Updated at: 23-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 1

Trước khi đọc

Bài thơ ngắn nhất mà bạn từng đọc là bài thơ nào? Điều gì khiến nó được lưu mãi trong tâm trí bạn?

Phương pháp giải:

Dựa vào các bài thơ đã đọc

Lời giải chi tiết:

Bài thơ ngắn nhất đã từng đọc là một bài thơ Vận nước của thiền sư Đỗ Pháp:

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh.

=> Bài thơ tuy ngắn gọn, âm điệu nhẹ nhàng,  chứa đựng tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của nhà thơ.

Trong khi đọc

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Xem lại bài thơ thứ nhất

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự tưởng tượng

Gợi ý:

– Màu sắc: màu nâu (củi), màu đen (quạ), màu vàng (chiều thu)

– Không khí: buồn, vắng lặng

Câu 2 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi cho bạn là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản trang 45

Lời giải chi tiết:

Bài thơ thứ hai gợi lên trong tâm trí người đọc hình ảnh những bông hoa triêu nhan tím quấn vào sợi dây gàu bên giếng.

Câu 3 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết:

“Con ốc” gợi lên hình ảnh một con vật nhỏ bé, chậm chạp, sống thụ động.

“Núi Fu-ji” là một ngọn núi nổi tiếng ở Nhật Bản, nó gợi lên sự hùng vĩ, tráng lệ của tự nhiên.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.

Phương pháp giải:

Xem lại ba bài thơ và xác định hình ảnh trung tâm.

Lời giải chi tiết:

Bài thơHình ảnh trung tâm
Bài 1Con quạ
Bài 2Hoa triêu nhan
Bài 3Con ốc nhỏ

Nhận xét: Nhân vật trung tâm trong các bài thơ là những sự vật, hiện tượng nhỏ bé, bình thường.

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.

Phương pháp giải:

Xem lại ba văn bản đã học.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh cánh quả đậu trên cành khô trong bài thơ thứ nhất gợi lên một không gian chiều thu vắng lặng, đơn sơ, nhẹ nhàng.

Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

Phương pháp giải:

Xem lại bài thơ số 2

Lời giải chi tiết:

– Nhà thơ phát hiện dây hoa triêu nhan đang quấn quanh sợi dây gàu bên thành giếng.

– Nhà thơ nhìn thấy sự sống, nhìn thấy cái đẹp, nhìn thấy Phật tánh trong đóa triêu nhan nhỏ nhoi nhưng bền bỉ. Hoa triêu nhan vốn là một loại dây leo, đã quấn vào dây gàu để nở. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không nỡ làm tổn thương nên bà chọn giải pháp “xin nước nhà bên”, để sự sống và cái đẹp được hiện hữu.

Câu 4 (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và núi “Fu-ji”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.

Phương pháp giải:

Xem lại bài thơ thứ 2 và rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh con ốc nhỏ bé đối lập với ngọn núi Fu-ji hùng vĩ đã truyền tải thông điệp đầy ý nghĩa. Hình ảnh con ốc nhỏ bé đang trèo lên núi Fu-ji là hình ảnh biểu tượng con người trên quãng đường chinh phục ước mơ lớn lao của cuộc đời.

Câu 5 (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?

Phương pháp giải:

Xem lại bài thơ số 1

Lời giải chi tiết:

Cành cây, con quạ, chiều thu toát ra sự cô tịch. Bài thơ không chỉ tái hiện phong cảnh héo úa của một chiều thu giống hình bóng một con quạ, nó còn là sự tương phản của thân hình đen muội nhỏ xíu của con quạ với bóng tối bao la vô định của buổi chiều hôm. Hình ảnh con quạ cô đơn đậu trên cành cây trơ trụi giữa một chiều thu mênh mông đã đưa người đọc vào cảnh giới u huyền và cô tịch, một thế giới hư không rỗng rang.

Câu 6 (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

Phương pháp giải:

Xem lại bài thơ số 2

Lời giải chi tiết:

Thiền Ni Chiyo ra giếng lấy nước. Bà thấy hoa triêu nhan (loài có thân dây leo) đang quấn quanh dây gầu. Thương hoa, trân trọng vẻ đẹp mong manh, thuần khiết của hoa, bà không nỡ dùng gầu múc nước mà sang nhà hàng xóm xin nước để dùng.

=> Triết lí về cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên: trân trọng sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.

Câu 7 (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Đề bài: Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?

Phương pháp giải:

Xem lại bài thơ số 3

Lời giải chi tiết:

Hành trình con ốc trèo lên núi Phú Sĩ gợi lên cuộc hành trình chinh phục ước mơ, hoài bão, khát vọng của con người. Trên thực tế cuộc sống, mỗi người đều là chú ốc nhỏ bé bình dị nhưng đều ấp ủ một giấc mơ cháy bỏng của riêng cuộc đời mình. Sức mạnh nội tại của chính bản thân chúng ta là nguồn sức mạnh động lực để thúc đẩy đưa chúng ta lên đến đỉnh cao của cuộc đời mình. Nếu như chú ốc sên khát khao chinh phục núi Phú Sĩ thì mỗi người đều có một đỉnh cao của cuộc đời mình mà muốn chinh phục.

Điều mà chúng ta cần làm đó chính là luôn luôn cố gắng không ngừng nghỉ trên hành trình, nỗ lực hết sức mình trên hành trình chinh phục lý tưởng sống của mình. Ta có thể đi chậm hơn so với người khác nhưng điều quan trọng đó chính là ta không ngừng lại mà luôn nỗ lực, kiên trì đến cùng với ước mơ của mình. Đó chính là điều làm nên ý nghĩa của cuộc sống.

Kết nối đọc – viết

Từ việc đọc ba bài thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.

Phương pháp giải:

Xem lại thơ hai cư

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là bốn mùa của thiên nhiên và tính tương quan giữa hai ý tưởng. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không thì không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng… Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường. Đây chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của bài thơ hai-cư.

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- Mẫu 2

Tác giả tác phẩm

– Tác giả

a. Mát-chư-ô Ba-sô (1644 – 1694)

  • Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật
  • Ông là người có công lớn trong việc hoàn thiện thơ hai-cư, đưa nó trở thành thể thơ độc đáo nhất của Nhật Bản

b. Chi-ô (1703 – 1775)

  • Là người đánh dấu sự hiện diện của các tác giả nữ trong truyền thống thơ hai-cư.
  • Trước bà, thơ hai-cư của tác giả nữ thường bị coi thường và quên lãng
  • Bà đã trở thành một tiếng nói thơ ca độc đáo, được nhiều người yêu thích

c. Cô-ba-y-a-si Ít-sa (1763 – 1828)

  • Là nhà thơ kiêm tu sĩ Phật giáo
  • Ông còn là họa sĩ tài ba, nổi tiếng với những bức tranh có đề các bài thơ hai-cư do chính ông sáng tác.

– Thể thơ hai-cư

  • Hai-cư là thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản, đồng thời được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thơ ca thế giới.
  • Bài thơ hai-cư trong tiếng Nhật chỉ gồm 3 dòng (dòng 1 và dòng 3 có năm âm tiết, dòng 2 có 7 âm tiết)
  • Thơ hai-cư thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng trưng.
  • Thơ hai-cư thường ngắn gọn, hàm súc

– Giá trị nội dung

  • Ba bài thơ thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên như một buổi “chiều thu”, cành “hoa triêu nhan” và sự vật nhỏ bé như “dây gàu”, “giếng” nước, “con ốc”
  • Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho những cố gắng của con người (hình ảnh con ốc trèo núi Fu-ji), tâm trạng man mác bâng khuâng (cánh quạ đậu trên cành khô),…

– Giá trị nghệ thuật

  • Ngắn gọn, hàm súc
  • Hình ảnh được sử dụng nhẹ nhàng, trong sáng nhưng giàu tính tượng trưng

Bố cục

Văn bản chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Bài thơ số 1: Miêu tả hình ảnh con quạ
  • Phần 2: Bài thơ số 2: Miêu tả hình ảnh hoa triêu nhan
  • Phần 3: Bài thơ số 3: Miêu tả hình ảnh con ốc nhỏ

Nội dung chính bài Chùm thơ haiku Nhật Bản

– Tóm tắt:

Chùm thơ hai-cư đem đến cho bạn đọc những ấn tượng về hình thức ngắn gọn, giản dị nhưng chan chứa những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mượn hình ảnh của tự nhiên, vạn vật, bằng cách gợi tả độc đáo, tác giả đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, lẽ sống của con người.

– Nội dung chính:

Ba bài thơ thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên, từ đó gửi gắm những thông điệp về cuộc đời.

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bài thơ ngắn nhất đã từng đọc là một bài thơ Vận nước của thiền sư Đỗ Pháp:

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh.

=> Bài thơ tuy ngắn gọn, âm điệu nhẹ nhàng,  chứa đựng tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của nhà thơ.

* Trong khi đọc

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

– Màu sắc: gam màu u buồn, màu vàng nâu của cành khô và chiều thu hiu hắt.

– Không khí: mát mẻ của thời tiết mùa thu

Câu 2 (trang 45 SGK Ngữ văn 10 Tập 1)

Bài thơ thứ hai gợi lên trong tâm trí người đọc hình ảnh những bông hoa triêu nhan tím quấn vào sợi dây gàu bên giếng.

Câu 3 (trang 45 SGK Ngữ văn 10 Tập 1)

“Con ốc” gợi lên hình ảnh một con vật nhỏ bé, chậm chạp, sống thụ động.

“Núi Fu-ji” là một ngọn núi nổi tiếng ở Nhật Bản, nó gợi lên sự hùng vĩ, tráng lệ của tự nhiên.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Chùm thơ hai-cơ (haiku) Nhật Bản:  Phản ánh tâm hồn yêu thiên nhiên, ưa thích hòa nhập cảm xúc với thiên nhiên qua những chi tiết, hình ảnh và nét vẽ cô đọng “chiều thu”, “cành hoa triêu nhan” hay sự vật “dây gàu”, “giếng”, “con ốc”. Gửi gắm quan niệm về sự nỗ lực của con người Nhật Bản (ẩn dụ như con ốc trèo núi Phu-gi) dù nhỏ bé nhưng không bị khuất phục…

Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Bài thơHình ảnh trung tâm
Bài 1Con quạ
Bài 2Hoa triêu nhan
Bài 3Con ốc nhỏ

Nhận xét: Nhân vật trung tâm trong các bài thơ là những sự vật, hiện tượng nhỏ bé, bình thường.

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 10, tập 1)

Mối quan hệ: Hình ảnh trung tâm “cánh quạ đậu” trên không gian “cành khô” vào thời gian “một buổi chiều thu” đã tạo nên một khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ, thưa thớt đượm buồn.

Câu 3 (trang 46 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Nhà thơ phát hiện dây hoa triêu nhan đang quấn quanh sợi dây gàu bên thành giếng.

– Nhà thơ nhìn thấy sự sống, nhìn thấy cái đẹp, nhìn thấy Phật tánh trong đóa triêu nhan nhỏ nhoi nhưng bền bỉ. Hoa triêu nhan vốn là một loại dây leo, đã quấn vào dây gàu để nở. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không nỡ làm tổn thương nên bà chọn giải pháp “xin nước nhà bên”, để sự sống và cái đẹp được hiện hữu.

Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Hình ảnh con ốc nhỏ bé đối lập với ngọn núi Fu-ji hùng vĩ đã truyền tải thông điệp đầy ý nghĩa. Hình ảnh con ốc nhỏ bé đang trèo lên núi Fu-ji là hình ảnh biểu tượng con người trên quãng đường chinh phục ước mơ lớn lao của cuộc đời.

Câu 5 (trang 46 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Cành cây, con quạ, chiều thu toát ra sự cô tịch. Bài thơ không chỉ tái hiện phong cảnh héo úa của một chiều thu giống hình bóng một con quạ, nó còn là sự tương phản của thân hình đen muội nhỏ xíu của con quạ với bóng tối bao la vô định của buổi chiều hôm. Hình ảnh con quạ cô đơn đậu trên cành cây trơ trụi giữa một chiều thu mênh mông đã đưa người đọc vào cảnh giới u huyền và cô tịch, một thế giới hư không rỗng rang.

Câu 6 (trang 46 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Thiền Ni Chiyo ra giếng lấy nước. Bà thấy hoa triêu nhan (loài có thân dây leo) đang quấn quanh dây gầu. Thương hoa, trân trọng vẻ đẹp mong manh, thuần khiết của hoa, bà không nỡ dùng gầu múc nước mà sang nhà hàng xóm xin nước để dùng.

=> Triết lí về cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên: trân trọng sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.

Câu 7 (trang 46 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Hành trình con ốc trèo lên núi Phú Sĩ gợi lên cuộc hành trình chinh phục ước mơ, hoài bão, khát vọng của con người. Trên thực tế cuộc sống, mỗi người đều là chú ốc nhỏ bé bình dị nhưng đều ấp ủ một giấc mơ cháy bỏng của riêng cuộc đời mình. Sức mạnh nội tại của chính bản thân chúng ta là nguồn sức mạnh động lực để thúc đẩy đưa chúng ta lên đến đỉnh cao của cuộc đời mình. Nếu như chú ốc sên khát khao chinh phục núi Phú Sĩ thì mỗi người đều có một đỉnh cao của cuộc đời mình mà muốn chinh phục.

Điều mà chúng ta cần làm đó chính là luôn luôn cố gắng không ngừng nghỉ trên hành trình, nỗ lực hết sức mình trên hành trình chinh phục lý tưởng sống của mình. Ta có thể đi chậm hơn so với người khác nhưng điều quan trọng đó chính là ta không ngừng lại mà luôn nỗ lực, kiên trì đến cùng với ước mơ của mình. Đó chính là điều làm nên ý nghĩa của cuộc sống.

Bài  tập trang  46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Từ việc đọc ba bài thơ trong chùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn (khoảnh 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.

Đoạn văn tham khảo:

Thơ hai-cư một thể thơ đặc biệt với sự ấn tượng bởi dung lượng ngắn, cô đọng nhưng chứa đựng biết bao hàm nghĩa lớn lao. Một thể loại xuất hiện chỉ với những dòng thơ ngắn ngủn, nhưng lớp vỏ ngôn từ lại đầy sâu sắc. Tác giả sử dụng những chi tiết, hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên hay con người như “cành khô”, “cánh quạ”, “hoa triêu nhan”, hay “con ốc”, “núi Phu-gi” đại diện cho những tư tưởng, quan niệm về nhân sinh, về cuộc sống và đạo lí ứng xử của con người trước thiên nhiên. Thế giới nhân sinh như bao trọn trong những từ ngữ tưởng như “thô kệch” nhưng lại chan chứa màu sắc. Điểm đặc biệt về dung lượng và ngôn từ đã tạo cho thơ hai-cư một vẻ bề ngoài với những đặc điểm không thể lẫn lộn trong bất cứ một thể loại thơ nào khác. Bên cạnh đặc sắc về hình thức, dung lượng, thơ hai-cư còn có một tính chất đặc biệt bởi sự truyền thụ tư tưởng và nuôi dưỡng những giá trị nhân văn. Tiếp cận thơ hai-cư, người đọc đang từng bước dẫn mình vào một thế giới tuyệt diệu.

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – Mẫu 4

Thơ và thơ trữ tình

  • Thơ là hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt, tuân theo một mô hình thi luật hoặc nhịp điệu nhất định.
  • Thơ trữ tình là loại tác phẩm có thơ thường có dung lượng nhỏ, thể hiện trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình

Nhân vật trữ tình

Là người trực tiếp bộc lộ những rung động và tình cảm trong bài thơ trước khung cảnh hoặc sự tình nào đó.

Hình ảnh thơ

Là các sự vật, hiện tượng, trạng thái đời sống được tạo ra một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơi gợi cảm giác, cũng như gợi ra những ý nghĩa tinh thần nhất định với người đọc.

Vần thơ, nhịp điệu, nhạc điệu, đối, thi luật, thể thơ

  • Vần thơ: sự cộng hưởng, hòa âm theo một số âm tiết trong hay cuối dòng thơ.
  • Nhịp điệu: Những điểm ngắt hay ngừng theo chu kì của nhất định trên văn bản do tác giả chủ động bố trí.
  • Nhạc điệu: Cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời văn gợi ra cảm giác về âm nhạc.
  • Đối: Cách tổ chức lời văn thành 2 vế cân xứng, sóng đôi với nhau cả về ý và lời.
  • Thi luật: quy tắc tổ chức ngôn từ như cách gieo vần, ngắt nhịp, hòa thanh…
  • Thể thơ: Sự thống nhất giữa mô hình thi luật và loại hình nội dung của tác phẩm thơ.

Lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ trong câu

  • Tránh các lỗi lặp từ, dùng từ không đúng nghĩa, dùng từ không đúng phong cách…
  • Các từ cần được sắp xếp theo một trật tự có quy định.
  • Tránh các lỗi về sử dụng và trật tự từ trong câu.

Trước khi đọc

Bài thơ ngắn nhất mà bạn từng đọc là bài nào? Điều gì khiến nó được bạn nhớ tới?

Gợi ý:

Bài thơ ngắn nhất từng đọc là: Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.

Trong khi đọc

Câu 1. Hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.

Màu sắc: màu nâu (cành khô), màu đen (con quạ), màu vàng (nắng chiều thu)

Câu 2. Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi cho bạn là gì?

Những bông hoa triêu nhan màu tím đang quyện vào dây gàu bên giếng.

Câu 3. Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

  • Con ốc: nhỏ bé, chậm chạp
  • Núi Fu-ji: hùng vĩ, tráng lệ

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.

  • Bài 1: con quạ
  • Bài 2: hoa triêu nhan
  • Bài 3: con ốc

=> Các hình ảnh trên đều thuộc về tự nhiên, là những sự vật nhỏ bé và bình thường.

Câu 2. Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.

Hình ảnh trung tâm – con quả có mối liên hệ với không gian và thời gian: đậu trên cành khô, trong một chiều thu.

Câu 3. Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện những bông hoa triều nhan quấn quanh sợi dây gầu bên thành giếng. Khi nhìn sự sống, cái đẹp nhà thơ muốn nâng niu, giữ gìn nên đã sang “xin nước nhà bên”

Câu 4. Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và núi “Fu-ji”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.

Hai hình ảnh “con ốc” và “núi Fu-ji” hoàn toàn đối lập nhau. Con ốc nhỏ bé, còn núi Fu-ji thì hùng vĩ.

Câu 5. Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?

Hình ảnh con quạ cô đơn đậu trên cành cây trơ trụi giữa một chiều thu mênh mông đã đưa người đọc vào cảnh giới u huyền và cô tịch, một thế giới hư không.

Câu 6. Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

Triết lí trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên: trân trọng, nâng niu và bảo vệ thiên nhiên.

Câu 7. Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?

Hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa cũng giống như hành trình chinh phục ước mơ, hoài bão của con người. Mặc dù chúng ta phải đứng trước “một ngọn núi to lớn” – những khó khăn, thử thách nhưng vẫn kiên trì, bền bỉ như con ốc sên thì sẽ sớm ngày lên được đến đỉnh núi – đạt được thành công.

Kết nối đọc – viết

Từ việc đọc ba bài thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.

Gợi ý:

Thơ hai-cư là thể thơ truyền thống có vị trí rất quan trọng trong nền văn học Nhật Bản. Điều đặc biệt nhất là loại thơ này khiến tôi cảm thấy ấn tượng là bài thơ hai-cư rất ngắn, trong tiếng Nhật chỉ có ba dòng. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi cảm xúc, suy tư nào đó. Ví dụ như trong các bài thơ của Ba-sô, hình ảnh trung tâm là con quạ; trong bài thơ của Chi-ô là hoa triền nhan, còn trong thơ của Ít-sa là con ốc. Bài thơ Hai-cư thường thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa. Hình ảnh con quạ cô đơn đậu trên cành cây trơ trụi giữa một chiều thu mênh mông đã đưa người đọc vào cảnh giới u huyền và cô tịch, một thế giới hư không trong bài thơ của Ba-sô. Hay bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện những bông hoa triều nhan quấn quanh sợi dây gầu bên thành giếng. Khi nhìn sự sống, cái đẹp nhà thơ muốn nâng niu, giữ gìn nên đã sang “xin nước nhà bên”. Và cả hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa cũng giống như hành trình chinh phục ước mơ, hoài bão của con người. Có thể khẳng định, thơ Hai-cư là một thể thơ độc đáo của văn học Nhật Bản.

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – Mẫu 5

ĐỌC

Câu 1: Hãy hình dung về màu sắc không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.

Trả lời:

Hình dung về màu sắc không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.

– Màu sắc: màu nâu của cành khô, màu đen của quạ và màu ngả vàng của chiều thu.

– Không khí: vắng lặng, đìu hiu.

Câu 2: Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi ra cho bạn là gì?

Trả lời:

Hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” như được lồng vào nhau, hoa triêu nhan cuốn vào dây gàu.

Câu 3: Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Phu-gi”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?
Trả lời:
Những đặc điểm của:

– “Con ốc”: một con vật nhỏ bé, chậm chạp, sống thụ động.

– “Núi Phu-gi”:một ngọn núi nổi tiếng ở Nhật Bản, nó gợi lên sự hùng vĩ, tráng lệ của tự nhiên.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho…

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy

=> Xem hướng dẫn giải

Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô…

Câu 2: Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.

=> Xem hướng dẫn giải

Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn…

Câu 3: Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

=> Xem hướng dẫn giải

Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc”…

Câu 4: Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và “núi Phu-gi”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.

=> Xem hướng dẫn giải

Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi…

Câu 5: Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gỉ ở người đọc?

=> Xem hướng dẫn giải

Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách…

Câu 6: Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

=> Xem hướng dẫn giải

Bạn cảm nhận như thế nào về hành trinh “chậm rì” của con ốc…

Câu 7: Bạn cảm nhận như thế nào về hành trinh “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?

=> Xem hướng dẫn giải

Từ việc đọc ba bài thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình…

KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT

Từ việc đọc ba bài thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.

=> Xem hướng dẫn giải

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Chùm thơ hai – cư…

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Chùm thơ hai – cư (haiku) Nhật Bản?

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức – siêu ngắn ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!