Updated at: 06-07-2022 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Bài ca dao “Trèo lên cây khế nửa ngày…Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời” đã nói lên nổi lòng chua xót về tình yêu gặp nhiều khó khăn trắc trở của chàng trai. Để hiểu rõ hơn về bài ca dao dao trên, chúng tôi đã tổng hợp lại các mẫu bài phân tích hay nhất gửi đến các bạn đọc!

Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận. Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!

Dàn ý

1. Mở bài

– Giới thiệu bài ca dao cần được phân tích.

2. Thân bài

 Bài ca dao chính là lời của chàng trai đang yêu.

+ Trèo lên cây khế là bình thường, nhưng ở trên cây khế đến “nửa ngày” thì thật là vô lí. Nhưng chính cái vô lí ấy mới diễn đạt đúng trạng thái tâm hồn của chàng trai: chua xót đến ngơ ngẩn. “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!”, câu đầu đã mở lối cho lời tâm sự bật ra ở câu thứ hai.

+ Nỗi chua xót trong lòng chàng trai vì “ai” đó, chỉ biết ngỏ cùng cây khế. Vì đâu mà chua xót? Những câu hát còn lại cho ta hiểu được chàng trai chua xót vì sự cách trở trong tình yêu của anh với một người con gái.

– Những hình ảnh đặc sắc trong bài ca dao.

Trong bài ca có những cặp hình ảnh “mặt trăng” và “mặt trời”; “sao Hôm” và “sao Mai”, “sao Vượt” và “trăng”. Đó đều là những ẩn dụ lấy từ thiên nhiên để chỉ sự cách trở của đôi lứa, của “ta” và “mình”

+ Và cũng như ngày với đêm, “mặt trời” có bao giờ gặp được “mặt trăng”, còn “sao Hôm” thì mãi xa cách “sao Mai”. Sao vượt và “tràng” đều là hình ảnh của bầu trời đêm nhưng cũng chẳng bao giờ gặp nhau được: sao Vượt lên đến đỉnh bầu trời thì trăng mới bắt đầu mọc. Càng xa cách lại càng nhớ thương vời vợi, nỗi thương nhớ của chàng trai bật ra thành câu hỏi da diết: “Mình ơi! Có nhớ ta chăng?”. Những câu hỏi như thế xuất hiện khá nhiều trong ca dao tình yêu: Mình về, có nhớ ta chăng, Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười.

+ Cách xưng hô “ta” và “mình” thật gần gũi và nồng nàn yêu thương. Yêu nhau là thế, mà tại sao phải cách trở để lòng người yêu nhau phải “chua xót”: “Ai làm chua xót lòng này, khể ơi!”. Câu hỏi “Ai làm…?” mang tính phiếm chỉ nhưng người đọc dễ dàng hiểu được nguyên nhân của tâm trạng chàng trai. Còn gì khác hơn, nếu không phải là lễ giáo phong kiến trong cuộc đời xưa với bao nhiêu sự ràng buộc khe khắt đã làm cho nhiều đôi lứa phải đau khổ vì yêu nhau mà không đến được với nhau.

=> Bài ca dao trên như đã thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận.

3. Kết bài

– Nêu cảm nhận chung

Bài mẫu

   Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận

  Bài ca là lời của chàng trai đang yêu. Bài ca theo thể hứng, câu đầu chỉ có tác dụng đưa đẩy bắt vần: Trèo lên cây khế nửa ngày. Có nhiều câu ca dao giống như thế.

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.

Trèo lên cây gạo cao cao,

Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân.

     Trèo lên cây khế là bình thường, nhưng ở trên cây khế đến “nửa ngày” thì thật là vô lí. Nhưng chính cái vô lí ấy mới diễn đạt đúng trạng thái tâm hồn của chàng trai: chua xót đến ngơ ngẩn. “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!”, câu đầu đã mở lối cho lời tâm sự bật ra ở câu thứ hai. Nỗi chua xót trong lòng chàng trai vì “ai” đó, chỉ biết ngỏ cùng cây khế. Vì đâu mà chua xót? Những câu hát còn lại cho ta hiểu được chàng trai chua xót vi sự cách trở trong tình yêu của anh với một người con gái. Trong bài ca có những cặp hình ảnh “mặt trăng” và “mặt trời”; “sao Hôm” và “sao Mai”, “sao Vượt” và “trăng”. Đó đều là những ẩn dụ lấy từ thiên nhiên để chỉ sự cách trở của đôi lứa, của “ta” và “mình”. Cũng như ngày với đêm, “mặt trời” có bao giờ gặp được “mặt trăng”, còn “sao Hôm” thì mãi xa cách “sao Mai”. Sao vượt và “tràng” đều là hình ảnh của bầu trời đêm nhưng cũng chẳng bao giờ gặp nhau được: sao Vượt lên đến đỉnh bầu trời thì trăng mới bắt đầu mọc. Càng xa cách lại càng nhớ thương vời vợi, nỗi thương nhớ của chàng trai bật ra thành câu hỏi da diết: “Mình ơi! Có nhớ ta chăng?”. Những câu hỏi như thế xuất hiện khá nhiều trong ca dao tình yêu:

Mình về, có nhớ ta chăng,

Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười.

     Cách xưng hô “ta” và “mình” thật gần gũi và nồng nàn yêu thương. Yêu nhau là thế, mà tại sao phải cách trở để lòng người yêu nhau phải “chua xót”: “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!”. Câu hỏi “Ai làm…?” mang tính phiếm chỉ nhưng người đọc dễ dàng hiểu được nguyên nhân của tâm trạng chàng trai. Còn gì khác hơn, nếu không phải là lễ giáo phong kiến trong cuộc đời xưa với bao nhiêu sự ràng buộc khe khắt đã làm cho nhiều đôi lứa phải đau khổ vì yêu nhau mà không đến được với nhau.

      Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những gợi ý hay nhất về mẫu bài phân tích bài ca dao “Trèo lên cây khế nửa ngày…Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời”. Rất mong có thể giúp ích được các độc giả.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!