Updated at: 05-01-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du hay và chuẩn nhất 09/2024.

Từ Hải – người anh hùng được Nguyễn Du xây dựng mang đậm dấu ấn thời đại lại mở ra cách nhìn mới mẻ gắn với lý tưởng đấu tranh vì tự do, công lý. Có thể nói Từ Hải là nhân vật chiếm nhiều tình cảm của nhà thơ trong suốt thiên truyện và cũng là hình tượng trung tâm trong đoạn trích Chí khí anh hùng.

Dàn ý số 1: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du hay và chuẩn nhất

I. Mở bài:

– Giới thiệu nhân vật Từ Hải.

II. Thân bài:

* Bối cảnh cuộc gặp gỡ của Từ Hải – Thúy Kiều: (Tự tìm hiểu)

* Chí khí anh hùng của Từ Hải:

– “Nửa năm hương lửa đương nồng/Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”: Không cam chịu cuộc sống ấm êm, giản dị mà quyết tâm để lại sau lưng tình riêng ra đi làm nghiệp lớn.

– Hành động ra đi mạnh mẽ, quyết liệt của Từ Hải lại được thể hiện rất rõ ở những câu thơ “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” và “Quyết lời dứt áo ra đi”. Tác giả lựa chọn sử dụng một loạt những từ ngữ “thẳng rong” tức là đi liền một mạch, “quyết lời”, “dứt áo” thể hiện hành động nhanh chóng, mạnh mẽ, dứt khoát, không chút lưu luyến, bịn rịn. Từ đó thấy được khí phách mạnh mẽ của bậc đại trượng phu.

– “Từ rằng: Tâm phúc tương tri/Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”: Lời trách, nhưng đồng thời cũng là lời động viên Thúy Kiều rằng hãy cố gắng vượt ra khỏi cái suy nghĩ của bậc nữ nhi thường tình để trở thành phu nhân của một bậc anh hùng cái thế, có công danh sự nghiệp hiển hách, thể hiện ý thức của Từ Hải về sự hơn đời, hơn người của bản thân mình.

– “Bao giờ… nghi gia”: Lời động viên ngầm của Từ Hải là lời ước hẹn của Từ Hải với Thúy Kiều.

– “Bằng nay bốn bể không nhà/Theo càng thêm bận biết là đi đâu”: An ủi, lo lắng, giải thích cho Thúy Kiều để nàng an lòng ở lại. Đồng thời ở hai câu thơ này ta còn lờ mờ nhận ra đằng sau nó là sự cô đơn, lạc lõng của Từ Hải trong giây phút bắt đầu gây dựng công danh sự nghiệp.

– Các hình ảnh “bốn phương”, “trời bể mênh mang”, “bốn bể”, “gió mây”, “dặm khơi”, hình ảnh cánh chim “bằng”. Đây đều là những hình ảnh gợi ra bối cảnh không gian khoáng đạt rộng lớn, góp phần nâng tầm vóc của người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải lên sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ. Bên cạnh đó còn thể hiện chí lớn của người anh hùng khao khát được vẫy vùng, tùng hoành trong bốn bể.

III. Kết bài:

– Nêu tổng kết nội dung và nghệ thuật.

Dàn ý số 2: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du hay nhất

a.  Từ Hải là nhân vật lí tưởng, Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ chính là giấc mơ công lí của Nguyễn Du. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp lí tưởng hóa.

– Nhà thơ đã khắc họa những hình ảnh phóng túng, oai hùng: con người “thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh chim bằng lướt gió tung mây (Gió mây bằng đã đếm kì dặm khơi).

– Nhà thơ sử dụng hệ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu”: thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng rong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi…

– Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính thậm xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hóa trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.

b.  Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Các nhà văn, nhà thơ đã khái quát thành những khuôn mẫu miêu tả người anh hùng trên hai phương diện: ước lệ và cảm hứng vũ trụ. Hai phương diện này gắn bó chặt chẽ với nhau. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, Từ Hải vào trong những phẩm chất rất người khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không quá cách biệt với đời thường.

Dàn ý số 3: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du chi tiết nhất

a) Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Chí khí anh hùng.
  • Giới thiệu nhân vật Từ Hải: là hình tượng trung tâm của đoạn trích thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của tác giả.

b) Thân bài

* Từ Hải với những ý chí, khát vọng vùng vẫy giữa trời đất

– “Trượng phu”: Cách gọi thể hiện sự trân trọng đối với những bậc anh hùng có tài năng, đức độ hơn người

– Hai không gian đối lập:

+ “Hương lửa đương nồng”: Mái ấm gia đình với tình yêu, hạnh phúc ngọt ngào

=> Không gian nhỏ hẹp, gắn với thói thường

+ “Bốn phương”, “trời bể mênh mang”: Không gian vũ trụ mênh mông, rộng lớn nâng tầm vóc người anh hùng lên tầm vũ trụ.

⇒ Thể hiện ước mơ, khát vọng lớn lao của người anh hùng.

→ Từ Hải quyết tâm từ bỏ không gian gia đình ấm êm để đến với không gian vũ trụ để vùng vẫy với những khát vọng.

– Tính từ “thoắt”: Sự mau lẹ, quyết đoán, tự tin không phân vân

⇒ Sự thức dậy của lí trí, khí phách anh hùng vượt lên những điều bình thường để làm những điều phi thường.

– Ánh mắt “trông vời” và tư thế “thẳng dong”: Khắc họa hình tượng người tráng sĩ với khát vọng vùng vẫy giữa trời cao

⇒ Người tráng sĩ lên đường với tư thế dứt khoát, mạnh mẽ đi liền một mạch không ngoảnh lại

* Từ Hải với chí khí, hoài bão, lớn lao, phi thường

– Hình ảnh “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường”:

⇒ Thể hiện hoài bão phi thường của Từ Hải, muốn xây dựng cơ đồ của một bậc đế vương, chí khí xứng đáng tầm vóc của một bậc anh hùng.

– Hình ảnh “bốn bể không nhà” kết hợp với câu hỏi tu từ “theo càng thêm bận biết là đi đâu”

⇒ Cảm giác cô đơn thấp thoáng của bậc anh hùng khi thực hiện hoài bão. Nhưng càng cô đơn, quyết tâm càng lớn.

– Khoảng thời gian “một năm”: Thái độ tự tin, quyết tâm thực hiện lí tưởng anh hùng.

-> Với những hình ảnh ước lệ đã cho thấy chí khí hoài bão, khát vọng lớn lao phi thường của người anh hùng Từ Hải.

* Từ Hải với tình yêu và khát vọng hạnh phúc phi thường

– Trước lời nói của Kiều, Từ Hải đã trách móc nhẹ nhàng:

+ “Tâm phúc tương tri”: Là người tri kỉ, hiểu rõ lòng dạ của nhau.

⇒ Từ Hải lấy đạo tri kỉ ra để thuyết phục Kiều ở lại, với Từ Hải Kiều không phải người vợ, người tình mà là một người tri kỉ

+ “Nữ nhi thường tình”: Thói nữ nhi tầm thường

⇒ Với Từ Hải, Kiều không phải cô gái tầm thường mà là người thông minh, sắc sảo, tinh tế.

→ Lời trách móc của Từ Hải cho thấy tình yêu của chàng đối với Thúy Kiều không phải tình cảm tầm thường mà hết sức phi thường. Đó là mối tình tri kỉ, trân quý lẫn nhau.

– Khát vọng hạnh phúc phi thường của Từ Hải:

+ “Làm cho rõ mặt phi thường”: Thực hiện được hoài bão, lí tưởng anh hùng.

+ “Rước nàng nghi gia” Rước Thúy Kiều danh chính ngôn thuận về làm vợ, cho nàng một danh phận.

→ Từ Hải ra đi không chỉ hướng đến sự nghiệp của một bậc anh hùng mà còn hướng đến khát vọng hạnh phúc phi thường của “trai anh hùng với gái thuyền quyên”

* Từ Hải – con người dứt khoát, tự tin, đầy bản lĩnh

– “Quyết lời”: Lời nói dứt khoát, quyết đoán

– “Dứt áo ra đi”: Thái độ mạnh mẽ, quyết tâm, dứt khoát.

– “Gió mây bằng đã…đến kì dặm khơi”: Bút pháp lí tưởng hóa đã cực tả dáng vẻ tựa như cánh chim bằng cất mình bay thẳng vào muôn trùng dặm khơi của người anh hùng

⇒ Từ Hải là người có chí khí anh hùng, hoài bão lớn lao cùng bản lĩnh phi thường.

Tham khảo: Phân tích hình ảnh Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

* Ý nghĩa hình ảnh Từ Hải

– Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của thời đại: chí khí, hoài bão lớn lao, khát vọng phi thường

– Là biểu tượng về khát vọng tự do và lẽ công bằng.

* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Bút pháp miêu tả, khắc họa nhân vật qua dáng vẻ, hành động, lời nói

– Ngôn ngữ đối thoại trực tiếp

– Hình ảnh ước lệ với các danh từ, động từ, tính từ giàu giá trị biểu đạt.

c) Kết bài

  • Khái quát vẻ đẹp nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
  • Liên hệ hình tượng người anh hùng Từ Hải với quan niệm về người anh hùng trong thời đại mới.

Bài mẫu số 1: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du đặc sắc nhất

Nhân vật Từ Hải trong tác phẩm Truyện Kiều được tác giả Nguyễn Du xây dựng mang hình tượng của một bậc anh hùng cái thế, hành xử trượng nghĩa, uy thế vang danh bốn phương, là một người có những hoài bão và khát vọng lập chí lớn. Đó cũng chính là mơ ước của Nguyễn Du về một người anh hùng cứu thế, có sắc vóc phi thường và sống có lí tưởng, có sự nghiệp, đại diện cho tự do và công lí. Qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”, Nguyễn Du đã xây dựng Từ Hải với cảm hứng ngợi ca theo bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá.

Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh nhân vật mang dáng dấp của một “quốc sĩ” phóng túng, oai hùng, chỉ với “thanh gươm yên ngựa” sẽ tạo dựng được nghiệp lớn, ngày trở về “sẽ có mười vạn tinh binh”. Điều đó cho thấy tư thế của người anh hùng sẵn sàng xông pha nơi chiến trường “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”. Hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” ở phần kết của đoạn thơ đã mở ra hình ảnh người anh hùng mang một sắc vóc kì vĩ, lớn lao.

Bên cạnh đó, nhà thơ còn hình ảnh hoá người quân tử bắt đầu con đường hành hiệp trượng nghĩa, gây dựng sự nghiệp lớn với khí chất cao ngút trời qua cách sử dụng các tính từ, động từ mạnh: “thoắt, dứt, thẳng rong, tinh binh, phi thường, dặm khơi, bốn bể,…” miêu tả sắc vóc, hoài bão, khát vọng của một bậc “trượng phu”.

Qua cách đối thoại với Thuý Kiều, tác giả cũng đặc tả với lẽ thường tình. Chàng coi Thuý Kiều là “tâm phúc tương tri”, khuyên nàng hãy vượt qua những suy nghĩ của một “nữ nhi thường tình” để làm vợ của một người anh hùng. Từ Hải đã nâng vị thế của Thuý Kiều từ một kĩ nữ lầu xanh ngang tầm với một người anh hùng như mình, coi nàng là tri kỉ. Điều đó chứng tỏ, Từ Hải là người anh hùng mạnh mẽ, người chồng hết mực chân thành, yêu thương vợ. Chàng còn khắc ghi vào trong tâm trí Thuý Kiều, hãy tin vào ngày chàng khải hoàn trở về trong khúc tráng ca oai hùng, sẽ đón nàng về tư dinh với không khí trang trọng nhất. Thể hiện niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp, sự coi trọng hết mực dành cho Kiều.

Nguyễn Du đã rất thành công trong việc vận dụng linh hoạt từ ngữ, hình ảnh, để xây dựng nhân vật theo lối lí tưởng hoá. Bút pháp đó đã khắc hoạ hình ảnh người anh hùng Từ Hải, đầy bản lĩnh, tự tin quyết liệt vào tài năng của mình. Đó cũng chính là người anh hùng của chính nghĩa, lẽ công bằng, coi trọng phẩm giá và hết mực chung thuỷ. Một người anh hùng mẫu mực trong ước mơ không chỉ của riêng nhà thơ mà còn là của tất cả mọi người.

Bài mẫu số 2: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du chi tiết nhất

Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm vô cùng lớn cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều nói chung và trích đoạn Chí khí anh hùng nói riêng, người đọc hẳn sẽ không thể nào quên được chàng trai “đầu đội trời, chân đạp đất” Từ Hải- người anh hùng với chí khí bốn phương và khát khao lập nên nghiệp lớn. Có thể nói, Từ Hải đã trở thành một nhân vật mà ở đó tác giả gửi gắm ước mơ về công lý, công bằng trong xã hội lúc bấy giờ.

” Nửa năm hương lửa động lòng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

Sau nửa năm kể từ ngày cứu Thúy Kiều ra khỏi chốn lầu xanh, Kiều và Từ Hải chung sống với nhau, tình cảm rất mực gắn bó thắm thiết “hương lửa đương nồng”. Những tưởng hạnh phúc gia đình ấm êm có thể níu giữ đôi chân Từ Hải. Nhưng không, trái tim và chí hướng của người anh hùng đã “động lòng bốn phương”, Từ Hải ước mơ lập nên nghiệp lớn, nuôi chí vùng vẫy bốn phương. Tính từ “thoắt” kết hợp với cụm động từ “động lòng bốn phương” cho thấy sự mau lẹ, dứt khoát trong hành động và ý nghĩ của nhân vật. Chí anh hùng đã thôi thúc Từ Hải ra đi:

“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm, yên ngựa lên đường thẳng rong”

Không gian rộng lớn “trời bể mênh mang” của vũ trụ càng làm nổi bật khát vọng, ý chí lên đường lập công danh của bậc “trượng phu”. Hình ảnh người anh hùng cùng ngựa và gươm lên đường thật đẹp, đó là những bước đi trong một tâm thế đấy quyết tâm, trong một tư thế đầy ngạo nghễ, thong dong, không chút vướng bận, do dự.

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Thấu hiểu hoài bão cũng như khát vọng lên đường của Từ Hải nên Thúy Kiều không chỉ ủng hộ quyết định của chàng mà còn bày tỏ mong muốn được đi theo để được đỡ đần, san sẻ những khó khăn với chàng. Để được Từ Hải chấp thuận, Kiều rằng “phận gái chữ tòng”- đã là vợ thì phải theo chồng, hẳn là rất thuận tình thuận lý. Hai chữ “một lòng” được Kiều nhắc đến như khẳng định cho sự ủng hộ mà Kiều dành cho Từ trên con đường lập công danh, sự nghiệp cũng là lời quyết tâm được song hành cùng Từ trên con đường lập nghiệp. Hẳn phải là một người vợ thấu hiểu lắm Kiều mới cảm thông, ủng hộ một lòng khát vọng của người đầu ấp tay kề với mình như vậy. Trước lời đề nghị thấu tình đạt lý của Kiều, Từ Hải đã vội vàng từ chối:

“Từ rằng tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

Thoạt nghe, ngỡ đó là một lời trách cứ nhẹ nhàng nhưng đằng sau đó là một lời động viên dành cho người tri kỉ. Từ Hải biết là Kiều vốn rất hiểu chí nguyện và khát vọng của chàng: “tâm phúc tương tri”, vì vậy mong nàng hãy vượt lên những tình cảm thông thường vốn có của nữ nhi để xứng đáng trở thành tri kỉ của người trượng phu. Nói rồi Từ Hải lại quyết lời:

“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng cây rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Đó là những lời hứa đầy quả quyết chất chứa một niềm tin mãnh liệt của Từ Hải vào một chiến thắng lừng danh ngày trở về. Ra đi bằng quyết tâm, trở về bằng chiến thắng với cờ hoa rợp đường, tiếng chiêng reo vui trong niềm vui hội ngộ. Đó cũng là lúc Từ Hải trở thành một bậc quân tử “phi thường” trong thiên hạ với những chiến công hiển hách, mang lại hòa bình, ấm no cho nhân dân, khi ấy sẽ đường đường “rước nàng nghi gia”, cùng nàng trọn niềm vui chiến thắng. Lời Từ thật mạnh mẽ, trong lời nói là cả một niềm tin mãnh liệt ở một tương lai huy hoàng, lừng lẫy, trong từng câu nói, ta thấy được sự tự tin, bản lĩnh can trường của bậc trượng phu, quân tử.

“Bằng nay bốn bể không nhà.
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu
Đành rằng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì”

Để thuyết phục Kiều hơn nữa, Từ Hải đã khéo léo tâm sự cùng nàng những khó khăn trên chặng đường phía trước “bốn bể không nhà”. Bậc trượng phu sợ rằng nếu Kiều theo sẽ thêm lo toan, gánh nặng, chàng cũng không muốn Kiều phải chịu nhiều bận tâm, khổ cực nữa. Hải khuyên Kiều hãy “đành lòng” chờ đợi, đợi “một năm sau” chàng sẽ trở về, cùng nàng vui hạnh phúc sum vầy. Hẳn rằng khi nghe được lời hứa trở về trong chiến thắng cùng mốc thời gian cụ thể “một năm” của Từ Hải, Kiều cũng sẽ phần nào an tâm mà thuận lòng để chàng ra đi.

“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Khát vọng lớn lao thôi thúc Từ Hải lên đường. Hành động “quyết lời”, “dứt áo”ra đi vô cùng mạnh mẽ, dứt khoát, không chút buồn vương, vướng bận của Từ Hải đã cho thấy một ý chí và quyết tâm mãnh liệt của chàng. Giữa không gian rộng lớn của vũ trụ, Từ Hải một mình một ngựa lên đường, nhắm thẳng mục tiêu mà tới. Hình ảnh lên đường của chàng tựa như cánh chim bằng cất cánh, cưỡi gió, vượt mây chinh phục khát vọng, lập nên vinh quang trong sự nghiệp.

Đoạn trích tuy ngắn gọn mà để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai về vẻ đẹp tâm hồn và khát vọng của Từ Hải. Ở Từ, chàng không chỉ là một phu tử hết lòng với người tri âm, một chàng trai thấu hiểu lẽ đời mà con là một bậc trượng phu có lý tưởng anh hùng, hành động phi thường trong thiên hạ. Vẻ đẹp của Từ Hải cũng là vẻ đẹp của một con người đại diện cho ước mơ, khát vọng của nhân dân, của một thời đại trong lịch sử.

Bằng thể thơ lục bát quen thuộc kết hợp cùng bút pháp lý tưởng hóa, sử dụng các điển tích, điển cố cùng ngôn từ được chọn lọc, trau chuốt, Nguyễn Du đã khắc họa nên hình ảnh một Từ Hải đầy phi thường và đáng ngưỡng mộ. Đó là một nhân vật với lý tưởng vì nhân dân tuyệt đẹp, thật xứng đáng với những lời mà Nguyễn Công Trứ từng viết:

” Chí làm trai Nam, Bắc, Đông Tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

Bài mẫu số 3: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du chính xác nhất

Ngòi bút Nguyễn Du tài tình khi khắc họa những nhân vật trong Truyện Kiều luôn chân thật, sống động, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật vừa có nét chung, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là về tâm lý, tính cách. Chỉ cần một lời thơ cô đọng, tác giả đã làm lộ ngay thần thái của nhân vật. Đoạn Chí khí anh hùng- Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, giã từ Thúy Kiều – đã thể hiện sắc nét nghệ thuật miêu tả nhân vật đó của Nguyễn Du.

Từ Hải đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chỉ là mục đích cao để hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích. Ở con người Từ Hải, nỗi khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một sức mạnh của thiên nhiên, không gì có thể kiềm chế nổi. Từ Hải đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa, chợt động lòng bốn phương. Thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời bể mênh mang và lập tức ở vào tư thế một mình với thanh gươm yên ngựa sẵn sàng lên đường. Động lòng bốn phương là “động bụng nghĩ đến bốn phương” (Tản Đà). Nói cụ thể hơn là thấy trong lòng cái chí tung hoành ở bốn phương đang thúc giục, kêu gọi. Chỉ hai câu đầu, ta thấy Từ Hải không phải là con người tầm thường, mà có tâm chí của bậc hào kiệt Không gian trong câu 3, 4 (trời bể mênh mang, lên đường thẳng rong) thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải: lên đường, một mình một ngựa, một thanh gươm!

Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt thể hiện rõ tính cách của nhân vật anh hùng này. Từ Hải là con người của sự nghiệp phi thường, không thể đắm mình mãi chốn khuê phòng. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, Từ Hải thoắt đã động lòng bốn phương, tiếng gọi của sự nghiệp đã thức tỉnh chàng. Giờ đây sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, sự nghiệp chẳng những là ý nghĩa của sự sống, mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỷ gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậy nên không chút bịn rịn, không có những lời than vãn lúc chia biệt. Thêm nữa, trong lời trách người tri kỷ chưa thoát khỏi thường tình nhi nữ, còn bao hàm cái ý khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ thương của Kiều (Cánh hồng bay bổng tuyệt vời – Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm) không chỉ có sự mong chờ người yêu xa cách, mà còn mong chờ cả sự nghiệp của Từ Hải.

Con người rất tự chủ và tự tin. Trước đây, ngay trong cảnh trần ai, Từ Hải ngang nhiên xem mình là anh hùng, tất cả sự nghiệp sau này như đã nắm chắc trong tay. Giờ đây xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, Từ Hải đã khẳng định, muộn thì cũng không quá một năm, sẽ nhất định trở về với cả một cơ đồ to lớn.

Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Trong đoạn trích này, qua từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật miêu tả của tác giả, Từ Hải hiện ra với tính cách của con người phi thường.

Trượng phu là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt nói những quyết định dứt khoát của Từ Hải. Bốn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải “không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương” (Hoài Thanh). Chữ dứt áo trong câu Quyết lời dứt áo ra đi thể hiện được phong cách con người phi thường lúc chia biệt: người ở nắm áo, nhưng người đi cứ dứt áo ra đi.

Mặt khác, Từ Hải là con người phi thường, nên lúc ra đi cũng không thể ra đi như mọi người. Hơn nữa, hình ảnh Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi cho thấy chí lớn của một bậc hào kiệt. Từ Hải ra đi chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng vẫn cả quyết ngày trở về sẽ có mười vạn tinh binh. Làm thế nào mà có được như thế, Từ Hải không nói, nhưng Kiều thì tin và người đọc cũng không thấy phải băn khoăn.

Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng lý tưởng, phi thường với những nét thật cụ thể, sinh động.

Bài mẫu số 4: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du đặc sắc nhất

Chí khí anh hùng được trích từ phần thứ hai Gia biến và lưu lạc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây là phần do Nguyễn Du sáng tạo ra không có trong nguyên tác chữ Hán. Đoạn trích đã vẽ lên chân dung người anh hùng Từ Hải vô cùng đẹp đẽ, đồng thời gửi gắm những thông điệp ý nghĩa qua nhân vật này.

Văn bản nói về cuộc chia tay giữa Thúy Kiều và Từ Hải sau nửa năm chung sống mặn nồng. Từ Hải lên đường thể hiện quyết tâm mưu đồ việc lớn của người anh hùng có hùng tâm tráng trí cao cả, lớn lao. Trước đoạn trích này, ngay từ khi Từ Hải xuất hiện, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy hình ảnh người anh hùng ngay từ vẻ đẹp ngoại hình:

Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm thước rộng thân mười thước cao
Hay vẻ đẹp ở phương diện tài năng:
Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.

Để làm bật vẻ đẹp đó, bốn câu thơ đầu đã vẽ lên hình ảnh người anh hùng với khát khao, hoài bão lớn lao, cao đẹp:

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Giữa lúc cuộc sống của Từ Hải và Thúy Kiều đang ở độ đằm thắm, mặn nồng nhất thì Từ Hải quyết định dứt áo lên đường thực hiện nguyện vọng lớn lao. Theo lẽ thường, những người đàn ông sẽ khó có đủ quyết tâm để rời bỏ hạnh phúc riêng tư. Còn Từ Hải lại là một người hoàn toàn khác, mặc dù đang trong giai đoạn hạnh phúc nhất, nhưng sâu thẳm trong trái tim Từ Hải khát khao, hoài bão, nguyện vọng đó vẫn luôn âm ỉ cháy bỏng, chỉ chờ thời cơ thích hợp để thực hiện. Thái độ lên đường của Từ Hải hết sức dứt khoát, hành động “thoắt” cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong con người Từ Hải.

Chỉ cần nghĩ đến những khát khao, hoài bão lớn của đời người là chàng đã muốn lên đường ngay lập tức. Tư thế lên đường “trông vời” đó là cái nhìn thẳng về phía trước, thể hiện một thái độ tự tin, mạnh mẽ của con người có bản lĩnh kiên định, vững vàng. Các từ ngữ Nguyễn Du miêu tả quyết tâm của Từ Hải hết sức đắt giá: “trượng phu”, “động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mông” cho thấy một không gian hoạt động rộng lớn, đó là không gian thiên nhiên, vũ trụ để Từ Hải thỏa sức vẫy vùng, thể hiện hùng tâm, tráng trí của mình.

Qua bốn câu thơ đầu Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh của một người anh hùng lí tưởng, phi thường, có ước mơ, có hoài bão cao cả, có chí lớn ôm trọn của trời đất. Nguyễn Du đã rất khéo léo khi xây dựng hình ảnh người anh hùng Từ Hải qua không gian rộng lớn, qua tư thế, hành động mạnh mẽ, dứt khoát. Qua cuộc đối thoại với Thúy Kiều vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải càng được thể hiện rõ nét hơn. Trước hết những lời đối thoại của Từ Hải đã cho thấy tình cảm chàng dành cho Thúy Kiều, chàng ý thức được sự lo lắng, băn khoăn, hiểu được ý định xin được đi theo của nàng Kiều nên đã nói chuyện với nàng để giải tỏa nỗi băn khoăn ấy. Chàng còn khẳng định tình cảm tri ân tri kỷ giữa hai người, rồi trách móc nàng Kiều vẫn chưa thoát khỏi chuyện nữ nhi thường tình:

Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình.

Từ Hải một người có ý chí, quyết tâm, ôm mộng lớn bao trùm thiên hạ bởi vậy vợ chàng, tri âm tri kỷ của chàng cũng phải là người phụ nữ mạnh mẽ, hiểu chuyện, không nên có những thái độ giống như những người phụ nữ bình thường khác. Ngoài ra, để làm Thúy Kiều yên tâm, chàng còn khẳng định, đưa ra lời hứa hẹn:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp trời
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Câu thơ là lời khẳng định tình cảm sâu sắc Từ Hải dành cho Thúy Kiều, đó làm tấm lòng trân trọng, luôn lo lắng cho Thúy Kiều của Từ Hải. Đồng thời Từ Hải cũng phân tích để Thúy Kiều hiểu được việc nàng muốn đi theo là không phù hợp: Bằng nay bốn bể không nhà/ Theo càng thêm bận biết là đi đâu. Để rồi một lần nữa Từ hứa hẹn chắc chắn một năm sau sẽ trở về đón nàng trong vinh quang. Đằng sau những lời nói của Từ Hải ta còn thấy được khát vọng lớn lao của người anh hùng: muốn có một đội quân tinh nhuệ, hùng hậu, đủ sức làm rung chuyển thiên hạ. Bày tỏ mục đích ra đi vì sự nghiệp lớn của mình là để khẳng định bản lĩnh nam nhi. Khát vọng lớn lao của người anh hùng Từ Hải thể hiện qua thái độ dứt khoát, kiên quyết dẹp bỏ tình riêng hết lòng vì sự nghiệp lớn.

Khát vọng lớn lao của Từ Hải còn được thể hiện ở lời khẳng định chỉ trong vòng một năm ngắn ngủi sẽ hoàn thành sự nghiệp lớn để trở về. Đối với một người nam nhi làm sự nghiệp lớn, gây dựng cơ đồ chỉ trong một năm quả là quá ngắn ngủi. Qua lớn khẳng định đó cho thấy sự bản lĩnh, tự tin của Từ Hải vào tài năng của mình. Thông qua lời đối thoại với Thúy Kiều đã khắc họa rõ nét, chân thực những khát vọng lớn lao, cao cả, mạnh mẽ và cả tình yêu tha thiết Từ Hải dành cho Thúy Kiều.

Hai câu thơ cuối thể hiện quyết tâm của Từ Hải: Quyết lời dứt áo ra đi/ Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. Các từ quyết, dứt, ra đi cho thấy hành động mạnh mẽ, dứt khoát, kiên quyết của Từ Hải. Hình ảnh cánh chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn được Nguyễn Du sử dụng để nói lên lý tưởng, khát vọng, hoài bão cao đẹp của người anh hùng.

Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công người anh hùng Từ Hải mang trong mình khát khao lớn lao, được vùng vẫy trong bốn biển. Đồng thời hình ảnh Từ Hải cũng gửi gắm niềm tin về công lý, về sự nghiệp của Nguyễn Du.

Bài mẫu số 5: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du hay nhất

Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả. Qua đoạn trích Chí khí anh hùng trích từ Truyện Kiều, có thể nhận thấy nhiều nét mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng như ý nghĩa của hình tượng nhân vật này.

Chí khí anh hùng là đoạn do Nguyễn Du sáng tạo ra trong văn bản Truyện Kiều, không có trong Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân). Trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Từ Hải được tả rất trần trụi, có nét tướng cướp, lại từng thi hỏng, đi buôn… Những chi tiết này đều được Nguyễn Du lược bỏ, thay vào đó, nhà thơ xây dựng một hình tượng anh hùng tuyệt đẹp.

Người anh hùng là nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Nhưng đó không phải là hình tượng thường xuyên xuất hiện trong các sáng tác của Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ xây dựng duy nhất một hình tượng anh hùng, đó là Từ Hải. Từ Hải là nhân vật yêu thích của Nguyễn Du. Nguyễn Du xây dựng hình tượng người anh hùng theo quan niệm của mình và bằng quan niệm của mình. Từ Hải là sự hợp nhất của hai hình tượng: hình tượng có tính ước lệ và hình tượng con người vũ trụ. Đó là nét mới mẻ trong cách xây dựng hình tượng người anh hùng của Nguyễn Du so với các nghệ sĩ trước đó.

Trước Nguyễn Du, văn học Lý Trần đã xây dựng khá nhiều hình tượng người anh hùng. Đó là những ai? Là hai vị Thánh quân trong Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, là nhân vật trữ tình trong Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, là hình tượng nhân vật trữ tình trong Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão… Thời Lê, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã xây dựng hình tượng người anh hùng Lê Lợi. Hầu hết các hình tượng anh hùng này đều có sự đan xen giữa hình tượng chân thực và hình tượng con người vũ trụ. Họ hiện lên vừa có nét chân thực:

Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan

(Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù)

vừa có nét phi thường:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

(Múa giáo non sông trải mấy thâu).

Xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng, Nguyễn Du kết hợp miêu tả vừa ước lệ, vừa tạo ấn tượng về tầm vóc vũ trụ. Hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau:

Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

Lòng bốn phương là khái niệm có nội hàm diễn tả con người vũ trụ. Bốn phương ở đây chỉ nam, bắc, đông, tây, có nghĩa là thiên hạ, thế giới. Nhưng theo Kinh Lễ, xưa sinh con trai, người ta làm cái cung bằng cây dâu, tên bằng cỏ bồng, bắn tên ra bốn phương, tượng trưng cho mong muốn sau này người con trai làm nên sự nghiệp lớn. Như vậy, lòng bốn phương không chỉ có nội hàm diễn tả con người vũ trụ mà còn là hình ảnh ước lệ, tượng trưng cho chí nguyện lạp công danh, sự nghiệp.

Các hình tượng trông vời trời bể mênh mang, bốn bể, chim bằng, gió mây cũng tương tự như vậy. Chúng vừa là ước lệ, lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc vũ trụ của Từ Hải. Sự đan kết hai nội hàm ý nghĩa trước- hết khắc hoạ hình tượng nhân vật lớn lao, kì vĩ, phi thường. Chính sự kết hợp đó khiến hình tượng người anh hùng trong sáng tác của Nguyễn Du trở thành lý tưởng. Và vì lý tưởng nên không thể sử dụng bút pháp tả thực để miêu tả được. Cũng vì lý tưởng nên hình tượng nhân vật người anh hùng Tả Hải mãi mãi chỉ là mơ ước của nhà thơ. Nguyễn Du mơ ước có được một người anh hùng như thế, để thực thi khát vọng công lí cho những thân phận bất hạnh như Thúy Kiều.

Nét mới mẻ thứ hai trong xây dựng hình tượng người anh hùng Từ Hải trong Chí khí anh hùng là nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật. Nguyễn Du để hai nhân vật đối thoại với nhau và người mở lời là Thuý Kiều:

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Mặc dù rất yêu và trân trọng nàng nhưng Từ Hải đã đáp lại bằng những lời lẽ dứt khoát mà hợp tình hợp lý:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?…

Từ Hải không quyến luyến, bịn rịn tình yêu mà quên lí tưởng cao cả. Trong lời nói của Từ, hình ảnh mười vạn tinh binh và bóng cờ, tiếng chiêng gợi nên ‘khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ của người anh hùng xưa. Chàng còn khẳng định quyết tâm và sự tất yếu thành công qua cách ước lượng thời gian: Chầy chăng là một năm sau vội gì! Nguyễn Du không cần miêu tả dài dòng, chỉ bằng mấy câu nói, nhân vật của ông đã hiện lên trọn vẹn với khí phách anh hùng.

Đọc Chí khí anh hùng, có thể thấy khi miêu tả những suy nghĩ, hành động của nhân vật, tác giả luôn lựa chọn những động từ gợi tả sự nhanh gọn, dứt khoát, kiên quyết: thoắt, thẳng rong, dứt áo ra đi. Những từ ngữ này đã góp phần khắc họa tính cách anh hùng của nhân vật Từ Hải.

Như vậy, có thể thấy, trong Chí khí anh hùng, khi xây dựng nhân vật người anh hùng của mình, Nguyễn Du đã có nhiều sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật miêu tả. Nhờ đó, hình tượng nhân vật Từ Hải đã đi vào lòng mỗi người đọc với những ấn tượng đặc biệt, không thể lẫn với các hình tượng người anh hùng khác. Chính lòng yêu mến và tài năng nghệ thuật đã giúp Nguyễn Du có được thành công lớn khi xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích này.

Bài mẫu số 6: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du đặc sắc nhất

Đoạn thơ dài 48 câu trích trong Truyện Kiều từ câu 2165 đến câu 2212. Ở đây đã cắt đi 12 câu (2183 – 2194) chỉ còn lại 36 câu. Trốn khỏi tay Hoạn Thư, Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Lần thứ hai Kiều bị đẩy vào chốn thanh lâu. Ít lâu sau Kiều may mắn gặp Từ Hải. “Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”, Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cưới nàng làm vợ. Đoạn thơ ghi lại cuộc tri ngộ và tình duyên giữa Kiều với Từ Hải đầy màu sắc lãng mạn, ca ngợi Từ Hải, một anh hùng phi thường, một tài tử đa tình và hào hiệp.

Từ Hải, một anh hùng đích thực, một tung tích bí mật: “khách biên đình”, nơi biên ải xa xôi…, đến gặp Kiều giữa mùa trăng đẹp “gió mát trăng thanh”. “Bỗng đâu” bất ngờ, ngạc nhiên, với Kiều, đây không phải là một khách làng chơi tầm thường. Tướng mạo Từ Hải phi thường. Năm nét vẽ ẩn dụ với những số đo hoành tráng đầy ấn tượng:

Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Võ nghệ xuất chúng, có tài thao lược, Từ Hải là một anh hùng đích thực:

Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

Lúc đầu chỉ giới thiệu “khách biên đình”, giới thiệu tướng mạo, tài thao lược, côn quyền, câu thứ 7 trở đi mới nói đến họ, tên, lai lịch. Lối viết vừa “kín” vừa kích thích trí tò mò người đọc, hơn nữa là để nêu bật tính chất bí ẩn phi thường, xuất chúng của anh hùng Từ Hải: ngang tàng, bất khuất, tung hoành, khát vọng tự do, coi thường công danh vào luồn cúi:

Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.

Từ Hải là người anh hùng lý tưởng mang khát vọng tự do, một trong ba nhân vật rất đẹp, thể hiện cảm hứng nhân văn trong Truyện Kiều: Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải. Từ Hải, một tài tử đa tình. Chỉ mới nghe tiếng nàng Kiều, thế mà “Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”. “Xiêu” nghĩa là say đắm; say mê vì sắc, vì tài, vì tình, vì “má đào”, vì “mắt xanh”… Buổi sơ kiến, chỉ một cái “liếc” thôi mà đã “ưa”, đã “bén duyên rồi”:

Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa.

Cũng là phút đầu gặp gỡ, nhưng mỗi lần có một sắc thái biểu cảm khác nhau. Kiều gặp Kim Trọng: “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Kiều gặp Từ Hải: “Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa”. Đó là những vần thơ thú vị diễn tả men say tình ái và chất phong tình, đa tình của Kiều với Kim Trọng, Kiều với Từ Hải.

Từ Hải đến lầu xanh gặp Thúy Kiều không phải tình “trăng gió” mà là “tâm phúc tương cờ ”, tìm người “tri kỷ”. Vì vậy khi nghe Kiều nói lên niềm hy vọng “Tấn Dương thấy được mây rồng có phen”, Kiều gửi gắm sự trông cậy sự che chở “Rộng thương cỏ nội, hoa hèn / Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau”, Hải “gật đầu” sung sướng. Từ Hải khẳng định: Kiều là tri kỷ, gắn bó với nhau, giàu sang phú quý cũng không quên nhau. Đó là mối tình lãng mạn:

Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau.

Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh rất đàng hoàng “Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn”. Từ Hải đã cưới Kiều làm vợ, con người “giang hồ quen thói vẫy vùng này đã “sửa chốn thanh nhàn” sống trong mái ấm hạnh phúc lứa đôi “Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên”.

Từ Hải là một anh hùng rất đa tình. Kiều như được cởi lốt thanh lâu trở thành một gái thuyền quyên. Cuộc tình duyên giữa Kiều với Từ Hải mang đậm màu sắc lãng mạn. Thật đẹp đôi:

Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.

Đoạn thơ, từ giọng điệu đến ngôn từ đều trang trọng, cổ kính. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, bên cạnh tính cách anh hùng có thêm chất đa tình. Với Kiều, cuộc tình duyên này là một sự đổi đời; hạnh phúc gắn liền với tự do, vĩnh viễn thoát thân phận gái lầu xanh, trở thành một mệnh phụ phu nhân, có dịp báo ân, báo oán.

Nguyễn Du trân trọng mối tình của “trai anh hùng, gái thuyền quyên” đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về Từ Hải. Đoạn thơ thấm nhuần tinh thần nhân đạo và có không ít câu thơ tuyệt hay, người đọc nhớ mãi.

Bài mẫu số 7: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du chuẩn nhất

Nhắc đến Truyện Kiều của Nguyễn Du người ta hay tập trung vào những đề tài xoay quanh cuộc đời và số phận nàng Kiều hoặc miêu tả nhan sắc Thúy Kiều Thúy Vân, miêu tả Kim Trọng mà ít khi nói đến những nhân vật khác. Trong cuộc đời Kiều ngoài Kim Trọng ra thì cần phải nhắc đến Từ Hải – một người anh hùng chí lớn ở bốn phương. Người đã giúp Kiều trả ân báo oán, cho Kiều có những khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng lại chứa đầy niềm hạnh phúc. Qua đó ta thấy được những vẻ đẹp của Từ Hải trong Truyện Kiều.

Về mục đích xây dựng nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều thì có lẽ không chỉ là một người đàn ông có công cứu vớt cuộc đời người con gái tài năng nhưng bạc mệnh kia mà còn có một mục đích khác. Mục đích ấy chính là nói lên, xây dựng lên những người có tầm vóc và ý chí anh hùng trong thời đại ngày xưa. Những con người như thế thì thường có những phẩm chất anh hùng không quản những khó khăn của trần gian. Chí lớn của họ không bị bó hẹp giới hạn. Chính vì thế khi đi phân tích nhân vật này thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu về vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chất tâm hồn của người anh hùng ấy.

Trước hết là vẻ đẹp hình thể của người anh hùng thì Từ Hải được nhà thơ xây dựng giống như những hình tượng người anh hùng trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là người anh hùng với dáng hình “Vai năm thước rộng, thân mười thước cao”. Có thể nói qua câu thơ miêu tả của Nguyễn Du về hình dáng của Từ Hải ta thấy được một hình ảnh người anh hùng thứ thiệt. Tầm vóc cơ thể của anh sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ hay sao, nói như thế để thấy được con người anh hùng thời xưa có tầm vóc ngang tàng, hoành tráng đến thế nào. Không những thế Nguyễn Du còn có những câu thơ đặc tả vẻ bề ngoài của Từ Hải là:

“Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.”

Đó chính là những nét phương phi của những người anh hùng thời xưa mà qua đây chúng ta biết thêm về nét đẹp ấy. Không chỉ chuẩn mực anh hùng qua hình dáng cơ thể mình Từ Hải còn hiện lên với phẩm chất anh hùng. Trước hết là tình thương dành cho người má đào, mắt xanh. Những anh hùng thời xưa thường đi liền với những má đào xinh đẹp tuyệt thế và ở đây Kiều và Từ Hải là một cặp như thế. Từ Hải không chê thân phận của Thúy Kiều mà chỉ cần biết rằng mến mộ tài sắc của Kiều cũng như tấm lòng Kiều cho nên Từ Hải bày tỏ tình cảm của mình với nàng má đào ấy:

“Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi”

Đó là khi tỏ tình ban đầu, người anh hùng ấy đã có công cứu vớt lấy cuộc đời của Kiều giúp Kiều thoát khỏi cảnh cá lồng chim chậu. Sau này hai người sống hạnh phúc bên nhau đúng nghĩa là hai người vợ chồng thật sự chứ không giống với Thúc Sinh trước đây. Dựng lên được nghiệp lớn thì Từ Hải đã giúp cho Kiều báo ân trả oán những người làm hại cuộc đời của Kiều. Tiếp nữa Từ Hải còn hiện lên là một anh hùng có ý chí kiên cường của một người anh hùng. Như chúng ta đã biết thì ý chí của một người anh hùng là ở bốn phương trời và Từ Hải cũng vậy:

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

Tình yêu rất cần với một người anh hùng thế nhưng nó không là vật cản để giới hạn ý chí của người anh hùng. Lòng của người anh hùng Từ Hải là ở bốn phương kia chứ không phải là ở ngôi nhà nơi có người vợ xinh đẹp. Từ Hải chung sống với Kiều được nửa năm thì quyết tâm dứt áo ra đi. Không phải chàng không thương không yêu, không muốn ở bên nàng Kiều mà là chí khí của một người anh hùng đã thúc giục chàng lên đường. Vả lại chàng đi cũng là muốn làm nên sự nghiệp để cho Kiều có một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ hơn. Và đặc biệt là ngay cả khi Thúy Kiều bịn rịn thì Từ Hải vẫn “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”.

Không những thế phẩm chất người anh hùng Từ Hải còn được thể hiện qua những hình ảnh chàng chiến đấu vang dội nơi sa trường. Chàng không những có ý chí hơn người mà chàng còn có cả tài năng về kiếm thuật của một anh hùng thật sự: “Huyện thành đạp đổ năm tỏa cõi nam”. Hay cả khi thất bại thì người anh hùng ấy vẫn cứ hiên ngang không sợ gì, có thể nói trong cuộc đời Từ Hải chàng không biết sợ, không hề nao núng trước một vấn đề gì cả:

“Khí thiêng khi đã về thần,
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng”

Như vậy qua đây ta thấy được những vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải của Truyện Kiều. Có thể thấy Nguyễn Du đã xây dựng thành công người anh hùng thời đại trong tác phẩm của mình. Có lẽ chính sự thành công ấy cũng làm giàu thêm sức hấp dẫn của Truyện Kiều.

Bài mẫu số 8: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du hay nhất

Sau nửa năm chung sống, Kiều và Từ Hải có một mái ấm gia đình, đương lúc tình cảm giữa hai người nồng đượm nhất, Từ Hải lại “thoắt động lòng bốn phương”. Người đời nói rằng anh hùng chí ở bốn phương, Nguyễn Công Trứ lại có câu “Chí làm trai nam bắc đông tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”. Nam nhi chi trí, đầu đội trời, chân đạp đất, sống là phải làm rạng danh dòng họ, rạng danh gia đình, “Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”. Có lẽ chính chế độ phong kiến đã tách Từ Hải ra khỏi Kiều – bởi chính chế độ ấy đã đem tư tưởng nam nhi áp đặt lên đầu chàng. Nhưng cũng chính tư tưởng ấy khiến chàng bảo vệ nàng, tạo nên nét riêng của chàng.

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

Và Từ Hải đã luôn ở trong vị thế sẵn sàng – chàng luôn cầm chắc thanh gươm, yên ngựa luôn được đặt sẵn – chàng biết chẳng chóng thì chầy chàng cũng sẽ ra đi. Chàng đã chuẩn bị sẵn tinh thần để không lưu luyến, bịn rịn, vì chàng là một nam tử hán, “nam nhân thà rơi máu chứ không rơi lệ”.

“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”

Không gian xung quanh – rộng lớn, bao la, khoáng đạt, mênh mang đến cùng trời cuối bể – như khắc họa thêm vào bóng lưng quyết liệt, dứt khoát của chàng. Chàng như hòa vào với trời đất, chàng như trở nên khổng lồ – vì ý chí và hoài bão – vươn đến tận vũ trụ xa xôi.

“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Từ Hải như không còn là một người thường nữa – Nguyễn Du tả chàng như một vị tiên nhân – lướt gió, đạp mây mà đi – vượt bể, vượt núi cao, vượt qua bao sóng gió. Lòng chàng vẫn không thay đổi – chàng vẫn “quyết lời”, vẫn “dứt áo ra đi”. Bởi:

“Sinh vi nam tử yếu hy kỳ
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”

Chàng muốn cho Kiều một cuộc sống hạnh phúc. Chàng tự tin vào tài năng của mình, giống như cách Đào Uyên Minh tự tin “Thiếu thời tráng thả lệ/ Vũ kiếm độc hành du”.

“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Chàng muốn cho Kiều một cuộc sống hạnh phúc. Từ Hải tin rằng chàng sẽ thực hiện được hoài bão của mình – ấy là trở thành một vị tướng quân dẫn “mười vạn tinh binh”, chiêng trống “dậy đất”, cờ xí “rợp đường”. Mọi người rồi sẽ biết chàng tài năng thế nào. Đến lúc ấy, chàng sẽ cho kiệu tám người khiêng, đường đường chính chính rước Kiều vào phủ đệ – để Kiều làm một vị phu nhân, để những kẻ từng hãm hại Kiều phải ngày đêm sợ hãi. Việc ấy sẽ không lâu, “chầy chăng là một năm sau vội gì”.

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

Từ Hải một mặt trách Kiều “sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”, một mặt lại lo lắng cho nàng:

“Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu”

Chàng cũng rất mâu thuẫn – chàng muốn vợ mình cũng là một cô gái phóng khoáng, hiệp nghĩa để sánh đôi với chàng, tựa như Mộc Lan trong thơ của Đào Uyên Minh:

“Vạn dặm đi theo quân
Vượt núi ải như bay
Tướng quân đánh trăm trận rồi chết
Tráng sĩ mười năm mới trở về”

Nhưng đồng thời, Từ Hải cũng không muốn Kiều phải chịu khổ sở – buổi đầu anh hùng lập nghiệp, ngao du tứ phương xem đất tựa giường, rơm tựa nệm chăn. Một tiểu thư khuê các như Kiều sao có thể chịu khổ như vậy? Đó là tấm lòng nghĩ cho vợ, tấm lòng hết sức tình cảm của một kẻ võ biền, thật đáng quý biết bao.

Nguyễn Du đã xuất sắc miêu tả một Từ Hải – một con người bình thường, với những hoài bão và ý chí to lớn, với những hành động phi thường, và rồi lại trở lại như một người chồng quen thuộc – một người chồng luôn lo lắng, quan tâm đến vợ. John S.Mill từng nhận định rằng: “Châm ngôn sự thật luôn chiến thắng tội ác là lời dối trá ngọt ngào nhất mà con người cứ nhắc đi nhắc lại cho đến khi nó trở nên phổ biến. Lịch sử tràn ngập ví dụ về lòng bác ái và sự thật bị quật ngã bởi tội ác”. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng như vậy.

Dù đưa vào nhân vật Từ Hải – một anh hùng trong mắt Kiều và những người có số phận như Kiều hay phường giặc cỏ trong mắt triều đình phong kiến, nhưng cuối cùng, chàng vẫn bị quật ngã trước những thế lực đen tối xấu xa. Thế nhưng, chỉ với một đoạn xuất hiện ngắn ngủi, Từ Hải cũng đã soi sáng khát khao về một cuộc sống công bằng và hạnh phúc – một cuộc sống lý tưởng cho tất cả mọi người của Nguyễn Du

Bài mẫu số 9: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du đặc sắc nhất

Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du, giấc mơ anh hùng, giấc mơ tự do và công lý. Cho nên Từ Hải là một người chí khí, một người siêu phàm. Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại. Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi, Từ Hải đã làm nên những trang sôi động nhất, hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân Thanh”. Đoạn trích “Chí Khí Anh Hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.

Kiều bị lừa vào lầu xanh lần thứ hai, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã xem Kiều như tri kỉ và chuộc nàng thoát khỏi lầu xanh. Cả hai đều là những con người thuộc tầng lớp thấp kém (một gái lầu xanh, một tướng giặc) bị xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ ruồng rẫy, coi thường, và họ đã đến với nhau trong một tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo của Kiều và ngược lại Kiều nhận ra ở Từ Hải có chí khí anh hùng hiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là người duy nhất có thể giải thoát cho nàng. Nhưng dù yêu thương, trân trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế. Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự anh hùng. Tính cách và chí khí của Từ Hải được biểu hiện qua cách sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt, ngôn ngữ bình dân, dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố, điển tích. Đặc biệt nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Mọi ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”.

“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống của Từ Hải và Kiều, thời gian chưa đủ dài để dập tắt hương lửa nồng nàn của “trai anh hùng, gái thuyền quyên”. Vậy nhưng, Từ Hải vội dứt áo ra đi, Từ không quên mình là một tráng sĩ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa trời đất cao rộng. Tác giả dùng từ “trượng phu” đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và dùng cho nhân vật Từ Hải. ”Trượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn. Từ “thoắt” nghĩa là nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ. Đó là cách xử sự bất thường, dứt khoát của Từ Hải. Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng nàn người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng “thoắt” nhờ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ Hải, hơn nữa, Từ Hải nghĩ thực hiện được chí lớn thì mới xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình. Cụm từ “động lòng bốn phương” theo Tản Đà là “động bụng nghĩ đến bốn phương” cho Từ Hải “không phải người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương” (Hoài Thanh). Chính vì thế, chàng hướng về “trời bể mênh mang”, với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng:

“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”.

Không gian trời bể mênh mang, con đường thẳng đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hải. Tác giả dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong” rồi mới để cho Từ Hải và Thúy Kiều nói lời tiễn biệt. Liệu có gì phi logic không? Không, vì hai chữ “thẳng dong” có người giải thích là “vội lời”, chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói lời tiễn biệt. Ta có thể hình dung, Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thúy Kiều. Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều lúc chia tay thể hiện rõ tính cách nhân vật. Thứ nhất, Từ Hải là người có chí khí phi thường, khi chia tay thấy Kiều nói:

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Từ Hải đã đáp lại rằng:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.

Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự:

Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.

Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp. Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống:

Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!

Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.

Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi

Hai chữ “dứt áo” thể hiện phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt. Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” là một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn. Không chỉ thế trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá trong giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”. Chia ly và hội ngộ, hội ngộ và chia ly, hai sự kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thành những chặng đường giàu ý nghĩa hơn. Phải, nếu không có chia li và hội ngộ, cuộc sống chỉ là một dòng chảy đơn điệu và tẻ nhạt. Nếu hội ngộ là sướng vui, hạnh phúc thì chia li là sầu muộn, đau buồn. Có lẽ vì thế mà thơ ca viết về chia li nhiều hơn, thấm thía hơn?

Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã ba lần khắc họa những cuộc chia biệt. Đó là Kiều tiễn Kim Trọng về quê hộ tang chú, ở đó có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm. Đó là cuộc chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẽ, hy vọng gặp lại mong manh. Cuộc chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thỏa chí vẫy vùng bốn biển. Do vậy tính chất ba cuộc chia biệt là hoàn toàn khác hẳn nhau. Vậy nhưng, bằng tài hoa của một người nghệ sĩ bậc thầy, Nguyễn Du đã khắc họa thành công chân dung nhân vật Từ Hải với những dấu ấn riêng biệt.

Dưới hình thức một cuộc chia ly, đoạn trích “Chí khí anh hùng” mang chở khát vọng tự do, công lí của Nguyễn Du. Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất trời. Chỉ có đôi cánh ấy mới che chở được những nạn nhân sống dưới gần trời tăm tối của thế giới “Truyện Kiều”.

Bài mẫu số 10: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du đặc sắc nhất

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người đọc thường tập trung vào những đề tài xoay quanh cuộc đời gian truân của nàng Kiều. Nhưng bên cạnh Kiều, Nguyễn Du còn có sự sáng tạo vô cùng độc đáo trong việc xây dựng những nhân vật khác, cả chính diện lẫn phản diện như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh hay Kim Trọng, Từ Hải. Trong cuộc đời Kiều ngoài Kim Trọng ra thì cần phải nhắc đến Từ Hải – một người anh hùng chí lớn ở bốn phương và là người đã giúp Kiều trả ân báo oán, cho Kiều một khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng lại tràn đầy hạnh phúc. Đặc biệt, qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”, vẻ đẹp của Từ càng được tác giả khắc họa rõ nét hơn.

Vẻ đẹp ngoại hình với những phẩm chất anh hùng cùng chí khí kiên cường đã tạo nên một hình tượng Từ Hải rất đẹp. Phân tích nhân vật Từ Hải sẽ cho người đọc cảm nhận rất rõ điều đó.

Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, là một người anh hùng được Nguyễn Du khắc họa công phu từ ngoại hình đến tính cách. Trước hết về vẻ đẹp ngoại hình của người anh hùng, Từ Hải được Nguyễn Du xây dựng như một người anh hùng trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

“Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.”

Phân tích nhân vật Từ Hải ta thấy ngay từ ngoại hình ta có thể cảm nhận Từ là một đấng anh hào “đầu đội trời chân đạp đất ở đời”. Có thể nói qua sự miêu tả của Nguyễn Du, ta thấy được một hình ảnh người anh hùng đội trời đạp đất thực sự. Vẻ đẹp của Từ là vẻ đẹp của người anh hùng trượng nghĩa.

Tác giả đã sử dụng hình ảnh vũ trụ, lấy chiều kích ấy để đo tầm vóc người anh hùng. “Vai năm tấc rộng” hay “thân mười thước cao” – đều là những hình ảnh ước lệ, những con số ước lệ để khắc họa sự to lớn về sắc vóc của người anh hùng. Nguyễn Du cũng sử dụng bút pháp ước lệ để miêu tả Từ Hải. Phân tích nhân vật Từ Hải sẽ thấy chính ở ngoại hình ấy đã báo hiệu đây là con người sẽ làm nên những điều phi thường.

Quả thật vậy, Từ chính là vì sao soi sáng cả cuộc đời của Kiều. Tuy chỉ như ánh sao chổi xẹt qua bầu trời đêm nhưng ánh sáng của nó vẫn khiến người ta ấm lòng. Ngay từ phút đầu gặp gỡ Kiều, Từ đã có những suy nghĩ quan điểm “lạ thường”. Lầu xanh nơi kỹ viện mua phấn bán hương người ta thường tìm đến để thỏa nhục dục nhưng Từ lại đến nơi đây để tìm người tri âm tri kỷ cuộc đời mình. Từ thật sự đồng cảm cho Kiều, cho thân phận những “khách má hồng”. Chính từ sự đồng cảm ấy đã nối kết hai trái tim lại với nhau.

“Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?”

Khi phân tích nhân vật Từ Hải, người đọc nhận thấy họ đến với nhau không phải vì thân xác cũng không phải là phút bồng bột yếu lòng mà họ thật sự thấu hiểu cho nhau. Từ cũng rất tôn trọng nàng, không vì thân phận kỹ nữ mà chê bai hay thành kiến.

“Ngỏ lời nói với băng nhân
Tiền trăm lại cứ nguyên ngăn phát hoàn”

Chính sự tôn trọng, cảm thông ấy, Từ sẵn sàng chuộc thân cho Kiều bằng mọi giá. Hành động ấy diễn ra nhanh, dứt khoát không như cuộc ngã giá đầy tính con buôn như Mã Giám Sinh.

“Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”

Phân tích nhân vật Từ Hải, ta nhận thấy đối với Từ, Kiều không phải là một món hàng để mua bán đổi chác. Từ muốn giải thoát Kiều khỏi chốn bùn nhơ này. Tấm lòng ấy mới đáng quý biết bao…

Việc làm của Từ cũng không thể đánh đồng với việc chuộc Kiều của Thúc Sinh được. Bởi xuất phát điểm của Từ khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì cái nghĩa đối với một người tri kỷ. Đối với mối tình Kim, Kiều “tình trong như đã mặt ngoài còn e”, Nguyễn Du đã gọi đôi giai nhân ấy là “Người quốc sắc, kẻ thiên tài”. Còn khi Kiều đối diện với Từ Hải thì “hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa”, đó là sự gặp gỡ giữa “Trai anh hùng, gái thuyền quyên”. Do vậy mà đẹp đôi, xứng đôi vì “Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”.

Dù sống cùng Kiều trong những tháng ngày hạnh phúc ấm êm nhưng Từ Hải không thể quên đi những ước mơ hoài bão “vẫy vùng” bốn bể. Trong xã hội phong kiến, như Nguyễn Công Trứ đã khẳng định.

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”

Phân tích nhân vật Từ Hải, ta thấy ở Từ không thể bị trói buộc bởi chuyện chốn phòng khuê, gác tình riêng để làm việc lớn. Từ Hải cũng thế

“Giang hồ quen thói vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”

Những hạnh phúc ngọt ngào thường ru ngủ con người, làm họ quên đi những ước muốn lớn lao, không muốn thoát khỏi vùng an toàn của bản thân. Nhưng Từ thì không như vậy. Dù mối tình với Kiều vẫn đang trong giai đoạn nồng nàn hạnh phúc, thì chàng chợt “động lòng bốn phương” – những hoài bão khát khao trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Từ ý niệm “trời bể mênh mang”, Từ đã hiện thực hóa bằng hành động “thanh gươm yên ngựa” lên đường “thẳng rong”.

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

Nửa năm quãng thời gian không quá dài cũng không quá ngắn tính từ lúc Kiều và Từ ở bên nhau, cùng nhau trải qua những tháng ngày “hương lửa đương nồng”. Trượng phu là cách gọi thể hiện sự tôn trọng dành cho những bậc anh hùng cái thế. Và trong xuyên suốt truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ dùng từ tượng phu để chỉ duy nhất Từ Hải mà thôi. Bấy nhiêu đó cũng có thể thấy được Nguyễn Du đã dành biết bao tình cảm cho người anh hùng của mình.

“Thoắt” cho thấy mọi việc diễn ra thật nhanh, bất ngờ và dứt khoát. Nhưng xét ra cái chí hướng ấy vốn đã có sẵn trong lòng Từ nhưng vì Kiều mà chí hướng ấy tạm thời lắng xuống. Nhưng giờ đây tiếng gọi của hoài bão tung hoành đang vẫy gọi người anh hùng. Khi phân tích nhân vật Từ Hải, ta thấy lòng bốn phương cũng chính là cái chí hướng mà Từ khao khát bấy lâu.

Chia tay thường gợi ra cảm giác đau buồn quyến luyến nhưng cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy Kiều lại không gợi ra cảm giác đau buồn ấy. Kiều đã từng chia tay Kim Trọng, chia tay Thúc Sinh. Và sau mỗi lần chia tay cuộc đời Kiều lại gặp những biến cố. Như sau khi chia tay Kim Trọng nhà nàng gặp gia biến và Kiều phải bán mình chuộc cha, sau khi chia tay Thúc Sinh nàng lại phải làm người hầu kẻ hạ cho Hoạn Thư. Nên có thể nói chia tay với Kiều như một sự ám ảnh. Có lẽ vì thế mà trong cuộc chia tay này, Kiều đã làm một việc mà trước đó nàng chưa từng làm – mong muốn được đi cùng Từ Hải.

“Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Nhưng Từ đã trả lời lại Thúy Kiều với những lí lẽ hợp tình hợp lí

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.

Lời hồi đáp ấy chứa được một sự tin tưởng, Từ tin và hy vọng Kiều sẽ hiểu cho mình. Bởi Kiều không chỉ là người yêu, là vợ mà còn là “tâm phúc tương tri” của Kiều. Và cái tình cái lý ấy không sao có thể chối từ. Hơn nữa, khi phân tích nhân vật Từ Hải, ta thấy việc Từ ra đi không chỉ nghĩ đến bản thân mình mà còn là vì Thúy Kiều. Từ muốn Kiều được hạnh phúc, được đón về với những nghi thức rầm rộ nhất linh đình nhất để có thể xứng đáng với nàng

“Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

Đó là chia tay của bậc anh hùng, ra đi vì nghĩa lớn nên ta không bắt gặp quá nhiều cảm xúc ủy mị, luyến lưu như cuộc chia tay của Kiều với Thúc Sinh.

“Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.”

Nói như vậy không có nghĩa là Kiều không quan trọng, Kiều cũng chính là một trong những động lực thúc đẩy Từ Hải lên đường hoàn thành nghiệp lớn để có thể mang lại cho Kiều một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và một lý do nữa được Từ Hải đưa ra là.

“Bằng nay bốn bể không nhà
Theo là thêm bận biết là đi đâu”

Từ không muốn nàng phải cùng mình chịu cực khổ. Vì khi chưa đoán trước tương lai, cuộc sống còn mù mịt thì việc Kiều theo chàng chỉ làm cuộc sống nàng thêm khổ cực và Từ sẽ không thể dành trọn tâm trí cho việc lớn. Nhưng không muốn Kiều lo lắng, Từ đã đặt ra một mốc thời gian cho sự ra đi của mình.

“Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Sự tự tin mạnh mẽ của Từ không chỉ thể hiện ở quyết tâm ra đi thực hiện nghĩa lớn mà còn thể hiện ở lời giao hẹn của Từ. “Một năm” là quãng thời gian xa cách đủ lớn trong tình yêu nhưng với việc thực hiện hoài bão thì đó lại là một thời gian quá ngắn. Phân tích nhân vật Từ Hải cho thấy dù chẳng biết tương lai thế nào nhưng Từ Hải tin vào bản thân mình, tin vào sự nghiệp mình đang theo đuổi. Đó chính là tâm thế của một người anh hùng

“Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”

Hay:

“Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam”
Từ tâm thế đó đã dẫn đến hành động

“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi”

lại bài thơ là một hình ảnh thật đẹp. Cách ngắt nhịp 2/4 – Quyết lời/ dứt áo ra đi đã khẳng định cho sự dứt khoát mạnh mẽ của người anh hùng. Không bịn rịn luyến lưu không có nước mắt như.

“Ngại ngùng một bước một xa
Một lời trân trọng châu sa mấy hàng”

Vì đây là cuộc chia tay để lên đường làm việc lớn. Mọi lời nói, hành động của Từ đều toát lên vẻ đẹp của một bậc trượng phu biết gác tình riêng để làm việc lớn, bỏ “chuyện nữ nhi thường tình” để đi theo sự nghiệp của một người anh hùng. Đây chính là lúc Từ thực hiện ước mơ, cơ hội ấy đã đến. Từ ra đi như cưỡi ngàn con sóng, đạp chim bằng mà tiến lên. Và khi phân tích nhân vật Từ Hải thì đây là một hình ảnh đẹp, đầy thi vị.

Để khắc họa nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, điển cố điển tích cùng nhiều từ Hán Việt. Những kết hợp độc đáo ấy đã khiến hình ảnh nhân vật Từ Hải hiện lên sống động, là một trang hảo hán oai phong lẫm liệt không chịu khuất phục luồn cúi. Tuy được miêu tả bằng bút pháp lý tưởng hóa nhưng đó cũng là hình ảnh người anh hùng lý tưởng của Nguyễn Du.

Người anh hùng ấy được nhìn nhận trong đôi mắt của nhà nho vừa có những nét quen thuộc lại có những nét độc đáo riêng với thời đại phong kiến. Nét chung đó chính là khí thế là tâm thế của người anh hùng hiên ngang ở đời. Nhưng nét riêng là ở người anh hùng này có sự hài hòa giữa con người anh hùng và con người trần thế.

Và con người anh hùng không được đặt trong mối quan hệ đất nước – con người, vua tôi. Mà người anh hùng ở đây hành động để thỏa khát vọng chí hướng bình sinh. Vì vậy nên ở Từ Hải, Nguyễn Du rất kiệm lời cho nhân vật này. Từ Hải hầu như không có sự giằng xé nội tâm đau đớn như Kim Trọng hay Thúc Sinh. Từ nói ít nhưng hành động nhiều. Chính vì những hành động đó mà người đọc càng thêm ngưỡng mộ tài năng, cốt cách của đấng anh hào.

Như vậy qua đoạn trích, người đọc đã nhận thấy được những vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải. Từ Hải không chỉ đơn thuần là nhân vật trong truyện mà qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã gửi gắm bao nỗi niềm. Do đó, nhiều nhà phê bình văn học đã nhận xét Từ Hải kết tinh giấc mộng lớn của Nguyễn Du – giấc mộng anh hùng. Đây cũng chính là thành công của Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải cùng làm giàu thêm sức hấp dẫn của “Truyện Kiều”.

Bài mẫu số 11: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du chuẩn nhất

Nguyễn Du là một trong số những tên tuổi, những cây bút tiêu biểu và xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng, nền văn học Việt Nam nói chung. Ông đã góp vào kho tàng văn học nước nhà nhiều tác phẩm xuất sắc được biết bằng cả chữ Nôm và chữ Hán, trong đó tác phẩm “Truyện Kiều” được xem là kiệt tác của nền văn học dân tộc. Trong tác phẩm, người đọc đã nhiều lần chứng kiến nhân vật Thúy Kiều chia tay với những người yêu thương nhưng có lẽ cuộc chia tay để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc chính là cuộc chia tay giữa Kiều và Từ Hải. Và đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã tái hiện một cách chân thực và rõ nét cuộc chia tay ấy. Đặc biệt, qua đoạn trích, người đọc thấy được chí khí, vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải.

Trước hết, trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”, Từ Hải hiện lên là một con người với khát vọng lên đường mãnh liệt và khao khát được tung hoành, vùng vẫy khắp bốn phương.

Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm, yên ngựa, lên đường thẳng rong.

Câu thơ mở đầu đoạn trích đã mở ra hoàn cảnh cuộc chia tay lên đường của Từ Hải. Đó chính là thời điểm “hương lửa đương nồng”, tình yêu, cuộc sống của Thúy Kiều và Từ Hải đang độ mặn nồng, êm ấm và hạnh phúc. Để rồi, trong chính hoàn cảnh ấy, khát vọng lên đường, được vẫy vùng khắp đó đây của Từ Hải càng hiện rõ lên bao giờ hết. Từ “thoắt” được tác giả sử dụng thật độc đáo, qua đó cho thấy dứt khoát, mau lẹ của Từ Hải. Cùng với đó, cái mà Từ Hải hướng đến, khiến cho Từ Hải phải động lòng đó chính là “bốn phương” – một không gian vũ trụ bao la, rộng lớn, gợi lên khát vọng lập công danh, sự nghiệp, tung hoành khắp năm châu bốn bể. Đặc biệt, tư thế lên đường của nhân vật Từ Hải còn được Nguyễn Du khắc họa rõ nét qua hàng loạt các hình ảnh “thanh gươm”, “yên ngựa” và “lên đường thẳng rong”. Tất cả những từ ngữ ấy đã gợi lên hình ảnh người anh hùng Từ Hải một mình, một ngựa, một gươm lên đường không chút do dự để thực hiện khát vọng của bản thân. Đó là một tư thế rất đẹp, hiên ngang, không chút vướng bận của người quân tử. Tư thế ấy sánh ngang với vũ trụ bao la, rộng lớn. Và như vậy, qua bốn câu thơ mở đầu đoạn trích, tác giả đã cho người đọc cảm nhận rõ nét hình tượng người anh hùng Từ Hải với khát vọng lên đường, khát vọng vẫy vùng trong trời đất năm châu bốn bể mạnh mẽ, không gì có thể cản nổi.

Không chỉ dừng lại ở khát vọng được vẫy vùng khắp năm châu bốn bể, nhân vật Từ Hải còn hiện lên là một người có anh hùng có chí khí, có sự thống nhất cao độ giữa lí tưởng phi thường của bản thân với tình cảm nghĩa tình sâu đậm với người tri kỉ. Vẻ đẹp ấy của nhân vật Từ Hải được thể hiện rõ nét qua lời đối đáp của chàng khi Thúy Kiều quyết một lòng đi theo cùng chàng.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Nghe Thúy Kiều bày tỏ nỗi niềm muốn được đi cùng Từ Hải để chăm sóc cho chàng, Từ Hải đã nhẹ nhàng trách móc Kiều chưa thoát khỏi được những khao khát, ước muốn của nữ nhi. Đồng thời, Từ Hải cũng đã lấy đã khéo léo từ chối lời đề nghị của Kiều, bằng cách đưa ra đạo lí về tri kỉ để khuyên Kiều ở lại. Từ Hải xem Thúy Kiều là “tâm phúc tương tri”, là người tri kỉ có thể thấu hiểu mọi nỗi niềm tâm sự, mọi quyết định của chàng và vì vậy, chàng mong muốn Thúy Kiều sẽ vượt lên trên những nỗi niềm mong muốn đời thường của người con gái để xứng đáng làm người tri âm, tri kỉ của bậc anh hùng. Sự từ chối ấy cho thấy Từ Hải đã vượt lên trên tình cảm cá nhân, không chút bịn rịn, lưu luyến mà quên đi lí tưởng, khát vọng lớn lao của mình.

Thêm vào đó, Từ Hải còn là người tự tin vào tài năng của bản thân khi chàng đã cất lời hứa với Thúy Kiều.

Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Câu thơ là lời khẳng định, lời hứa của Từ Hải dành cho Thúy Kiều và với cả chính bản thân mình. “Mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng”, “bóng tinh rợp đường” là những từ ngữ, hình ảnh thuộc phạm trù không gian rộng lớn, từ đó gợi lên trong tâm trí người đọc khát vọng lớn lao, mang tầm vóc vũ trụ của người anh hùng Từ Hải. Khát vọng “làm cho rõ mặt phi thường” chính là khát vọng tạo lập được một công danh, sự nghiệp lẫy lừng khắp đó đây, xuất chúng trong thiên hạ. Đó chính là niềm tin sắt đá vào tài năng của chính mình của người anh hùng Từ Hải. Đồng thời, chàng cũng hứa hẹn với Thúy Kiều khi đã có công danh lẫy lừng sẽ đón nàng “nghi gia” để vợ chồng có cuộc sống sum vầy, hạnh phúc lứa đôi. Điều đó vừa cho thấy tấm lòng, sự lo lắng cho Thúy Kiều của người anh hùng Từ Hải đồng thời cũng cho thấy niềm tin vào chính mình của chàng. Như vậy, Từ Hải ra đi không phải chỉ để thực hiện lí tưởng, hoài bão, khát khao của bản thân mình mà còn hướng tới hạnh phúc phi thường trong cuộc sống, đó chính là “trai anh hùng với gái thuyền quyên”. Thêm vào đó, lời hứa ngắn gọn với Kiều càng thể hiện rõ sự tự tin của Từ Hải.

Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!

Với hình ảnh “bốn bể không nhà” nhà thơ đã khéo léo gợi ra những gian nan, thử thách, khó khăn trong buổi đầu lập nghiệp mà người anh hùng phải đương đầu vượt qua để thực hiện lí tưởng của bản thân mình. Để rồi, từ đó, chàng cũng đã đưa ra lời hứa với Thúy Kiều về thời gian trở về. “Một năm” trong lời hứa của Từ Hải với Thúy Kiều đã cho thấy một cách rõ nét sự tự tin của chàng trên con đường chinh phục, thực hiện lí tưởng, khát vọng lớn lao của bản thân.

Cùng với đó, hình tượng người anh hùng Từ Hải hiện lên trong tác phẩm còn là con người đầy bản lĩnh và ra đi với một thái độ dứt khoát, không vướng bận, quyến luyến.

Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Chỉ với hai câu thơ nhưng tác giả Nguyễn Du đã khéo léo vẽ ra trước mắt người đọc tư thế ra đi của người anh hùng Từ Hải. Bằng việc sử dụng hàng loạt các từ ngữ “quyết”, “dứt”, “ra đi” trong cùng một câu thơ tác giả đã cho thấy sự dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí người anh hùng của nhân vật Từ Hải. Thêm vào đó, tác giả còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ “chim bằng” trong câu thơ cuối cùng để thể hiện hình tượng người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hoài bão lớn lao, mang tầm vóc của vũ trụ.

Tóm lại, với bút pháp lí tưởng hóa nhân vật cùng những hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng, đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Từ Hải. Đồng thời, qua hình tượng nhân vật Từ Hải đã thể hiện quan niệm về người anh hùng lí tưởng và ước mơ công lí của tác giả Nguyễn Du.

Bài mẫu số 12: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du đặc sắc nhất

Nguyễn Du – đại thi hào của dân tộc – luôn sử dụng ngòi bút sắc bén của mình để miêu tả từng chi tiết, nhân vật, giúp câu chuyện trở nên đặc sắc, ám ảnh. Trong Truyện Kiều, tác giả đã thành công trong việc khắc họa nhân vật Từ Hải sống động, có nét riêng biệt về cả ngoại hình lẫn tính cách. Phân tích nhân vật Từ Hải sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tài năng và mong muốn lớn lao của tác giả về hình tượng người anh hùng lí tưởng.

Từ Hải không phải là nhân vật trung tâm của Truyện Kiều mà chỉ xuất hiện ở một đoạn trong tác phẩm. Nhân vật xuất hiện trong đoạn đường truân chuyên của Thúy Kiều, trở thành người bạn, tri âm tri kỉ của Kiều, giúp nàng báo ân, báo oán. Mặc dù xuất hiện không nhiều, Từ Hải vẫn được khắc họa chi tiết thông qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du. Đây là nhân vật mang tầm ảnh hưởng lớn đến mạch truyện, đại diện cho không chỉ tiếng nói của tác giả mà còn thể hiện được một kiểu người trong xã hội trước.

Ngay từ đầu, Từ Hải đã hiện lên với vẻ đẹp mạnh mẽ, oai hùng của đấng trượng phu:

“Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”

Đây là những nét đẹp chỉ có ở người nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất. Vai rộng, người cao, Từ Hải như gánh cả giang sơn lên đôi vai của mình, hứa hẹn đây là nhân vật sẽ làm nên điều phi thường ở phía trước.

Nguyễn Du là một nhà thơ không chỉ có tài năng mà còn có trái tim ấm nóng, yêu thương và trân trọng từng kiếp người. Chính vì vậy, tác giả không chỉ dành tình yêu cho Thúy Kiều mà nhân vật Từ Hải cũng hiện lên rất đẹp, chí khí trong tác phẩm. Nhân vật Từ Hải hiện lên là hiện thân cho những lý tưởng và ước mơ, hoài bão của cuộc sống:

“Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông
Giang hồ quen thói vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”

Dưới ngòi bút tài tình của Nguyễn Du, Từ Hải hiện lên là người anh hùng với tầm vóc lớn lao mang cảm hứng vũ trụ. Đây dường như cũng chính là hình tượng lý tưởng tác giả muốn đạt được lúc bấy giờ, là một người hảo hán với hoài bão lớn, khát vọng lớn.

Tại đoạn trích “Chí khí anh hùng”, chí hướng ấy của nhân vật càng được nhấn mạnh hơn nữa:

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Từ “trượng phu” vốn là cách gọi thể hiện sự trân trọng, nể phục với những bậc anh hùng. Từ Hải lúc đó có khát khao, mong muốn tung hoành “bốn phương” để thỏa ước mơ của mình. Chính vì vậy, dù có đang mặn nồng ân ái, hạnh phúc lứa đôi “đương nồng”, Từ Hải cũng quyết định từ bỏ để tìm lấy hoài bão cho riêng mình. Đây chính là chí khí mà chỉ có bậc trượng phu mới có được. Như Hoài Thanh đã nói, Từ Hải “”không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng, mà là người của trời đất, của bốn phương”. Chàng, phải đặt trong tâm thế đối diện với đất trời, vũ trụ thì mới xứng tầm.

Và khi đã ra đi, Từ Hải cũng mang quyết tâm vô cùng lớn:

Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường

Hình ảnh “mười vạn tinh binh”, “dậy đất”, “bóng tinh rợp đường” thể hiện hoài bão phi thường của Từ Hải. Chàng khát khao có thể xây dựng được cơ đồ riêng, trở thành bậc đế vương lừng lẫy, hô mưa gọi gió. Dù cho có ra đi một mình, dù có cô đơn, nhưng đó cũng chính là nguồn động lực thúc đẩy Từ Hải hơn. Hứa hẹn khoảng thời gian “một năm” cũng cho thấy sự tự tin, quyết tâm của nhân vật. Hình ảnh ước lệ cùng các động từ, tính từ mạnh đã khẳng định ý chí và khát vọng phi thường của Từ Hải ngay lúc này.

Không chỉ mong muốn xây dựng cơ đồ riêng, được triệu triệu người kính nể, Từ Hải cũng có những khát khao hạnh phúc rất bình thường. Chàng cũng là con người, cũng biết yêu thương. Tuy nhiên, tình yêu ấy vượt qua những chuẩn mực bình thường mà nâng tầm hơn, cho thấy con người và tấm lòng cao cả của nhân vật. Khi Thúy Kiều ngỏ lời:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Từ Hải đã trách mắng nhẹ nhàng, rằng hai người đã “tâm phúc tương tri”, đã là tri âm tri kỉ, hiểu rõ lòng nhau, sao không hiểu được tâm ý của mình. Với chàng, Thúy Kiều không phải người vợ, người tình, mà là tri kỉ một đời, trân quý và là tình cảm thiêng liêng. Chính vì thế, việc Thúy Kiều đi theo Từ Hải là không cần thiết. Chàng còn hứa hẹn với nàng:

Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Khi đã có được danh tiếng, khi xây dựng được cơ đồ riêng, cũng là lúc Từ Hải dành cho Thúy Kiều những gì tốt đẹp nhất. Chàng không muốn Thúy Kiều chỉ là nữ nhi “thường tình” mà còn muốn cho nàng một danh phận. Chàng ra đi, không chỉ vì hoài bão của một đấng nam nhi, mà còn vì khát khao hạnh phúc và tình yêu như bao nhiêu người khác, chỉ khác, đây là tình yêu của “trai anh hùng” – “gái thuyền quyên” mà thôi.

Mặc dù đã thể hiện ý chí lớn lao của Từ Hải ở đoạn đầu nhưng tác giả Nguyễn Du vẫn muốn khắc họa sâu tính cách của nhân vật thêm nữa. Vì vậy, ông miêu tả Từ Hải với sự dứt khoát, đầy bản lĩnh:

“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”.

Các động từ “quyết lời”, “dứt áo” thể hiện thái độ mạnh mẽ, quyết tâm của Từ Hải với hoài bão của mình. Đây là cái quay người quyết đoán, hứa hẹn tương lai tươi sáng, chứ không phải là cái ra đi đượm buồn “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Chính vì thế, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp lí tưởng hóa với hình ảnh “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. Hình ảnh Từ Hải hiện lên như cánh chim trời, bay thẳng vào muôn trùng dặm khơi với chí khí ngút trời và hoài bão lớn lao. Phân tích nhân vật Từ Hải, chúng ta không khỏi cảm phục tác giả bởi các thủ pháp nghệ thuật độc đáo của mình.

Nguyễn Du, với ngòi bút tài hoa của mình đã khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Từ Hải với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp nhất: chí khí, hoài bão phi thường nhưng cũng rất trọng tình, trọng nghĩa. Đây chính là ước mơ về người anh hùng lí tưởng của tác giả thời bấy giờ. Giữa xã hội rối ren, đời sống lầm than, cần biết bao nhiêu những người anh hùng dám đứng lên tạo dựng cơ đồ của mình, có chí khí và khát vọng vững vàng. Từ Hải hiện lên như một biểu tượng về ước mơ, khát vọng tự do, lẽ công bằng ở đời. Trong đoạn trích “Kiều báo ân, báo oán”, Từ Hải còn hiện lên đẹp đẽ hơn nữa khi thay cho lẽ phải trả ân oán cuộc đời. Chính vì thế có thể thấy, Nguyễn Du đã gửi gắm rất nhiều tâm ý vào nhân vật Từ Hải. Giá như có những vị anh hùng như Từ Hải, những số phận như Thúy Kiều sẽ không phải tha hương cầu thực, sống cuộc đời tủi nhục, ba chìm bảy nổi. Và đời sống lầm than của nhân dân, dưới trái tim ấm nóng của các bậc trượng phu, cũng sẽ được an ủi phần nào.

Với bút pháp miêu tả độc đáo, sử dụng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp cùng các thủ pháp ước lệ, lí tưởng hóa, Nguyễn Du đã khắc họa hình tượng nhân vật Từ Hải với những vẻ đẹp rất đáng ngưỡng mộ. Qua đó, tác giả đã gửi gắm những mong ước về tự do, hạnh phúc, công lý cuộc đời. Hình tượng Từ Hải, dù đã cách chúng ta hàng trăm năm, nhưng vẫn luôn là hình tượng người anh hùng lí tưởng, dám nghĩ, dám làm và dám đấu tranh cho hạnh phúc của chính mình.

Bài mẫu số 13: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du chuẩn nhất

Trích đoạn “Chí khí anh hùng” trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du mang đậm cảm hứng ngợi ca, khao khát một người anh hùng lý tưởng. Nhân vật Từ Hải đã thể hiện trọn vẹn ước mơ lãng mạn đó của tác giả, đó là một người anh hùng với chí khí ngút ngàn, phẩm chất phi thường. Người anh hùng Từ Hải đầy bản lĩnh, vượt qua mọi cám dỗ, vượt lên tình cảm cá nhân để ra đi gây dựng cơ đồ, sự nghiệp, khẳng định chính mình.

Mở đầu đoạn trích là gợi nhớ về quãng thời gian êm đềm hạnh phúc của Từ Hải và Thúy Kiều. “Nửa năm hương lửa đương nồng”, tình cảm họ dành cho nhau như một ngọn lửa đang rực cháy, tha thiết và sâu sắc. Thế nhưng “thoắt” cái chỉ trong chớp mắt, đấng trượng phu như Từ Hải đã “động lòng bốn phương”, chàng vốn là người có lý tưởng, có ý chí, nay đã đến lúc chàng phải đi để lập chí nguyện công danh sự nghiệp. Không thể làm kẻ mãi ngủ vùi trong tình yêu, chàng nghĩ đến thế giới bao la rộng lớn muốn ra sức tung hoành khắp chốn để tìm sự nghiệp cho chính mình. Đấng trượng phu như Từ Hải mang khát vọng lên đường lập công danh không cầu kì, khoa trương, chỉ cần “thanh gươm, yên ngựa” là đã có thể “lên đường thẳng rong”.

Nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, sự ra đi của Từ Hải giống như việc lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, điều đó thể hiện cho bản lĩnh, chí khí và sự tự tin của người anh hùng. Từ Hải là một người anh hùng đầy bản lĩnh, khí phách hiên ngang phi thường. Đứng trước tình cảm mặn nồng, thủy chung của người con gái tài sắc vẹn toàn, chàng vẫn có thể dứt khoát để ra đi tìm sự nghiệp công danh. Khi Kiều mở lời xin được phò tá cho hành trình lập nghiệp của Từ Hải “Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”, chàng không chỉ từ chối khéo léo mà còn nhắc nhở Kiều phải biết rõ tình cảm giữa hai người đã là tri kỉ “tâm phúc tương tri”, không thể vì những lẽ thường tình mà vướng bận, phải “thoát khỏi nữ nhi thường tình”. Từ Hải là người anh hùng xuất chúng vì thế mà chí nguyện của chàng cũng lớn mang tầm vóc vũ trụ chứ không tầm thường.

“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường”

Lý tưởng của chàng bay cao bay xa, hướng đến những điều tốt đẹp cao cả, mang ý nghĩa lớn lao, Từ Hải rất tự tin vào tài năng và tài năng xuất chúng của mình. Chàng ra đi không chỉ vì danh lợi của riêng mình mà còn để cho thiên hạ thấy được tài năng xuất chúng của mình, là để mang về cho Thúy Kiều danh phận đàng hoàng, một cuộc sống tốt đẹp hơn “Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”. Từ Hải không muốn Kiều đi theo mình vừa không muốn nàng phải chịu khổ cực cũng không muốn thêm vướng bận giữa “bốn bể không nhà”. Sự tự tin của Từ Hải được thể hiện qua lời hứa “chầy chăng là một năm sau vội gì”. “Chầy chăng” có nghĩa là cùng lắm, lâu lắm cũng chỉ một năm sau là chàng đã lập được công danh, thực hiện được lý tưởng của mình, đây được coi là thời gian ước định cho ý chí, nghị lực và bản lĩnh của chàng. Cuối cùng khi lòng chàng thảnh thơi không còn vướng bận, Từ Hải dứt khoát quyết tâm ra đi “quyết lời dứt áo ra đi” một cách mau lẹ. Hình ảnh gió mây chính là ẩn dụ cho người anh hùng Từ Hải mang tầm vóc vũ trụ, chí khí anh hùng bay cao, bay xa, đi đến muôn dặm trùng khơi.

Người anh hùng Từ Hải của Nguyễn Du không chỉ là hình tượng anh hùng lý tưởng của riêng văn học Trung đại mà cho đến ngày nay giá trị lý tưởng cao đẹp mà Từ Hải mang lại vấn có tầm ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành động của nhiều thế hệ. Khác với thời xưa chỉ có nam nhi mới nuôi hoài bão, lý tưởng còn nữ nhi chỉ an phận thủ thường, ngày nay bất kể ai cũng đều có hoài bão, ước mơ và khát vọng của riêng mình. Mọi người hãy cố gắng để chạm tới ước mơ, thực hiện hoài bão để có thể có được cuộc sống tốt hơn, thành đạt hơn hoặc giúp đỡ được nhiều người hơn.

Bài mẫu số 14: Cách miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du đặc sắc nhất

Khi bàn về những vấn đề ước mơ, lý tưởng trong văn học, có ý kiến cho rằng “Ở một nhà văn, ước vọng là hiện thân của tính khí thực, bị dồn ép không được quyền phát triển”. Soi mình vào tác phẩm thơ Nôm bậc nhất – Truyện Kiều, chúng ta nhìn nhận khách quan về ước mộng Từ Hải được Nguyễn Du gửi gắm thông qua nhân vật anh hùng này. Từ Hải, người anh hùng được Nguyễn Du cất công xây dựng mang đậm dấu ấn thời đại lại mở ra cách nhìn mới mẻ gắn với lý tưởng đấu tranh vì tự do, công lý. Có thể nói Từ Hải là nhân vật chiếm nhiều tình cảm của nhà thơ trong suốt thiên truyện và cũng là hình tượng trung tâm trong đoạn trích Chí khí anh hùng.

Sống trong thời đại đầy biến động khi mà những cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tục, chỉ trong một thời gian ngắn từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu XIX mà sự đổi ngôi của các vương triều có thể đếm được, Nguyễn Du đã thấm thía nỗi đau phận mình, phận người. Có lẽ thế mà Truyện Kiều ra đời không chỉ do ảnh hưởng của nội dung tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện mà còn xuất phát từ sự ưu thời mẫn thế của Nguyễn Du. Truyện Kiều vượt ra ngoài giới hạn của một tiểu thuyết bằng thơ trở thành câu chuyện của cuộc đời, về lòng người và đặc biệt thông qua việc xây dựng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du cho chúng ta cái nhìn mới lạ về hình mẫu người anh hùng lý tưởng.

Đoạn trích Chí khí anh hùng gồm 18 câu từ câu 2213 đến câu 2230, nằm trong phần hai Gia biến và lưu lạc. Sau khi Từ Hải đã cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp nàng có được danh phận và báo ân, báo oán. Khoảng thời gian hạnh phúc lứa đôi chưa được bao lâu thì Từ Hải từ biệt Kiều lên đường. Theo cấu trúc thông thường của đoạn trích Chí khí anh hùng, có thể chia thành ba phần: Phần một: giới thiệu khái quát về Từ Hải, phần hai: cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải, phần ba: Hình ảnh Từ Hải lên đường. Tuy nhiên để thấy rõ những nét đẹp trong phẩm chất của người anh hùng này, chúng ta nên cảm nhận đoạn thơ theo từng nét tính cách tiêu biểu tìm thấy ở nhân vật.

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Trước hết Từ Hải là có hoài bão lớn lao và tầm vóc phi thường. Trong văn chương trung đại, hình tượng người anh hùng luôn nổi bật với lý tưởng, ước mơ to lớn “vá trời lấp biển”. Hình tượng này bắt nguồn từ tư tưởng Nho giáo đặt vào người được cho là trang nam nhi. Đã sinh ra là một nam nhi thì phải lấy công danh, sự nghiệp làm trọng, sau đó là mong tên tuổi lưu danh thiên cổ.

“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

(Phạm Ngũ Lão)

Nhìn ở góc độ này thì hình tượng Từ Hải cũng chưa thoát khỏi hình mẫu của người anh hùng lý tưởng thời xưa. Ở hai câu thơ đầu những từ ngữ “trượng phu”, “lòng bốn phương” đã cho thấy tầm vóc cao bằng trời, to bằng bể của Từ Hải. “Trượng phu” là cách gọi tôn kính đối với những bậc nam nhi gánh vác trọng trách lớn. Trong cả thiên Truyện Kiều có nhiều nhân vật nam như Từ Hải, Kim Trọng, Hồ Tôn Hiến…trong số họ vẫn có những người đáng mặt làm trai nhưng Nguyễn Du chỉ duy nhất dùng “trượng phu” để gọi Từ Hải. Điều đó cho thấy tấm chân tình mà Nguyễn Du đặt vào nhân vật này không dừng ở sự ngưỡng mộ mà còn là kỳ vọng.

Trọng trách làm trai là vùng vẫy bốn phương cho thỏa chí tang bồng và cũng là không phụ tấm lòng mong mỏi của gia đình. Để khắc hoạ tầm vóc phi thường của Từ Hải, Nguyễn Du đặc biệt dùng từ “thoắt”. “Thoắt” nhanh chóng, vội vàng, lập tức, đây được xem là sự trỗi dậy mãnh liệt của hùng tâm tráng chí trong lúc “hương lửa đang nồng”. Sống cùng với tri âm, tri kỷ trong thời gian son sắt hạnh phúc nhất của lứa đôi “nửa năm”, thời gian ấy còn chưa thỏa nỗi yêu thương vậy mà Từ Hải “thoắt” lên đường. Cách nói ước lệ “hương lửa đang nồng” ngoài chỉ hạnh phúc lứa đôi nồng thắm thì còn làm nền để bộc lộ được chí khí làm trai của Từ Hải. Nếu không có ước vọng lớn lao, không có lý tưởng sống thì làm sao Từ Hải có thể đành lòng mà ra đi. Sức mạnh ý chí phải là sắt đá, lòng kiên định phải là núi cao thì mới “động lòng bốn phương” trong lúc người ta dễ bị hạnh phúc lứa đôi làm cho mềm lòng.

“Lòng bốn phương” là hình ảnh tượng trưng, ước lệ cho chí nguyện lập nên công danh, sự nghiệp. Đoạn thơ còn sử dụng hình ảnh ước lệ “trời bể mênh mông” để chỉ khoảng không gian rộng lớn, vùng trời cao xa, nơi mà người làm trai có thể lập công danh, làm nên sự nghiệp. “Thanh gươm, yên ngựa” biểu tượng cho khát khao chinh phục, chiến đấu và chiến thắng cường quyền. Cả ánh mắt “trông vời” cũng tượng trưng cho chí hướng cao cả, tâm hồn lộng gió, yêu tự do, căm thù bất công.Từ những ước lệ của thiên nhiên mang kích thước to lớn, nhà thơ muốn nâng tầm Từ Hải sánh ngang trời đất, làm chủ của thiên nhiên, vũ trụ.

Dù mang nhiều nét ước lệ, gần giống với hình tượng người anh hùng trong văn chương trước đó nhưng Nguyễn Du đã tài tình ở chỗ tìm ra được điểm mới ngay trong cái cũ. Sự khác biệt của Từ Hải là mục đích lên đường. Nhìn chung, lý tưởng của người anh hùng thời phong kiến là hết lòng vì nghĩa lớn, phò vua, giúp nước theo kiểu “trung quân, ái quốc”. Mục đích này luôn luôn được Nho giáo đề cao và nhà nước phong kiến cổ suý. Tuy vậy riêng Từ Hải không ra đi vì mục đích ấy. Nguyễn Du đã cố tình làm mờ đi mục đích cho sự ra đi của Từ Hải chỉ thông qua vài hình ảnh mơ hồ “lòng bốn phương”, “trời bể mênh mông”. Ngay ở đoạn thơ sau cũng chỉ tìm thấy những chi tiết, dấu hiệu chung chung “thanh gươm, yên ngựa, thẳng giong..” Để làm rõ điều này chúng ta cần quan tâm đến thời cuộc mà Nguyễn Du đang sống. Bấy giờ đâu đâu cũng nổ ra những cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại sư cường hào, áp bức của giai cấp thống trị. Trong bối cảnh ấy bóng dáng của người anh hùng nhân dân xuất hiện. Đó là người anh hùng đứng về phía nhân dân, đấu tranh cho tự do, công lý, lật đổ bọn cường hào, đem đến lẽ phải cho kẻ yếu thế. Ở góc độ chính quyền phong kiến thì những kẻ lãnh đạo nhân dân lật đổ chính quyền là giặc. Thế nên hình mẫu anh hùng này đi ngược với cái nhìn chính thống . Riêng Nguyễn Du và một số nhà chí sĩ có tư tưởng tiến bộ thì đây chính là luồng gió mới tác động sâu rộng đến tư tưởng, tình cảm của họ. Đến lúc này chúng ta mới hiểu vì sao Từ Hải không được tô đậm mục đích ra đi trong đoạn trích đồng thời khẳng định rằng nhân vật Từ Hải chính là tiếng nói đòi tự do, công lý của Nguyễn Du.

Đâu chỉ tạo ấn tượng đặc biệt với hoài bão, ước vọng lớn lao, Từ Hải còn được khắc hoạ với khẩu khí ngang tàng, kiêu bạt thông qua đoạn đối thoại giữa Kiều và Từ Hải.

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”.

Quyết định ra đi đột ngột của Từ Hải khiến Kiều ngạc nhiên. Theo tâm lý của một người vợ, nhất là khi người vợ trẻ còn đang say sưa trong hương lửa thì Kiều đã ngỏ lời mong muốn được theo chồng để “nâng khăn sửa túi”. Nàng vịn vào đạo đức của Nho gia cũng là lẽ nên làm của người vợ “xuất giá tòng phu” để được sự đồng ý của Từ Hải. Thế nhưng Từ Hải đã từ chối. Nàng với ta là tâm phúc tương tri, hiểu nhau rõ về nhau, cớ sao không cổ vũ, động viên ta thực hiện ý nguyện của mình mà lại dùng thói nữ nhi thường tình mà làm bận lòng khách giang hồ? Ngay trong lúc này giọng điệu của Từ Hải hào sảng, đầy khí khái nhưng với một người chân tình như Kiều, Từ Hải vẫn giữ sự ôn tồn. Chàng trách cứ nhẹ nhàng, lời nói quyết liệt chứng tỏ Từ Hải không hề có chút do dự hay nao núng lúc lên đường cũng không vì tình cảm cá nhân mà làm cho bịn rịn. Sự quyết liệt này không đồng nghĩa với sự tàn nhẫn hay lạnh lùng mà cũng xuất phát từ sự quan tâm của Từ Hải dành cho Kiều. Điều này chúng ta thấy rõ ở những lời động viên, hứa hẹn đầy thuyết phục phía sau.

“Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

Những hình ảnh “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng”, “bóng tinh”, “rõ mặt phi thường” đều có ý nghĩa tạo dựng một viễn cảnh không xa ngày Từ Hải trở về. Hình ảnh ấy cũng là nét phác thảo cho mong muốn và quyết tâm cao độ chàng phải đạt được trong chuyến hành trình. Trước hết là phải tập hợp được “mười vạn tinh binh”, cách nói ước lệ của đội quân hùng hậu, đông đảo. Qua đó chúng ta thấy khẩu khí ngang tàng và ý nghĩ táo bạo của một anh hùng dám nói, dám làm, dám nghĩ đến những chuyện kinh thiên động địa và quan trọng vẫn là ý chí thực hiện cho bằng được khát vọng ấy.

Hãy nhớ rằng trước khi ra đi, Từ Hải chỉ một mình với yên ngựa, thanh gươm và phía trước là bốn bể “bằng nay bốn bể không nhà”. Bản thân Từ Hải còn chưa biết đi về đâu nên mới không muốn Kiều lưu lạc chân trời góc biển cùng mình. Dù vậy Nguyễn Du vẫn cho chúng ta cái nhìn rất tin tưởng ở nhân vật này bằng một lời thề quả quyết nếu không thành công thì sẽ không về. Vậy có thể nói Từ Hải ra đi không phải do bị ức hiếp, phẫn chí hay sự liều lĩnh tự phát mà là sự ra đi có chủ đích, có những tính toán, hoạch định rõ ràng. Động lực cho cuộc hành trình là tính cách mạnh mẽ, khát vọng thực hiện đại nghiệp. “Làm cho rõ mặt phi thường” chính là cách nói tượng trưng cho mong muốn chứng tỏ tài nghệ, chí tang bồng hồ thỉ.

Với đôi tay trắng như Từ Hải chỉ trong vòng một năm “Chầy chăng là một năm sau vội gì” đạt được mục tiêu xây dựng lực lượng vạn tinh binh đúng là khó mà thực hiện. Tuy nhiên cách nói dứt khoát, giọng điệu hào hùng, khẩu khí vững vàng của Từ Hải không chỉ tạo một niềm tin tưởng tuyệt đối cho Kiều mà còn là sự khéo léo để nàng an tâm chờ đợi “đành lòng chờ đó ít lâu”. Điều này còn chứng minh sự nhất quán trong tính cách phi thường của người anh hùng đối với hoài bão lớn và tình cảm sâu đậm dành cho Thuý Kiều.

Ở hai câu thơ cuối đoạn trích, Nguyễn Du đã khắc hoạ chân dung một người anh hùng có hành động quyết đoán và phóng khoáng.

Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Đời Kiều đã trải qua nhiều tan hợp, phận má hồng hơn một lần đưa tiễn người thương lên đường. Ngày Thúc Sinh từ giã nàng để về lại quê hương, không gian và cả thời gian như nhuốm màu u sầu.

“Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”

Cuộc chia tay của Từ Hải và Kiều lại không có chút gì dùng dằng, níu kéo bởi vì Từ Hải rất quyết đoán. “Dứt áo ra đi” một hành động thể hiện tính cách khẳng khái, mạnh mẽ của người anh hùng đội trời, đạp đất. Điều đó cũng cho thấy Nguyễn Du đã xây dựng một Từ Hải nhất quán về suy nghĩ và hành động. Dường như trong con người ấy là một ngọn lửa kiên định không có bất cứ lý do nào dập tắt. Đó mới thật là chí khí anh hùng, chí khí của những trang nam nhân làm nên đại nghiệp. Câu thơ cuối “gió mây bằng đã tới kì dặm khơi” nhắc đến hình tượng cánh chim bằng, đó là hình tượng ước lệ trong thơ xưa để nói đến chí hướng của người làm trai phải làm chuyện lớn lao, dựng công danh, sự nghiệp. Cánh chim bằng cùng với “gió mây”, “dặm khơi” đã tôn người anh hùng giữa không gian mênh mông, kỳ vĩ của gió mây. Cánh chim ấy cũng là tâm hồn tự do, phóng khoáng của Từ Hải. Không có chiếc lồng chật hẹp nào của tình cảm cá nhân có thể giam giữ được khát vọng bay cao ấy.

Đoạn trích Chí khí anh hùng sử dụng cách miêu tả ước lệ, ngôn từ đậm chất trang nhã, uyên bác kết hợp với nhiều hình tượng cổ điển đã làm nổi bật người anh hùng Từ Hải. Trong cả thiên Đoạn trường tân thanh ai oán thì hình tượng nhân vật này chính là ánh sáng lấp lánh của khát vọng tự do, công lý mà Nguyễn Du đã gửi gắm. GS. Nguyễn Lộc có cái nhìn rất xác đáng về hai nhân trung tâm của Truyện Kiều: “Thúy Kiều và Từ Hải không những là hai nhân vật chính diện trung tâm, mà về một phương diện nào đó, cũng là hai mặt của một quan niệm về cuộc sống: Thúy Kiều là bản thân cuộc sống, và Từ Hải là ước mơ về cuộc sống. Bản thân cuộc sống là hiện thực; còn ước mơ về cuộc sống là lãng mạn, cho nên hình ảnh Từ Hải căn bản là lãng mạn”

Không bi thiết như nỗi đau khổ xé lòng khi Kiều trao duyên cho em, không chán chường, tuyệt vọng lúc Thuý Kiều giam mình nơi lầu Ngưng Bích. Chí khí anh hùng là một hơi thở mới đem đến cảm giác phấn chấn, niềm hy vọng của những người khao khát vẫy vùng giữa trời bể mênh mông để giành lấy sự công bằng, bác ái. Truyện Kiều cũng từ đấy mà mới lạ, Từ Hải cũng từ đấy mà hiện thân cho tấm lòng yêu mến, cảm phục của Nguyễn Du dành cho các vị anh hùng vượt qua sức mạnh cường quyền mà đi về phía tự do.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên mong quý độc giả có thể tham khảo và biết được cách miêu trả hình ảnh Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!