Updated at: 01-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 1

Tóm tắt

Sau khi đã chiến thắng Mtao Grự và Mtao Mxây để giải cứu Hơ Nhị, Hơ Bhị, Đăm Săn trở thành một tù trưởng giàu mạnh, vang danh đến thần, tiếng tăm lừng lẫy khắp núi rừng. Nhưng chàng vẫn quyết tâm ra đi để chinh phục Nữ thần Mặt Trời, muốn bắt nàng về làm vợ lẽ cho mình, để “từ người Ê-đê bên bờ sông cho đến người Mnông ở dưới thấp không còn một ai dám trái lời”, không một tù trưởng nào có thể sánh với chàng. Đăm Săn đã một mình đi suốt nhiều ngày liền, băng rừng vượt núi để đến nhà Nữ thần Mặt Trời, tuy nhiên chàng đã bị từ chối. Đăm Săn ngang nhiên ra về, mặc cho Nữ thần Mặt Trời cảnh báo chàng sẽ chết khi mặt trời lên. Trên đường về, cả người và ngựa của Đăm Săn đều bị kéo chìm xuống bùn lầy.

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 105 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn thông tin về một số đặc điểm văn hóa của người Ê-đê (ví dụ: trang phục, ẩm thực, nhà ở, lễ hội,…)

Phương pháp giải:

Sưu tầm thông tin qua tranh ảnh, sách báo, mạng xã hội hoặc từ kinh nghiệm thực tế của em

Lời giải chi tiết:

Người Ê-đê có những nét văn hóa rất đặc sắc trong đời sống cũng như sinh hoạt cộng đồng, được thể hiện ở một số điểm sau:

– Nhà ở: người Ê-đê thường dựng nhà dài, vừa là nơi ở vừa là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa

– Trang phục: màu xám hoặc màu chám, có hoa văn sặc sỡ. Nữ thường quấn váy, nam thì mặc áo và đóng khố; thường dùng trang phục bằng bạc, đồng, hạt cườm

– Ẩm thực: người dân Ê-đê ưa dùng thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống

– Lễ hội: người dân Ê-đê có cây nêu ngày Tết, ghế Kpan, cồng chiêng, lễ khôn lớn, lễ hội mùa xuân, lễ hội cúng bến,…

– Ngoài ra, người Ê-đê còn có văn hóa mẫu hệ và rất coi trọng đời sống tâm linh

Câu 2 (trang 105 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng mặt trời trong một số nền văn hóa

Phương pháp giải:

Liên hệ với nền văn hóa của các nước để đưa ra ý nghĩa

Lời giải chi tiết:

Ở nhiều nơi quan niệm mặt trời là sự sống, ánh sáng và niềm may mắn đối với mỗi cá nhân, đất nước.

Trong khi đọc

Câu 1 (trang 105 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Chú ý các chi tiết mô tả Đăm Săn khi đến nhà Đăm Par Kvây

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn đầu văn bản, liệt kê những chi tiết miêu tả sự xuất hiện của Đăm Săn ở nhà Đăm Par Kvây

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết miêu tả Đăm Săn khi đến nhà Đăm Par Kvây là:

– Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây

– Chàng giắt chà gạc lên, rồi ngồi xuống, trông nghênh nghênh như con rắn trong hang, ngang ngang như con cọp trong đầm, như con tê giác trong thung

– Chàng nói nói cười cười, tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy

Câu 2 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Hình dung cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvây. Chú ý các chi tiết về đời sống văn hóa và phong tục của người Ê-đê

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn trang 106

Lời giải chi tiết:

Đăm Săn được tiếp đón như một khách quý trong nhà Đăm Par Kvây, họ trải chiếu, mang thuốc sợi, thuốc lá, trầu cho Đăm Săn hút, ăn. Họ giết gà, giã gạo, nấu cơm mời Đăm Săn. Không những thế còn mang rất nhiều thứ rượu quý mời chàng uống.

Câu 3 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Dự báo về hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời

Phương pháp giải:

Dựa vào lời thoại của mọi người nói với Đăm Săn khi ở nhà Đăm Par Kvây

Lời giải chi tiết:

Khi ở nhà Đăm Par Kvây, lúc biết ý định đến nhà Nữ Thần Mặt Trời của Đăm Săn, mọi người đều khuyên chàng không nên đi, “rừng này nhiều cọp, đường này nhiều rắn, không ai vào bắt Nữ Thần Mặt Trời được đâu! Đường đi hái cà người ta trồng chông lớn, đường đi hái ớt người ta trồng chông nhỏ, người lớn đi chết đằng người lớn, nhà giàu đi chết đằng nhà giàu, dũng tướng đi chết đằng dũng tướng”.

Từ đó có thể dự đoán hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời là con đường không hề dễ dàng.

Câu 4 (trang 107 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Lời khuyên của Đăm Par Kvây với Đăm Săn

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn và liệt kê lời khuyên của Đăm Par Kvây dành cho Đăm Săn

Lời giải chi tiết:

Đăm Par Kvây đã khuyên Đăm Săn: “Tôi cột diêng bằng thừng, tôi trói diêng bằng dây, tôi không cho diêng đi vào đấy đâu. Tôi xin cúng cầu phúc cho diêng một lợn, tôi xin tiễn chân diêng một trâu, tôi không cho diêng đi vào rừng thiêng của Nhà Trời đâu. Ở đây, chông lớn nhiều như lông nhím, chông nhỏ nhiều như lông chó, con sóc nhảy vào thân nó cũng khó mà vẹn toàn nữa là!”

Câu 5 (trang 107 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Thái độ của Đăm Săn khi nghe lời khuyên của Đăm Par Kvây?

Phương pháp giải:

Dựa vào lời thoại đáp trả của Đăm Săn để trả lời

Lời giải chi tiết:

Khi được Đăm Par Kvây khuyên, Đăm Săn vẫn quyết tâm giữ vững ý định đi bắt Nữ Thần Mặt Trời về làm vợ của mình, chàng cương quyết, không run sợ trước những lời cảnh báo đó mà ngược lại còn quyết tâm đi hơn “Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác”. Chàng tự tin không ai dám chống lại người tù trưởng giàu mạnh đầu đội khăn nhiễu, vai mang vải hoa là mình.

Câu 6 (trang 108 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Đối chiếu từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời với phần chú thích văn bản

Phương pháp giải:

Xem lại phần chú thích văn bản và đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Ngôi nhà của Nữ Thần Mặt Trời trong văn bản với phần chú thích được miêu tả đồng nhất, đều là nơi quạnh vắng, đìu hiu và heo hắt. Mãi tới khi đến tận cửa nhà mới có tiếng người, tiếng cười nói và quang cảnh tấp nập của cuộc sống sinh hoạt ngày thường.

Câu 7 (trang 108 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Hình dung về cảnh tượng ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn trang 108 và trả lời

Lời giải chi tiết:

Ngôi nhà của Nữ Thần Mặt Trời được miêu tả trong văn bản hiện lên xinh đẹp và lấp lánh với mọi thứ bằng vàng, cho thấy sự sang trọng và giàu có. Mặt trăng, mặt trời, sấm chớp và các hiện tượng thiên nhiên bao quanh ngôi nhà tạo nên khung cảnh tấp nập, ồn ào, náo nhiệt.

Câu 8 (trang 109 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Tưởng tượng về hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn về sự xuất hiện của Nữ Thần Mặt Trời

Lời giải chi tiết:

Qua lời thoại và sự tôn kính của người hầu dành cho Nữ Thần Mặt Trời, gợi cho em suy nghĩ đây là một người phụ nữ xinh đẹp và quyền năng, quý phái, được tất cả mọi người ngưỡng mộ và tôn trọng.

Câu 9 (trang 109 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Vì sao Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời thoại của Nữ Thần Mặt Trời dành cho Đăm Săn

Lời giải chi tiết:

Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn vì nàng còn phải lo cho sinh mệnh, sự sống của rất nhiều loài vật trên trái đất này. Nếu nàng đi, rất nhiều sự vật không thể tiếp tục tồn tại và sống được nữa, hơn thế, nàng còn là con của Trời nên nàng không thể đi cùng Đăm Săn.

Câu 10 (trang 110 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Lưu ý phản ứng của Đăm Săn khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn trước khi ra về của Đăm Săn

Lời giải chi tiết:

Khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối, Đăm Săn ban đầu vẫn giữ thái độ kiên quyết, “tôi không về”, “có lấy được nàng tôi mới về”,… Nhưng sau đó, khi Nữ Thần Mặt Trời vẫn không thay đổi quyết định, chàng đành từ bỏ, “tôi đành quay về làng hoang nhà cũ của tôi vậy”

Câu 11 (trang 110 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Tưởng tượng cảnh Đăm Săn trong Rừng Đen?

Phương pháp giải:

Dựa vào lời cảnh báo của Nữ Thần Mặt Trời về sự mạo phạm của Đăm Săn để tưởng tượng chàng sẽ có kết cục như thế nào khi ra về

Lời giải chi tiết:

Đăm Săn khi ra về rất có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt của thần Trời vì đã mạo phạm đến con gái ngài, có thể là bị sét đánh, ngã ngựa, bị thiêu chết hoặc bị dìm chết.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trích. Những sự kiện đó thể hiện phẩm chất gì của người anh hùng Đăm Săn?

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản, nắm được cốt truyện và các sự việc chính quanh nhân vật Đăm Săn

– Liên hệ với hình tượng người anh hùng trong sử thi để suy nghĩ những sự kiện này bộc lộ phẩm chất gì của nhân vật

Lời giải chi tiết:

Những sự kiện chính trong đoạn trích:

– Đăm Săn đi gặp “ơ diêng” – người bạn, bằng hữu thân thiết của mình là Đăm Par Kvây để nói về ý định đi bắt Nữ thần Mặt Trời của mình

– Đăm Săn lên đường ra đi, đến nhà của Nữ Thần Mặt Trời, vượt biết bao là rừng rậm núi xanh

– Đăm Săn nói chuyện với Nữ Thần Mặt Trời về việc muốn nàng làm người vợ lẽ của mình với thái độ rất kiên quyết và bị từ chối

– Đăm Săn ra về, nhưng ngựa của chàng bị lún dần xuống mặt đất và cuối cùng của người và ngựa đều chết chìm

Những sự kiện trên cho thấy Đăm Săn là người anh hùng tiêu biểu của sử thi với những phẩm chất như dũng cảm, kiên cường, ý chí và nghị lực phi thường, có tài trí hơn người; có lý tưởng cao cả, khát vọng lớn lao. Đây đều là những phẩm chất tiêu biểu của người anh hùng trong sử thi.

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật? Hãy làm rõ những đặc trưng của lời văn sử thi trong đoạn trích này.

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ văn bản, chú ý lời của người dẫn chuyện, những đoạn miêu tả nhân vật và lời thoại của những nhân vật chính.

– Dựa vào đặc trưng của sử thi để chỉ ra tính đặc trưng của thể loại này trong đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản, các nhân vật chính thường đi kèm với các lời dẫn, lời miêu tả, lời thoại tiêu biểu như:

– Lời kể: “họ đi suốt tháng suốt năm, lúc nghe sông nước rì rào, lúc nghe biển cả gào thét, người cưỡi ngựa đực, người cưỡi ngựa cái, ngựa thở hổn ha hổn hển”, “bọn đàn ông con trai trong làng chạy ra tận giếng làng để xem, còn bọn đàn bà con gái thì đứng nhìn từ các sàn sân”,…

– Lời miêu tả: “Đăm Săn… đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa… tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy”, “người đi ra đi vào nhà trong nhà ngoài đưa mắt nhìn chàng, thấy chàng oai như một vị thần”,…

– Lời thoại:

+ “Mặc, diêng cứ để tôi làm bàn trang tôi san đường tôi đi. Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác”

+ “… thử hỏi có ai dám chống lại Đăm Săn này…”

+ “… có lấy được nàng tôi mới về”

Những lời thoại, lời kể và miêu tả trên đã góp phần thể hiện tính cách, đặc điểm của nhân vật một cách chi tiết và rõ nét hơn cả về ngoại hình lẫn tính cách. Hình ảnh của Đăm Săn xuất hiện trong mắt dân làng cho thấy sự khác biệt và phi thường của chàng, những lời nói, hành động của Đăm Săn thể hiện sự kiên cường, dũng cảm và có khát vọng lớn lao của chàng.

Những đặc trưng của lời văn sử thi cũng được thể hiện rất rõ trong đoạn trích này như:

– Giọng kể văn xuôi xen lẫn văn vần: “Chàng đi hết rừng rậm đến núi xanh… là đẹp thật!”; “Đăm Săn xuống ngựa, tháo yên,… một ngôi nhà như vậy cả”

– Sử dụng yếu tố thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ

– Hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian

Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Người kể chuyện trong đoạn trích này là ai? Hãy tìm hiểu một số thông tin về hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý lời dẫn truyện

Lời giải chi tiết:

* Người kể chuyện trong đoạn trích này là ngôi kể thứ ba.

* Hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê:

– Được kể theo lối hát nói, đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt của người Ê-đê, trong đó người hát kể có một vị trí quan trọng trong việc gìn giữ, sáng tạo và diễn xướng, nhất là trong điều kiện chưa có chữ viết, các tác phẩm chỉ lưu truyền bằng phương thức truyền miệng.

– Người Ê đê gọi người hát kể sử thi là pô khan. Pô nghĩa là thầy, là chủ, là người thạo việc; khan là chuyện xưa. Người hát kể sử thi phải có bề dày tri thức dân gian để có thể diễn giải một cách tinh tế những nội dung và sắc thái của sử thi đó. Họ là những người có giọng hát vang, khoẻ, biết nhiều làn điệu của thể loại hát nói để vận dụng cho phù hợp với các hoàn cảnh, các nhân vật trong tác phẩm, biết cách “diễn” bằng động tác, bằng nét mặt như diễn viên trên sân khấu.

Câu 4 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Theo bạn, hình tượng Nữ thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn mang những ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

– Chú ý tới những chi tiết miêu tả nhân vật Nữ Thần Mặt Trời trong đoạn trích

– Dựa vào mối liên hệ giữa nhân vật này và khao khát của Đăm Săn để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Nữ Thần Mặt Trời được miêu tả trong đoạn trích với những chi tiết “nàng mặc một cái váy loáng như sét, ánh như chớp… không thấy có một ai như nàng cả… thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công..” cho thấy nhân vật này xuất hiện với nhiều ý nghĩa:

– Nàng là con của Thần Đất và Thần Trời, là biểu tượng cho cái đẹp của hai sự vật thiêng liêng này

– Đăm Săn muốn bắt nàng về làm vợ lẽ nhưng không được, điều đó cho thấy sự xuất hiện của nàng còn mang ý nghĩa là lời cảnh báo trước cho những kẻ muốn theo đuổi mục tiêu đi quá giới hạn của con người

Câu 5 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Bạn có suy nghĩ gì về cái chết của Đăm Săn trong Rừng Sáp Đen? Phải chăng đó là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn con người?

Phương pháp giải:

Chú ý đoạn cuối tác phẩm, phần miêu tả về cái chết của Đăm Săn

Lời giải chi tiết:

Cái chết của Đăm Săn trong Rừng Sáp Đen đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng em, cả người và ngựa của Đăm Săn bị lún dần, lún dần cho đến khi không thể bước đi được nữa. Mặt trời càng lên cao, ngựa của chàng lại càng lún sâu hơn cho đến khi không thể bước đi được nữa và gục ngã.

Theo em, đây là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn con người, vì Đăm Săn là người trần thế, nhưng lại dám ngang nhiên đi bắt Nữ Thần Mặt Trời về làm vợ lẽ cho mình, việc làm này đã động đến Thần Trời, Thần Đất nên bị trừng trị là lẽ đương nhiên. Mặt Trời càng lên cao, thì ngựa của chàng lại càng dính, và mặt đất cứ thế lôi cả người lẫn ngựa chìm xuống. Điều đó cho thấy Đăm Săn đã phạm tội với cả hai đấng tối cao này và việc trừng trị chàng cũng là sự kết hợp của hai yếu tố ấy.

Câu 6 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Qua đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, bạn nhận ra những đặc trưng nào trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Ê-đê xưa?

Phương pháp giải:

Chú ý những chi tiết nhắc đến phong tục, tập quán của người Ê-đê trong văn bản

Lời giải chi tiết:

– Phong tục đón khách: khi có người đến thăm nhà, người hầu sẽ chạy ra đón tiếp “kẻ giữ ngựa tháo yên, người đưa lời thăm hỏi,…”, trải chiếu, giết gà, mang rượu ra để đãi khách, chủ nhà sẽ ăn mặc chỉnh tề, chỉn chu để tiếp khách

– Tôn thờ trời, đất và những đấng thiêng liêng

– Đề cao người anh hùng

Câu 7 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Qua hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời, hãy nêu những điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng?

Phương pháp giải:

Chú ý tới những đặc trưng của sử thi được thể hiện trong hai tác phẩm này

Lời giải chi tiết:

* Tương đồng:

– Đề cao, coi trọng vị trí của người anh hùng trong xã hội

– Sử dụng những từ ngữ cổ, những yếu tố thành ngữ, tục ngữ

– Sử dụng chất liệu ngôn từ văn học dân gian

* Khác biệt:

– Sử thi anh hùng Hy Lạp cổ đại:

+ Đặt người anh hùng trong hoàn cảnh giữa lợi ích của cộng đồng và cá nhân, phải đưa ra sự lựa chọn, để từ đó khẳng định phẩm chất, vẻ đẹp của người anh hùng

+ Các yếu tố ngoại cảnh như gia đình, dân tộc được xây dựng và nhắc đến khá nhiều

+ Thường kể về những sự việc có ý nghĩa thay đổi lớn lao, quy mô lớn

+ Hình tượng nhân vật hoành tráng, hào hùng

+ Biến cố được nhắc tới trong tác phẩm thường là những biến cố lớn, ảnh hưởng tới cả dân tộc, đất nước

– Sử thi anh hùng Ê-đê:

+ Người anh hùng mang trong mình hoài bão, khát vọng lớn lao, muốn tự mình chinh phục

+ Không nói nhiều đến những yếu tố ngoại cảnh như mâu thuẫn, gia đình, xã hội mà tập trung thể hiện nhân vật chính

+ Nhân vật anh hùng thường thuộc ba loại chính: chiến đấu chống quái vật, người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ

Kết nối đọc – viết

Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như I-li-át hay Đăm Săn không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của bạn.

Phương pháp giải:

Dựa vào ý nghĩa của hai sử thi trên và liên hệ nó với hoàn cảnh, tính chất của xã hội hiện nay để rút ra những ý nghĩa của chúng đối với con người hiện đại.

Lời giải chi tiết:

Hai tác phẩm sử thi I-li-at và Đăm Săn đã ra đời cách chúng ta hàng ngàn năm nhưng trong bối cảnh của xã hội hiện đại chúng vẫn có những giá trị nhất định. Hai tác phẩm đã dạy cho chúng ta về lòng dũng cảm, dám đấu tranh cho lợi ích của cá nhân, dân tộc mình; đồng thời con người sống còn phải có lý tưởng, khát khao và lòng tự tôn. Những người anh hùng trong các tác phẩm này đều có lòng tự tôn, kiêu hãnh dân tộc và sẵn sàng đứng ra bảo vệ nó khi bị xâm phạm. Những người anh hùng trong các tác phẩm sử thi trên chính là những tấm gương về lối sống đẹp, có lý tưởng trong xã hội mà bất kì cá nhân nào cũng nên học tập.

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 2

Câu 1 (trang 105 SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn thông tin về một số đặc điểm văn hóa của người Ê-đê (ví dụ: trang phục, ẩm thực, nhà ở, lễ hội,…)

Lời giải

– Tộc người duy nhất ở nước ta đặt tên theo cấu trúc tên trước, họ sau.

– Nguồn gốc: ở miền Trung Tây Nguyên.

– Trang phục: nữ quấn váy tấm dài đến gót, nam đóng khố, mặc áo cánh ngắn chui đầu.

– Ăn: nấu trong nồi đất nung hoặc nồi đồng cỡ lớn; tục ăn trầu; rượu cần ủ trong các vỏ sành…

– Nhà: nhà sàn có hình con thuyền dài, cửa chính mở phía trái, cửa sổ mở phía hông, trần gỗ hình vòm.

– Tôn giáo: phần lớn theo đạo Tin Lành.

– Lễ hội: lễ bỏ mả, lễ đón năm mới, lễ ăn cơm mới, lễ cúng bến nước…

Câu 2 (trang 105 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng mặt trời trong một số nền văn hóa

Lời giải

Ý nghĩa: mặt trời là sự sống, mang đến cho chúng ta nguồn ánh sáng, sự hi vọng.

Đọc hiểu bài Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 105 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý các chi tiết mô tả Đăm Săn khi đến nhà Đăm Par Kvây

Lời giải

Chi tiết:

– Leo hết cầu thang, giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây.

– Giắt chà gạo lên, ngồi xuống, trông nghênh nghênh như con rắn trong hang, ngang ngang như con cọp trong đầm, như con tê giác trong thung.

– Nói nói cười cười, tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy.

Câu 2 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hình dung cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvây. Chú ý các chi tiết về đời sống văn hóa và phong tục của người Ê-đê

Lời giải

Hình dung: Đắm Săn trong nhà Đăm Par Kvay được đón tiếp như một vị khách quý. Họ trải dưới một chiếu trắng, trải trên một chiếu đỏ, đem thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to, đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng nấu cơm mời khách, lấy rượu…

Câu 3 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Dự báo về hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời

Lời giải

Dự báo: Đăm Par Kvay khuyên chàng không nên đi. Dự là một chuyến đi khó khăn, nguy hiểm.

Câu 4 (trang 107 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Lời khuyên của Đăm Par Kvây với Đăm Săn

Lời giải

Lời khuyên: nếu Đăm Săn đi thì hậu quả sẽ rất khó lường. “Chết thật đó, diêng ơi!”.

Câu 5 (trang 107 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Thái độ của Đăm Săn khi nghe lời khuyên của Đăm Par Kvây?

Lời giải

Thái độ: vẫn kiên quyết muốn đi “Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác”.

Câu 6 (trang 108 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Đối chiếu từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời với phần chú thích văn bản

Lời giải

Qua miêu tả ngôi nhà nữ thần Mặt Trời với miêu tả ở phần chú thích, có thể thấy, ngôi nhà của nữ thần là ngôi nhà buồn hiu, im ắng.

Câu 7 (trang 108 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hình dung về cảnh tượng ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời

Lời giải

Hình dung: ngôi nhà nữ thần Mặt trời lung linh, mọi thứ được làm bằng vàng, trông sang trọng.

Câu 8 (trang 109 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tưởng tượng về hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời

Lời giải

Nữ thần Mặt trời là người phụ nữ xinh đẹp, lộng lẫy kiêu sa, có sức hút. Cô nhận được sự yêu quý của nhiều người.

Câu 9 (trang 109 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Vì sao Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn?

Lời giải

Vì: nữ thần Mặt trời là người mang đến năng lượng cho tất cả vạn vật. Nếu cô đi thì động vật chết, con người chết, sinh vật chết…

Câu 10 (trang 110 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Lưu ý phản ứng của Đăm Săn khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối.

Lời giải

Phản ứng của Đăm Săn: cương quyết không chịu từ bỏ, muốn được đưa nàng về kết nghĩa vợ chồng. Nhưng sau khi Nữ thần tiếp tục từ chối, Đăm Săn chỉ đành chấp nhận, quay về với làng hoang nhà cũ.

Câu 11 (trang 110 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tưởng tượng cảnh Đăm Săn trong Rừng Đen?

Lời giải

Tưởng tượng: Đăm Săn trong Rừng đen có thể sẽ gặp nguy hiểm, có thể bị thiêu chết.

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời SGK 10 trang 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111 - Văn Kết nối tri thức

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trích. Những sự kiện đó thể hiện phẩm chất gì của người anh hùng Đăm Săn?

Lời giải

– Những sự kiện chính:

+ Đăm Săn gặp Đăm Par Kvay nói về ý định muốn bắt nữ thần Mặt trời về kết nghĩa vợ chồng.

+ Đăm Săn trên con đường đến nhà nữ thần.

+ Đăm Săn nói chuyện với nữ thần.

+ Đăm Săn ra về và bị chết chìm.

– Phẩm chất: kiên định, có ý chí, bản lĩnh, có lí tưởng lớn.

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật? Hãy làm rõ những đặc trưng của lời văn sử thi trong đoạn trích này.

Lời giải

– Vai trò: thể hiện được tính cách của nhân vật sử thi – Đăm Săn. Anh chàng có lí tưởng, khát vọng lớn. Anh muốn lấy nữ thần Mặt trời về làm vợ. Đây là điều hết sức vô lí, bởi chúng ta biết, mặt trời có vai trò sống quan trọng như thế nào. Trên con đường đến nhà nữ thần, gặp muôn vàn khó khăn, hiểm trở, bằng sự dũng cảm, ý chí, bản lĩnh, Đăm Săn đều vượt qua.

– Đặc trưng:

+ Từ ngữ quen thuộc, gần gũi.

+ Sử dụng những từ ngữ cổ, thành ngữ.

+ Sử dụng những câu văn vần.

Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Người kể chuyện trong đoạn trích này là ai? Hãy tìm hiểu một số thông tin về hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê.

Lời giải

– Người kể chuyện: người dẫn dắt được kể theo ngôi thứ 3.

– Thông tin về hình thức kể chuyện sử thi:

+ Hát và kể.

+ Ngôn ngữ kết hợp nhuần nhuyễn và thống nhất.

+ Lời nói vần tạo nên nhịp điệu có chất thơ và chất nhạc.

+ Người hát sử thi là pô khan.

Câu 4 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Theo bạn, hình tượng Nữ thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn mang những ý nghĩa gì?

Lời giải

Ý nghĩa:

– Nữ thần là biểu tượng của cái đẹp, là nguồn sáng cung cấp sự sống cho vạn vật trên thế giới.

– Lời cảnh tỉnh cho những người theo đuổi mục tiêu phi lí.

Câu 5 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn có suy nghĩ gì về cái chết của Đăm Săn trong Rừng Sáp Đen? Phải chăng đó là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn con người?

Lời giải

Cái chết của Đăm Săn trong Rừng Đen là lời cảnh tỉnh cho những người theo đuổi mục tiêu phi lí. Đăm Săn là người phàm, nữ thần Mặt trời là thần. Hơn nữa, nữ thần là người mang đến sự sinh sôi cho vạn vật. Nếu không có nữ thần, thế giới chỉ một màu tối, không có sức sống, vạn vật bị hủy diệt. Còn Đăm Săn, tuy là người có sức mạnh phi thường, nhưng anh cũng là người sống nhờ sự ban phát của nữ thần. Nên việc muốn đưa nữ thần về làm vợ là điều không thể. Vì đã đi quá giới hạn, phạm vào điều cấm nên Đăm Săn đã bị thần phạt. Đó là kết quả tất yếu của việc theo đuổi mục tiêu quá giới hạn của con người.

Câu 6 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Qua đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, bạn nhận ra những đặc trưng nào trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Ê-đê xưa?

Lời giải

Đặc trưng:

– Phong tục: khi có khách, họ sẽ tiếp đón nhiệt tình, cởi mở.

– Tín ngưỡng: thờ thần. Họ là những người rất coi trọng yếu tố tâm linh.

– Người anh hùng đều được dân làng tôn như thần.

Câu 7 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Qua hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời, hãy nêu những điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng?

Lời giải

– Giống nhau:

+ Đề cao người anh hùng.

+ Từ ngữ gần gũi, quen thuộc.

+ Sử dụng từ ngữ cổ, kết hợp thành ngữ.

– Khác nhau:

+ Trong quan niệm của người Hy Lạp cổ đại: người anh hùng được đặt trong hoàn cảnh đưa ra lựa chọn giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng; những sự việc lớn ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước; xây dựng hình tượng nhân vật lớn.

+ Trong quan niệm của người Ê-đê xưa: người anh hùng mang khát vọng lớn; thể hiện hình tượng nhân vật một cách trực tiếp qua giới thiệu, miêu tả; gồm 3 loại (chống quái vật, sự trả thù, hỏi vợ).

Kết nối đọc – viết

Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như I-li-át hay Đăm Săn không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của bạn.

Lời giải 

Mỗi một tác phẩm ra đời ít nhiều đều có ý nghĩa. Đối với tác phẩm sử thi thì nó còn có ý nghĩa đối với con người hơn bao giờ hết, kể cả thời hiện đại. Bởi lẽ, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo của nhiều người, nhân vật sử thi đều mang những lí tưởng cao đẹp, hội tụ phẩm chất anh hùng đáng để chúng ta học hỏi. Có người mang lòng yêu nước, sẵn sàng bảo vệ khi bị xâm phạm; có người dám theo đuổi mục tiêu dẫu đó là điều không thể… Họ là đại diện để người viết gửi gắm thông điệp. Hãy là người có lòng dũng cảm, ý chí; hãy là người sống có lí tưởng, nhưng lí tưởng trong chừng mực; hãy là người yêu nước, là người đứng đầu của một cộng đồng, hãy biết bảo vệ quê hương…

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 3

Trước khi đọc

Câu 1. Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn thông tin về một số đặc điểm văn hóa của người Ê-đê (ví dụ: trang phục, ẩm thực, nhà ở, lễ hội,…)

  • Nhà ở: Nhà dài, có kiến trúc độc đáo.
  • Trang phục: Màu đen, với hoa văn sặc sỡ.
  • Lễ hội: Lễ hội cúng bến nước, Lễ hội ăn cơm mới…

Câu 2. Tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng mặt trời trong một số nền văn hóa.

Mặt trời: Biểu tượng của sự sống, hy vọng…

Trong khi đọc

Câu 1. Dự báo về hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời.

Hành trình sẽ trải qua nhiều khó khăn, thử thách: “Rừng này nhiều cọp, đường này nhiều rắn, không ai vào bắt Nữ Thần Mặt Trời được đâu! Đường đi hái cà người ta trồng chông lớn, đường đi hái ớt người ta trồng chông nhỏ, người lớn đi chết đằng người lớn, nhà giàu đi chết đằng nhà giàu, dũng tướng đi chết đằng dũng tướng”

Câu 2. Hình dung cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvây. Chú ý các chi tiết về đời sống văn hóa và phong tục của người Ê-đê.

  • Tôi tớ trải dưới một chiếu trắng, trải trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi
  • Đem thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to
  • Đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa ê pang, sáng như ánh mặt trời, nấu cơm mời khách
  • Đêm ra một ché tuk da lươn, ché êbah M’nông
  • Ai đi lấy nước cứ đi lấy nước, ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần. Cắm cần rồi, người ta mời Đăm Săn vào uống.

Câu 3. Đối chiếu từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời với phần chú thích văn bản.

Từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời với phần chú thích văn bản đồng nhất, cho thấy đây là nơi vắng vẻ, đìu hiu.

Câu 4. Hình dung về cảnh tượng ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời.

  • Sấm nổ ầm ầm, mưa đổ ào ào, tiếng vó ngựa ngày đêm nghe rầm rập.
  • Cầu thang trông như cái cầu vồng. Cối giã gạo bằng vàng, chày bằng vàng.

Câu 5. Tưởng tượng về hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời.

  • Nàng mặc một cái váy ánh như sét, loáng như chớp
  • Mái tóc vén bên tai
  • Nàng từ trong buồng đi ra, cửa buồng liền bừng sáng
  • Nàng đi trông như diều bay ó liệng, như nước lững lờ trôi cũng không bằng
  • Thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công

Câu 6. Vì sao Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn?

Nàng lo cho sự sống của vạn vật. Nếu nàng ra đi, mọi vật sẽ không thể sống được nữa.

Câu 7. Lưu ý phản ứng của Đăm Săn khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối.

  • Ban đầu, khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối, Đăm Săn ban đầu vẫn giữ thái độ kiên quyết, “tôi không về”, “có lấy được nàng tôi mới về”.
  • Sau đó, khi Nữ Thần Mặt Trời vẫn không thay đổi quyết định, chàng đành từ bỏ, “tôi đành quay về làng hoang nhà cũ của tôi vậy”.

Câu 8. Tưởng tượng cảnh Đăm Săn trong Rừng Đen?

Đăm Săn chịu trừng phạt vì mạo phạm đến Nữ thần Mặt Trời.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trích. Những sự kiện đó thể hiện phẩm chất gì của người anh hùng Đăm Săn?

– Những sự kiện chính trong đoạn trích:

  • Đăm Săn đến nhà Đăm Par Kvây để nói về ý định đi bắt Nữ Thần Mặt Trời.
  • Đăm Săn lên đường ra đi, vượt qua biết bao khó khăn để đến nhà của Nữ Thần Mặt Trời.
  • Đăm Săn nói chuyện với Nữ Thần Mặt Trời về việc muốn nàng làm người vợ lẽ nhưng bị từ chối.
  • Đăm Săn ra về, mặc lời cảnh bảo của Nữ Thần Mặt Trời.

– Phẩm chất của Đăm Săn: Dũng cảm, mạnh mẽ và không ngại khó khăn, gian khổ.

Câu 2. Lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật? Hãy làm rõ những đặc trưng của lời văn sử thi trong đoạn trích này.

– Lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại có vai trò trong việc khắc họa phẩm chất của nhân vật.

– Đặc trưng của lời văn sử thi:

  • Kết hợp giữa văn xuôi và văn vần: “Chàng đi hết rừng rậm đến núi xanh… là đẹp thật!”; “Đăm Săn xuống ngựa, tháo yên,… một ngôi nhà như vậy cả”
  • Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ…
  • Giọng điệu thành kính, trang trọng.

Câu 3. Người kể chuyện trong đoạn trích này là ai? Hãy tìm hiểu một số thông tin về hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê.

– Người kể chuyện: Ngôi thứ ba

– Hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê: Lối kể khan của Tây Nguyên , người kể chuyện là các già làng có uy tín với cộng đồng…

Câu 4. Theo bạn, Nữ Thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn mang ý nghĩa gì?

Nữ Thần Mặt Trời là con của Thần Đất và Thần Trời. Nàng là biểu tượng cho cái đẹp, sự sống, sức mạnh và uy quyền.

Câu 5. Bạn có suy nghĩ gì về cái chết của Đăm Săn trong Rừng Sáp Đen? Phải chăng đó là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn con người?

  • Cái chết của Đăm Săn trong Rừng Sáp Đen để lại nhiều ám ảnh với người đọc.
  • Đó là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn con người.

Câu 6. Qua đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, bạn nhận ra những đặc trưng nào trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Ê-đê xưa?

Một số phong tục, tập quán như: Phong tục đón khách; Uống rượu cần; Tôn thờ trời đất…

Câu 7. Qua hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời, hãy nêu những điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng?

– Tương đồng: Người anh hùng có ngoại hình và sức mạnh phi thường; Dũng cảm, kiên cường và bản lĩnh; Chiến công lớn lao, đại diện cho cộng đồng.

Khác biệt:

  • Người Hy Lạp cổ: Người anh hùng được đặt vào mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng; Xây dựng khá nhiều yếu tố về ngoại cảnh; Biến cố lớn có ảnh hưởng đến vận mệnh của dân tộc…
  • Người Ê-đê: Người anh hùng có hoài bão, khát vọng lớn; Ít xây dựng yếu tố ngoại cảnh; Chiến công xoay quanh: chiến đấu chống quái vật, người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ…

Kết nối đọc – viết

Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như I-li-át hay Đăm Săn không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại?

Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của bạn.

Gợi ý:

Những tác phẩm sử thi được ra đời ở một thời đại quá xa xôi như I-li-át hay Đăm Săn vẫn còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại. Bởi trước hết, nhờ có những tác phẩm này, chúng ta có thể hiểu hơn về cuộc sống của con người trong quá khứ – những nét sinh hoạt, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp… Từ đó, mỗi người thêm trân trọng hơn về nguồn cội, biết giữ gìn những giá trị trân quý. Không chỉ vậy, sử thi I-li-át và Đăm Săn còn dạy cho chúng ta bài học về lòng dũng cảm, dám đấu tranh vì lợi ích của cá nhân, dân tộc mình. Những nhân vật anh hùng trong các tác phẩm có lòng dũng cảm, lòng tự tôn dân tộc cũng như lòng yêu nước. Ở họ có những phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ hôm nay cần phải học tập và noi gương. Có thể khẳng định rằng, dù được sáng tác ở một thời đại quá xa xôi, nhưng tác phẩm sử thi vẫn có một giá trị to lớn.

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 4

I. Trước Văn Bản Đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi trước văn bản đọc:
1. Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn thông tin về một số đặc điểm, văn hóa của người Ê-đê (ví dụ: trang phục, ẩm thực, nhà ở, lễ hội,…)
– Trang phục:
+ Phụ nữ: áo chui màu chàm, được trang trí bằng các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu vàng, đỏ, trắng ở cổ áo, bả vai, cánh tay, cửa tay và gấu áo. Váy được quấn nhiều vòng quanh eo, dài chạm đến gót chân.
+ Đàn ông: đóng khố và mặc vải tấm. Cổ áo khoét tròn, nghiêng và được xẻ một đường trước ngực. Phần khố có chiều rộng khoảng 30cm.

– Ẩm thực: vị chủ đạo trong ẩm thực của người Ê-đê là vị cay, đắng, chát. Món ăn được chế biến và kết hợp nhiều loại nguyên liệu và gia vị với nhau.
– Nhà ở: nhà sàn dài truyền thống, làm bằng tre, nứa, gỗ, lợp bằng cỏ tranh.
– Lễ hội: lễ hội cúng bến nước, lễ hội ăn cơm mới, lễ hội cồng chiêng,…
2. Tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng mặt trời trong một số nền văn hóa.
Ý nghĩa của biểu tượng mặt trời trong một số nền văn hóa:
– Trong văn hóa phương Tây:
+ Thần thoại Hy Lạp: Mặt Trời được nhân cách hóa thành thần Hê-li-ớt, cưỡi chiếc xe ngựa đi trên bầu trời để phát sáng cho nhân loại.
+ Châu Úc: Mặt Trời được coi là con trai của Đấng Sáng tạo và là gương mặt thần thánh khoan dung, nhân ái loài người.
– Trong văn hóa phương Đông:
+ Trung Quốc: giải thích về sự xuất hiện của Mặt Trời và khát vọng chiếm lĩnh thế giới của con người.
+ Ấn Độ: Trong kinh Vệ Đà, Mặt Trời được coi là con mắt của thế giới.
+ Việt Nam: thể hiện mong ước lí giải và khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa

II. Trong Văn Bản Đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi trong văn bản đọc:
1. Chú ý các chi tiết mô tả Đăm Săn khi đến nhà của Đăm Par Kvây.
Chi tiết mô tả Đăm Săn đến nhà Đăm Par Kvây:
– “Chồm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang.”.
– “Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như cỗ cách, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây.”.
– “Chàng giắt chà gạc lên, rồi ngồi xuống, trông nghênh nghênh như con rắn trong hang, ngang ngang như con cọp trong đầm, như con tê giác trong thung.”

– “Chàng nói nói cười cười, tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy.”.
Khat vong di bat nu than Mat troi cua Dam San the hien uoc mo gi cua nguoi xua

2. Hình dung cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvây. Chú ý các chi tiết về đời sống văn hóa và phong tục của người Ê-đê.
– Hình dung cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvây:
+ Đăm Săn được tôi tớ trong nhà Đăm Par Kvây tiếp đón vô cùng nồng hậu, chu đáo.
+ Mọi người thi nhau chuẩn bị đồ: thuốc lá, vỏ trầu, thức ăn, rượu, nước mời Đăm Săn.
+ Không khí diễn ra vô cùng vui vẻ, náo nhiệt.
– Các chi tiết về đời sống văn hóa và phong tục của người Ê-đê:
+ “Tôi tớ trải dưới một chiếu trắng, trải trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi cho nhà tù trưởng”.
+ “Rồi họ đem ra thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to, không còn sợ thiếu thuốc, thiếu trầu cho Đăm Săn ăn, hút.”.
+ “Họ đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang, sáng như ánh mặt trời, nấu cơm mời khách.”.
+ “Họ đi lấy rượu, đem một ché tuk da lươn, một ché êbah Mnông, trên vẽ hoa kơ-ụ, dưới lượn hoa văn, tai ché hình mỏ vẹt sâu lỗ.”.
+ “Ai đi lấy nước cứ đi lấy nước, ai đánh chiêng cứ đánh chiếng, ai cắm cần cứ cắm cần.”.
3. Dự báo về hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời.
Dự báo về hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời:
+ Rừng nhiều cọp, đường nhiều rắn.
+ Nhiều chông lớn, chông nhỏ.
+ Nước nhiều đỉa, rừng nhiều vắt.
+ Hành trình nhiều khó khăn, nguy hiểm, không ai vào bắt Nữ Thần Mặt Trời được.
4. Lời khuyên của Đăm Par Kvây với Đăm Săn.
Lời khuyên của Đăm Par Kvây với Đăm Săn: “Tôi cột diêng bằng thừng, tôi trói diêng bằng dây, tôi không cho diêng đi vào đấy đâu. Tôi xin cúng cầu phúc cho diêng một lợn, tôi xin tiễn chân diêng một trâu, tôi không cho diêng đi vào rừng thiêng của Nhà Trời đâu. Ở đấy, chông lớn nhiều như lông nhím, chông nhỏ nhiều như lông chó, con sóc nhảy vào thân nó cũng khó mà vẹn toàn nữa là!”.
5. Chú ý thái độ của Đăm Săn khi nghe lời khuyên của Đăm Par Kvây.
Thái độ của Đăm Săn khi nghe lời khuyên của Đăm Par Kvây là sẵn sàng đối đầu với nguy hiểm, kiên quyết, quyết tâm đi tới nhà Nữ Thần Mặt Trời.
6. Đối chiếu từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời với phần chú thích văn bản.
Từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời với phần chú thích văn bản tương đồng với nhau, đều diễn tả không gian hiu quạnh, vắng vẻ.
7. Hình dung về cảnh tượng ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời.
Hình dung về cảnh tượng ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời: Ngôi nhà của Nữ Thần Mặt Trời nằm trên một ngọn núi cao chót vót. Ngôi nhà ở bên ngoài rất nguy nga, bề thế. Mọi thứ đều là một màu vàng chói lóa. Tòa nhà dài dằng dặc, rất nhiều voi dưới sàn sân. Cồng, chiêng xếp đầy nhà, người hầu kẻ hạ nhiều không sao đếm được, xà ngang xà dọc đều thếp vàng.
8. Tưởng tượng về hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời.
Hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời hiện lên vô cùng xinh đẹp, kiều diễm. Thân mình đều là màu vàng óng đến chói lòa hai mắt. Mái tóc óng ả, được để gọn gàng rất đẹp. Bước chân nhẹ nhàng đi trên sàn nhà. Giọng nói lanh lảnh.
9. Vì sao Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn?
Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn vì nếu nàng đi thì:
+ Mọi loài động vật sẽ chết.
+ Cả người Ê-đê, Ê-ga cũng chết vì không còn nước uống, chết cả người Kur, người Lào vì hết đất làm nương.
+ Cây trong rừng sẽ chết khô, lau lách không thể đâm chồi, cỏ cây lụi tàn.
+ Đất đai nứt nẻ, sống suối sẽ cạn khô.
10. Lưu ý phản ứng của Đăm Săn khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối.
Phản ứng của Đăm Săn khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối là vẫn tỏ ra quyết tâm muốn được bắt Nữ Thần Mặt Trời về làm vợ. Chỉ khi Nữ Thần nhất quyết không chịu, Đăm Săn mới chấp nhận quay trở về làng.
11. Tưởng tượng cảnh Đăm Săn trong Rừng Đen.
Ban đầu, con ngựa của Đăm Săn vẫn có thể đi được vì bùn chưa nhão. Mặt Trời càng lúc càng lên cao khiến bùn trở nên nhão nhoét. Ngựa đi tới đâu, bùn lún tới đó, cuối cùng cả ngựa lẫn Đăm Săn đều bị bùn nhão nuốt chửng.

III. Sau Khi Đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Những sự kiện chính trong đoạn trích:
+ Đăm Săn đến nhà Đăm Par Kvây để rủ Đăm Par Kvây đi bắt Nữ Thần Mặt Trời.
+ Đăm Par Kvây khuyên ngăn không nên vào rừng để đến nhà Nữ Thần Mặt Trời vì đường đi nguy hiểm.

+ Đăm Săn vẫn kiên quyết đi đến nhà Nữ Thần Mặt Trời.
+ Đăm Săn gặp Nữ Thần Mặt Trời và ngỏ ý muốn cưới nàng làm vợ.
+ Nữ Thần Mặt Trời không đồng ý và khuyên Đăm Săn nên đi về.
+ Đăm Săn trở về và bỏ mạng ở Rừng Đen.
– Sự kiện trên thể hiện phẩm chất anh dũng, bất khuất và ý chí phi thường của một người anh hùng không chịu khuất phục trước khó khăn, thử thách. Đồng thời, thể hiện khát vọng chinh phục Nữ Thần mãnh liệt của Đăm Săn.
Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
* Vai trò của lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại trong việc khắc họa nhân vật.
– Lời kể:
+ Là những đoạn chữ in nghiêng, nằm giữa những đoạn hội thoại.
+ Là lời của người kể chuyện về diễn biến và tình tiết của câu chuyện.
+ Lối kể chậm rãi, thường dừng ở các chi tiết cao trào.
=> Tác dụng: dẫn dắt người đọc đi theo mạch truyện, tạo sự hồi hộp, chờ đợi cho người đọc, góp phần làm rõ hành động của nhân vật.
– Lời miêu tả:
+ Nằm trong cả lời kể lẫn lời đối thoại.
+ Miêu tả về vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn, sự nguy hiểm trên đường đi đến nhà Nữ Thần, vẻ đẹp của Nữ Thần, căn nhà mà Nữ Thần Mặt Trời đang ở, cảnh tượng Đăm Săn trong Rừng Đen.
+ Từ ngữ miêu tả giàu sức gợi hình, gợi cảm.
+ Các thủ pháp cường điệu, so sánh được sử dụng thường xuyên,
=> Tác dụng: Lối miêu tả tỉ mỉ, tạo ra sự lôi cuốn, giúp người đọc có thể hình dung cụ thể về phẩm chất anh dũng, bất khuất của người anh hùng Đăm Săn trên hành trình vào Rừng Đen để bắt Nữ Thần Mặt Trời.
– Lời đối thoại:
+ Lời đối thoại giữa Đăm Săn với Đăm Par Kvây, Nữ Thần với người hầu và Đăm Săn với Nữ Thần.
=> Tác dụng: Thể hiện rõ được giọng điệu, tính cách, phẩm chất của những nhân vật khác nhau.

* Những đặc trưng của lời văn sử thi trong đoạn trích:
– Lời văn sử thi trong đoạn trích có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự với yếu tố miêu tả.
– Các thủ pháp cường điệu, so sánh được sử dụng thường xuyên.
– Cách kể chuyện chậm rãi, thường có quãng ngưng ở những đoạn cao trào.
Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Truyện được kể ở ngôi thứ ba, từ điểm nhìn bên ngoài, là người quan sát, hòa mình vào tập thể để kể lại câu chuyện về người anh hùng Đăm Săn.
– Một số thông tin về hình thức người kể chuyện sử thi của người Ê-đê:
+ Hình thức diễn xướng: hát và kể lời. Để có thể diễn tả tính cách hoặc hành động của nhân vật một cách sinh động, cụ thể người hát kể sử thi có thể kết hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm trên khuôn mặt.
+ Người kể: Pô khan được người Ê-đê gọi là người hát kể sử thi. Họ có thể là già làng hoặc những người có bề dày tri thức dân gian.
+ Thời gian kể: vào buổi tối; trong những dịp lễ hội đặc biệt.
+ Không gian kể: không gian nhà dài; nghĩa địa; chòi rẫy.
Câu 4 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Theo em, hình tượng Nữ Thần Mặt Trời trong sử thi “Đăm Săn” mang ý nghĩa:
+ Hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời biểu trưng cho sức mạnh của tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa.
+ Nữ Thần Mặt Trời biểu trưng của chế độ mẫu hệ. Hình ảnh của Nữ Thần Mặt Trời gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ. Hành động quyết tâm chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của Đăm Săn còn cho thấy những xung đột về quyền lực giữa hai giới dưới chế độ mẫu hệ của người Ê-đê.
+ Nữ Thần Mặt Trời là biểu tượng cho những vùng đất mới cần được khai phá và chinh phục của cộng đồng.
+ Đăm Săn kiên quyết đi bắt Nữ Thần Mặt Trời mặc những can ngăn của Đăm Par Kvây cho thấy vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất của người anh hùng.
Câu 5 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Cái chết của Đăm Săn trong Rừng Đen:
+ Điểm đặc biệt của nhân vật sử thi là người anh hùng đại diện cho cộng đồng, hoạt động theo nguyên tắc danh dự.
+ Quê hương luôn là nơi nhân vật sử thi thuộc về.
– Cái chết của Đăm Săn là kết quả tất yếu của việc theo đuổi một mục tiêu vượt quá giới hạn của con người bởi nó thể hiện bi kịch của người anh hùng trên hành trình chinh phục những mục tiêu.
Câu 6 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Qua đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời”, em nhận ra được những đặc trưng trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Ê-đê xưa:
– Kiến trúc: nhà sàn dài, nhiều hàng cột, cầu thang.
– Vật dụng: ché tuk, ché êbah, chiếu, chiêng, mâm đồng, chậu thau,.. biểu thị sự giàu có.
– Phong tục: trải chiếu , đánh chiêng, rót rượu trong ché tuk, ché êbah để mời khách.
– Tín ngưỡng: thờ hai vị thần là ông Đu và ông Điê.
Câu 7 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
* Điểm tương đồng:
– Đều chứa đựng vẻ đẹp sức mạnh phi thường, bản lĩnh, dũng cảm, không đầu hàng trước số phận và khó khăn, thử thách.
– Hình tượng người anh hùng đều hoạt động theo nguyên tắc danh dự được đặt ở vị trí tối thượng.
* Điểm khác biệt:
– Quan niệm của người Hy Lạp cổ đại: Hi sinh vì lợi ích của thành bang được coi là phẩm chất cao nhất của người anh hùng. Trong đó, phẩm chất quan trọng nhất chính là ý thức công dân.
– Quan niệm của người Ê-đê: Phẩm chất quan trọng nhất của người anh hùng là chinh phục thế giới tự nhiên và khai phá những vùng đất mới.

IV. Kết Nối Đọc Viết

“Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như “I-li-át” hay “Đăm Săn” không còn quá nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại?” Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của bạn.

Trả lời:

Theo em, một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như “I-li-át” hay “Đăm Săn” vẫn còn nguyên vẹn giá trị và ý nghĩa đối với con người hiện đại. Bởi cả hai tác phẩm đều thể hiện sự kết tinh trí tuệ của tác giả dân gian và những sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục tự nhiên, mở mang bờ cõi. Thông qua những tác phẩm đồ sộ như vậy, ngoài việc ta có thể hiểu thêm về quá khứ, ta còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp văn hóa, đời sống tinh thần, hệ giá trị ẩn sau mỗi pho sử thi của cộng đồng người ấy. Vẻ đẹp hình tượng của người anh hùng cũng chính là khát vọng của tập thể về ý chí tự do, niềm tin vào phẩm chất vào người đứng đầu cộng đồng.

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 5

I/ Tác giả

Dân gian.

II/ Tác phẩm Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời

1. Thể loại: Sử thi

Sử thi: là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại.

  •  Đặc điểm của sử thi

+ Nội dung sử thi rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, miêu tả đời sống văn hoá, lịch sử của cộng đồng, diễn tả quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn.

+ Nghệ thuật được sử dụng trong các tác phẩm sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, sử dụng các yếu tố thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ.

  • Phân loại

+ Sử thi thần thoại: kể về sự hình thành của thế giới, sự ra đời của muôn loài, các dân tộc…

+ Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời và sự nghiệp, những chiến công lừng lẫy của người anh hùng.

2. Nguồn gốc đoạn trích

Đăm Săn – Sử thi Ê đê

3. Tóm tắt tác phẩm

Tác phẩm kể về cuộc hành trình với nhiều khó khăn, thử thách để đến nhà Nữ thần Mặt Trời và ngỏ lời với nàng của Đăm Săn. Sau khi đã chiến thắng Mtao Gru và Mtao Mxay giải cứu Hơ Nhị, Hơ Bhi, Đăm Săn trở thành một tù trưởng giàu mạnh, tiếng tăm lẫy lừng khắp núi rừng. Nhưng chàng vẫn quyết tâm ra đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, muốn bắt nàng về làm vợ lẽ để không còn một tù trưởng nào dám sánh với chàng. Đăm Săn một mình băng rừng vượt suối tìm tới nhà nữ thần Mặt Trời, tuy nhiên chàng đã bị từ chối. Đăm Săn ngang nhiên ra về mặc lời cảnh cáo của Nữ thần Mặt Trời chàng sẽ chết khi mặt trời lên. Cuối cùng trên đường trở về cả người và ngựa đều bị chìm xuống bùn lầy.

 4. Bố cục

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “bắt đầu động đậy”: Đăm Săn tới nhà Đăm Par Kvay và đề nghị cùng đi bắt nữ thần Mặt Trời.
  • Đoạn 2: Tiếp đến “Tôi về đây”: Vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, cuối cùng Đăm Săn đã tìm được tới nhà của nữ thần Mặt Trời và bày tỏ mong muốn muốn lấy nàng làm vợ.
  • Đoạn 3: Đoạn còn lại: Nữ thần mặt Trời từ chối, Đăm Săn buồn bã trở về ngay lúc mặt trời lên, chàng và ngựa đã bị chìm xuống bùn lầy.

5. Giá trị nội dung và nghệ thuật

+ Giá trị nội dung: ca ngợi tinh thần hiên ngang, bất khuất , sự mạnh mẽ, kiên cường của Đăm Săn.

+ Giá trị nghệ thuật: Biện pháp so sánh, phóng đại, các hình ảnh sự vật gần gũi, quen thuộc. Đề cao tầm vóc lớn lao, cùng khát vọng vô hạn của cộng đồng Ê Đê về một tương lai thịnh vượng.

III/ Tìm hiểu chi tiết

1. Hành trình đi bắt nữ thần Mặt Trời

* Đăm Săn tới nhà Đăm Par Kvay

– Cảnh đón tiếp Đăm Săn

+ Tôi tớ trải dưới một chiếu trắng, bên trên là chiếu đỏ làm chỗ ngồi.

+ Thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc là cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to

+ Đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng, nấu cơm mời khách.

+ Ché tuk da lươn

+ Ai lấy nước cứ lấy nước, ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần

=> Cảnh tiếp đón long trọng, hoành tráng

* Dự báo về hành trình tới nhà nữ thần Mặt Trời

– Rừng nhiều cọp rắn => đường đi nhiều hiểm trở chông gai

* Lời khuyên của Đăm Par Kvay dành cho Đăm Săn

Tôi cột diêng bằng thừng, tôi trói diêng bằng dây, tôi không cho diêng đi vào đấy đâu, tôi xin cúng cầu phúc cho diêng một lợn, tiễn chân diêng một câu, tôi không cho diêng đi vào rừng thiêng của nhà Trời đâu.

* Thái độ của Đăm Săn

Thái độ kiên quyết, quyết tâm ra đi không sợ bất kỳ hiểm nguy nào.

* Cảnh tượng nhà của Nữ thần mặt trời

+ Có bãi thả trâu bò

+ Có sương mù bao phủ

+ Bờ rào làng Dưới giăng dây đồng, trên giăng dây sắt

+ Cái thang rộng như cầu vồng

+ Cối giã gạo và chày bằng vàng

+ Toà nhà dài, chiêng xếp đầy nhà, tôi tớ trai gái đi lại lườm lượp

=> Khung cảnh lung linh, hoành tráng

* Hình ảnh nữ thần Mặt Trời

+ Mặc váy ánh như sét, loáng như chớp, mái tóc vén bên tai

+ Đi đến đâu liền bừng sáng, đi như diều bay ó liệng

=> Một vẻ đẹp quyền uy của nữ thần

* Nữ thần từ chối Đăm Săn

Nếu nàng đi sẽ dẫn tới nhiều hậu quả, cây cối con người sẽ bị huỷ hoại: lợn dưới gà trên, người Kur, Ê đê sẽ chết hết.

2. Kết cục của Đăm Săn

Đăm Săn chết trong bùn lầy, nhưng vẻ đẹp về chiến công khát vọng của chàng còn mãi, chàng chết trong tư thế hiên ngang của người anh hùng dân tộc, cái chết ấy mang ý nghĩa bi kịch, sự mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn và khả năng vô hạn của người anh hùng. Tuy nhiên hình ảnh người anh hùng Đăm Săn cùng lý tưởng tuyệt đẹp của bộ tộc Ê đê luôn để lại ấn tượng sâu sắc, mãi mãi bất tử.

2. Trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa ngữ văn 10 Tập 1

Câu 1: (Trang 105)

Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn những thông tin về một số đặc điểm văn hoá của người Ê đê

+ Nhà cửa: Nhà dài là một kiến trúc độc đáo của người Ê đê, nhà có hình dáng như chiếc thuyền, trên rộng dưới hẹp. Nhà dài có hai phần chính đó là gian khách có tên là gian gah và gian ngủ được gọi là gian ôk. Nhà dài có cầu thang lên xuống gồm bảy bậc, được làm từ một cây gỗ quý,

+ Bến nước: đây là bản sắc văn hoá các buôn làng Ê Đê, việc tìm bến nước phải do người có uy tín đi tìm và phải đạt được những yêu cầu cơ bản như: có nguồn nước dồi dào, có khu đất cao ráo để lập buôn, có khu đất màu mỡ làm nương rẫy…

+ Văn hoá truyền thống mang đậm tính mẫu hệ

+ Cồng chiêng là di sản văn hoá quý báu của người Ê đê, đây là vật thiêng nhất, có giá trị nhất trong mỗi gia đình, dòng họ và mỗi thành viên trong cộng đồng.

Câu 2: (Trang 105)

Tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng mặt trời trong một số nền văn hoá

Mặt trời được tôn vinh vì tạo ra sự sống, làm cho cây cối phát triển.

+ Các bộ lạc Châu  Mỹ thường ghi vào các câu chuyện truyền qua nhiều thế hệ, trong văn hoá Ai Cập, mặt trời là biểu tượng cho sự bảo vệ.

+ Trong văn hoá Trung Quốc, mặt trời biểu thị cho bên dương, đại diện cho chu kỳ của sự sống.

 Câu 3: (Trang 105)

Các chi tiết mô tả Đăm Săn khi tới nhà của Đăm Par Kvay

– Chi tiết miêu tả Đăm Săn

+ Chồm lên hai lần chàng leo hết cầu thang

+ Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh.

+ Trông nghênh nghênh như con rắn trong hàng, ngang như con cọp…

 Câu 4: (Trang 105)

Hình dung cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvay

+ Tôi tớ trải dưới một chiếu trắng, một chiếu đỏ làm chỗ ngồi

+ Thuốc sợi cả hòm đồng..

+ Đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ..

Câu 5: (Trang 105)

Tưởng tượng của Đăm Săn khi ở trong Rừng Đen

+ Mặt trời lên cao, ngựa bắt đầu bị dính ở chân

+ Ngựa tiếp tục chạy cho đến khi bị dính ngang đầu gối, nó phải đi một bước một

+ Mặt trời lên quá cây xà dọc, ngựa đã lún đến sát bẹn

+ Mặt trời đứng bóng, nó không bước được nữa

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 6

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): 

– Nhà ở: nhà dài, hình dáng gần giống như chiếc thuyền, trên rộng dưới hẹp, gợi mở về lịch sử tổ tiên người Êđê từ xa xưa đã từng lênh đênh trên những chiếc thuyền đi tìm vùng đất cư ngụ, có cầu thang lên xuống gồm bảy bậc, được làm từ một cây gỗ quý, phía đầu cầu thang nơi tiếp giáp với hiên nhà được tạc hình mặt trăng lưỡi liềm, dưới hình lưỡi liềm được tạc hai bầu vú căng tròn, tượng trưng cho uy quyền của người phụ nữ trong gia đình theo chế độ mẫu hệ.

– Văn hóa truyền thống của người Êđê mang đậm tính mẫu hệ: trong hôn nhân, các cô gái Êđê chủ động đi tìm bạn đời.

– Di sản văn hóa: cồng chiêng, ghế Kpan, …

– Trang phục:

+ Nam: quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu, cũng mang hoa tai và vòng cổ. Có áo dài trùm mông, áo dài qua gối và khố

+ Nữ: tóc dài buộc ra sau gáy, mang đồ trang sức bằng bạc hoặc đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau. Mặc áo và váy mở (tấm vải rộng) quấn quanh thân.

– Ăn cơm tẻ bằng là chủ yếu. Muối ớt là thức ăn không thể thiếu. Đồng bào thích uống rượu cần, hút thuốc lá cuốn, ăn trầu.

– Lễ hội: Lễ bỏ mả, lễ hiến sinh, lễ cúng bến nước, …

Câu 2 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): 

– Nền văn hóa Ai Cập cổ đại: Mặt trời là vị cha chung của vũ trụ, người ban sự sống, ánh sáng và kiến thức cho nhân loại, đại diện cho ánh sáng, ấm áp, và tăng trưởng

– Ki-tô giáo: sự sống, năng lượng, sức mạnh sự tái sinh

– Ở phương Đông: thần mặt trời thường là nữ – phương Tây là nam

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Chú ý các chi tiết mô tả Đăm Săn khi đến nhà của Đăm Par Kvây. 

– Các chi tiết miêu tả Đăm Săn:

+ Chồm lên hai lần chàng leo hết cầu thang

+ Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, ….

+ trông nghênh nghênh như con rắn trong hàng, ngang ngang như con cọp trong đầm, như con tê giác trong thung, ….

+ ……

2. Hình dung cảnh tiếp đón Đăm Săn trong nhà Đăm Par Kvây. Chú ý các chi tiết về đời sống văn hóa và phong tục của người Ê-đê.

– Cảnh tiếp đón Đăm Săn:

+ tôi tớ trải dưới một chiếu trắng, trải trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi

+ thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to

+ đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa ê pang, sáng như ánh mặt trời, nấu cơm mời khách

+ ché tuk da lươn, ché êbah M’nông

+ ai đi lấy nước cứ đi lấy nước, ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần

→ Cảnh tiếp đón quy củ, hoành tráng, có đầy đủ những đồ dùng, đồ ăn.

3. Dự báo về hành trình tới nhà Nữ Thần Mặt Trời

– Rừng nhiều cọp, rắn

– đường đi hái cà, hái ớt người ta trồng chông lớn chông nhỏ

-> đường đi nhiều hiểm trở, chướng ngại.

4. Lời khuyên của Đăm Par Kvây với Đăm Săn

– Nước thì nhiều đỉa, rừng thì nhiều vắt, người ta chưa hề đem nhau đi vào đó bao giờ. Ven rừng đầy xương người. Trong rừng đầy xương bò, xương trâu. Biết bao tù trưởng nhà giàu, biết bao dũng tướng anh hùng đã bỏ mạng nơi đây. Rừng Đen đất nhão là nơi đã chôn vùi nhiều tù trưởng nhà giàu. Tôi cột diêng bằng thừng, tôi trói diêng bằng dây, tôi không cho diêng đi vào đấy đâu. Tôi xin cúng cầu phúc cho diêng một lợn, tôi xin tiễn chân diêng một trâu, tôi không cho diêng đi vào rừng thiêng của Nhà Trời đâu. Ở đấy, chông lớn nhiều như lông nhím, chông nhỏ nhiều như lông chó, con sóc nhảy vào thân nó cũng khó mà vẹn toàn nữa là!

5. Chú ý thái độ của Đăm Săn khi nghe lời khuyên của Đăm Par Kvây

– Đăm Săn tỏ thái độ kiên quyết, quyết tâm và không sợ bất kì nguy hiểm nào.

6. Đối chiếu từ ngữ miêu tả ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời với phần chú thích văn bản.

7. Hình dung về cảnh tượng ngôi nhà Nữ Thần Mặt Trời

– Có bãi thả trâu, thả bò.

– Có sương mù bảo phủ

– Bờ rào làng Dưới giăng dây đồng, trên giăng dây sắt

– Cái thang trông như cầu vồng

– Cối giã gạo bằng vàng, chày cũng bằng vàng

– Tòa nhà dài dằng dặc, voi vây chặt sàn sân, chiêng xếp đầy ngoài nhà, cồng chất đầy nhà trong

– Tôi tớ trai gái như ong đi lấy nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, các xà ngang xà dọc đều thếp vàng

=> Lung linh, đẹp đẽ, hào nhoáng.

8. Tưởng tượng về hình ảnh Nữ Thần Mặt Trời

– Mặc váy ánh như sét, loáng như chớp

– Mái tóc vén bên tai

– Nàng từ trong buồng đi ra, cửa buồng liền bừng sáng

– Nàng đi trông như diều bay ó liệng, như nước lững lờ trôi cũng không bằng

– Thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công

=> vừa toát lên vẻ đẹp độc nhất, vừa toát lên sự quyền uy của nữ thần.

9. Vì sao Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn?

– Vì nếu nàng đi thì:

+ Lợn dưới gà trên, cọp tê giác ngựa trâu sẽ chết hết.

+ Chết cả người Kur, người Lào vì hết đất làm nương.

+ Chết cả người Ê-đê Ê-ga vì không có nước uống.

+ Chết cả gâm ghì cu xanh vì không có trái ăn.

+ Cây trong rừng sẽ tuyệt diệt, cây trên rú sẽ chết khô, lau lách sẽ ngừng đâm chồi, cỏ cây sẽ tàn lụi, đất đai sẽ nứt nẻ, sông suối sẽ cạn khô.

→ Nữ thần Mặt Trời rời đi, mặt đất sẽ không có sự sống, cây cối loài vật và con người sẽ bị hủy diệt.

10. Lưu ý phản ứng của Đăm Săn khi bị nữ thần từ chối

– Đăm Săn lúc đầu rất cương quyết, một mực bày tỏ niềm mong muốn lấy được Nữ Thần. Lần thứ hai, Đăm Săn tiếc nuối và buồn bã khi không thể đưa Nữ Thần đi cùng

11. Tưởng tượng cảnh Đăm Săn trong Rừng Đen.

– mặt trời lên cao, ngựa bắt đầu bị dính ở chân

– ngựa tiếp tục chạy cho đến khi bị dính ngang đầu gối, nó phải đi bước một, cứ bước một đi mãi

– mặt trời lên quá cây xà dọc, ngựa đã lún đến sát bẹn, nhưng nó vẫn rang bước tới

– mặt trời đứng bóng, nó không bước được nữa

– nó bị ngập ngang lưng đến mức cả ngựa, cả Đăm Săn đều chìm xuống.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản kể về cuộc hành trình trải qua nhiều khó khăn, hiểm nguy để đến  được nhà Nữ Thần Mặt Trời và ngỏ lời với nàng của Đăm Săn.

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời - Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): 

– Những sự kiện chính:

+ Đăm Săn đến nhà Đăm Par Kvây, muốn Đăm Par Kvây cùng mình đi bắt Nữ Thần Mặt Trời

+ Đăm Par Kvây từ chối và khuyên can Đăm Săn, nhưng Đăm Săn cương quyết sẽ đến nhà Nữ Thần Mặt Trời

+ Vượt qua nhiều chông gai, Đăm Săn đã đến được nơi ở của Nữ Thần Mặt Trời và bày tỏ mong muốn lấy nàng của mình.

+ Nữ Thần Mặt Trời từ chối khiến Đăm Săn buồn bã trở về ngay lúc mặt trời lên mà không đợi mặt trời lặn. Ngựa và Đăm Săn bị chìm

→ Đăm Săn là một người tù trưởng oai hùng, quả quyết, không sợ khó khăn, gian khổ. người đàng hoàng, ngay thẳng, tự tin quyết kiệt

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

– Lời kể, lời tả, lời đối thoại góp phần làm nổi bật lên ngoại hình, đặc điểm và phẩm chất của nhân vật

– Lời kể trong sử thi thành kính, trang trọng; nhịp điệu châm rãi; trần thuật tỉ mỉ, mỗi câu như có vần điệu nhịp nhàng

+ Họ đi suốt tháng, suốt năm, lúc nghe sông nước rì rào, lúc nghe biển cả gào thét, người cưỡi ngựa đực, người cưỡi ngựa cái, ngựa thở hổn ha hổn hển

Lời người kể chuyện và cả lời nhân vật nhiều khi mang tính khoa trương, cường điệu:

+ Chồm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang. Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cách, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây…như sấm gầm sét dậy.

+ Cột không đừng, giữ không ở, đốt đuốc ra đi giữa canh khuya

– Thường xuyên sử dụng thủ pháp so sánh trùng điệp.

+ Nàng đi trông như diều bay ó liêng, như nước lững lờ trôi cũng không bằng

+ thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công

Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời - Kết nối tri thức

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

– Người kể chuyện trong đoạn trích này ở ngôi thứ 3, người kể giấu mình không xuất hiện trong đoạn trích

– Sưt thi tồn tại dưới dạng truyền miệng và văn bản, nhưng phần lớn đều có nguồn gốc dân gian, có tác phẩm chỉ kể trong 1-2 đêm, nhưng cũng có tác phẩm phải kể kéo dài tới 4 – 5 ngày, đêm tùy theo trí tưởng tượng, trạng thái thăng hoa của người kể. Sử thi được truyền tải đến người nghe thông qua hình thức hát, kể, diễn xướng của nghệ nhân. Nghệ nhân kể, hát sử thi được coi là “báu vật sống” của dân tộc, họ là nghệ sỹ tổng hợp, là người sáng tạo tác phẩm, đạo diễn các tình huống, họ cũng là diễn viên tài năng, có thể diễn giọng nữ, giọng nam, giọng con quỷ, giọng thần tiên… đồng thời là người bình luận tính cách hay diễn biến câu chuyện…

Câu 4 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

– Đại diện cho chế độ mẫu hệ, nữ quyền của người Ê-đê

– Đại diện cho sự sống của mặt đất (nếu Nữ Thần ra đi thì cây cối con người sẽ chết), sức mạnh, quyền uy và sự hủy diệt (khi Đăm Săn trở về lúc mặt trời lên)

Câu 5 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

– Đam Săn đã chết lún trong Rừng Sáp Đen của bà Sun Y-rít. Anh đã sống tuyệt đẹp trong khát vọng và chiến công. Anh đã chết trong tư thế hiên ngang của người anh hùng bộ tộc. Cái chết bi tráng của Đăm Săn mang ý nghĩa bi kịch của lịch sử, của thời đại vô cùng sâu sắc. Hành động của Đăm Săn tuy có sức nổ công phá ghê gớm: anh đi bắt nữ thần Mặt Trời, trải qua bao gian nan khổ ải, anh đã đi tới nơi mà anh muốn, nhưng rốt cuộc, anh phải trả giá bằng máu.

– Bi kịch ấy mang màu sắc thời đại, nó nói lên mâu thuẫn gay gắt giữa khả năng hữu hạn và khát vọng vô hạn của người anh hùng. Mặc dù vậy, nhân vật Đam Săn mãi mãi là hình ảnh người anh hùng lý tưởng tuyệt đẹp của bộ tộc Ê-Đê xưa và nay. Trong tâm hồn con người Việt Nam, chàng dũng sĩ Đam Săn đời đời bất tử.

Câu 6 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

– uống rượu cần, hút thuốc lá cuốn, ăn trầu

– trong nhà có cồng, chiêng

– tín ngưỡng về mặt trăng, mặt trời: người anh giữ mặt trời, người em giữ mặt trăng, dù yêu nhau nhưng phải sống cách biệt

Câu 7 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mácĐăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
Giống– có lòng dũng cảm, kiên cường, không sợ khó khăn, thất bại, không nhụt chí trước cái chết, chết cũng không đánh mất đi danh dự 

– có sức mạnh phi thường, ngoại hình đặc biệt

– Những chiến công của người anh hùng bao giờ cũng mang một ý nghĩa lớn lao, cao cả vì họ là sự thể hiện sức mạnh của tập thể, bộ lạc, sức mạnh lớn lao của thời đại. Những chiến công của người anh hùng có tính chất quyết định đối với vận mệnh của tập thể.

– đều là những tướng lĩnh, người đứng đầu bộ tộc (tù trưởng)

KhácNgười anh hùng mang đậm hiện thực gần với con người bình thường, giản dị trng quan hệ với vợ con 

Ca ngợi sự dũng cảm bao gồm cả về trí tuệ

Người anh hùng thiên về “thần thánh hóa” 

Ca ngợi quyền uy và sự giàu có thịnh vượng

* Kết nối đọc – viết

Câu hỏi (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đợi ở một thời đại quá xa xôi như I-li-át hay Đăm Săn không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của bạn

Đoạn văn tham khảo:

Sử thi là thể loại văn học dân gian đã xuất hiện từ bao đời nay. Ra đời từ thời cổ đại, sử thi đã ghi lại cuộc sống qua thế giới quan của con người thời kì cổ đại. Con người thời kỳ nguyên thủy với nhu cầu nhận thức, giải thích nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc thị tộc đã sáng tạo ra các vị thần, bán thần. Những câu chuyện về lịch sử, xã hội qua tư duy thần thoại của người xưa đã bị xáo trộn, gãy khúc, méo mó,… tạo nên tính chất hoang đường, kỳ vĩ của bức tranh sử thi. Nếu người Hy Lạp có niềm tin về thế giới thần linh ngự trên đỉnh Olympia thì người Êđê cũng có niềm tin về Yang. Mặc dù thời gian sử thi và thời gian hiện tại cách nhau rất xa nhưng việc những sử thi nổi tiếng như I-li-át, Ô-đi-xê hay ở Việt Nam có sử thi Đăm Săn vẫn được biết tới rộng rãi tới bây giờ đã chứng mình giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật của thể loại này. Hơn nữa nó đã phản ánh được phần nào chân dung cuộc sosonsg và những quan niệm buổi đầu của con người về thế giới. Tóm lại, dù mốc thời gian có chênh lệch nhưng cả sử thi Iliad và sử thi Đam Săn đều có chung những vấn đề lịch sử của nhân loại trong thời đại anh hùng xa xưa. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức của mỗi chúng ta về thể loại sử thi trong nền văn học dân gian nói riêng cũng như nền văn hóa dân gian nói chung.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!