lan. Thanh và Nga là cặp thanh mai – trúc mã, thuở nhỏ thường hay chơi đùa cùng nhau và tình yêu của họ nảy nở trên cơ sở tình bạn thuở ấu thơ rất đẹp.

→ Với tình người nồng ấm, ngọt ngào như hương hoàng lan, nhẹ nhàng lan tỏa suốt các trang văn, ta có thể nhận thấy được niềm tin và hi vọng của tác giả khi viết truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan.

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện.

Đoạn văn tham khảo:

“Dưới bóng hoàng lan” khép lại trong cảnh nhân vật Thanh phải trở về tỉnh trong tâm trạng “nửa buồn mà lại nửa vui”. Buồn bởi chàng sắp phải rời xa cái chốn thân quen để quay trở lại phố thị ồn ào. Nhưng vẫn ánh lên niềm vui bởi chàng đã mang theo hành trang của tình yêu thương, qua sự quan tâm từ người bà, qua những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo, và qua tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga. Đoạn kết khép lại khi sau câu Thanh nói với bác Nhân gửi giùm lời chào Nga, và khi rời đi chàng biết Nga vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Đó là một niềm tin, một niềm hy vọng cho con người khi bước tiếp trên hành trình của cuộc đời. Vì thế, tâm trạng của Thanh vừa buồn vì phải chia xa, lại vừa vui khi có được một điểm tựa về mặt tinh thần. Chính tâm trạng ấy có lẽ đã hé mở một sự tiến triển trong tình cảm giữa Thanh và Nga, hé mở một cái kết tươi sáng cho câu chuyện tình yêu vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Bài soạn "Dưới bóng hoàng lan" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức- Mẫu 3

. Bố cục Dưới bóng hoàng lan

Chia văn bản làm 3 phần

– Đoạn 1: Từ đầu đến “Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được”: Thanh trở về nhà thăm bà thăm nhà trong tâm trạng hạnh phúc, nghẹn ngào.

– Đoạn 2: Tiếp theo đến “ngồi ở bên đèn”: Biểu hiện tình cảm của Thanh và Nga

– Đoạn 3: Còn lại: Thanh tạm biệt mọi người trở lại tỉnh làm việc.

 

B. Nội dung chính Dưới bóng hoàng lan

Câu chuyện kể lại lần Thanh trở về nhà thăm bà thăm nhà trong tâm trạng hạnh phúc, nghẹn ngào. Tại đây Thanh đã thể hiện tình cảm trong trẻo tinh khôi của mình với Nga.

 

C. Tóm tắt tác phẩm Dưới bóng hoàng lan

Tóm tắt tác phẩm Dưới bóng hoàng lan (mẫu 1)

Chuyện kể về một chàng trai tên Thanh mồ côi cha mẹ, sống bà. Lớn lên Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng . Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào.

 

Tóm tắt tác phẩm Dưới bóng hoàng lan (mẫu 2)

Văn bản xoay quanh một lần trở về quê thăm bà của nhân vật Thanh – mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, những hình ảnh quen thuộc hiện lên, và bên cạnh mái tóc của bà, mùi hương hoàng lan nơi vườn và bên tóc mai của Nga khiến chàng trai trẻ xốn xang. Nhưng câu chuyện vẫn khép lại trong cảnh Thanh trở về tỉnh.

 

Chuẩn bị Soạn bài Dưới bóng hoàng lan

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Với cảnh vật xung quanh và với những người thân yêu, kỉ niệm nào mỗi khi nhớ lại, bạn thấy thật ấm áp, dễ chịu? Nếu được yêu cầu kể lại, bạn sẽ kể như thế nào?

Lời giải 

Mỗi khi nhớ lại, em thấy ấm áp và dễ chịu với kỉ niệm mỗi buổi trưa hè, các cụ lại ngồi dưới bóng cây uống nước rồi trò chuyện.

Kể lại: Hè về, dưới cái nắng chói chang của mảnh đất miền Trung, sau khi hoàn thành xong chương trình học trên tường, được nghỉ hè, sau bữa ăn trưa, nghỉ ngơi hơn 01 tiếng, em được bà đánh thức dậy và cầm tay đi ra gốc cây cuối làng. Đó là nơi các cụ thường hay tụ tập trò chuyện, uống nước. Bà em cũng không ngoại lệ. Dường như đã trở thành thói quen. Cây che bóng, gió thổi, mát rười rượi. Các cụ thường nói những câu chuyện về thời chiến, về quá khứ, về những đứa con, đứa cháu của mình. Có bà cầm nón lá đề quạt, có bà thì cầm chiếc quạt đan… Đó là một trong những khung cảnh ấm áp nhất trong quá khứ của em. Là điều mà khi đã lớn, em không thể nào quên.

 

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Đã bao giờ bạn có nhu cầu được sống chậm lại để cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của những điều vốn rất bình dị hằng ngày.

Lời giải

– Đã có lúc em muốn được sống chậm lại. Cuộc sống với em dường như đang chạy rất nhanh, khiến em gồng sức gắng gượng đuổi theo. Bởi nếu không tiếp tục đi, em sẽ bị tụt lại ở phía sau. Nhưng nhịp sống quá nhanh nên đôi khi, em muốn được thả mình vào một nơi nào đó để sống chậm lại để cảm nhận những điều xung quanh. Cây đã nở hoa, đường đã được sửa sang, cô hàng xóm đã đổi kiểu tóc mới,….

 

Đọc hiểu bài Dưới bóng hoàng lan

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện.

Lời giải 

– Ngôi của người kể chuyện là ngôi thứ ba.

– Dấu hiệu:

+ Không có tên riêng, người kể chuyện là người ẩn danh.

+ Người kể chuyện xuất hiện qua những lời bình, cảm xúc.

 

Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc.

Lời giải 

Tâm trạng: Thanh cảm thấy bình yên và thong thả. Trở về quê sau một thời gian xa cách, trở về ngôi nhà của mình khiến anh được gần gũi, hạnh phúc.

 

Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan. Chú ý những chi tiết về cây hoàng lan trong toàn câu chuyện.

Lời giải 

– Trạng thái tình cảm: xúc động. Bởi đó là cây hoàng lan đã có từ ngày mới có căn nhà này, và ngày bố mẹ anh còn sống.

– Chi tiết:

+ Lá rung dưới làn gió nhẹ.

+ Thân cây vút cao lên trước mặt.

+ Mùi hương thơm.

+ Ngày trước thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa.

 

Câu 4 (trang 48, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Lưu ý sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

Lời giải

Sự đan xen giữa: góp phần làm rõ nét tâm trạng của nhân vật Thanh khi thấy bà quan tâm mình. Bây giờ, trong căn nhà, chỉ còn Thanh và bà, vậy nhưng, Thanh lại nghe thấy một tiếng khác nghe rất quen.

 

Câu 5 (trang 50, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh (qua lời nói, tâm trạng).

Lời giải 

Biểu hiện tình cảm:

– Qua lời nói: Nga dịu dàng, đằm thắm “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá.

– Tâm trạng: luyến tiếc vì chỉ mới gặp lại nhau nhưng sắp phải chia xa vì ngày mai Thanh lên tỉnh.

 

Câu 6 (trang 50, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan.

Lời giải 

Ý nghĩa: câu hỏi của bà là sự thắc mắc hoa còn non, sao lại hái còn câu trả lời của Nga ẩn chứa tình cảm của mình dành cho Thanh.

 

Câu 7 (trang 51, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chi tiết nào ở phần kết giúp bạn dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Nga và Thanh.

Lời giải 

Chi tiết:

– Thanh nhờ bác Nhân gửi lời chào tới Nga.

– Chàng bước ra đi nửa buồn mà lại nửa vui.

– Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước.

– Nga giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương.

 

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 52, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện không?

Lời giải 

– Chuyện được kể ở ngôi thứ 3.

– Có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện ở ngôi kể thứ 3.

 

Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào? Việc chọn điểm nhìn như vậy có ý nghĩa gì?

Lời giải 

– Hiện lên qua đôi mắt của người kể chuyện.

– Ý nghĩa: khái quát được bối cảnh và con người. Chọn điểm nhìn này sẽ giúp bạn đọc thấy được sự khách quan, đồng thời hiện lên chi tiết tâm trạng của từng nhân vật.

 

Câu 3 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì? Tình cảm của các nhân vật bộc lộ như thế nào qua những lời đối thoại đó?

Lời giải 

– Xung quanh những chuyện: sức khỏe, hỏi han về những chuyện thường ngày với anh trong thời gian anh xa nhà.

– Tình cảm:

+ Bà: yêu thương Thanh. Bà luôn hỏi han, quan tâm, chăm sóc anh mặc dù anh đã lớn.

+ Thanh: yêu thương bà. Anh luôn nhẹ nhàng, chu đáo với bà.

 

Câu 4 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Phân tích những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh được khắc họa trong tác phẩm.

Lời giải 

Phân tích:

– Lời nói: nhẹ nhàng mà cũng đầy mạnh dạn của Nga ‘Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”.

– Hành động: Thanh dắt tay Nga, với tay đưa cành hoa hoàng lan xuống thấp để Nga tìm hoa.

– Tâm trạng: hạnh phúc nhưng quyến luyến, bịn rịn khi mới gặp lại nhau song lại phải chia li.

Cả Nga và Thanh đều có tình cảm với nha. Hai người đều nhớ thương đối phương và luôn hoài niệm về tuổi thơ.

 

Câu 5 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Trong Dưới bóng hoàng lan, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua cốt truyện, nhân vật hay lời kể? Hãy phân tích một trong ba yếu tố đó.

Lời giải 

– Biểu hiện rõ nhất qua lời kể.

– Phân tích:

+ Dưới ngôi kể thứ 3, ngôi nhà và khu vườn hiện lên đầy ắp kỉ niệm. Lời kể thủ thỉ, nhẹ nhàng đưa Thanh và bạn đọc cảm giác thân thuộc, gần gũi, ấm áp.

+ Lời kể đã lột tả được tính cách của từng nhân vật. Với bà, là người bà yêu thương cháu vô bờ bến, luôn quan tâm, hỏi han, chăm sóc cháu, luôn xem Thanh như đứa trẻ. Với Thanh, là người cháu yêu thương bà, luôn rạo rực nỗi nhớ quê. Với Nga, là cô gái nhẹ nhàng, đắm thằm.

+ Lời kể còn mang đến cho bạn đọc tình cảm trong sáng giữa Thanh và Nga.

 

Câu 6 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Theo bạn, nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?

Lời giải 

Có ý nghĩa:

– Là “món đồ” gắn kết với gia đình Thanh từ lâu đời.

– Là “nhân chứng sống” cho quá khứ của Thanh và tình cảm giữa Nga và Thanh.

 

Câu 7 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Cảnh nào được miêu tả trong truyện gợi cho bạn nghĩ đến một bức tranh đẹp? Nếu phải chọn một cảnh để vẽ minh họa, bạn sẽ chọn cảnh nào? Vì sao?

Lời giải 

– Cảnh Thanh nằm dưới bóng cây hoàng lan.

– Em sẽ chọn cảnh Thanh với tay vít cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa rồi nhẹ nhàng buông ra. Bởi, em thấy được sự tinh tế của Thanh. Khoảnh khắc ấy, em thấy thật lãng mạn. Chàng giữa cành lan còn Nga thì đang cặm cụi tìm hoa, gợi lên cảm giác thơ mộng, tình tứ vô cùng.

 

Câu 8 (trang 52, SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đề bài: Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận: Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm “nhân từ như một lời yên ủi” (Thạch Lam – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr.147). Từ gợi ý đó bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.

Lời giải 

Phân tích:

– Tình yêu của Thanh dành tới bà của mình. Dù xa nhà nhưng trong trái tim anh luôn dành một khoảng trống để nhớ về người bà đã nuôi dưỡng mình với bao kỉ niệm tuổi thơ.

– Tình yêu của người bà dành cho cháu. Bà thay cha, mẹ chăm sóc Thanh nên người. Đối với bà, Thanh tuy đã lớn nhưng trong mắt của bà, Thanh vẫn chỉ là đứa cháu nhỏ bé cần được sự che chở, quan tâm và yêu thương.

 

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn khoảng (150 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện.

Lời giải 

Nhân vật Thanh trở về nhà sau một thời gian dài, về với căn nhà chứa chan bao kỉ niệm tuổi thơ đẹp và về với người bà đang mong ngóng hằng ngày. Trong lần về nhà ấy, Thanh gặp lại Nga – cô bạn hòi bé. Tình cảm hai người dần dần hiện lên. Hạnh phúc chưa được bao lâu hay tin ngày mai Thanh phải rời đi. Cảm xúc ngổn ngang chực trào giữa đôi bạn trẻ. Thấy người bà của mình khỏe mạnh, ngôi nhà như xưa, lòng anh cảm thấy thật thử thả, yên bình. Những giây phút vui vẻ ngắn ngủi, ở đoạn cuối, Thanh ra đi, rời quê hương. Tâm trạng anh vừa buồn lại nửa vui. Anh buồn vì phải lần nữa lại xa quê, xa bà, xa Nga và xa ngôi nhà, khu vườn của mình. Còn niềm vui đối với anh, ấy chính là có Nga chờ. Anh biết rằng, Nga vẫn luôn chờ đợi anh quay về. Anh tưởng tượng đến cảnh có một căn nhà để về sau giờ làm vất vả. Anh nhớ hình bóng Nga cài hoa hoàng lan trên mái tóc. Những mong ước giản dị khiến chúng ta cảm nhận được ở nhân vật Thanh là sự hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, một tình yêu giữa anh và Nga.

Bài soạn "Dưới bóng hoàng lan" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Dưới bóng hoàng lan SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!