Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn nhất 10/2024.
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- mẫu 1
Nội dung chính
Văn bản bày tỏ quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ và tầm quan trọng của ngôn ngữ của tác giả Lê Đạt. |
Tóm tắt
Văn bản Chữ bầu lên nhà thơ bày tỏ quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ của tác giả Lê Đạt. Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 82, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người như thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, “bất đồng”.
Phương pháp giải:
– Nhớ lại những bài thơ, nhà thơ đã học và thử hình dung về những nhà thơ đó.
– Nhớ lại hoàn cảnh ra đời của một số bài thơ đã học và từ đó nêu suy nghĩ về việc làm thơ với những phút cao hứng, “bất đồng”.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
– Những hình dung về nhà thơ:
+ Là một người tri thức, vốn từ ngữ phong phú.
+ Là người giàu trí tưởng tượng, có tâm hồn mộng mơ.
+ Là người luôn quan tâm đến những vấn đề cuộc sống, về con người và về mọi thứ xung quanh.
+ Việc làm thơ với những phút cao hứng, “bất đồng” là việc không thể không có, làm thơ thường dựa vào cảm hứng ngắn ngủi và bất chợt; không phải lúc nào cũng có cảm hứng để viết lên một bài thơ hay.
Câu 2 (trang 82, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Bạn nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ?
Phương pháp giải:
– Tìm hiểu hoặc nhớ lại một số định nghĩa về thơ, nhà thơ và công việc làm thơ.
Lời giải chi tiết:
– “Thơ” là “một hình thức nghệ thuật” dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
– Nhà thơ là một danh hiệu cao quý cho người làm thơ, khi mà thơ ca của người đó phục vụ cho chân, thiện, mỹ, cho ánh sáng xua tan bóng tối, cho lương tâm, trí tuệ và tiến bộ cũng như hạnh phúc của con người.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 82, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Liệu tác giả có nhầm không khi viết “ý tại ngôn tại”?
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đoạn (1) của văn bản.
– Lý giải nghĩa “ý tại ngôn tại” để giải thích lý do tác giả viết “ý tại ngôn tại”.
Lời giải chi tiết:
Tác viết “ý tại ngôn tại” là không nhầm, ở đây, tác giả muốn nói ngôn ngữ trong văn chương không giống với ngôn ngữ thơ. “Ý tại ngôn tại” là ý trên mặt chữ, đọc chữ có thể hiểu luôn ý nghĩa câu văn, nhưng câu chữ trong thơ thì không thể hiểu nghĩa mặt chữ mà cần phải hiểu nghĩa ẩn sâu bên trong của nó.
Câu 2 (trang 82, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tư vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?
Phương pháp giải:
– Đọc đoạn (1) của văn bản.
– Đọc chú giải về “nghĩa tự vị” và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
– “Nghĩa tiêu dùng” là nghĩa hay dùng hàng ngày khi giải nghĩa các từ; “nghĩa tự vị” là nghĩa trong từ điển.
– Hai cụm từ này đều cùng diễn đạt một nghĩa, ý nói khi nghĩa các từ thường được lấy ở từ điển, dùng nghĩa mà người ta biết.
Câu 3 (trang 83, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩa mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đoạn (2) của văn bản.
– Chú ý vào những câu nói về việc tác giả “rất ghét”, “không mê” và “ưa” thứ gì để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
– Tác giả “rất ghét” cái quan niệm: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng lụi tàn và “không mê” các nhà thơ thần đồng, những người sống bằng vốn trời cho.
– Tác giả “ưa” những nhà thơ chăm chỉ làm việc trên cánh đồng giấy, tích góp từng câu chữ, hạt chữ.
– Tôi nghĩ rằng mình đã hiểu đúng điều mà tác giả muốn nói.
Câu 4 (trang 84, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?
Phương pháp giải:
– Đọc đoạn (2), (3) của văn bản.
– Chú ý vào những câu văn nói về chức nhà thơ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa khi họ không còn chăm chỉ làm việc trên những trang giấy nữa, hay khi họ thất bại trong “cuộc bầu cử chữ” khắc nghiệt.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ văn 19, tập 1)
Đề bài: Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì?
Phương pháp giải:
– Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
– Dựa vào nhan đề, luận điểm luận cứ để chỉ ra vấn đề chính được bàn luận trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là vai trò của ngôn ngữ, của chữ đối với nhà thơ, làm nổi bật quan niệm về nghề thơ của tác giả.
Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 19, tập 1)
Đề bài: Hãy tìm trong văn bản một câu có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả.
Phương pháp giải:
– Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
– Chú ý những câu văn nhắc đến nghề thơ, quan niệm về thơ trong văn bản.
– Chỉ ra câu văn nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Câu văn nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả:
“Dẫu có theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.”
Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ văn 19, tập 1)
Đề bài: Ở phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:
– Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.
– Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.
Những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.
Phương pháp giải:
– Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
– Đọc phần (2) của văn bản.
– Chú ý những lí lẽ, bằng chứng về quan niệm trên được đưa ra ở đoạn (2) của văn bản.
– Nêu ý kiến về những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên.
Lời giải chi tiết:
– Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra đã có sự mạch lạc, có thể thuyết phục được người đọc nhưng chưa thật sự làm nổi bật hai quan niệm trên.
– Tác giả có thể đưa ra những bằng chứng về một số nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, so sánh với các nhà thơ nước ngoài để làm rõ hơn về hai quan niệm trên, tạo thêm sức thuyết phục với người đọc.
Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ văn 19, tập 1)
Đề bài: Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.
Phương pháp giải:
– Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
– Nêu định nghĩa khái niệm chữ dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản.
Lời giải chi tiết:
– Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh, là công cụ biểu đạt quan niệm của người viết mà đó còn là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật trong bài viết.
– Chữ trong bài thơ cần có sự tương quan, liên kết với các câu thơ, phải có độ vang, sức gợi cảm, gợi sự hứng thú với người đọc và truyền tải được tiếng lòng của nhà thơ.
Câu 5 (trang 85, SGK Ngữ văn 19, tập 1)
Đề bài: Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tư vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.
Phương pháp giải:
– Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
– Đọc đoạn (1) trong văn bản.
– Nêu ý kiến về luận điểm của tác giả và đưa ra một số ví dụ minh họa.
Lời giải chi tiết:
– Tôi đồng ý với luận điểm của tác giả Lê Đạt.
Ví dụ: những câu chữ trong một số bài thơ như Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, bài Thu hứng của Đỗ Phủ, … đều không chỉ được hiểu ở “nghĩa tiêu dùng” mà chữ trong các bài thơ này còn có âm vang và nhịp điệu truyền tải tiếng lòng của nhà thơ.
Câu 6 (trang 85, SGK Ngữ văn 19, tập 1)
Đề bài: Bài viết của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?
Phương pháp giải:
– Đọc phần Tri thức ngữ văn trang 72.
– Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ.
– Chú ý những câu văn, đoạn văn nói về hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong văn bản.
– Nêu những hiểu biết về hoạt động sáng tạo thơ ca được rút ra từ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Những hiểu biết về hoạt động sáng tạo thơ ca được rút ra từ văn bản:
– Hoạt động sáng tạo thơ ca là một quá trình dài và gian khổ, một con đường gập ghềnh nhiều khó khăn.
– Muốn sáng tạo thơ ca thì phải biết chữ và hiểu chữ, hiểu theo “ý tại ngôn ngoại” và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm, thu hút người đọc.
– Hoạt động sáng tạo thơ ca gắn liền với những cảm xúc bộc phát ngắn ngủi hoặc dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ.
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt.
Phương pháp giải:
– Giới thiệu ngắn gọn về nhận định cần bàn luận.
– Giải thích ý nghĩa của nhận định.
– Đưa ra những luận điểm, lí lẽ, bằng chứng phân tích, bàn luận về nhận định đó.
– Khái quát, khẳng định lại tính chất của nhận định.
Lời giải chi tiết:
Tác giả Lê Quang Đạt đã đưa ra nhận định hay và thú vị là Chữ bầu lên nhà thơ, để làm nổi bật tầm quan trọng của chữ đối với các nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh mà quan trọng đó chính là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật. Chữ bầu lên nhà thơ là khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ; ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu trong văn học; nó khẳng định tài năng, phong cách của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ thơ là tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là kiến trúc ngôn từ đặc biệt; tạo lập và tôn vinh vị thế nhà thơ. Khi nhà thơ cần mẫn với chữ thì sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất để diễn đạt ý cần nói, để tiếng lòng của mình được vang lên, được hữu hình hóa thành câu chữ, âm thanh, nhịp điệu. Nhà thơ Đỗ Phủ hay còn được người đời gọi là “thi thánh” với bài thơ Thu hứng đã sử dụng những câu chữ mang tính ước lệ, lời thơ buồn với những âm vang và nhịp điệu đã đưa người đọc đến với thế giới cảm xúc tâm hồn của nhà thơ. Quá trình sáng tạo nghệ thuật đầy sự khó khăn, vất vả, nhà thơ phải thổi hồn vào tác phẩm thông qua ngôn ngữ thơ ca, phải dựa vào chữ để tạo ra những tác phẩm đặc sắc. Điều đó cũng cho ta thấy Chữ bầu lên nhà thơ là một nhận định đúng.
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- mẫu 2
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
1.Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, “bốc đồng”?
2.Bạn nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ?
- 1. Học sinh trình bày theo quan điểm cá nhân.
- “Thơ không phải là thơ mà thơ là tâm hồn của tác giả”
“Thơ là thế giới tâm hồn trù phú của người viết”
* Đọc văn bản
1.Phải chăng tác giả đã nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”?
Trả lời:
– Tác giả không nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”
– “ý tại ngôn tại” có nghĩa là ý trên mặt chữ, tức các tác phẩm văn xuôi thì nội dung thường hiện hữu và diễn tả trực tiếp trên lớp vỏ ngôn từ.
- “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?
Trả lời:
– Hai cụm từ này đều diễn đạt cùng một ý.
– Tuy nhiên:
+ Nghĩa tiêu dùng: là nghĩa thường hay dùng hàng ngày.
+ Nghĩa tự vị: nghĩa tra cứu từ điển.
3.Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩ mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?
Trả lời:
– Tác giả “rất ghét định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng lụi tàn và tác giả “không mê” các nhà thơ thần đồng, những người sống bằng vốn trời cho.
– Ngược lại ông “ưa” những nhà thơ chăm chỉ làm việc trên cánh đồng giấy, tích góp từng câu chữ, hạt chữ.
– Tôi nghĩ rằng mình đã hiểu đúng điều mà tác giả muốn nói.
4.“Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?
Trả lời:
– Nhà thơ là một người làm nghệ thuật, sáng tác nghệ thuật, họ sẽ không còn là nhà thơ khi họ ngừng lao động, ngừng sáng tạo và làm mới mình.
* Sau khi đọc
Nội dung chính Chữ bầu lên nhà thơ: Văn bản đề cập đến giá trị của ngôn ngữ, chữ nghĩa đối với những người làm sự nghiệp sáng tác. Đồng thời bày tỏ quan niệm sáng tác, quan niệm về người làm nghệ thuật của tác giả.
Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì?
Trả lời:
Văn bản đề cập đến giá trị của ngôn ngữ, chữ nghĩa đối với những người làm sự nghiệp sáng tác. Đồng thời bày tỏ quan niệm sáng tác, quan niệm về người làm nghệ thuật của tác giả.
Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Hãy tìm trong văn bản một câu có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả?
Trả lời:
Câu nêu nổi bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả:
“Dẫu có theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.”
Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Ở phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:
– Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.
– Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.
Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn?
Trả lời:
– Những lí lẽ nhà thơ đưa ra có sự logic, lập luận mạch lạc, rõ ràng có thuyết phục nhưng chưa có sự nổi bật, đặc sắc, chưa có sự so sánh móc nối với một số tác giả tiêu biểu của Việt Nam hoặc nước ngoài.
Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.
Trả lời:
– Chữ là lớp vỏ âm thanh, là công cụ giao tiếp.
– Chữ là phương tiện biểu đạt giá trị nghệ thuật và truyền đạt nội dung, bày tỏ tư tưởng tác phẩm.
Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.
Trả lời:
– Học sinh trình bày quan điểm cá nhân (đồng tình hoặc bác bỏ) và lí giải.
– Đồng tình: ví dụ minh họa trong các tác phẩm thơ đã học, chữ trong các tác phẩm có yếu tố âm lượng, độ vang, sức gợi rõ nét như Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ.
Câu 6 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Bài viết của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?
Trả lời:
– Hoạt động sáng tác thơ ca là hoạt động phức tạp, không đơn giản, không dễ dàng.
– Người sáng tác thơ ca phải là người có học thức, biết chữ và hiểu chữ.
– Không có sự quy định rõ ràng về thời gian, thời điểm cho hoạt động sáng tạo thơ ca, nó gắn liền với cảm xúc bộc phát, bất ngờ hoặc dựa vào năng khiếu cùng khả năng của tác giả.
* Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt.
Đoạn văn tham khảo
Trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt, tác giả đã viết: “Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời”. Tác giả cho rằng “làm thơ không phải trò may rủi, cần nghiêm túc trong sự nghiệp sáng tác và sử dụng con chữ và “không ai trúng số độc đắc suốt đời” tức muốn nói nhà thơ cần trau dồi và sáng tạo, nếu không sẽ bị bài trừ và một ngày nào đó sẽ “không còn là nhà thơ nữa”. Quan điểm nhìn thằng vào thực tế sáng tác của một bộ phận nhà thơ hiện nay như sự tự lời như lời nhắc nhở đanh thép tới những những người cầm trong sự nghiệp sáng tác thơ. Thơ là cảm xúc, giai điệu, tình yêu. Người làm thơ phải thực sự trân quý nó, bồi dưỡng mình mới có thể cảm thụ và đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác. Nếu không trau dồi và trân quý, sự mai một của tiềm thức người viết thơ sẽ giết chết danh xưng nhà thơ. Thơ trân quý là khi người cầm bút ý thức về trách nhiệm và xứ mệnh của mình trong danh xưng trân quý “nhà thơ”.
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- mẫu 3
Trước khi đọc
Câu 1. Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người như thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, “bốc đồng”?
Nhà thơ là người có tâm hồn lãng mạn, yêu thích cái đẹp. Việc làm thơ đôi khi có những phút cao hứng, “bốc đồng” vì thơ quan trọng nhất là cảm xúc, nhưng không phải luôn như vậy.
Câu 2. Bạn nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ?
Chế Lan Viên từng viết trong lời tựa tập Điêu tàn: “Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xáo trộn dĩ vãng, nó ôm trùm tương lai. Người ta không thể hiểu được vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý”…
Trong khi đọc
Câu 1. Phải chăng tác giả đã nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”?
- “Ý tại ngôn tại: Ý nằm gọn trong lời đã nói hoặc viết ra.
- Các tác phẩm văn xuôi có những câu văn ngắn, dài khác nhau nên dễ dàng diễn đạt ý mà tác giả muốn đề cập đến. Bởi vậy, tác giả không nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”.
Câu 2. “Nghĩ tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?
“Nghĩa tiêu dùng”: Nghĩa được sử dụng hằng ngày, trong cuộc sống; Nghĩa tự vị: Nghĩa được ghi chép trong từ điển, cũng chính là nghĩa được hiểu trong cuộc sống hằng ngày.
=> Hai cụm từ này diễn đạt cùng một ý.
Câu 3. Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩa mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?
– Tác giả “rất ghét” cái định kiến quái gở: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm, nên cũng lụi tàn sớm; “không mê” những nhà thơ thần đồng.
– Ngược lại, ông “ưa” những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ.
Câu 4. “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?
Một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa khi họ không còn miệt mài, cần cù lao động chữ.
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì?
Vai trò ngôn ngữ với nhà thơ, quan niệm về nghề sáng tác thơ của tác giả.
Câu 2. Hãy tìm trong văn bản một câu có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả.
“Nhưng, dẫu có theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.”
Câu 3. Ở phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:
– Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.
– Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.
Những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.
Gợi ý:
Tác giả đã đưa là lí lẽ rõ ràng, sau đó lấy dẫn chứng từ một số nhà thơ nổi tiếng. Những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục.
Câu 4. Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.
Chữ là cái vỏ âm thanh, biểu đạt quan niệm của người viết; là ngôn từ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật.
Câu 5. Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.
– Ý kiến: Đồng tình. Bởi “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị là lớp nghĩa chung, được dùng trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng hiểu được. Nhà thơ phải tạo ra con chữ riêng cho bản thân.
– Ví dụ: Ví dụ như “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử gợi ra cảm giác mùa xuân đang đạt đến độ căng mọng, đẹp đẽ nhất.
Câu 6. Bài viết của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?
Hoạt động sáng tạo thơ ca là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì. Nhà thơ phải biết chữ và hiểu chữ, tạo ra con chữ cho riêng mình…
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt.
Gợi ý:
Trong bài thơ “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt, tôi cảm thấy tâm đắc nhất với quan điểm: “ Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”. Trước tiên, có thể hiểu “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị là lớp nghĩa chung, được dùng trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng hiểu được. Quan điểm của Lê Đạt muốn khẳng định rằng nhà thơ làm chữ cần phải tạo ra con chữ riêng, có nghĩa là tạo ra được ngôn ngữ nghệ thuật riêng. Ở đó, diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ được đặt trong mối tương quan hữu cơ với câu, bài thơ. Trong bài thơ Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử đã khắc họa hình ảnh làng quê trong buổi sáng mùa xuân với vẻ căng tròn, đẹp đẽ nhất. Nhà thơ đã lựa chọn và kết hợp từ láy với danh từ, tính từ như lấm tấm vàng, sột soạt gió, nắng chang chang. Từ đó, chúng ta thấy được mọi thứ đều đạt đến độ hoàn hảo, sắc xuân lan tỏa khắp mọi nơi, sức sống mãnh liệt. Như vậy, nhận định trên của Lê Đạt là hoàn toàn đúng đắn, rất giàu giá trị.
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức- mẫu 4
I. Trước Văn Bản Đọc
1. Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, “bốc đồng”?
Học sinh trả lời dựa trên hình dung của bản thân.
Gợi ý:
– Trong hình dung của em nhà thơ là những người:
+ Có một tâm hồn cao đẹp, trong sáng.
+ Có khả năng sáng tạo về mặt ngôn từ và dạt dào cảm xúc.
+ Có khả năng quan sát tinh tế, nhạy cảm trước sự biến đổi của sự vật, hiện tượng trong đời sống.
– Theo em, việc làm thơ đôi lúc cũng gắn liền với những phút cao hứng, “bốc đồng”.
2. Bạn có nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ?
Học sinh trả lời dựa trên trải nghiệm cá nhân.
Gợi ý:
– Định nghĩa về thơ: “Thơ trước hết là cuộc đời sau mới là nghệ thuật.” (Bê-lin-xki)
– Nhà thơ: “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt/ Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay.” (Chế Lan Viên)
– Công việc làm thơ: “Làm thơ là cân một phần nghìn miligram quặng chữ.” (Mai-a-cốp-xki)
II. Trong Văn Bản Đọc
1. Phải chăng tác giả đã nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”?
Trả lời:
Tác giả không nhầm khi viết “ý tại ngôn tại” vì tác giả muốn nói đến sự khác biệt trong ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ văn xuôi nội dung đã thể hiện được hết ý hoặc lần cần nói. Còn ngôn ngữ thơ thì nói ít, gợi nhiều, khơi gợi cho người nghe, người đọc để họ tiếp tục tìm kiếm, xác định những ý nghĩa của hình ảnh thơ.
2. “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?
Trả lời:
+ “Nghĩa tiêu dùng”: nghĩa được sử dụng trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, dễ hiểu và phù hợp với mọi đối tượng. Nghĩa của từ, câu thay đổi phụ thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
+ “Nghĩa tự vị”: nghĩa được giải thích trong các cuốn tự điển, từ điển. Nghĩa cố định, không thay đổi.
– Hai cụm từ này không diễn đạt cùng một ý.
3. Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩ rằng mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?
Trả lời:
– “Tôi rất ghét cái định kiến quái gở: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng lụi tàn sớm”.
– “Tôi không mê những nhà thơ thần đồng.”
– “Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”.
– Em nghĩ rằng mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói vì ông muốn đề cao những nhà thơ lao động chữ nghĩa.
4. “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?
Trả lời:
Một “nhà thơ” không còn là nhà thơ khi người đó không được tái cử thông qua cuộc bỏ phiếu của cử tri chữ.
III. Trả Lời Câu Hỏi
1. Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì?
Trả lời:
Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là lao động chữ nghĩa trong hoạt động sáng tạo thơ ca và đặc trưng, ý nghĩa của “chữ” trong thơ.
2. Hãy tìm trong văn bản một câu có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả.
Trả lời:
Câu văn nêu bật được ý nghĩa cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả: “Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.”.
3. Ở phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:
– Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.
– Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.
Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.
Trả lời:
* Những lí lẽ bằng chứng trong hai quan niệm:
– Quan niệm “thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng”: nhà thơ không đồng tình với quan niệm này:
+ “Trời cho thì trời lại lấy đi. Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi.”.
+ “Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng kì ngộ là kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần.”.
– Quan niệm “thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn”: nhà thơ phản bác lại quan niệm:
+ “Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời.”
+ “Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải do ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.”
* Sức thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng:
– Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên đã đủ sức thuyết phục, thể hiện cách đánh giá, tư duy phản biện sắc sảo.
– Theo em, cách phát biểu của Lê Đạt dễ gây hiểu nhầm cho người đọc về việc ông có quan niệm cực đoan nhưng điều quan trọng là tác giả muốn người đọc cần có cái nhìn đa chiều và không dễ dãi tin theo những nhận định phổ biến. Và mục đích bài viết của ông là muốn khẳng định quá trình lao động nghệ thuật chân chính và nghiêm túc.
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ ngắn gọn (Trích, Lê Đạt), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
4. Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm “chữ”. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.
Trả lời:
– Khái niệm “chữ”: theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ định nghĩa:
+ Hệ thống kí hiệu bằng được nét đặt ra để ghi tiếng nói.
+ Đơn vị kí hiệu trong một hệ thống chữ.
+ Lối viết chữ, nét chữ riêng của mỗi người.
+ Tên gọi thông thường của âm tiết; tập hợp chữ viết một âm tiết.
+ Tên gọi thông thường của từ.
+ Tên gọi thông thường của từ ngữ gốc hán.
+ Kiến thức văn hóa, chữ nghĩa học được.
+ Dùng để chỉ nội dung khái niệm đạo đức, tinh thần, tâm lí đã được xác định.
+ Lời từ xưa được ghi truyền lại.
– Khái niệm “chữ” được dùng trong văn bản của Lê Đạt:
+ Khái niệm “chữ” được Lê Đạt dùng không bị buộc cố định vào bất cứ nghĩa nào trong các nghĩa nêu trên. “Chữ” ở đây được hiểu là nghĩa thuộc ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Đó là ngôn ngữ nghệ thuật in đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân của nhà văn, nhà thơ.
+ “Chữ” trong thơ là ngôn ngữ đặc thù khác với ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ sinh hoạt.
5. Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.
Trả lời:
– Ý kiến về luận điểm:
+ Luận điểm đã thể hiện được quan niệm và tìm tòi riêng của nhà thơ Lê Đạt.
+ Ngôn từ trong thơ không chỉ đơn thuần là phương tiện thuần túy được dùng để chuyển tải ý mà nó còn chi phối, buộc người đọc phải nhìn cuộc sống và con người theo cách được nó gợi ý.
– Em tán đồng với tác giả Lê Đạt. Một ví dụ minh họa:
Trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng khắc họa địa hình hiểm trở khi hành quân qua câu thơ “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” đã sử dụng:
+ Cách ngắt nhịp 4/3.
+ Trong câu thơ 7 tiếng thì có tới 5 tiếng là thanh trắc.
+ Từ láy gợi hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”.
=> Khắc họa được dáng núi cao, hiểm trở và địa hình gồ ghề, nguy hiểm của vùng Tây Bắc.
6. Bài viết của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?
Trả lời:
Bài viết của Lê Đạt đã giúp em hiểu thêm nhiều điều về hoạt động sáng tạo thơ ca. Sáng tạo thơ ca là loại hình lao động đặc thù, đòi hỏi mỗi nhà thơ luôn phải trau dồi, làm mới mình và sáng tạo ra những ngôn từ đẹp đẽ nhất để tạo nên những sản phẩm độc đáo, làm phong phú cho tiếng nói chung.
IV. Kết Nối Đọc Viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt.
Trả lời:
Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt, em tâm đắc nhất với nhận định: “Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như lão bộc trung thành của ngôn ngữ.”. Nó cho thấy được trách nhiệm của mỗi nhà thơ trong việc sáng tạo, lao động nghệ thuật và hơn hết là làm phong phú cho tiếng Việt. Có thể con đường mà mỗi nhà thơ đi khác nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn phải là sự học hỏi, trau dồi, cố gắng không ngừng trong việc sáng tạo, tổ chức ngôn từ nghệ thuật thơ. Mỗi nhà thơ cần phải tiếp thu, thừa hưởng ngôn ngữ của cộng đồng và tiếp tục biến nó thành ngôn ngữ tinh hoa để làm giàu, đẹp thêm cho tác phẩm nói riêng và tiếng Việt nói chung “như một lão bộc trung thành”.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!