Updated at: 01-06-2022 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!

” Kết quả cao nhất của giáo dục là khoan dung” (Helen Keller). Có rất nhiều câu nói về sự khoan dung, tuy nhiên mấy ai nhận định thật đúng đắn về lòng khoan dung. Để giải đáp thắc mắc trên, dưới đây là toàn bộ những gợi ý hay và chính xác nhất về lòng khoan dung, mời độc giả tìm hiểu.

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Trong cuộc đời, có ai không một đôi lần mắc lỗi lầm nặng nhẹ? Nếu ta biết lỗi mà ăn năn xin người tha thứ để sửa chữa, thì liệu người có tha thứ không? Và nếu ta được xin lỗi, ta có rộng lòng tha thứ cho người không? Mở rộng lòng khoan dung, tha thứ là đức độ cao quý của con người. Điều đó sẽ có lợi cho cả ta và người. Vì vậy, Pierre Benoit mới nói: “Khoan dung là đức tính đem lợi về cả cho ta và người khác”.

2, Thân bài

*Thế nào là khoan dung? Vì sao khoan dung lại đem lợi về cho cả ta lẫn người?

– Khoan dung là rộng lòng tha thứ cho người dưới có lỗi. Biết khoan dung, độ lượng là người có đức độ.

– Khoan dung có lợi cho cả ta lẫn người vì:

  • Tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hóa người.
  • Bản thân ta thấy nhẹ lòng và không phạm vào những điều hẹp hòi, độc ác, trái đạo.
  • Bản thân người thấy được lòng khoan dung của ta mà ăn năn hối lỗi, sửa chữa lỗi lầm và biết ơn người tha thứ, không tiếp tục phạm lỗi mà mình đã mắc.

*Ấn tượng, thành kiến, thù dai, trù dập là thói xấu, thói ích kỉ của con người.

Trong con người có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, phần xấu và tối của con người chính là thói xấu, thói ích kỉ, độc ác, quỷ dữ mà chính con người luôn phải đấu tranh chống lại nó. Và để chiến thắng chính là lòng tốt, sự khoan dung độ lượng. Người xưa nói: “Nhân vô thập toàn”, là con người ai cũng mắc lỗi, có điều lỗi nhỏ hay lớn. Nhưng dù thế nào, khi người mắc lỗi được tha thứ cũng thấy nhẹ nhõm, thanh thản. Ngược lại ta tha thứ cho người, lòng ta vui, tâm ta cũng thanh thản, nhẹ nhõm không kém. Đó chính là ý nghĩa của sự khoan dung, tha thứ.

*Khoan dung với cuộc sống.

  • Trong cuộc sống khó tránh khỏi những va chạm, xung đột trong lời nói hay việc làm, hành động, có thể dẫn đến ẩu đả. Nhưng khi xong, ta nên biết nhìn lại chính mình, chủ động giảng hòa, sẵn lòng tha thứ, bắt tay cởi oán thù, ghét bỏ. Đó là lòng khoan dung.
  • Cuộc sống cũng khó tránh khỏi những lời gièm pha, nói xấu, ghen ghét, bình phẩm sau lưng,… Nếu ta biết được, ta bỏ qua, coi như không nghe thấy và tự hoàn thiện bản thân. Người xưa nói đó là quân tử. Nay ta gọi đó là rộng lượng, rộng lòng, ứng xử có văn hóa.
  • Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng, con cái cũng có lúc mâu thuẫn, bất đồng, nhố câu: “Chồng giận thì vợ làm lành / Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì”, hoặc: “Chồng tới thì vợ lui/ Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào”,“Một sự nhịn, chín sự lành”. Với con cái, cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi lầm để hướng thiện cho con.
  • Nhà Phật dạy: “Oán thù nên cởi không nên buộc”. Ta tha thứ cho người, lúc khác sẽ có người tha thứ cho ta. Niềm vui của khoan dung là niềm vui to lớn, đích thực, đáng là một phương châm hành động để trước hết tự mình thanh thản. Và đó cũng là lối sống đẹp, biểu hiện nhân cách con người.

3. Kết bài

  • Cuộc sống đầy những khó khăn, rắc rối, phức tạp, ta luôn phải biết khoan dung, độ lượng cho tinh thần thanh thản.
  • Bản thân cũng phải tự rèn luyện lòng khoan dung. Khoan dung là đức tính tốt sẽ đem lợi cho ta và người khác

Dàn ý số 2

I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Lòng khoan dung”

II. Thân bài:

* Giải thích và nêu biểu hiện của khoan dung trong cuộc sống con người.

– Lòng khoan dung là gì?

– Biểu hiện: Sống vị tha, nhân ái, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác,…

* Trình bày ý nghĩa của lòng khoan dung:

– Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác.

– Trong cuộc sống, ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, nên việc bao dung, tha thứ là điều cần thiết đối với con người.

– Lòng khoan dung, tha thứ cho những sai lầm của người khác sẽ khiến cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp hơn.

– Nếu không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác và hẹp hòi, con người sẽ luôn sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên áp lực, căng thẳng.

* Bài học nhận thức và hành động:

– Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác.

– Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.

Dàn ý số 3

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính khoan dung. (Lưu ý: học sinh tự chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

b. Phân tích

Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

Khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

c. Bàn luận

Người có lòng khoan dung thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

Người có lòng khoan dung là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

d. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).

e. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (lòng khoan dung) và rút ra bài học cho bản thân.

Sơ đồ tư duy về lòng khoan dung

Nghị luận về lòng khoan dung – Mẫu 1

Oán giận cùng với nản lòng chỉ có thể làm vật cản trở trên bước đường tiến đến thành công của bạn. Khoan dung, tha thứ cho người khác thực ra cũng là đang trải đường cho bản thân mình để cuộc sống này thêm ý nghĩa.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lòng khoan dung? Khoan dung là một đức tính tốt của con người. Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Người có lòng khoan dung luôn biết yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu với những người xung quanh bởi vậy mà đức Phật cũng đã dạy nhân loại: “ Tài sản lớn nhất của con người chính là lòng khoan dung”. Biểu hiện của lòng khoan dung không phải là một điều gì bí ẩn mà nó hiện ra ngay trong cuộc sống con người. Chúng ta có thể tha thứ những lỗi lầm cho bạn bè để tình bạn trở nên gắn bó lâu dài, khoan dung với người thân, với những người xung quanh ta và với chính bản thân mình có như thế thì xã hội mới trở nên gắn bó và trở thành một khối chỉnh thể thống nhất, đoàn kết.

Lòng khoan dung dễ dàng dẹp đi những chướng ngại vật trong tâm hồn và trước mắt mình để cuộc sống rộng mở là một cuộc sống trải đầy hoa hồng,bằng phẳng. Khi xóa bỏ những hận thù , những ganh tị không đáng ở trong lòng tâm hồn sẽ trở nên nhẹ nhõm hẳn, thoải mái và bỗng dưng cảm thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Như chúng ta đã biết, xã hội “ nhân vô thập toàn” không ai là hoàn hảo và không mắc những sai lầm cả, những lúc như thế cần có lòng khoan dung thì như những chiếc chìa khóa gỡ bỏ tất cả những rắc rối của bản thân với mọi người. Nếu như có lòng khoan dung con người sẽ xích lại gần nhau hơn, sẽ trở nên gắn bó, thân thiết với nhau nhiều hơn, biết tha thứ, dung nạp lẫn nhau. Khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự gìn, trân trọng.Không những thế lòng khoan dung còn đem lại cho cuộc sống con người sự bình yên,hòa thuận. Trong gia đình, thì vợ chồng cũng cần nhẫn nhịn, khoan dung cho nhau thì mới xây dựng nên được một gia đình gắn bó, bền chặt. Như chúng ta đã biết sau khi những chiến thắng kết thúc, Việt Nam chúng ta cũng không quên mở lòng khoan dung, tha thứ, chuẩn bị lương thảo, thuyền bè cho kẻ thù trở về nước. Đây cũng có thể hiểu là những mưu kế tinh anh của ta. Có những lúc ta cần bao dung cho chính bản thân mình thì mới có thể bao dung cho người khác được. Ta bao dung người, yêu thương, độ lượng, tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta.

Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai ta cũng khoan dung. Có những người xấu muốn hãm hại ta, ta không thể khoan dung cho họ được, hay những kẻ ác, những tội phạm chuyên giết người thì ta cũng không thể nhân nhương. Như vậy,lòng khoan dung phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người. Cuộc sống của con người sẽ trở nên tẻ nhạt, bản thân mỗi con người sẽ trở nên ích kỉ nếu không có lòng khoan dung. Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình lòng khoan dung. Không vì những lợi ích cá nhân mà trở nên ích kỉ, phải luôn yêu thương, gắn bó đoàn kết với nhân loại. Trong cuộc sống cũng có một số người sống thờ ơ, vô cảm, luôn chắp nhặt những chuyện vặt vãnh, chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Những người như thế cũng khiến cho xã hội tụt hậu so với bạn bè thế giới.

Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định: “ Sự khoan dung là món trag sức của đức hạnh”. Chúng ta hãy sống chậm lại một chút, lắng nghe thấu hiểu bản thân và những người xung quanh, biết tha thứ cảm thông thì cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao.

Nghị luận về lòng khoan dung – Mẫu 2

Pierre Benoit đã từng khẳng định: “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”. Thật vật, lòng khoan dung chính là nhân tố quan trọng góp phần làm cho cuộc sống mỗi người đáng sống và ý nghĩa hơn.

Khoan dung là một phẩm chất, một đức tính tốt của con người. Nó cũng gần như là vị tha, thể hiện ở việc rộng lượng tha thứ cho người khác, cho đi là không toan tính và độ lượng với chính bản thân mình.

Từ cổ chí kim, lòng khoan dung luôn là điều thiết yếu của cuộc sống. Người xưa từng nói ” nhân bất thập toàn”. Con người thì chẳng ai có thể hoàn hảo, tốt đẹp đến mức tuyệt đối. Trong thần thoại Hy Lạp ngay cả người con của vị thần như A Sin cũng có yếu điểm ở gót chân, để rồi chính gót chân ấy đã bị kẻ thù lợi dụng và hãm hại. Ai ai cũng hơn một lần mắc lỗi với những người xung quanh và với chính mình. Đó có thể là do suy nghĩ chưa chín chắn, hành động bồng bột hoặc do hoàn cảnh khách quan, bị đẩy vào sai trái hoặc do bản tính của người đó. Nhưng khi mà ta cứ chấp nhặt, trách móc, chế giễu lỗi lầm của người khác thì sẽ ra sao? Bản thân ta đâu có thanh thản, luôn tìm cách moi móc sai phạm của người khác để trì triết thậm chí là kể xấu. Người mắc lỗi bằng một cách nào đã đã trở thành một hình ảnh xấu xa đến thảm hại trong mắt mọi người. Còn ta, như một cách gián tiếp đã đem đến đau khổ cho họ. Mọi người cứ nhìn vào hành động sai trái để đánh giá con người thì liệu có phiến diện? Phần tâm hồn, bản chất tốt đẹp liệu ta có nhìn nhận và nâng niu?

Vì vậy hãy rộng lượng bỏ qua sai lầm của người khác để ta sống thanh thản hơn bởi lẽ con người đâu phải là tuyệt mĩ.

Khi khoan dung với người khác là ta đã trao cho họ cơ hội để nhìn nhận và khắc phục bởi lẽ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Hơn nữa, khi đã nhận ra sai lầm của mình thì họ sẽ không tái phạm nữa, sẽ sống đẹp và ý nghĩa hơn. Đó cũng là động lực của sự phát triển, thúc đẩy mỗi người tự hoàn thiện bản thân. Như thế thì cuộc sống lại trở nên bình an và đơn giản vô cùng. Trong lịch sử dân tộc, lòng khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân ta. Khi giặc Minh thất bại, chúng ta không diệt giặc đến cùng mà vẫn mở cho họ con đường sống, để họ trở về với cuộc sống lương thiện như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại Cáo:

“Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền
Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa”

Khoan dung chính là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp. Khoan dung là khi ta mở rộng tấm lòng, trao gửi yêu thương. Khi đó, cái ác, cái xấu cũng sẽ bị loại bỏ. Lòng khoan dung có tính hướng thiện, đưa người ta đến cái chân thiện mĩ. Văn chương suy rộng ra cũng là cuộc sống, có khả năng nhân đạo hóa con người.

Khi khoan dung với người khác thì bản thân mình nếu có mắc lỗi sẽ được tha thứ. Nhưng đó không phải cái cớ để mỗi người ỷ lại, không chịu nhận thức và thay đổi. Lòng người cũng có giới hạn, không ai có thể mãi mãi khoan dung và chấp nhận với những lỗi lầm của bạn. Vì vậy hãy thay đổi khi nhìn thấy một ánh mắt không hài lòng, một sự buồn rầu, thất vọng trên nét mặt chưa cất thành lời.

Khoan dung với những người xung quanh nhưng trước hết ta hãy khoan dung với chính mình. Khi mắc lỗi hãy nỗ lực khắc phục đôi khi có thể bỏ qua cho bản thân vì có thể sai lầm đó là do hoàn cảnh đưa đẩy. Ta sẽ sống nhẹ nhàng và bình an hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ta luôn khoan dung. Lòng khoan dung cần đặt đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm. Nếu không suy nghĩ chín chắn thì có thể lòng tốt của mình bị lợi dụng, biến thành công cụ để người khác toan tính, vụ lợi.

Mỗi người hãy cùng nuôi dưỡng lòng khoan dung để cuộc sống này tươi đẹp hơn, để yêu thương được lan tỏa đi muôn nơi.

Nghị luận về lòng khoan dung – Mẫu 3

Trong cuộc sống, trước những khó khăn thử thách hay cám dỗ, con người dễ dàng phạm phải những sai lầm. Nếu không biết bỏ qua, vị tha thì mối quan hệ giữa người với người sẽ chỉ là những toan tính nhỏ nhen và tràn ngập sự thù hận. Ngược lại, khi biết độ lượng, bao dung, con người sẽ dễ dàng thấu hiểu và sống tốt hơn. Đó cũng chính là sức mạnh của lòng khoan dung.

Lòng khoan dung là một trong những đức tính cao quý và tốt đẹp của con người, thể hiện qua việc biết thấu hiểu, đồng cảm từ đó tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm của người khác. Đồng thời, biết chấp nhận những điểm yếu, khiếm khuyết và giúp họ khắc phục những sai lầm. Lòng khoan dung luôn đối lập với lối sống của những con người nhỏ nhen, ích kỷ, không biết thấu hiểu và bụng dạ hẹp hòi.

Lòng khoan dung là một trong số những đức tính tốt đẹp, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác. Từ xưa đến nay, đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta, và hiện nay, nó cũng được phát huy qua những hành động cụ thể, thiết thực như sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ gây ra những tổn thương, mất mát,… Đó là những người mẹ vĩ đại giàu lòng vị tha trước những sai lầm, đó là những thầy cô giáo truyền đạt kiến thức nhưng đồng thời cũng rèn luyện phẩm chất, năng lực cho học sinh,… Chính sự vị tha, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác sẽ khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Bởi khi mở rộng lòng mình chấp nhận những lời xin lỗi, biết thấu hiểu cho những sai lầm của người khác, con người sẽ xóa nhòa ranh giới của sự thù hận, ghét bỏ, quên đi những mất mát, thiệt thòi của bản thân.

Trong cuộc sống, ai ai cũng sẽ có lúc phạm sai lầm, khoan dung chính cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mở ra một con đường mới để người phạm sai lầm có cơ hội sửa chữa và đứng dậy sau những vấp ngã. Như vậy, lòng khoan dung đã đem đến những giá trị mang đậm tính nhân văn, nhân đạo. Khoan dung là tha thứ nhưng không đồng nghĩa với việc dễ dãi bỏ qua và chấp nhận đối với những hành động cố tình vi phạm và làm tổn hại đến thân thể, tính mạng của người khác một cách tàn nhẫn, nhẫn tâm. Bởi những hành động đó không xứng đáng nhận được lòng bao dung và sự tốt đẹp do vị tha mang lại.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có một số người sống nhưng không biết bao dung. Khi người khác phạm phải sai lầm, họ sẽ tìm cách để bới móc và mặc định đó là những hạn chế của người khác, thậm chí chỉ cần gặp phải một sự tổn thương nhỏ, họ cũng luôn ôm lòng thù hận để trả thù. Đây là biểu hiện của lối sống nhỏ nhen, hẹp hòi và ảnh hưởng tiêu cực đến khoảng cách giữa người với người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần mở rộng lòng mình để thấu hiểu, bỏ qua cho những sai sót, sai lầm của người khác. Đây cũng là hành động giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm, đồng thời khiến cho bản thân có được cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản, tránh xa những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ và sức ép của lòng hận thù.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy rằng lòng khoan dung là phẩm chất cao đẹp cần có của con người. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện sự bao dung, độ lượng khi người khác phạm phải sai lầm.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 4

Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối vấp phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn có nghĩa là tự tha thứ cho chính mình….

Khoan dung – ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt. Khoan dung – ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn. Khoan dung – là khi người mẹ dang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, nhiều cách biểu hiện, chung một trái tim: Nhân ái.

Vậy tại sao phải khoan dung? Trước hết, khoan dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác. Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy được truyền thống nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết:

Mã Kì, phương chính cấp cho 500 chiếc thuyền Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa. Trong “Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: ”Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế”…

Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!

Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân đạo thấm đượm tình người, khoan dung còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta. Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi khoan dung với người khác là bạn đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”… Bởi cũng sẽ đến lúc bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với kẻ khác đây?

Vậy, không khoan dung với kẻ khác là tàn nhẫn với chính mình…!

Không những thế, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón nhận, sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ để những thanh niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng…

Tôi cực kỳ lên án thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay đối với những người đã từng phạm sai lầm – giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính lòng ích kỷ thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Như thế là đúng sao? là văn minh, tiến bộ sao?

Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy, những con người vô cảm ấy đang khiến xã hội này ngày càng thêm lạnh! Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm… Nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái, sống vì mọi người, biết tha thứ, biết khoan dung góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn, nhân ái hơn,… Và chắc hẳn những người biết khoan dung đó sẽ luôn nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.

Khoan dung với người khác, rất cần thiết, nhưng chưa đủ! Tôi đau lòng khi không ít người tự dằn vặt mình, hành hạ tâm hồn và thể xác mình… vì họ cho rằng mình đã làm sai, mình không đáng được tha thứ. Đừng như thế! Biết nhận ra lỗi lầm là điều tốt, nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt không? Tại sao không tự tha thứ và bắt đầu lại…một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn…

Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Thật đáng buồn khi nhiều người tiếp tay cho tội ác mà cứ nghĩ là khoan dung. Nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, 1 lần, 2 lần, rồi 3 lần… làm ngơ bỏ qua, hi vọng bạn tự biết sửa chữa. Khoan dung đấy ư? Nhảm nhí!!! Bạn mình lừa dối mọi người, nhắc nhở không được, đành bỏ qua, tự nhủ mình khoan dung ư? Thật đáng trách!

Xin nhắc lại, khoan dung là tha thứ chứ không là bao che. Khoan dung là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa, cũng là điều rất quan trọng.

Vâng. Tôi cũng không phải là một người hoàn hảo. Bản thân tôi cũng từng mắc sai lầm, đó là khi tôi không học bài và bị điểm kém, tôi đã vô tình khiến bố mẹ và thầy cô thất vọng, là khi tôi trách nhầm đứa bạn, là khi tôi đã dửng dưng trước những ánh mắt thơ ngây cầu xin sự giúp đỡ của những em bé đánh giày tội nghiệp…

Nhưng nhờ đó tôi cũng rút ra bài học cho bản thân mình, đó là khi nhìn thấy ánh mắt buồn của mẹ, tôi biết mình cần cố gắng, là khi nhận được lời giải thích, cái ôm siết chặt của nhỏ bạn, tôi biết mình cần suy nghĩ chín chắn hơn, là khi tôi nhận được sự giúp đỡ của những em nhỏ đánh giày nhặt giúp tôi chiếc ví mà tôi đã vô ý đánh rơi, tôi biết mình cần rộng lượng… Sau những vấp ngã, tôi vẫn được đón nhận, được yêu thương.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 5

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Ông cha ta đâu chỉ đang nhắc chuyện bầu, chuyện bí. Câu ca dao còn mang thông điệp nhân văn về lòng thương người, nhân ái, bao dung. Vậy thế hệ tiếp nhận bài học đó có còn hiểu và thực thi lòng khoan dung trong cuộc sống đúng cách?

Ba chữ “lòng khoan dung” rất dễ hiểu. Khoan dung là sự rộng lòng tha thứ cho người có lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu nói “lòng khoan dung” thì bạn nên hiểu rộng hơn đó là bao dung, vị tha, biết đùm bọc, che chở, thậm chí hy sinh lợi ích cá nhân cho một điều gì đó xứng đáng. Đây là một đức tính tốt đẹp của con người.

Đúng như nghĩa chính nhất của nó, khoan dung biểu hiện ở cách bạn biết tha thứ lỗi lầm. Không ai sinh ra mà hoàn hảo cả. Trong cuộc sống, ít nhiều sẽ mắc lỗi, bản thân mỗi chúng ta đều hiểu điều đó. Khi bản thân bạn mắc lỗi, bạn cũng cần được tha thứ. Do vậy, hãy tha thứ cho một ai đó khi họ mắc phải lỗi lầm. Lấy ví dụ trong lớp học, môi trường gần gũi với chúng ta nhất. Giả sử trong lớp có bạn bị phát hiện trộm cắp một món đồ của một học sinh khác. Bạn đó biết lỗi và đã trả lại món đồ. Cô giáo và các bạn khác đã tha thứ, bỏ qua và lại quan hệ hòa đồng với nhau trở lại. Biết tha thứ và từ bỏ ý niệm xấu xa trong mình, điều đó không gì khác ngoài lòng khoan dung.

Khoan dung biểu hiện cao cả hơn trong những vấn đề tế nhị hơn. Hãy nghĩ tới những ngày kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bão lửa. Khi giặc thua, đầu hàng, quân dân ta đã tha tội, thậm chí lo toan đủ miếng ăn, áo mặc và trả lính về với quê hương họ. Việc làm ấy khiến không ít bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Bản thân quân lính thua trận cũng tôn trọng quân và dân ta hơn.

Tôi khá tâm đắc một câu nói của Nam Cao: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”. Có thể coi đây là một định nghĩa khác cụ thể hơn về khoan dung. Khoan dung biểu hiện trong cách bạn đối xử với người khác, đặc biệt là người yếu thế. Bạn sinh ra có một hình hài hoàn thiện, bạn đã là “kẻ mạnh” so với những người khiếm khuyết cơ thể. Hãy thương yêu, bao bọc lấy họ giống như cách mà Thị Nở đã đến và yêu thương mảnh hồn tàn tạ, méo mó Chí Phèo. Đôi khi, một vài yêu thương nhỏ bé lại có khả năng cứu rỗi một đời người.

Như vậy, lòng khoan dung đem lại cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó giúp ta sống hòa đồng, thiện chí với mọi người hơn. Khoan dung sẽ tiếp thêm sức mạnh cho người khác, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

Tuy vậy, khoan dung không đồng nghĩa với sự tha thứ mù quáng. Hãy đặt lòng khoan dung đúng lúc, đúng chỗ. Bạn chỉ nên tha thứ cho những người thực sự muốn được tha thứ. Đối với những kẻ cố tình mắc sai lầm và không có ý định sửa chữa, bạn không nên đặt sự tha thứ nơi họ. Làm như vậy trái lại chỉ để cho lòng tốt của chúng ta bị lợi dụng mà thôi.

Có câu “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, hãy khoan dung nếu có thể. Điều đó tốt cho bạn và tốt cho mọi người. Khi bạn sống khoan dung, bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn so với những gì bạn nghĩ. Với tôi, sống khoan dung giúp tôi thanh thản hơn.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 6

Người xưa thường nói “Nhân vô thập toàn” để muốn nói rằng con người không có ai là hoàn hảo, không có ai là không từng mắc sai lầm. Những lúc này lòng khoan dung, độ lượng là điều cần thiết để có thể giải quyết mọi vấn đề.

Lòng khoan dung chính là một đức tính tốt, là sự thứ tha, biết chấp nhận, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác khi họ biết lỗi. Khi có lòng khoan dung chính bản thân mình cũng thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Thực ra hiểu về lòng khoan dung cũng không phải quá khó khăn hay quá cao siêu. Nó rất gần gũi với đời sống của con người hằng ngày. Khoan dung với bạn bè, với người thân và khoan dung với chính mình là điều cần thiết để tạo nên sự gắn bó, tạo sự hiểu nhau và sống tốt hơn. Lòng khoan dung không chỉ là sự thứ tha mà còn là sự cưu mang, giúp đỡ những người đang đi không đúng đường, đưa họ trở về với cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vốn dĩ chúng ta vẫn nghĩ khoan dung chính là tha thứ, nhưng đôi khi nó lại không như vậy. Khoan dung đôi khi còn là cách nhìn nhận sự việc, sự vật, thái độ của mình đối với những người ở xung quanh chúng ta. Chúng ta sống trong xã hội này không ai là hoàn mỹ, tuyệt đối; bởi vậy cớ sao không để lòng khoan dung kéo mọi người lại gần với nhau hơn. Ai cũng mắc phải những lỗi lầm, quan trọng là biết lỗi và sửa lỗi thì mọi chuyện vẫn có thể tốt đẹp lên. Chúng ta cần phải độ lượng, phải nhìn vào thái độ của người ta để mở lòng rộng lượng thứ tha.

Trong trường học, có nhiều bạn học sinh cá biệt, chuyên đi gây gổ, đánh nhau với các bạn không còn đi học nữa. Thầy cô đã rất nhiều lần bảo bạn ấy viết bản tự kiểm điểm và không được tái phạm. Nhưng ngựa theo đường cũ nên ngày này qua tháng khác, bạn vẫn không bỏ được thói hư tật xấu đó. Thầy cô vẫn không đuổi bạn ấy ra khỏi trường, tìm mọi biện pháp để đưa bạn trở lại với môi trường học đường lành mạnh hơn. Đây cũng chính là một biểu hiện của lòng khoan dung, độ lượng mà thầy cô đã dành cho bạn ấy.

Nếu không có lòng khoan dung thì xã hội này đã không được tốt đẹp như bây giờ. Khoan dung sẽ khiến cho con người gần nhau hơn, có thể tạo điều kiện và cơ hội để họ có thể trở lại làm người tốt.

Một người mắc sai lầm nhưng một người lại không chịu tha thứ, phải soi mói, phải tìm điểm hạn chế của người đó để gây khó dễ thì mối quan hệ giữa hai người càng trở nên căng thẳng, mệt mỏi hơn. Không ai được thanh thản vì cứ giữ sự cố chấp ở trong lòng. Nếu có thể thứ tha được thì hãy thứ tha, vì có lẽ khi đó bản thân người được tha thứ và người đồng ý tha thứ sẽ thanh thản hơn rất nhiều.

Khoan dung với người khác, bạn cũng sẽ thấy lòng mình thanh thản và thoải mái hơn rất nhiều. Dù sự tha thứ rất khó khăn nhưng không phải là không thể, chúng ta có thể cởi bỏ ràng buộc cho người khác và cho chính bản thân mình. Khoan dung không bao giờ là thừa, vì nó sẽ khiến cho tình cảm giữa người với người thêm gắn bó khăng khít hơn. Không những là khoan dung với người khác và khoan dung cho chính bản thân mình cũng quan trọng không kém. Lúc đó bạn sẽ thấy được rằng ở bất kỳ nơi đâu, ở xã hội nào thì lòng khoan dung là nền tảng của rất nhiều mối quan hệ. Đối với những người trẻ thì học cách tha thứ, học cách khoan dung là điều cần phải rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn.

Để xã hội này tốt đẹp hơn và mối quan hệ giữa mỗi người cũng ngày càng bền chặt thì lòng khoan dung là điều cần thiết mà chúng ta cần phải rèn luyện hằng ngày. Tha thứ cho nhau, tha thứ cho bản thân mình sẽ giúp cuộc sống này tràn ngập tình yêu thương.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 7

Trong cuộc sống mỗi con người, chắc không có ai là chưa từng mắc lỗi. Điều chúng ta cần làm là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Tuy nhiên, chỉ bản thân chúng ta cố gắng là chưa đủ, mà cần có sự cảm thông của những người xung quanh. Hay bản thân chúng ta cũng cần có cái nhìn tích cực hơn đối với những người mắc lỗi mà cố gắng sửa lỗi. Hãy biết khoan dung.

Khoan dung là biết tha thứ, cảm thông với những lỗi lầm của người khác, với những điểm chưa tốt của người khác, và của chính mình. Khoan dung, là đôi khi không nên quá nghiêm khắc với bản thân mình. Khi bản thân mình mắc lỗi, nhận ra lỗi, đó đã là một sự tiến bộ rất lớn rồi. Sau khi đã rút ra được bài học, hãy cố gắng để sửa sai, để làm tốt hơn, chứ đừng tự dằn vặt mình quá nhiều để rồi suốt ngày chìm đắm trong cảm giác tội lỗi, cuối cùng cũng chẳng đem lại tác dụng gì. Có những bạn trẻ, chỉ vì quá dằn vặt bản thân, mà cuối cùng kết thúc cuộc sống của mình trong sự thương tâm của bạn bè, gia đình, xã hội. Đó là điều không nên, và cũng không ai mong muốn.

Khoan dung, còn là có cái nhìn bao dung hơn với những lỗi lầm của người xung quanh. Cái mỉm cười khi nhận được lời xin lỗi từ một người chẳng may va phải bạn trên đường sẽ làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống ngày càng phát triển, con người ta càng ngày càng bận rộn để bắt kịp với guồng quay của xã hội. Và chính vì cuộc sống mưu sinh đã làm cho người ta quên đi mất những giá trị của cuộc sống. Những sai lầm cũng từ đó mà sinh ra. Khi họ đã nhận ra và muốn sửa chữa lỗi lầm, chúng ta cần phải bao dung hơn với những người đã biết hướng thiện, biết sửa sai. Với những người từ trong lao tù trở lại xã hội, có những người nhận được sự cảm thông của những người xung quanh, từ đó làm lại cuộc đời, có một cuộc sống mới tốt đẹp. Nhưng cũng có những người, chính vì xã hội không chấp nhận họ, cộng đồng không chấp nhận mà đẩy họ vào đường cùng, đẩy họ quay lại vòng tội lỗi. Chí Phèo đã phải thốt lên đầy đau đớn trước khi kết thúc cuộc đời của chính mình: “Ai cho tao lương thiện?”. Câu hỏi đầy xót xa, đau đớn của một người được coi là “con quái vật của làng Vũ Đại” – Nếu như xã hội bao dung hơn, biết đâu, tương lai sẽ có một anh Chí hiền lành, tốt bụng với mọi người…

Trong cuộc sống, chúng ta nên khoan dung hơn với những lỗi lầm của người khác, cũng như chính bản thân mình. Khi người ta biết khoan dung, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn, tâm hồn mỗi người cũng trở nên thanh thản hơn. Cuộc sống ít đi những trách móc, ít đi những cãi vã sẽ trở nên yên bình hơn biết bao nhiêu. Tình cảm con người cũng từ đó mà thắt chặt, người với người đến gần nhau hơn.

Tuy nhiên, khoan dung không đồng nghĩa với bao che. Giúp bạn bè giấu đi lỗi lầm không phải là điều tốt. Làm như thế, có thể khiến bạn mình tránh khỏi phải chịu trách nhiệm lần này, nhưng đâu thể che giấu cho nhau được mãi. Chỉ ra cho bạn điểm sai, để sửa sai, ấy mới là giúp bạn. Có những người giúp bạn làm bài tập, để bạn được điểm cao khi cô kiểm tra vở, nhưng lần sau, nếu cô gọi lên bảng làm bài, thì người ấy làm sao làm hộ bạn mình được nữa. Điều cần làm là phải giúp bạn hiểu bài và tự mình làm được bài, thế mới là giúp bạn.

Ông cha ta đã có câu, “nhân vô thập toàn”, nghĩa là không ai có thể hoàn hảo cả. Ai cũng từng mắc lỗi, ai cũng từng có sai lầm, hãy bao dung hơn với lỗi lầm của người khác, bao dung hơn với những người đã, đang và sẽ cố gắng sửa chữa lỗi lầm của mình, để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 8

Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Ai cũng mang trong mình những yếu đuối rất con người. Và vì thế ai cũng cần được khoan dung…

Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình…

Khoan dung – ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt. Khoan dung – ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn. Khoan dung – là khi người mẹ giang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, nhiều cách biểu hiện, chung một trái tim: Nhân ái!!!

Vậy… tại sao phải khoan dung?

Trước hết, khoan dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác. Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy được truyền thông nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết:

Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền

Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa.

Trong “Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: “Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế”…

Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!

Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân ái đã thấm đượm tình người, khoan dung còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta. Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi khoan dung với người khác là bạn đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”… Bởi cũng sẽ đến lượt bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với kẻ khác đây?

Vậy, không khoan dung với người khác là tàn nhẫn với chính mình…

Không những thế, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón nhận, sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ để những thanh niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng..

Tôi cực kỳ lên án thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Đối với những người đã từng phạm sai lầm giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính lòng ích kỷ thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Như thế là đúng sao? Là văn minh, tiến bộ sao?

Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy, những con người vô cảm ấy đang khiến xã hội này ngày càng thêm lạnh! Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm… Nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái, sống vì mọi người, biết tha thứ biết khoan dung góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn, nhân ái hơn,…

Và chắc hẳn những người biết khoan dung đó sẽ luôn nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.

Khoan dung với người khác, rất cần thiết, nhưng chưa đủ! Tôi đau lòng khi không ít người tự dằn vặt mình, hành hạ tâm hồn và thể xác mình… vì họ cho rằng mình đã làm sai, mình không đáng được tha thứ. Đừng như thế. Biết nhận ra lỗi lầm là điều tốt, nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt không? Tại sao không tự tha thứ và bắt đầu lại… một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn…?

Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Thật đáng buồn khi nhiều người tiếp tay cho tội ác mà cứ nghĩ là khoan dung. Nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, một lần, hai lần, rồi ba lần… làm ngơ bỏ qua, hi vọng bạn tự biết sửa chữa. Khoan dung đây ư?

Xin nhắc lại, khoan dung là tha thứ chứ không là bao che.

Khoan dung – là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa – không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa, cũng là điều rất quan trọng.

Vâng! Tôi cũng không phải là một người hoàn hảo. Bản thân tôi cũng từng mắc sai lầm… đó là khi tôi không học bài và bị điểm kém…. tôi đã vô tình khiến bố mẹ và thầy cô thất vọng… Là khi tôi trách nhầm đứa bạn… là khi tôi đã dửng dưng trước những ánh mắt thơ ngây cầu xin sự giúp đỡ của những em bé đánh giày tội nghiệp…

Nhưng nhờ đó tôi cũng rút ra bài học cho bản thân mình… đó là khi nhìn thấy ánh mắt buồn của mẹ, tôi biết mình cần cố gắng. Là khi nhận được lời giải thích, cái ôm siết chặt của nhỏ bạn, tôi biết mình cần suy nghĩ chín chắn hơn. Là khi tôi nhận được sự giúp đỡ của những em nhỏ đánh giày nhặt giúp tôi chiếc ví mà tôi đã vô ý đánh rơi, tôi biết mình cần rộng lượng… Sau những vấp ngã, tôi vẫn được đón nhận, được yêu thương.

Chính tình yêu, sự tha thứ của mọi người khiến tôi đứng lên sau những thất bại. Và tôi tin là lòng khoan dung có sức mạnh cảm hoá mãnh liệt…Chính vì vậy, để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn. Mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 9

Ai cũng có thể phạm phải sai lầm trong cuộc sống của mình do vô tình hoặc cố ý. Mỗi sai lầm có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng về vật chất và tinh thần. Lúc đó, rất cần được người khác khoan dung và tha thứ. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác đối với mình. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người bao dung, độ lượng sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Người không có lòng khoan dung thường hay trách móc, chì chiết hoặc thù hận người khác khi họ gây ra lỗi lầm. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Cuộc sống rất cần biết tha thứ và nhường nhịn người khác. Nhờ biết tha thứ và độ lượng, độ lượng, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Để có lòng khoan dung, mỗi chúng ta cần phải biết tôn trọng, yêu thương người khác; biết thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ khi người khác phạm phải lỗi lầm hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn. Hơn thế nữa, cần động viên, khuyến khích và hỗ trợ họ khắc phục hậu quả, sửa chữa sai lầm và làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Xử phạt sẽ có được công bằng nhưng chính lòng bao dung mới là động lực để mỗi chúng ta biết quý trọng cuộc sống, không phạm phải sai lầm đáng tiếc, gắn kết con người với nhau trong một cuộc sống thân ái, công bằng và hạnh phúc.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 10

Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Khoan dung là một đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Cuộc sống không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. Con người nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Hay như trong cuộc sống gia đình vợ chồng, con cái cũng có lúc nảy sinh mâu thuẫn, sự bất đồng. Khi đó rất cần sự khoan dung của những người thân trong gia đình. Cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi. Qua đó, chúng ta thấy niềm vui mà khoan dung mang lại là niềm vui lớn, đích thực, khoan dung là biểu hiện của lối sống đẹp, thể hiện nhân cách con người. Ta tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hoá người. Bản thân người cảm động bởi lòng khoan dung của ta mà ăn năn, hối lỗi, biết ơn ta, không tiếp tục mắc lỗi lầm. Bản thân ta thấy nhẹ lòng, tránh được những ý nghĩ, hành động hẹp hòi, thiển cận, trái đạo. Trong mỗi con người đều có hai mặt tốt và xấu, sáng và tối, con người luôn phải đấu tranh để chống lại nó, để chiến thắng nó, chính là lòng khoan dung, độ lượng. Bên cạnh đó, cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Khoan dung – là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa – không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Khoan dung cần phải tỉnh táo: dành cho những cá nhân biết hướng thiện, tránh tạo cơ hội cho cái ác, cái xấu. Đồng thời, cần phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Thông qua đây, chúng ta thấy được vai trò to lớn của lòng khoan dung trong cuộc sống. Nếu xã hội thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm. Khoan dung là một đức tính tốt của con người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vì vậy, mỗi thanh niên cần phải rèn luyện cho mình đức tính khoan dung ngay từ khi ngồi trong ghế nhà trường. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn, mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 11

Trong cuộc sống, không ai dám khẳng định rằng cuộc đời mình không có một lần sơ sẩy mắc lỗi hoặc một lần lầm đường lỡ bước, bởi chúng ta chẳng phải bậc thánh nhân, chẳng đủ khả năng để khống chế được hết những tham vọng của bản thân, cùng những lần hành động thiếu kinh nghiệm. Trong những lúc như thế, hẳn là bản thân mỗi con người đều có cảm giác mặc cảm vì lỗi lầm, chính vì vậy, cần có một bàn tay khoan dung, nhân từ để kéo họ ra khỏi vũng lầy, để khiến họ có thêm niềm tin, động lực để sửa sai, để họ hiểu rằng xã hội sẽ không vì một lỗi lầm nhỏ nhoi mà từ chối họ.

Khoan dung từ xưa đến nay luôn là một đức tính tốt đẹp, là truyền thống quý báu của con người Việt Nam, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, tấm lòng độ lượng, cao cả của mỗi cá nhân dành cho người khác. Khoan dung là sự tha thứ, mở lòng bỏ qua những lỗi lầm của người khác khi họ nhận ra cái sai và có mong muốn được sửa sai. Xưa có câu rằng: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”, rất phù hợp để nói về trường hợp này. Tâm lý con người vốn yếu đuối, luôn khao khát được sự che chở và bao dung nhưng một khi không cảm nhận được điều ấy từ mọi người xung quanh họ sẽ đâm ra mặc cảm, chán ghét xã hội, cho rằng cả thế giới đang chống lại mình mà làm ra những hành động còn sai lầm hơn trước đó. Lòng khoan dung trước hết là khiến cho người phạm sai lầm có cơ hội sửa chữa, khiến họ được phép làm lại, sau đó là khiến cho mỗi chúng ta có cảm giác vui vẻ, sống có tình thương, ý nghĩa, thấy cuộc sống tươi đẹp, tấm lòng trở nên bao la, trắc ẩn hơn cả. Người không có tấm lòng bao dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác trái lại là người ích kỷ, nhỏ nhen, quá để ý chi li, họ không nhìn nhận được những lợi ích tốt đẹp mà lòng khoan dung đem lại cho người khác và cho chính bản thân họ. Họ luôn sống trong suy nghĩ bảo thủ, cố chấp, cái tôi cá nhân lớn, cho phép bản thân được phạm sai lầm, mong muốn được người khác khoan dung nhưng lại không hề chấp nhận những sai lầm có thể sửa chữa của người khác. Đó là một tính xấu cần sửa đổi, bởi sống như vậy thì chúng ta chỉ có thể sống một mình chứ chẳng thể nào chung sống với mọi người, bởi như đã đề cập con người rồi ai cũng sẽ mắc phải lỗi lầm dù lớn dù nhỏ trong cả cuộc đời, đó là thứ tất yếu khó tránh khỏi.

Lòng khoan dung nghe có vẻ trừu tượng và xa vời nhưng trong thực tế nó xuất hiện hằng ngày trong cuộc sống. Bạn thử nghĩ xem trong suốt những năm tháng tuổi thơ, cha mẹ đã bao lần tha thứ lỗi lầm cho bạn, đã bao lần bạn không nghe lời, nhưng họ có vì thế mà vứt bỏ bạn đâu, cha mẹ vẫn luôn yêu thương, nâng đỡ, chỉ bảo, tạo cơ hội cho bạn sửa sai, để bạn từng bước trưởng thành. Đó chính là lòng khoan dung vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái, lòng khoan dung ấy lớn đến nỗi dù con cái có bị cả xã hội quay lưng, thì vòng tay cha mẹ vẫn luôn rộng mở để con được quay về. Hay trong tình yêu chẳng hạn, khi mới yêu người ta thường chỉ nhìn thấy ưu điểm của nhau, nhưng lâu dần con người ta mới phát hiện ra vô số những khuyết điểm từ đối phương, thậm chí có đôi lần một trong hai người còn phạm sai lầm gì đó, nhưng nếu thật sự yêu thương người ta sẵn sàng bao dung, sẽ chẳng vì một vài chuyện vụn vặt mà rời xa nhau. Thế nên trong tình yêu, lòng khoan dung chính là một trong những mấu chốt cần thiết để tình yêu được bền vững. Trong tình cảm bạn bè cũng vậy, khi chơi với nhau chúng ta phải sẵn lòng chấp nhận mọi thứ của bạn, bạn có lỡ lầm sai phạm thì ta phải khoan dung mà giúp bạn đứng lên sau vấp ngã, chớ đừng chỉ trích, hay quay lưng lại với bạn, đó là phản bội, là ích kỷ.

Lòng khoan dung còn thể hiện ở cách ta nhìn nhận các sự việc diễn ra trong cuộc sống, sống khoan dung có nghĩa là nhìn nhận sự việc một cách khách quan, công bằng, dùng trí tuệ chứ không phải dùng cảm xúc các nhân để phán đoán. Không cần phải phản ứng thái quá với những tin tức tiêu cực, bởi cái ta nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật, chúng ta nên có cái nhìn hai chiều, suy nghĩ thoáng ra để thấy lòng mình được thanh thản, Thêm nữa, lòng khoan dung còn thể hiện trong cách cư xử của chúng ta hằng ngày, khoan dung tức là không tùy tiện phán xét một người, một sự việc nào đó, chúng ta phải biết đặt bản thân mình vào vị trí của họ để cảm nhận, để thấu hiểu, sự khó khăn, cắn rứt khi họ phạm lỗi, từ đó có cái nhìn tích cực và rộng lượng hơn.

Tuy nhiên, lòng khoan dung không phải là thứ có thể ban phát một cách bừa bãi, chúng ta cần phải khoan dung đúng người, đúng bản chất sự việc. Những kẻ cố ý giết người, cố ý sai phạm pháp luật nhiều lần, không có thái độ ăn năn hối cải thì phải chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật, để tránh họ gây hại cho xã hội. Hãy nhớ rằng khoan dung là tha thứ, giúp người lầm lỡ sửa chữa sai lầm của mình, giúp họ hiểu đạo lý “quay đầu là bờ”, chứ không phải khoan dung là bao che, là nhân nhượng cho cái ác hoành hành vì tình riêng. Đó không phải là khoan dung mà là tiếp tay cho cái xấu phát triển và bản thân người bao che ấy cũng đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng.

Sống có lòng khoan dung giúp con người ta nhẹ lòng, cuộc sống trở nên thanh thản, tâm hồn được nuôi dưỡng bởi những suy nghĩ tốt đẹp. Lòng khoan dung khiến xã hội chung sống trong môi trường hòa bình, nhân văn, tăng thêm sự gắn kết giữa người với người bằng mối liên hệ tình nghĩa, ai cũng có có cơ hội khắc phục hậu quả từ lỗi lầm mình đã gây ra. Lòng khoan dung còn giúp con người ta rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, giúp chúng ta sống nhân hậu, yêu thương và có tầm hiểu biết, suy nghĩ rộng hơn, chứ không chỉ quanh quẩn trong cái “tôi” cá nhân chật hẹp. Đặc biệt, con người không chỉ biết khoan dung với người khác mà còn phải biết khoan dung với chính bản thân mình, biết chấp nhận lỗi lầm bản thân đã gây ra và biết sửa chữa sai phạm. Nhưng khoan dung với chính bản thân không có nghĩa là mặc sức buông thả, để bản thân liên tục sai phạm, mà chúng ta phải biết sống có nguyên tắc, có đạo lý, những sai lầm xảy ra nguyên nhân chỉ xuất phát từ sự vô tình, chứ không phải bản thân ta cố ý gây ra thì mới xứng đáng được hưởng sự khoan dung. Cuộc sống luôn có luật nhân quả, ta khoan dung với người thì người mới lại khoan dung với ta, có qua có lại như thế cuộc sống ắt mới công bằng và trở nên tốt đẹp hơn.

Biết tha thứ, biết khoan dung để cuộc sống chúng ta luôn tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc, chứ không phải là chất chồng những oán hận, những sự khó chịu chi li vì người khác. Hãy rèn luyện cho mình được tấm lòng khoan dung để giải phóng bản thân, giải phóng tâm hồn khỏi những suy nghĩ ích kỷ, hẹp hòi, để nhìn đời bằng đôi mắt của niềm tin, của hy vọng, để cuộc sống được đẹp hơn bạn nhé.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 12

Trong cuộc sống thứ tha là bài học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi và không ngừng rèn luyện. Ai cũng có lúc mắc sai lầm, quan trọng là bản thân biết hối lỗi, sửa sai. Những lúc như vậy, lòng khoan dung, rộng lượng đối với những sai lầm đó là điều đáng làm.

Khoan dung là gì? Khoan dung chính là biết thứ tha, rộng lượng đối với sai lầm của người khác và quan trọng hơn nữa là lòng khoan dung đối với bản thân mình. Khi có thể tự khoan dung cho chính mình thì chúng ta mới có thể rộng lượng hơn với những người xung quanh. Bởi vậy mới thấy được lòng khoan dung là điều vô cùng cần thiết mà mỗi người chúng ta cần cố gắng để có được, nó thực sự là đức tính tốt và giúp ích lớn cho bạn sau này.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển, con người ngày dường như bị lôi kéo vào guồng quay của cuộc sống, bị những thứ phù du làm mờ mắt. Sai lầm cũng từ đó mà thành, mà nên. Tuy nhiên nếu như họ thực sự hối lỗi, thực sự cải tà quy chính thì chúng ta cũng nên rộng lượng hơn để thứ tha. Người xưa có câu đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại. Nếu chúng ta biết quan tâm, biết bao dung và rộng lượng hơn với lỗi lầm của người khác thì bản thân mình cũng ngày càng hoàn thiện hơn.

Hẳn bạn đã từng đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao thì sẽ nhớ đến nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là người có bản tính lương thiện, tuy nhiên chính xã hội, chính con người đã đẩy hắn vào con đường cùng. Câu cuối cùng mà Chí Phèo nói trước khi chết chính là “Ai cho tao làm người lương thiện”. Như vậy vì xã hội và con người không bao dung, không rộng lượng, không thứ tha cho lỗi lầm của Chí Phèo nên hắn mới rơi vào tình trạng bi thảm như vậy.

Qua câu chuyện này chúng ta mới thấy được rằng lòng khoan dung không bao giờ là thừa, lòng khoan dung sẽ tạo cơ hội cho bạn và cho chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

“Nhân vô thập toàn”, ý câu nói này chính là không ai là hoàn hảo hết, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Nhưng quan trọng bạn biết lỗi, sửa lỗi thì bạn sẽ thấy được rằng mình đang ngày càng thanh thản, ngày càng thấy được rằng bản thân đã bao dung hơn nhiều.

Cuộc sống này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn nếu như chúng ta biết bao dung, bỏ qua cho nhau lỗi lầm để cùng hoàn thiện nhau hơn. Mỗi người cố gắng một ít, thì chắc chắn rằng xã hội này sẽ văn minh hơn nhiều.

Ngược lại nếu chúng ta không biết bao dung, cảm thông và san sẻ cho nhau những lỗi lầm đã qua thì tự mình ôm về mình nhiều ấm ức, căm ghét…trong lòng không bao giờ được thanh thản. Bởi vậy sống bao dung bạn sẽ thấy được rằng thứ tha là đức tính cần có của mỗi người. Rèn luyện nó từ những việc nhỏ nhất thì bạn sẽ thấy được rằng bản thân mình trưởng thành lên rất nhiều từ việc học tập và rèn luyện đức tính này.

Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần có một cái nhìn bao dung, độ lượng và biết thứ tha đối với người xung quanh. Có như vậy bản thân mới thấy được rằng tha thứ không phải là không thể, dù lỗi lầm đó có lớn thế nào, vì qua đó bản thân sẽ thấy thanh thản hơn rất nhiều.

Quả vậy, lòng khoan dung, độ lượng đối với mỗi người trong cuộc sống là điều cần thiết phải có. Hãy rèn luyện nó hằng ngày để hoàn thiện bản thân mình.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 13

Trước tiên ta phải hiểu lòng khoan dung là gì? Đó là cách ứng xử độ lượng, là biết nhường nhịn thậm chí là hi sinh cho người khác, cao hơn nữa là khoan dung là tha thứ cảm thông trước những sai trái mà người khác gây ra cho mình, cho xã hội.

Vậy tại sao phải có lòng khoan dung? Vì lòng khoan dung là một phẩm chất cao đẹp một cách ứng xử cao thượng đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Ta đã bắt gặp sự bao dung của Vũ Nương với Trương Sinh, người đã đẩy nàng vào cái chết oan nghiệt nhưng cuối cùng nàng vẫn tha thứ cho lỗi lầm của Trương Sinh, rồi áng thiên cổ hùng văn: ” Bình ngô đại cáo”, là những trang văn đẹp về lòng khoan dung độ lượng khi nói về việc ta đã tha chết cho giặc Minh tàn bạo…

Trong thực tế, ta đã biết là con người thì ” nhân vô thập toàn”, ai cũng có thể mắc sai lầm, đặc biệt hơn trong cuộc sống hiện đại với nhịp độ hối hả tất bật con người dễ bị cuốn vào guồng quay của thời gian, của công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Họ rất dễ vi phạm những giá trị của cuộc sống nên họ rất cần những tấm lòng nhân ái, khoan dung để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, tìm lại giá trị chân chính của cuộc sống. Chẳng hạn sự tha thứ của cha mẹ trước những việc làm sai trái của con cái sẽ giúp con rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện mình, rồi tấm lòng tha thứ của thầy cô khi học trò có những biểu hiện thiếu lễ độ sẽ giúp học sinh nhận ra lỗi lầm, hoàn thiện nhân cách đạo đức. Rồi khi ta tha thứ cho lỗi lầm của bạn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc và cuộc sống và cũng sẽ có một tình bạn tốt đẹp.

Có thể thấy rằng khi ta tha thứ cho người khác, chẳng hạn những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình trở thành người tốt hơn và ngay cả khi bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản để tình cảm con người ngày càng được thắt chặt, xã hội vì thế mà trở nên thanh bình. Người có lòng khoan dung bao giờ cũng có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn luôn nhìn những biểu hiện sai trái của mọi người bằng cái nhìn đồng cảm chia sẻ.

Tuy nhiên, lòng khoan dung không có nghĩa là bao che dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đạo đức của con người. Bên cạnh rất nhiều người có tấm lòng bao dung vẫn còn những kẻ sống vô cảm không quan tâm tới những người xung quanh, rồi những kẻ lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để thực hiện những mưu đồ đen tối nguy hiểm, những kẻ đó Xã hội cần phải lên ái, trừng trị.

Như vậy lòng khoan dung là thái độ là lẽ sống cao đẹp, chúng ta hãy thực hành lẽ sống khoan dung, bởi vì đó là phương thuốc hữu hiệu giúp cuộc sống của ta bình yên hơn, là học sinh chúng ta hãy rộng lòng tha thứ với lỗi lầm của bạn bè, của những người xung quanh, hãy suy nghĩ và thực hiện lời nói, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 14

Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải.

Lòng khoan dung là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải.

Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”.

Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 15

Trong cuộc sống, lòng khoan dung chính là nền tảng của sự hạnh phúc trên khắp thế gian. Lòng khoan dung, vị tha, trắc ẩn là khi mỗi con người tha thứ cho lỗi lầm của người khác cũng như biết thương cảm, mở rộng tấm lòng với những người có hoàn cảnh đáng thương. Lòng bao dung trắc ẩn xuất phát từ chính trái tim của mỗi người và nó cũng đi từ lòng tốt của mỗi người muốn dành cho người khác.

Lòng khoan dung được thể hiện khi mỗi người mang đến và trao cho những người xung quanh mình những niềm vui, những niềm hạnh phúc với mong muốn làm cho người khác hạnh phúc hơn. Lúc ấy, chính là lúc mà tình yêu thương và sự tử tế được lan tỏa, góp phần là nền tảng cho hạnh phúc trong cuộc sống. Hơn nữa, lòng khoan dung còn là khi chúng ta chấp nhận tha thứ bỏ qua cho lỗi lầm người khác mắc phải với mong muốn họ có thể sửa sai cho mình. Những người nhận được sự tha thứ sẽ có cơ hội sửa chữa những lỗi lầm của mình.

Chính vì vậy, lòng bao dung chính là nền tảng của lòng tốt, mang đến hạnh phúc và cơ hội cho người khác. Tuy nhiên, lòng khoan dung cần được đặt đúng lúc, đúng chỗ, đúng người; không thể khoan dung và tha thứ một cách mù quáng để rồi nhận lại những tổn thương. Tóm lại, lòng bao dung là một đức tính tốt mà ai cũng nên có để có thể làm cho cuộc sống được tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 16

Trong cuộc sống của chúng ta, lòng khoan dung, độ lượng là một trong những đức tính tốt đẹp và cũng chính là tài sản của đời người mà ngày nay trong mỗi chúng ta ai cũng cần thiết phải có. Vì thế câu nói trên là hoàn toàn đúng “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. Vậy chúng ta hiểu “lòng khoan dung” là đức tính như thế nào?

Quả đúng như vậy, lòng khoan dung là sự tha thứ, độ lượng, không khắt khe, có thể tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác đã gây ra cho mình, không nóng nảy. Vì thế mỗi người trong chúng ta cần phải có lòng khoan dung để xử sự đúng cách trong cuộc sống và quan hệ xã hội.

Tại sao chúng ta phải có “lòng khoan dung”? Vì nó giúp chúng ta cư xử đúng mực trong cuộc sống, cho ta biết phải quan tâm đến người khác, biết độ lượng, tha thứ cho những việc làm sai trái, giúp ta hiểu hơn những cái đúng, cái sai, những gì nên tha thứ. Giống như Bác Hồ, khi thấy các anh bộ đội làm sai điều gì chỉ khuyên nhủ, nhắc nhở chứ không la mắng. Chúng ta thấy đó, lòng khoan dung chính là tài sản lớn nhất mà con người cần phải có.

Biểu hiện của lòng khoan dung là ta cần phải giúp đỡ, quan tâm người khác, đến người làm sai thì biết tha thứ, khuyên dạy điều đúng đắn. Khi ta biết khoan dung, ta sẽ được sự tôn trọng của người khác, yêu mến, quí trọng của mọi người xung quanh. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hòa thuận, hạnh phúc cho xã hội và gia đình. Khi thể hiện lòng khoan dung với người khác thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quí giá của con người.

Bên cạnh những điều ca ngợi về lòng khoan dung ta cũng phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai, thờ ơ. Tác hại của những lối sống đó làm cho con người trở nên ganh ghét nhau, có xích mích không thể giải quyết. Con người sẽ không còn sự tôn trọng, nhường nhịn lẫn nhau. Mà họ chỉ biết hơn thua, đấu đá để chứng tỏ chính mình.

Qua những dẫn chứng trên ta rút ra được lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên độ lượng, cao thượng và giàu có hơn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế “Một sự nhịn, chín sự lành”. Và chúng ta cần rèn luyện nhân cách, phẩm giá, sống là phải biết yêu thương sẻ chia, đồng cảm, biết kiềm chế những cảm xúc nóng giận và học cách yêu thương, vị tha, khoan dung.

Tóm lại, bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất. Chính tình yêu, sự tha thứ của mọi người khiến tôi đứng lên sau những thất bại. Và tôi tin là lòng khoan dung có sức mạnh cảm hoá mãnh liệt… Nếu chưa từng đón nhận lòng khoan dung, bạn sẽ không hiểu nó có ý nghĩa lớn lao như thế nào đâu!

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 17

Lòng khoan dung có thể loại bỏ mọi mâu thuẫn, rút bỏ được khoảng cách ngắn trong mỗi cuộc đời, “Sự khoan dung là một vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp trong vũ trụ”. Cuộc sống lúc nào cũng trôi đi chỉ có tình yêu, sự đoàn kết là vĩnh cửu, bởi làm sao chúng ta tránh khỏi được những va chạm, xích mích trong cuộc sống được.

Bao dung đơn giản đó là một đức tính tốt đẹp của mỗi con người, họ sẵn sàng tha thứ cho những sai lầm của người khác, để giúp họ nhận ra rằng cuộc sống này đáng sống hơn khi chúng ta sống có ích mà không bị những phiền muộn của cuộc sống làm vướng bận. “tha thứ là món quà dành cho người được tha thứ, cũng là món quà dành cho chính bản thân mình”

Tha thứ là báu vật trong mối quan hệ và bao dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời. Khoan dung là đức tính, phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, nó là một phạm trù hẹp của sự tha thứ, là luôn cảm thông và tha thứ cho những người biết nhận ra lỗi lầm và biết sửa sai, là không mang thù hận cá nhân trong lòng.

Ai cũng mang trong lòng mình sự yếu đuối và sai lầm, vì thế ai cũng cần được khoan dung, bất chấp những thiếu sót và va vấp của người khác, giúp họ đứng lên sau khi vấp ngã. “Khi tha thứ bạn sẽ biết mỉm cười nhiều hơn, biết cảm nhận sâu sắc và dễ thông cảm với người khác hơn”. Khoan dung nghĩa là biết tha thứ cho chính bản thân mình.

Tôi từng đọc một câu chuyện về “hai viên gạch xấu xí” viết về một cú tiểu được giao cho nhiệm vụ xây bức tường của ngôi chùa, chú tiểu đã vô cùng cố gắng và kỳ công nhưng vẫn từ đâu kia xuất hiện hai viên gạch xấu xí. Một hôm nọ, có hai vị sư gia đến trầm trồ khen bức tường kia đẹp thế, cậu bé vô cùng ngạc nhiên bèn hỏi lại: hai vị không thấy hai viên gạch kia xấu xí à, một trong hai vị sư đáp, ta thấy chữ nhưng 998 viên gạch kia đã đủ để tạo nên một bức tường tuyệt vời rồi. Qua câu chuyện ta thấy được rằng, miễn là ta biết nhận ra khuyết điểm của mình, thì dù không hoàn hảo, người khác cũng không bao giờ để ý và xem thường bạn, nếu bạn đã kỳ công làm ra nó.

Đừng bao giờ có ý nghĩ rằng, mỗi khi ai nhắc tới tên một người nào đó mà ta lại nghĩ ngay đến những sai lầm của họ và tuyệt nhiên quên đi những việc tốt đẹp mà họ đã làm.

Có thể bạn đã từng rơi vào trường hợp như tôi: khi bị điểm kém, khi không thuộc bài, không học bài và cùng đứa bạn cùng lớp quay cóp, hay là khi tôi vô tình làm bố mẹ tôi buồn và thất vọng, hoặc là khi tôi vô tình trách nhầm đứa bạn thân, là khi tôi dửng dưng trước số phận của những đứa bé bán vé số nhưng chỉ cần nhìn vào đôi mắt đượm buồn của mẹ là tôi biết rằng mình cần phải cố gắng, rộng lớn hơn đại dương là bầu trời nhưng rộng lơn hơn cả bầu trời chính là lòng người.

Sự khoan dung nếu được dùng đúng lúc, đúng chỗ thì nó còn có sức mạnh gấp hàng vạn lần so với sự trừng phạt bởi nó tác động mạnh mẽ tới mỗi tâm thức trong chính con người mỗi chúng ta. Và nếu thật sự đón nhận lòng khoan dung thì bạn sẽ thấy nó kỳ diệu tới mức nào.

Bao dung có thể làm lay động được người khác và cũng có thể an ủi, vỗ về chính mình và ngược lại một người cứ luôn trách cứ, luôn để tâm quá mức những sai lầm nhỏ của người khác thì sẽ không nhận ra những thiếu sót của chính bản thân mình.

Khoan dung đối với người khác đó là một sự độ lượng, rộng rãi, thường xuyên lau rửa cửa sổ tâm hồn của mình, không che đậy chỗ bụi bẩn ấy của mình mà để cho cánh cửa ấy luôn được sạch sẽ thì mới có thể nhìn được cao, xa và chuẩn xác hơn.

Tha thứ cho người khác cũng chính là giải thoát cho chính mình, bao dung, tha thứ sai lầm của người khác thì trong cơ thể và tâm hồn của mình sẽ nhiều hơn sự nhân ái, độ lượng. Tha thứ là cái gốc của niềm vui, niềm hạnh phúc của loài người.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 18

Hãy luôn khoan dung cho những người đã làm cho cho bạn bị tổn thương. Bởi nóng giận hay bực tức nghĩa là tự trừng phạt mình bằng lỗi lầm của người khác. Khoan thứ, độ lượng là cách duy nhất để tìm kiếm một cuộc sống yên bình và vui vẻ.

Khoan dung là rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người có sống khoan dung luôn biết lắng nghe để hiểu, biết tha thứ cho người khác. Họ luôn tôn trọng, thông cảm và chấp nhận ý kiến của người khác, không hẹp hòi khi nhận xét về người khác.

Lòng khoan dung được thể hiện qua những việc làm như: luôn sẵn sàng tha thứ, không đố kị những lỗi lầm dù to lớn đến mấy của những người xung quanh. Bởi vậy, người có tấm lòng bao dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt

Sống ở trên đời ai cũng có những lầm lỗi. Lòng khoan dung giúp con người mắc lỗi nhận ra lỗi lầm và sửa chữa. Lòng khoan dung giúp mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp cuộc sống càng có ý nghĩa hơn. Khoan dung chính là thước đo phẩm chất của mỗi người.

Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Lòng khoan dung có sức mạnh tạo động lực và niềm tin giúp người khác nhận rõ sai lầm và sửa đổi, khắc phục lỗi lầm và làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống này.

Từ xưa đến nay, lối sống vị tha, bao dung, độ lượng vẫn mãi là truyền thống tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam. Truyền thống ấy khẳng định phẩm đức cao cao của dân tộc, là nguồn cội của tấm lòng nhân nghĩa, là sức mạnh chiến thắng kẻ thù xâm lược của dân tộc ta.

Trách móc là một bản năng còn khoan dung là một năng lực cần phải rèn luyện từng ngày. Nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh là học tập, bởi thế, trước hết, mỗi học sinh phải chăm lo học tập thật tốt. không ngừng bồi dưỡng và rèn luyện nhân cách nhân phẩm, hoàn thiện bản thân, trở thành người có tri thức vững mạnh, nhân phẩm tốt đẹp.

Biết tha thứ, động viên, khuyên bảo, nhắc nhở khi bạn gây ra lỗi lầm và giúp đỡ bạn bè khắc phục lỗi lầm. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người. Kính trọng, lịch sự, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Cư xử chân thành, rộng lượng, tôn trọng, chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác. Sống trung thực, khiêm tốn và không ngừng nỗ lực vươn lên.

Lòng khoan dung có thể cảm hóa kẻ xấu, giúp con người tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống. Chính lòng khoan dung là sợi chỉ đỏ kết nối xã hội lại với nhau trong tình thân ái. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý sự tha thứ, độ lượng, vị tha phải đặt đúng chỗ mới có giá trị. Sự tha thứ, nhân nhượng sẽ trở thành tội lỗi khi dành cho cái ác. Hãy luôn khoan dung với người khác nhưng phải nghiêm khắc với chính mình để không bao giờ sai lầm hoặc sa ngã.

Kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy luôn tự rèn luyện đức tính khoan dung và xem nó như là hành trang không thể thiếu khi bước vào đời.

Nghị luận xã hội về lòng khoan dung – Mẫu 19

Con người ai ai mà chẳng khi mắc phải lỗi lầm, quan trọng là ta biết sửa chữa và khắc phục lỗi lầm. Và quan trọng hơn cả là, đứng trước những lỗi lầm của người khác, ta có mở rộng tấm lòng của mình mà khoan dung, tha thứ cho họ hay không ? Lòng khoan dung có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Vậy khoan dung có nghĩa là gì? Lòng khoan dung có nghĩa là rộng lượng, tha thứ cho người mắc phải lỗi lầm. Người có tấm lòng khoan dung thường là những người luôn tôn trọng và sẵn sàng tha thứ cho người mắc phải lỗi lầm nhưng biết ăn năn, hối hận và chịu sửa chữa lỗi lầm đó. Ví dụ như, trong lớp học, ta phát hiện được một bạn ăn cắp tiền của một bạn học khác trong lớp, chúng ta phát hiện bắt tận tay. Nếu bạn biết ăn năn, hối hận, và trả lại số tiền đó, hứa rằng sẽ không tái phạm nữa thì đóng vai trò là một giáo viên thì chúng ta cũng nên khoan dung mà tha thứ cho em học sinh vi phạm ấy nhưng đồng thời cũng phải nhắc nhở em không được làm như thế nữa.

Hiểu một cách khái quát hơn thì lòng khoan dung chính là tấm lòng yêu thương con người, là sự chia sẻ, quan tâm đến những khó khăn của người khác. Để tha thứ cho một người mắc sai lầm mà ảnh hưởng đến ta quả thật rất khó khăn nhưng khi ta làm được điều đó sẽ giúp cho việc hàn gắn tình cảm giữa con người và con người với nhau. Khi ta tha thứ được cho một người phạm lỗi lầm, trong lòng ta chắc chắn sẽ dâng lên một niềm vui và hạnh phúc vì mình vừa làm được một việc tốt. Trong lịch sử xa xưa, dân tộc ta đã phải chịu biết bao hậu quả nặng nề do quân Minh xâm lược để lại, vậy mà sau khi giặc đầu hàng, ta còn mở rộng tấm lòng khoan dung cung cấp cho chúng phương tiện và lương thực để trở về nước hay như trong trường lớp ta cũng cần tha thứ cho những người bạn đã làm những điều xấu xa, tồi tệ đối với mình như đánh mình, nghĩ oan mình là kẻ ăn cắp,… Những việc vừa nêu trên có thể nói đã minh chứng rất rõ cho lòng khoan dung có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta.

Thế nhưng, cuộc sống xã hội ngày nay hết sức phát triển kéo theo là lòng người thì đa đoan, thủ đoạn hơn. Có những kẻ thù dai, không biết mở rộng tấm lòng mình để mà tha thứ cho người khác dễ dẫn đến sứt mẻ tình cảm giữa con người với con người khiến cho mối quan hệ tình cảm bị rạn nứt. Có những người khi có cơ hội thì trả thù khi người khác mắc một lỗi nhỏ thì xé chuyện nhỏ ra to.

Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, rất cần thiết cho con người. Ta cần tập luyện lòng khoan dung bằng cách mở rộng tấm lòng của mình với mọi người xung quanh.

Nghị luận về lòng khoan dung – Mẫu 20

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta sẽ gặp phải nhiều câu chuyện không thể lường trước được. Sẽ có lúc chúng ta mắc sai lầm và cũng có lúc người khác phạm sai lầm với ta. Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản khi được người khác tha thứ cho lỗi lầm của mình cũng như chính chúng ta hãy luôn giữ cho mình lòng khoan dung với người khác.

Vậy thế nào là khoan dung? Khoan dung chính là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác gây ra cho mình dù là vô tình hay cố ý; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Bên cạnh đó, khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn. Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Người có lòng khoan dung thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu. Họ cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Mỗi con người được tự lựa chọn cho mình cách sống, cách cư xử. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Lời kết

Đúng vậy, mỗi người luôn có cách nhìn nhận về lòng khoan dung khác nhau. Qua bài viết trên, chúng tôi mong các độc giả sẽ có những cách nhìn đúng đắn hơn về lòng khoan dung.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!