Updated at: 20-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 37 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức ” chuẩn nhất 09/2024.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 37 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 1

Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thọai?

Câu 1

Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thọai?

Phương pháp giải:

Xem lại đặc điểm truyện thần thoại đã học

Lời giải chi tiết:

Khái niệm: Thần thoại là loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy.

Về nội dung:

Chia làm hai loại:

– Thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (thần thoại suy nguyên)

– Thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa (thần thoại sáng tạo)

=> Thần thoại mang tính nguyên hợp: chứa đựng tất cả các yếu tố nghệ thuật, tôn giáo, triết học, lịch sử….

Về nghệ thuật:

– Thần thoại có cốt truyện đơn giản, tập trung vào một nhân vật hoặc là tổ hợp nhiều cốt truyện đơn.

– Câu chuyện trong thần thoại gắn với thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau.

– Sử dụng các yếu tổ tưởng tượng, kì ảo

– Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng.

Câu 2

Vẽ sơ đồ hoặc bảng tổng hợp về các văn bản đã học theo gợi ý sau.

Phương pháp giải:

Xem lại ba văn bản đã học.

Lời giải chi tiết:

Tác phẩmNgôi kểNhân vật chínhSự kiện chính
Thần Trụ TrờiNgôi baThần Trụ TrờiThần Trụ Trời tách riêng trời và đất.
Chuyện chức phán sự đền Tản ViênNgôi baNgô Tử VănCuộc chiến thắng của Ngô Tử Văn dưới Minh ty
Chữ người tử tùNgôi baHuấn CaoHuấn Cao cho chữ quản ngục trong những ngày cuối đời ở nhà lao.

 

Câu 3

Tìm đọc một số truyện thần thoại Việt Nam và thế giới. Chọn một tác phẩm mà bạn yêu thích để chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật, lời kể,…

Phương pháp giải:

– Đọc một số tác phẩm thần thoại

– Chú ý tới các yếu tố được nhắc đến trong văn bản

Lời giải chi tiết:

Thần thoại Nữ oa vá trời (Trung Quốc)

– Cốt truyện: Truyện kể về sự việc các vị thần đánh nhau, một cột chống trời ở phía Tây Bắc bị sập, gây tai họa khủng khiếp cho con người. Bà Nữ Oa – người sinh ra muôn loài đã không quản khó khan, vất vả ngày đêm vá trời để cứu loài người.

– Thời gian: phiếm chỉ, không xác định.

– Không gian: không gian vũ trụ (trời)

– Nhân vật chính: bà Nữ Oa

– Ngôi kể: Ngôi số 3

Câu 4

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét độc đáo của tình huống truyện trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

Phương pháp giải:

Chọn một trong hai văn bản, suy nghĩ về tình huống truyện được tác giả xây dựng và, phân tích xem chúng độc đáo ở yếu tố nào

Lời giải chi tiết:

Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, hoàn toàn đối lập với nhau. Một người là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội ; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai nhân vật này đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Nguyễn Tuân đã tạo ra một tình huống độc đáo : Mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Tác giả đã đặt những nhân vật này trong một tình thế đối địch: tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ “tấm lòng biệt nhôm liên tài” của viên quản ngục, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 37 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 2

Câu 1. Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại?

– Nội dung:

  • Thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ.
  • Thần thoại kể về công cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo của con người.

– Nghệ thuật:

  • Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng.
  • Cốt truyện đơn giản, tập trung vào một nhân vật chính.
  • Thời gian phiếm chỉ, không gian vũ trụ.

Câu 2. Vẽ sơ đồ hoặc bảng tổng hợp về các văn bản đã học theo gợi ý sau.

Tác phẩmNgôi kểNhân vật chínhSự kiện chính
Thần Trụ TrờiThứ baThần Trụ TrờiThần Trụ Trời tạo ra trời và đất.
Chuyện chức phán sự đền Tản ViênThứ baNgô Tử VănCuộc minh oan của Ngô Tử Văn dưới Minh ti.
Chữ người tử tùThứ baHuấn CaoHuấn Cao cho chữ viên quản ngục.

Câu 3. Tìm đọc một số truyện thần thoại Việt Nam và thế giới. Chọn một tác phẩm mà bạn yêu thích để chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật, lời kể…

Gợi ý: Truyện thần thoại là Nữ Oa (Thần thoại Trung Quốc)

  • Thời gian: Không xác định
  • Không gian: Trời đất mới sinh, đã có cỏ cây, muông thú mà chưa có loài người.
  • Cốt truyện: Nữ Oa tạo ra loài người, Nữ Oa luyện đá vá trời.
  • Nhân vật chính: Thần Nữ Oa
  • Lời kể: Ngôi thứ ba

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

Gợi ý:

Khi đọc tác phẩm “Chữ người tử tù”, em ấn tượng nhất với cảnh cho chữ – được coi là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tình huống cho chữ diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian đó là đêm cuối cùng Huấn Cao còn ở nhà ngục trước khi về kinh thi hành án. Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong không gian u ám của ngục tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Vị thế giữa người cho và người nhận cũng thật đặc biệt. Người cho chữ là người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Còn người nhận chữ là viên quản ngục – người thực thi công lí, có quyền hành thì lại đang “k húm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”. Cảnh cho chữ đã ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Đồng thời, tác giả cũng muốn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 37 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – siêu ngắn ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!