Updated at: 23-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 70 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 12/2024.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 70 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 1

Câu 1

Qua bài học này, theo bạn, những gì làm nên vẻ đẹp của thơ ca?

Phương pháp giải:

– Đọc lại những tác phẩm thơ đã học.

– Từ những tác phẩm thơ đã học, chỉ ra điều làm nên vẻ đẹp thơ ca.

Lời giải chi tiết:

Điều làm nên vẻ đẹp của thơ ca chính là ngôn ngữ, hình ảnh và giọng điệu trong những câu thơ, khổ thơ. Mỗi bài thơ sẽ truyền tải một thông điệp, tâm trạng khác nhau của nhân vật và tác giả là người tạo ra nó bằng những câu thơ giàu hình ảnh, cảm xúc kết hợp với việc sử dụng các biện pháp tu từ.

Câu 2

Thảo luận nhóm về một trong các chủ đề: (1) Tại sao nên đọc thơ? (2) Thế nào là một bài thơ hay? 

Phương pháp giải:

– Tìm và đọc tài liệu liên quan đến một trong hai chủ đề.

– Dựa vào những tài liệu đó để thảo luận nhóm.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự thảo luận nhóm.

Gợi ý:

* Chủ đề (1): Chúng ta nên đọc thơ vì:

– Đọc thơ để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảm nhận được tâm trạng con người qua thiên nhiên và từ đó thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh.

– Có thể trau dồi thêm vốn từ ngữ phong phú hơn, vốn từ ngữ giàu tình cảm, giàu sắc thái; học cách biểu đạt cảm xúc, tâm trạng qua ngôn ngữ viết.

– Người đọc cũng có thể phát triển kĩ năng ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp thông qua việc đọc thơ.

* Chủ đề (2): Một bài thơ hay là

– Là bài thơ có lời thơ trong sáng, ý thơ hàm súc và phải có tính truyền cảm khiến cho người đọc cảm thấy xúc động, xao xuyến khi đọc thơ.

– Là bài thơ có âm điệu, giọng điệu hay, có kết cấu chặt chẽ, tài tình hoặc phải theo một quy luật nhất định về niêm – luật.

– Một bài thơ hay là một bài thơ mà người đọc cảm nhận được nó, hiểu được tác giả viết gì, miêu tả cái gì và truyền tải quan niệm, suy nghĩ gì.

Câu 3

Đọc lại tất cả những tác phẩm thơ đã học trong bài. Sưu tầm hoặc tập hợp một số bài thơ khác cùng thể thơ hoặc cùng đề tài và ghi chép ngắn gọn những điều bạn tâm đắc khi đọc bài thơ đó.

Phương pháp giải:

– Đọc lại tất cả tác phẩm thơ trong bài.

– Sưa tầm hoặc tìm kiếm một số bài thơ cùng thể thơ hoặc cùng chủ đề với những bài thơ đã học.

Lời giải chi tiết:

Một số các tác phẩm thơ cùng thể thơ hoặc cùng chủ đề:

– Cùng thể thơ: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Tự tình của Hồ Xuân Hương,…

– Cùng chủ đề: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, Sang thu của Hữu Thỉnh, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư,…

Câu 4

Tìm đọc thêm một số bài phân tích thơ, từ đó rút ra những kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca.

Phương pháp giải:

– Tìm đọc một số bài phân tích thơ.

– Từ những kiến thức đã học ở phần Viết kết hợp với những gì đã tìm hiểu để rút ra kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca.

Lời giải chi tiết:

Những kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca:

– Phân tích thơ trước hết cần chú ý đến hoàn cảnh ra đơi, thể thơ và đặc điểm hình thức thơ. Tiếp đến là khái quát nội dung, chủ đề bài thơ: tả cảnh, tả người, …

– Phân tích, cảm nhận từng hình ảnh, chi tiết trong từng câu thơ, khổ thơ. Cảm nhận từng câu một không ngắt quãng, bỏ dở, đi từng câu, từng khổ thơ.

– Phân tích tác dụng của các biện pháp tư từ như phép đối, phép ẩn dụ, so sánh,… để làm nổi bật ý nghĩa câu thơ, khổ thơ.

– Nhận xét, đánh giá được phong cách nghệ thuật của tác giả.

Câu 5

Hãy phân tích một bài thơ được đánh giá là hay (ngoài bài đã được phân tích trong phần Viết của bài học).

Phương pháp giải:

– Tìm đọc một số bài thơ hay.

– Chọn một bài thơ và phân tích, cảm nhận giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca cổ kim, ác nhà thơ đều có những khám phá, phát hiện riêng về mùa thu. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng vậy, ông là một nhà thơ viết rất hay, rất cảm xúc về cuộc sống, về con người với những vần thơ mềm mại, tinh tế chỉ riêng ông có được. Ít có nhà thơ nào lại có những cảm nhận tinh tế về bước chuyển mình từ hạ sang thu như nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài Sang thu. Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh cho đến nay vẫn được đánh giá là một trong những bài thơ miêu tả hay nhất về mùa thu.

Ngay từ nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, và còn đâu đó ẩn dấu khoảnh khắc giao mùa của đời người. Khổ thơ đầu là những cảm nhận vô cùng tinh tế, là giác quan nhạy bén của tác giả để cảm biết được hết những mong manh tín hiệu khi thu về:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Nếu như nhà thơ Xuân Diệu cảm nhận mùa thu qua những chiếc lá vàng, nhà thơ Xuân Quỳnh cảm nhận mùa thu bằng vẻ đẹp của hoa cúc và làn gió heo may thì cách cảm nhận của Hữu Thỉnh lại vô cùng đặc biệt, tác giả đã đón nhận mùa thu bằng khứu giác: hương ổi – một mùi hương thật thân quen, gần gũi. Hương ổi kết hợp với từ “bỗng” gợi lên biết bao cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng, cùng với đó là động từ “phả” cho thấy hương thơm đậm sánh lại hòa vào trong cơn gió se se của mùa thu. Không chỉ vậy từ phả còn cho thấy tư thế chủ động của hương ổi, khiến hương thơm càng sánh, càng đậm hơn.

Từ láy “chùng chình” cho thấy sự quyến luyến, không nỡ rời đi của màn sương. “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, cho ta thấy dáng vẻ của sương cũng như đang quyến luyến, cố đi chậm thật chậm để tận hưởng nốt cái ấm áp của mùa hè, dường như nó chưa muốn bước hẳn sang thu. Với hệ thống hình ảnh độc đáo, miêu tả sinh động tác giả đã miêu tả một cách tài tình những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu. Mỗi một thay đổi của đất trời đều khiến cho con người ta để ý và rung động đến mức khó quên. Đầu tiên là hương ổi và bây giờ là cả màn sương, tất cả cho thấy một mùa thu đang về rồi. Từ “hình như” là một nhận định không rõ ràng diễn đạt cảm xúc mơ hồ, chưa xác định của tác giả trước những thay đổi ấy, dường như nhà thơ vẫn còn đôi chút băn khoăn: liệu có phải mùa thu đã đến thật không? Khổ thơ là những cảm nhận tinh tế, mới mẻ của tác giả lúc thu sang.

Ẩn sau những thay đổi của đất trời khi sang thu là tâm hồn tinh tế của nhà thơ, là niềm vui, hạnh phúc khi thu về. Những băn khoăn của tác giả ở khổ thơ trên, đã được giải đáp bằng những tín hiệu của đất trời thấm đẫm chất thu:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Bắt đầu từ những khúc sông “dềnh dàng”, chậm chạp chảy, ta không còn thấy cái dữ dội, những dòng nước cuồn cuộn như mùa hè nữa mà thay vào đó là dòng sông thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, chảy hiền hòa như đang ngẫm ngợi điều gì. Nghệ thuật nhân hóa khiến dòng sông như đang nghỉ ngơi sau một mùa hạ cuộn xiết chảy. Thu đến, dòng sông không còn phải gồng mình lên trước những cơn mưa lũ của mùa hạ, những cánh chim đã bắt đầu đi tìm nơi trú ẩn cho mình trước khi một mùa đông lạnh giá ghé thăm. Và cả những đám mây trắng trên bầu trời cao vợi cũng đã đến lúc nói lời chào tạm biệt mùa hè rồi. Ngược lại, những chú chim lại vội vã về phương Nam tránh rét, đồng thời cũng gợi lên những lo toan, tất bật của cuộc sống đời thường.

Đoạn thơ được tác giả sử dụng một loạt các từ láy “dềnh dàng”, “vội vã” là những động từ thể hiện sự chuyển động của sự vật. Những sự vật của tự nhiên được nhân hóa với những hành động khi nhanh, khi chậm, vô cùng sinh động trong con mắt của tác giả. Lại một lần nữa động từ được đặt lên đầu câu. Động từ “Vắt” cho thấy hình ảnh một đám mây mềm mại, vắt ngang trên bầu trời, một nửa còn vấn vương mùa hạ, nửa còn lại đã bước chân sang mùa thu.

Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ giàu chất tạo hình. Ông quả là một người tinh tế và nhạy cảm khi nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong khoảnh khắc giao mùa. Sang đến khổ thơ cuối, nhà thơ Hữu Thỉnh không còn cảm nhận mùa thu bằng những sự thay đổi của tự nhiên nữa mà thay vào đó là sự đan xen những chiêm nghiệm về cuộc đời:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Hữu Thỉnh sử dụng linh hoạt phép đối “vẫn còn – vơi dần” , “nắng – mưa” gợi sự vận động ngược chiều của các hiện tượng thiên nhiên tiêu biểu cho hai mùa. Những cơn mưa mùa hè đã vơi dần, bớt dần; nắng cũng không còn chói gắt, làm người ta lóa mắt nữa mà đã là ánh nắng mùa thu dịu nhẹ như màu mật ong. Tín hiệu thu về đã rõ nét hơn bao giờ hết. Cái đặc sắc, tinh nhạy của Hữu Thỉnh còn được thể trong cách ông sắp xếp từ ngữ giảm dần về mức độ: vẫn còn – vơi – bớt cho thấy sự nhạt dần của mùa hạ, và mùa thu mỗi ngày lại đậm nét hơn.

Hình ảnh ẩn dụ “hàng cây đứng tuổi” gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Ở đây, ta có thể hiểu “hàng cây đứng tuổi” tượng trưng cho một con người từng trải, đã đi qua bao giông bão của cuộc đời để trưởng thành hơn. Mùa thu của đất nước hay chính là mùa thu của đời người, khi đã đi qua những tháng năm xuân, hè của tuổi trẻ rực rỡ, bồng bột thì con người ta trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn và không còn bị bất ngờ trước những tác động của ngoại cảnh. Có thể nói, đây là một hình ảnh ẩn dụ nhiều ý nghĩa, gợi liên tưởng sâu xa về cuộc đời. Phải là một người từng trải mới có thể có những xúc cảm như vậy.

Bài thơ tuy ngắn gọn với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm, Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy. Sang thu là một khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thị triết lí, đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thu đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho chúng ta tình quê hương đất nước qua nét đẹp mùa thu Việt Nam. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta càng cảm thấy yêu quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy mình cần phải ra sức góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bài tham khảo 2: 

Dàn ý:

1. Mở bài

– Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh

– Bài thơ Câu cá mùa thu: Là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn

2. Thân bài

* Hai câu đề

– Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;

+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ

+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện

– Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

⇒ bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường

* Hai câu thực

– Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

– Sự chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”

* Hai câu kết
– Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:
+ ” Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
+ “Lâu chẳng được” : Không câu được cá
⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người

– Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương.

*Nghệ thuật
– Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh
– Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
– Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
– Cách gieo vẫn “eo” và sử dụng từ láy tài tình

3. Kết bài

– Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

– Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha

Bài làm mẫu
Nguyễn Khuyến là một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh. Thu điếu nằm trong chùm thơ thu gồm ba bài nức danh nhất về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà Nho nặng tình với quê hương đất nước. Thu điếu cũng như Thu ẩm, Thu vịnh chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884)

Thu điếu” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.

Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao “trong veo” toả hơi thu “lạnh lẽo”. Sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên”lạnh lẽo”. Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ -“bé tẻo teo”. Cái ao và chiếc thuyền câu là hình ảnh trung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu của quê nhà. Theo Xuân Diệu cho biết vùng đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà “bé tẻo teo”:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.
Các từ ngữ: “lạnh lẽo”, “trong veo”,”bé tẻo teo” gợi tả đường nét, dáng hình, màu sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về.

Hai câu thơ tiếp theo trong phần thực là những nét vẽ tài hoạ làm rõ thêm cái hồn của cảnh thu:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”.

Màu “biếc” của sóng hoà hợp với sắc “vàng” của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện, “lá vàng” với “sóng biếc”, tốc độ “vèo” của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của sóng gợn. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ “vèo” trong thơ của Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được một câu thơ vừa ý trong bài “Cảm thu, tiễn thu”, “Vèo trông lá rụng đầy sân”.
Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả. Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời “xanh ngắt” với những tầng mây “lơ lửng” trôi theo chiều gió nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là “xanh ngắt”:

– “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
(Thu vịnh)
– “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”.
(Thu ẩm)
– “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”.
(Thu điếu)

“Xanh ngắt” là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (mây xám), mà xanh ngắt một màu thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi, ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Hình như người dân quê đã ra đồng hết. Xóm thôn vắng lặng, vắng teo. Mọi con đường quanh co, hun hút, không một bóng người qua lại:

“Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.

Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng mùa thu. Tất cả cảnh vật từ mặt nước “ao thu lạnh lẽo” đến “chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, từ “sóng biếc” đến “lá vàng”, từ”tầng mây lơ lửng đến “ngõ trúc quanh co” hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh, … có khi thoáng chút bâng khuâng, man mác, nhưng rất gần gũi, thân thiết với mỗi con người Việt Nam. Phong cảnh thiên nhiên của mùa thu quê hương sao đáng yêu thế!
Cái ý vị của bài thơ “Thu điếu” là ở hai câu kết:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

“Tựa gối ôm cần” là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của nhà thơ đã thoát vòng danh lợi. Cái âm thanh”cá đâu đớp động”, nhất là từ “đâu” gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ông quan to triều Nguyễn, yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan. Đằng sau câu chữ hiện lên một nhà nho thanh bạch trốn đời đi ở ẩn. Đang ôm cần đi câu cá nhưng tâm hồn nhà thơ đang đắm chìm trong giấc mộng mùa thu, bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi”Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lòng của nhà thơ vậy — buồn cô đơn và trống vắng.

Âm thanh tiếng cá”đớp động dưới chân bèo” đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịch của chiếc ao thu. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người. Thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỉ. Ông đã trang trải tình cảm, gửi gắm tâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên, ở sắc “vàng” của lá thu, ở màu”xanh ngắt” của bầu trời thu, ở làn “sóng biếc” trên mặt ao thu “lạnh lẽo”…

Thật vậy, “Thu điếu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, những nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa”vèo” trong làn gió thu, tiếng cá”đớp động” chân bèo – đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.

Nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến rất độc đáo. Vần “eo” đi vào bài thơ rất tự nhiên thoải mái, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc; âm hưởng của những vần thơ như cuốn hút chúng ta: trong veo – bé tẻo teo – đưa vèo – vắng teo – chân bèo. Thi si Xuân Diệu đã từng viết: “Cái thú vị của bài “Thu điếu” ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi”…

Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc”Thu điếu”,”Thu vịnh”,”Thu ẩm”, chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 70 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 2

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Qua bài học này, theo bạn, những gì làm nên vẻ đẹp của thơ ca?

Trả lời:

– Điều làm nên vẻ đẹp của thơ ca chính là ngôn ngữ, hình ảnh và giọng điệu trong những câu thơ, khổ thơ.

– Mỗi tác giả sẽ có một cách khác nhau để truyền tải thông điệp mình muốn gửi gắm, thông qua những biện pháp tu từ, câu thơ sẽ trở nên giàu cảm xúc, giàu hình ảnh.

QUẢNG CÁO

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Thảo luận nhóm về một trong các chủ đề: (1) Tại sao nên đọc thơ? (2) Thế nào là một bài thơ hay? 

Trả lời:

* Chủ đề (1): Chúng ta nên đọc thơ vì:

– Đọc thơ để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảm nhận được tâm trạng con người qua thiên nhiên và từ đó thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh.

– Có thể trau dồi thêm vốn từ ngữ phong phú hơn, vốn từ ngữ giàu tình cảm, giàu sắc thái; học cách biểu đạt cảm xúc, tâm trạng qua ngôn ngữ viết.

– Người đọc cũng có thể phát triển kĩ năng ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp thông qua việc đọc thơ.

* Chủ đề (2): Một bài thơ hay là:

– Là bài thơ có âm điệu, giọng điệu hay, có kết cấu chặt chẽ, tài tình.

 – Là bài thơ có lời thơ trong sáng, ý thơ hàm súc và phải có tính truyền cảm khiến cho người đọc cảm thấy xúc động, xao xuyến khi đọc thơ.

– Một bài thơ hay là một bài thơ mà người đọc cảm nhận được nó, hiểu được tác giả viết gì, miêu tả cái gì và truyền tải quan niệm, suy nghĩ gì.

QUẢNG CÁO

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Đọc lại tất cả tác phẩm thơ đã học trong bài. Sưu tầm, tập hợp một số bài thơ khác cùng thể thơ hoặc cùng đề tài và ghi chép ngắn gọn những điều bạn tâm đắc khi đọc những bài thơ đó.

Trả lời:

Một số các tác phẩm thơ cùng thể thơ hoặc cùng chủ đề:

– Cùng thể thơ: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Tự tình của Hồ Xuân Hương,…

– Cùng chủ đề: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, Sang thu của Hữu Thỉnh, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư,…

Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Tìm đọc thêm một số bài phân tích thơ, từ đó rút ra những kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca.

Trả lời:

Những kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca:

– Phân tích thơ trước hết cần chú ý đến hoàn cảnh ra đơi, thể thơ và đặc điểm hình thức thơ. Tiếp đến là khái quát nội dung, chủ đề bài thơ: tả cảnh, tả người, …

– Phân tích, cảm nhận từng hình ảnh, chi tiết trong từng câu thơ, khổ thơ. Cảm nhận từng câu một không ngắt quãng, bỏ dở, đi từng câu, từng khổ thơ.

– Phân tích tác dụng của các biện pháp tư từ như phép đối, phép ẩn dụ, so sánh,… để làm nổi bật ý nghĩa câu thơ, khổ thơ.

– Nhận xét, đánh giá được phong cách nghệ thuật của tác giả.

Câu 5 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Hãy phân tích một bài thơ được đánh giá là hay (ngoài bài đã được phân tích trong phần Viết của bài học).

Bài viết tham khảo

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Mùa xuân trong thi ca là đề tài được nhiều nhà thơ khai thác. Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, là mùa của khát khao sống mãnh liệt, là mùa của niềm tin vào cuộc đời. Nhà thơ Thanh Hải, một người con của mảnh đất Huế thân yêu đã có bài thơ vô cùng hay viết về mùa xuân đó chính là bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Điều tuyệt vời nhất là ông sáng tác bài thơ này khi đang nằm trên giường bệnh. Một người đang đau ốm mà vẫn cảm nhận được cái đẹp của mùa xuân. Chao ôi, mùa xuân ấy mới đẹp làm sao.

Suốt cuộc đời của mình, nhà thơ Thanh Hải đã cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua cả hai cuộc đấu tranh chống Mỹ và chống Pháp. Cái khát vọng được dâng hiến cuộc đời mình cho Tổ quốc luôn ẩn chứa trong con người tác giả. Điều này thể hiện rất rõ qua tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ. Có thể xem đây là bài thơ, là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dành tặng cho chúng ta, dành tặng cho chính cuộc đời của ông.

Mặc dù đang ở trong tâm thế là người bệnh nhưng nhà thơ Thanh Hải viết nên những vần thơ không hề có sự buồn bực của một người sắp lìa xa cõi đời. Ngược lại, câu thơ của ông chứa đựng nét thiết tha và thanh thản. Một giọng văn đầy cởi mở và tươi mới. Tác giả đã nhìn thấy cảnh sắc của một mùa xuân mới thông qua một ô cửa sổ nhỏ, lắng nghe được tiếng gọi của mùa xuân một cách đầy tinh tế.

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Màu tím là một màu sắc đặc trưng của xứ Huế. Chúng ta vẫn nói Huế tím mộng mơ là vì thế. Màu tím biếc của bông hoa nổi bật lên giữa màu xanh của dòng sông. Đó là những bông hoa bèo đầy dân dã. Mặc dù tả màu tím của hoa nhưng khi đọc lên người đọc lại liên tưởng đến cả màu tím của tà áo dài của những cô gái Huế. Chúng mỏng manh và thật gợi tình. Từ chỗ nhìn thấy, tác giả bắt đầu nghe thấy. Đó là âm thanh của tiếng chim chiền chiện đang hót vang trời. Chim chiền chiện là loài chim thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân. Hình ảnh chim “hót chi mà vang trời” biểu lộ cho một sự vui tươi của cảnh vật và của chính nhà thơ nữa. Cảnh vật đẹp như vậy nên nhà thơ muốn ôm trọn vào lòng mình. Muốn hứng lấy từng giọt long lanh của đất trời. “Giọt long lanh”, đó có thể là giọt sương mai, cũng có thể là tiếng chim hót được nhà thơ viết theo một lối chơi chữ tài tình. Hiểu theo cách nào thì cũng đủ để người đọc cảm nhận được sự trân quý của tác giả Thanh Hải đối với cảnh đẹp thiên nhiên.

Sau khi cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, tác giả lại cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân đất nước qua hình ảnh những người chiến sĩ, những người nông dân bám mình trên đồng ruộng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

Ở khổ thơ này tuy tác giả không nhắc đến màu xanh nhưng ta lại thấy màu xanh ngập tràn cả khổ thơ. Đó là màu xanh của lá cây mà những người chiến sĩ giắt đầy quanh mình ngụy trang, đó là màu xanh của nương mạ gieo ngoài đồng vào mùa xuân. Mùa xuân, người lính thì ra chiến trường, người nông dân thì ra đồng cày cấy và trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Mỗi người mỗi công việc nhưng ai cũng hối hả, ai cũng xôn xao. Họ tìm thấy niềm vui trong việc mà họ đang làm. Chính họ là những người đã đem mùa xuân đến cho Tổ quốc của chúng ta. Dấu chửng lửng ở cuối đoạn thơ như ý muốn nói mùa xuân ấy vẫn sẽ còn tiếp diễn đời này qua đời khác. Bốn câu thơ tiếp theo chính là thể hiện cho sự tiếp nối ấy:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Câu thơ là một sự tự hào của tác giả đối với đất nước. Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã phải hứng chịu biết bao nhiêu nỗi vất vả và nhọc nhằn. Thế nhưng sau tất cả, tinh thần dân tộc vẫn giúp chúng ta đi lên. Tác giả ví “đất nước như vì sao” bởi lẽ những ngôi sao lúc nào cũng sáng lấp lánh trên đầu trời đêm. Đất nước dù khó khăn cũng sẽ vững vàng mà tiến lên phía trước.

Trước sự tự hào của bản thân về đất nước, nhà thơ đã muốn hóa thân mình thành con chim, thành nhanh hoa, thành nốt trầm để hiến dâng cho cuộc đời. Mong ước ấy thật giản đơn nhưng cũng thật vĩ đại:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Những điều nhà thơ mong muốn tưởng như rất bình dị nhưng chính những điều đó lại làm nên nét đẹp của cuộc đời, làm nên một bản hòa ca với những thanh âm trong trẻo. Thật đẹp biết bao tâm hồn của thi sĩ. Thật đáng quý biết bao khi ở trong hoàn cảnh như nhà thơ mà vẫn muốn được hiến dâng mình cho Tổ quốc. Mong ước của tác giả có lẽ cũng là mong ước chung của nhiều người

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Mỗi người trong chúng ta đều là một mùa xuân nhỏ. Từng mùa xuân nhỏ ấy lặng lẽ dâng cho cuộc đời một mùa xuân lớn, một mùa xuân chung cho tất cả. Chẳng cần phải là vĩ nhân, chỉ cần là những người dân bình dị sống hết mình cho quê hương, Tổ quốc thì dù đầu xanh hay tóc bạc cũng đã góp phần làm nên mùa xuân rồi.

Kết bài, một khúc hát quen thuộc của Huế vang lên. Nếu như Bác Hồ trước lúc đi xa muốn nghe một câu hát dân ca thì ở đây tác giả cũng ngân vang khúc ca xứ Huế. Điều đó cho thấy tình yêu của ông dành cho quê hương mình quả là bất diệt:

Mùa xuân ta xin hát

Khúc Nam ai, Nam Bình

Nước non ngàn dặm tình

Nước non ngàn dặm mình

Nhịp phách tiền đất Huế.

Bao nhiêu tâm tư, tác giả đều đã gửi gắm vào trong những vần thơ. Người ta thường nói lời của người trước khi mất là những lời chân thực nhất. Qua những vần thơ của Thanh Hải, người đọc hẳn cũng đã cảm nhận được cái chân thành trong con người ông. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mang đến cho người đọc ý nghĩa của cuộc sống, mang đến cho con người ta khát vọng về niềm vui sống mãnh liệt. Viết về mùa xuân nho nhỏ nhưng lại nói lên được cái tình cảm lớn lao của con người, tác giả đã để lại trong lòng người đọc nỗi xúc động trào dâng.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 70 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 3

Câu 1. Qua bài học này, theo bạn, những gì làm nên vẻ đẹp của thơ ca?

Những yếu tố làm nên vẻ đẹp của thơ ca: nội dung và nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu…).

Câu 2. Thảo luận nhóm về một trong các chủ đề: (1) Tại sao nên đọc thơ? (2) Thế nào là một bài thơ hay?

(1) Tại sao nên đọc thơ?

  • Thơ giúp con người cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ.
  • Trau dồi vốn từ, cách diễn đạt…

(2) Thế nào là một bài thơ hay?

  • Nội dung giàu tính nhân văn.
  • Ngôn từ trong sáng, giàu cảm xúc…

Câu 3. Đọc lại tất cả những tác phẩm thơ đã học trong bài. Sưu tầm hoặc tập hợp một số bài thơ khác cùng thể thơ hoặc cùng đề tài và ghi chép ngắn gọn những điều bạn tâm đắc khi đọc bài thơ đó.

– Một số bài thơ cùng thể thơ: Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan, Thất ngôn bát cú Đường luật), Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh, Thất ngôn bát cú Đường luật)…

– Một số bài thơ cùng đề tài: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải, mùa xuân), Sang thu (Hữu Thỉnh, mùa thu)…

=> Những bài thơ giàu cảm xúc, hình ảnh độc đáo…

Câu 4. Tìm đọc thêm một số bài phân tích thơ, từ đó rút ra những kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca.

Những kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca:

  • Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ.
  • Nhận xét khái quát về bài thơ.
  • Phân tích hình ảnh tiêu biểu trong từng câu thơ, khổ thơ.
  • Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ (nếu có)…

Câu 5. Hãy phân tích một bài thơ được đánh giá là hay (ngoài bài đã được phân tích trong phần Viết của bài học).

Gợi ý:

Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết là nét nghĩa tả thực – miêu tả hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo. Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

Nhưng không chỉ mang nét nghĩa như vậy, Hồ Xuân Hương còn muốn nói đến vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa qua hình ảnh “bánh trôi nước”. Mở đầu bằng cụm từ “thân em” – đây là một mô-típ đã rất quen thuộc trong ca dao:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Hay như:

“Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”

Ở bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.

Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. : Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc… nhằm làm nổi bật nên ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 70 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 4

Câu 1 trang 70 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1

Qua bài học này, theo bạn, những gì làm nên vẻ đẹp của thơ ca?

Lời giải

Một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên vẻ đẹp của thơ ca là sự tinh tế của ngôn từ nghệ thuật. Bởi ngôn từ là phương tiện để người nghệ sĩ sáng tác và truyền tải những tư tưởng nghệ thuật. Ngoài ra, vẻ đẹp của thơ ca còn nằm ở nhịp điệu, cách gieo vần, cách sáng tạo hình ảnh thơ, những biện pháp tu từ, giọng điệu thơ,….

Câu 2 trang 70 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1

Thảo luận nhóm về một trong các chủ đề: (1) Tại sao nên đọc thơ? (2) Thế nào là một bài thơ hay?

Lời giải 

(1) Tại sao nên đọc thơ?

– Thơ giúp con người cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ.

– Trau dồi vốn từ, cách diễn đạt…

(2) Thế nào là một bài thơ hay?

– Nội dung giàu tính nhân văn.

– Ngôn từ trong sáng, giàu cảm xúc…

Câu 3 trang 70 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1

Đọc lại tất cả những tác phẩm thơ đã học trong bài. Sưu tầm hoặc tập hợp một số bài thơ khác cùng thể thơ hoặc cùng đề tài và ghi chép ngắn gọn những điều bạn tâm đắc khi đọc bài thơ đó.

Lời giải

– Những bài thơ cùng đề tài mùa xuân

+ “Mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử): bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống cùng tâm hồn khát khao giao cảm với cuộc đời của nhà thơ.

+ “Mùa xuân xanh” (Nguyễn Bính): sức sống mùa xuân đậm chất “chân quê”, niềm vui sống, sự chan hoà giữa con người với tạo vật.

+ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải): bức tranh mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người, thể hiện những ước nguyện cống hiến khiêm nhường mà cao đẹp của nhà thơ.

+ “Nguyên tiêu” (Hồ Chí Minh): bức tranh thiên nhiên mùa xuân nơi núi rừng tràn ngập sức sống, thi vị, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan và ý thức trách nhiệm với dân tộc của Bác

Câu 4 trang 70 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1

Tìm đọc thêm một số bài phân tích thơ, từ đó rút ra những kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca.

Lời giải 

Kinh nghiệm cảm thụ và phân tích thơ:

– Tìm hiểu về hoàn cảnh, bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ.

– Khái quát về bài thơ.

– Phân tích những hình ảnh tiêu biểu trong từng câu thơ, khổ thơ.

– Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ (nếu có) …

Câu 5 trang 70 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1

Hãy phân tích một bài thơ được đánh giá là hay (ngoài bài đã được phân tích trong phần Viết của bài học).

Lời giải

Bài tham khảo

Mẫu 1: Phân tích bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết là nét nghĩa tả thực – miêu tả hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo. Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

Nhưng không chỉ mang nét nghĩa như vậy, Hồ Xuân Hương còn muốn nói đến vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa qua hình ảnh “bánh trôi nước”. Mở đầu bằng cụm từ “thân em” – đây là một mô-típ đã rất quen thuộc trong ca dao:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Hay như:

“Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng”

Ở bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.
Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. : Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc… nhằm làm nổi bật nên ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm.
Như vậy, “Bánh trôi nước” là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Từ đó, chúng ta cần phải trân trọng, yêu thương những người phụ nữ hơn.

Mẫu 2: Phân tích bài thơ Thu điếu (Câu cá mùa thu)

Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, tưởng chừng như cùng với sự kết thúc của chế độ xã hội phong kiến suy tàn lạc hậu, nền văn học Việt Nam trung đại sẽ rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc với một phương thức phản ánh đã lỗi thời. Nhưng thật kì lạ là trong sự suy thoái tưởng chừng đã đến đỉnh điểm ấy lại xuất hiện một tài năng thơ ca vào loại xuất chúng như Nguyễn Khuyến.

Ông để lại cho quê hương, cho đất nước một di sản văn chương phong phú, đồ sộ. Nhưng nói đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, người đọc mệnh danh ông là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, vì ông đã viết nhiều bài thơ hay về cảnh làng quê. Đặc biệt là chùm thơ thu của ông, trong đó có bài thơ Thu điếu:

Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng là biểu cảm. Cảnh thu, trời thu của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngòi bút thần tình của Nguyễn Khuyến. Hai câu đầu nhà thơ hầu như không hứng thú gì với chuyện câu cá mà đắm say với không khí cảnh sắc mùa thu, ngay câu đầu nhà thơ đã gọi cái ao của mình là ao thu, và với tính chất lạnh lẽo nước trong veo thì đó đúng là ao thu chứ không phải là môi trường thích hợp cho việc câu cá.

Không gian được mở rộng, bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời xanh ngắt với những từng mây lơ lửng trôi theo chiều gió nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là xanh ngắt. Ở Thu vịnh là Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Thu ẩm là Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, và Thu điếu là Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng thu. Tất cả cảnh vật, từ mặt nước Ao thu lạnh lẽo đến chiếc thuyền câu bé tí teo, từ sóng biếc đến lá vàng, từ tầng mây lơ lửng đến ngõ trúc… đều hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh thoáng chút bâng khuâng, man mác, rất gần gũi, thân thiết với mọi người Việt Nam.

Tựa gối ôm cần là tư thế đợi chờ mòn mỏi của người câu cá. Người xưa có kẻ lấy câu cá làm việc đợi thời, đợi người xứng đáng để phò tá. Văn thơ truyền thống lấy việc câu cá để từ chối việc làm quan và coi câu cá là việc câu người, câu quạnh, câu lưỡi. Bài thơ Thu điếu này cũng thể hiện khát vọng câu thanh, câu vắng cho tâm hồn của một nhà thơ có phẩm chất thanh cao.

Cái âm thanh cá đớp động gợi lên sự mơ hồ xa vắng, đánh thức tỉnh. Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa vèo trong làn gió thu tiếng cá đớp động chân bèo – đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 70 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!