Updated at: 23-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 121 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 121 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- mẫu 1

Câu 1

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Lập bảng tổng hợp những đặc trưng của sử thi được thể hiện trong hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời trên các phương diện: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, người kể chuyện.

Phương pháp giải:

– Ôn lại kiến thức về đặc trưng của thể loại sử thi

– Đọc kĩ hai văn bản, nắm được cốt truyện, các ý chính, nhân vật bối cảnh và đối chiếu với các đặc trưng của thể loại sử thi để tìm ra điểm đặc trưng được thể hiện trong văn bản của thể loại này

Lời giải chi tiết:

Bảng tổng hợp những đặc trưng của sử thi được thể hiện ở hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời

Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mácĐăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
Nhân vậtNgười anh hùng chiến đấu vì lý tưởng và lợi ích dân tộcNgười anh hùng theo đuổi khát vọng
Cốt truyệnDựa trên tình huống, bi kịch của Héc-to khi phải lựa chọn giữa cá nhân và dân tộc => sư kiện trọng đạiĐăm Săn muốn Nữ Thần Mặt Trời trở thành vợ thứ của mình nên đã lên đường đến tìm nàng nhưng không được chấp thuận, khi trở về gặp nạn và chết => biến cố của nhân vật khi theo đuổi một mong muốn vượt quá khả năng
Không gianCuộc chiến vây hãm thành Tơ-roa của quân Hy Lạp bước sang năm thứ mười chưa phân thắng bại => hình tượng hào hùngKhung cảnh làng Ê-đê mà Đăm Săn là người tù trưởng giàu mạnh => dân tộc ít người, thể hiện văn hóa cộng đồng
Thời gian

Thời kì cổ đại

Người kể chuyện

Ngôi thứ ba

Câu 2

Tìm đọc thêm các tài liệu viết về Hy Lạp và Ấn Độ thời cổ đại. Tóm tắt nội dung chính và trích dẫn những thông tin quan trọng trong các tài liệu, có sử dụng cước chú.

Phương pháp giải:

– Tìm hiểu một số tài liệu về Hy Lạp và Ấn Độ

– Nắm được nội dung tài liệu và phân loại được các cước chú sử dụng trong văn bản

Lời giải chi tiết:

Ấn Độ được xem là một quốc gia có bề dày lịch sử và nền văn hóa liên tục, nền văn minh phương Đông với nhiều đóng góp cho văn hóa thế giới. Trong khi đó, Hy Lạp lại được xem là cái nôi của văn hóa phương Tây. Hai nền văn hóa lớn này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo các học giả. Chỉ riêng văn hóa Ấn Độ cũng đã thu hút các học giả thế giới và Việt Nam nghiên cứu trên nhiều phương diện, lĩnh vực. Ở Việt Nam, nội dung nghiên cứu về Ấn Độ và Hy Lạp một cách riêng biệt khá phong phú và trải rộng trên các bình diện văn hóa, lịch sử, chính trị-xã hội, triết học, tôn giáo, văn học, thần thoại, sử thi, nghệ thuật, v.v. Nội dung về giao lưu văn hóa thì có các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Ấn Độ và Đông Nam Á. Một số công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Việt Nam như văn hóa Óc Eo và Champa. Một số công trình nghiên cứu giao lưu văn hóa Ấn Độ và phương Tây nói chung nhưng ở thời kỳ cận hiện đại. Cũng có một số công trình sử học bàn về sự tiếp xúc giữa Ấn Độ và Hy Lạp qua cuộc xâm lăng Ấn Độ của Ba Tư và Alexander Đại đế. Tuy nhiên, mối quan hệ giao lưu của hai nền văn hóa này cũng như những ảnh hưởng và biến đổi văn hóa của chúng sau khi tiếp xúc với nhau chưa được quan tâm làm rõ.

Câu

Lắng nghe một bài thuyết trình về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên (ở một hội thảo hoặc trên các phương diện truyền thông), ghi lại thông tin chính trên bài thuyết trình và phản hồi của bạn về bài thuyết trình đó.

Phương pháp giải:

– Tìm hiểu một số hội thảo về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên

– Nêu suy nghĩ của em về bài thuyết trình (có thể là ý nghĩa, kết quả hoặc cảm nhận thích hay không thích) về bài thuyết trình.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự liên hệ, thực hành

Ví dụ:

Truyện ngắn Rừng xà nu được in trong tập truyện ngắn Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.Tác phẩm được viết vào năm 1965. Đây là thời điểm Mỹ đổ quân tham chiến ở miền Nam

– Chất sử thi được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên hùng vĩ , tráng lệ vừa đậm chất thơ của núi rừng Tây Nguyên.

– Tính cộng đồng trong tác phẩm: Những người gan dạ dũng cảm trong cộng đồng làng Xô man. Mỗi con người là một sức mạnh, mỗi ngọn giáo đứng lên là thể hiện một lòng căm thù.

– Hình thức kể chuyện với cách tạo không khí truyện rất Tây Nguyên đậm đà màu sắc sử thi truyền thống. Bao trùm lên toàn bộ thiên truyện là một khung cảnh nghiêm trang, hào khí lại vừa mang đậm chất lãng mạn cuốn hút về làng Xô man bất khuất kiên cường.

Câu 4

Đọc thêm các tác phẩm văn học hiện đại mang âm hưởng sử thi hoặc lấy cảm hứng từ các nhân vật, sự kiện, địa điểm trong sử thi (Ví dụ: Bài ca chim Chơ-rao của Thu Bổn, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm,…) và nhận xét về ảnh hưởng của thể loại sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại.

Ví dụ: Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm

  • Thể loại: Trường ca, có dung lượng lớn.
  • Nội dung: Kể về nguồn gốc của Đất Nước, quá trình hình thành Đất Nước.
  • Nhắc đến những nhân vật trong quá khứ: Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
  • Không gian sử thi: những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, Đất tổ Hùng Vương, núi Bút non Nghiên….
  • Thời gian sử thi: ngày xửa ngày xưa, bốn nghìn năm…

Phương pháp giải:

Tìm đọc các tác phẩm mang âm hưởng sử thi, dùng lý thuyết về đặc điểm của sử thi soi chiếu vào tác phẩm để nhận thấy những ảnh hưởng của sử thi trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

* Đặc trưng của sử thi được thể hiện trong Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm:

– Sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp

– Kể về những biến cố diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân: quá trình hình thành và phát triển của đất nước gắn với những quan niệm của nhân dân

– Thể hiện quá trình vận động của dân tộc Việt qua lịch sử đất nước bốn nghìn năm

* Đặc trưng của sử thi thể hiện trong Đất nước – Nguyễn Đình Thi:

– Sử dụng ngôn từ có vần, nhịp

– Hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian

– Thể hiện quá trình vận động của đất nước trong chiến tranh, lịch sử của cộng đồng: “trời thu thay áo mới”, “trời xanh đây là của chúng ta”, “những cánh đồng… phù sa”, “năm xưa”, “những ngày thu đã xa”, “những buổi ngày xưa”

* Ảnh hưởng của sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại: thể loại sử thi đã ảnh hưởng tới văn học Việt Nam hiện đại cả về nội dung và nghệ thuật ở nhiều phương diện như:

– Ngôn từ

– Sử dụng nhiều chất liệu dân gian trong sáng tác

– Cách lựa chọn thể loại

– Cách xây dựng nhân vật

– Cách lựa chọn nội dung và đối tượng trữ tình trong văn bản: đối tượng thường là người anh hùng, chiến sĩ; hình tượng đất nước trải qua khó khăn, máu lửa chiến tranh

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 121 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- mẫu 2

* Gợi Ý Trả Lời Câu Hỏi:

Câu hỏi 1 (trang 121, SGK Ngữ văn 10, tập 1):
Soan van 10 Truyen ve cac vi than sang tao the gioi
Câu hỏi 2 (trang 121, SGK Ngữ văn 10, tập 1):
– Tài liệu: Bài báo khoa học “Sự tương đồng và khác biệt về ý chí và sức mạnh của người anh hùng qua một số sử thi Hy Lạp và Ấn Độ” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Như in trên Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM.
– Tóm tắt nội dung: Bài báo tập trung giải quyết vấn đề về sự tương đồng và khác biệt về ý chí và sức mạnh của người anh hùng qua một số sử thi Hy Lạp như “Iliad”(1), “Odyssey”(2) và một số sử thi Ấn Độ như “Ramayana”(3) và “Mahabharata” (4) trên một số phương diện: ý chí và sức mạnh tự thân của người anh hùng; ý chí và sức mạnh tiếp lĩnh từ thần linh đạo sĩ; ý chí và sức mạnh tiếp lĩnh từ những người mẹ, người vợ và cuối cùng là một cách kiến giải những sự tương đồng và khác biệt.
– Cước chú:
+ (1) “Iliad”: thiên sử thi được viết bằng tiếng Hy Lạp, được cho là do Homer sáng tác.
+ (2) “Odyssey”: ra đời sau “Iliad”, là bản anh hùng ca của nhà thơ Hy Lạp cổ đại Homer

+ (3) “Ramayana”: một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ, xuất hiện vào khoảng thế kỉ III trước công nguyên.
+ (4) “Mahabharata”: là một trong hai tác phẩm vĩ đại nhất của người Ấn Độ cổ đại được viết bằng tiếng Phạn.
Soan van 10 Ket noi tri thuc voi cuoc song Tan Vien tu Phan su luc

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 4, Ngữ văn lớp 10 – KNTT ngắn gọn

Câu hỏi 3 (trang 121, SGK Ngữ văn 10, tập 1):
– Một số vấn đề văn hóa, lịch sử Tây Nguyên: tục uống rượu cần, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, nhà sàn dài Tây Nguyên, trang phục, lễ hội, ẩm thực Tây Nguyên,…
Câu hỏi 4 (trang 121, SGK Ngữ văn 10, tập 1):
Nhận xét về ảnh hưởng của thể loại sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại:
– Sử thi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học Việt Nam hiện đại trên cả hai phương diện:
* Nội dung:
– Một số tác phẩm hiện đại mang âm hưởng của sử thi đã phản ánh, lưu dấu lại những biến cố quan trọng của lịch sử dân tộc gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ như “Bài ca chim Chơ-rao” của Thu Bồn, “Ta đi tới” của Tố Hữu, “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm,…
– Thể hiện không khí hào hùng, đại diện cho cho khát vọng, ý chí của cộng đồng và niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
* Nghệ thuật:
– Nhân vật trữ tình và nhân vật truyện mang vẻ đẹp lí tưởng, đại diện cho sức mạnh, phẩm chất, khát vọng chung của cộng đồng.
– Nghệ thuật ngôn từ mộc mạc, gần gũi với cuộc sống, mang hơi thở của địa phương.
– Sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, khoa trương, cường điệu.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 121 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!