Tục ngữ Việt Nam là một kho tàng quý báu mà cha ông ta để lại, trong đó có một tục ngữ rất hay đó là ” Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để hiểu rõ hơn về câu tục ngữ này mới các bạn đọc và tìm hiểu bài viết sau đây!
Tục ngữ Việt Nam có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ đó. Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đi đây thì tầm nhìn mới được mở rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra.Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!
Dàn ý giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn
I. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ: Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được rõ ý nghĩa của sự tìm tòi, khám phá và học hỏi, để rồi đúc rút ra câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Câu tục ngữ đã đánh thức mỗi con người sự tự giác học hỏi, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của mình, học tập không ngừng và có thái độ tích cực trong học tập.
II. Thân bài
1. Giải thích
– Nghĩa hẹp: Hiểu đơn giản là đi một ngày đường, sẽ học được nhiều điều bổ ích, càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập.
– Nghĩa rộng: Câu tục ngữ là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
=> Ý nghĩa câu tục ngữ: Con người phải có tư duy tích cực, phải nhận thức được tri thức loài người là vô tận, còn rất nhiều điều phải học tập và khám phá, chỉ có siêng năng tìm tòi, học hỏi mới thu nhận được tri thức đó, chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vững bước trên đường đời, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
2. Chứng minh
– Dẫn chứng bằng một câu chuyện về việc học khôn nhờ đi nhiều nơi mà em đã được biết (Ví dụ: Dế mèn phiêu lưu ký…)
– Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sang các nước tiên tiến để học hỏi khoa học kỹ thuật để ứng dụng trong nước.
– Học sinh tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.
3. Bài học và liên hệ thực tiễn
– Nên đi nhiều nơi để tích lũy thêm kiến thức.
– Không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm.
– Nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ.
– Liên hệ thực tiễn: nhà bác học Lênin đã có câu “Học, học nữa, học mãi” điều đó khẳng định việc học là không bao giờ là đủ, không bao giờ là thừa
III. Kết bài
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” thực sự là một câu nói rất ý nghĩa, vừa là lời khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải không ngừng học tập, khám phá những tri thức, những điều trong cuộc sống.
Văn mẫu
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 1
Trên con đường đến với thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Chúng ta vẫn luôn phải học hỏi không ngừng. Bởi vậy, ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên qua câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ trên gồm có hai vế là “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Trong vế câu từ nhất, từ “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác; còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc đi lại. Vậy nên “đi một ngày đàng” ý chỉ việc đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế câu thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng; còn “sàng” là dụng cụ của người nông dân xưa có hình tròn được đan bằng tre dùng để lọc sạch thóc khỏi vỏ trấu… Từ đó, “học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ý muốn nói rằng càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Đây cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần dám học hỏi, khám phá của con người.
Khi xã hội ngày càng phát triển, khối lượng kiến thức cùng nhiều hơn. Mỗi người cần phải học tập, khám phá để nâng cao hiểu biết của bản thân, mới có thể thực hiện được ước mơ, mục tiêu của bản thân. Chúng ta bước ra ngoài thế giới rộng lớn để học hỏi thêm điều mới mẻ, bổ ích cũng như có thêm trải nghiệm để bản thân trưởng thành hơn. Ngược lại, nếu chỉ biết sống thụ động mà không chịu tìm tòi sẽ chỉ thụt lùi lại phía sau. Cũng như học tập trong sách vở là rất tốt, nhưng cũng cần đi ra ngoài thế giới để tìm hiểu để mở mang đầu óc, tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Khi còn là một chàng thanh niên, với tình yêu nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Người đã làm nhiều công việc, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Điều đó đã giúp cho Bác học hỏi, tích lũy được vốn kiến thức phong phú, đọc và viết thông thạo nhiều thứ tiếng… Cuối cùng, Bác đã được tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc là đi theo cách mạng vô sản. Cuộc đời của Bác Hồ chính là tấm gương cho câu tục ngữ trên.
Đối với một học sinh, nhiệm vụ chính là học tập thì việc tích cực khám phá, tìm tòi là một điều cần thiết. Chúng ta cũng cần tránh xa lối sống thụ động, lười biếng và ngại dấn thân. Bởi cách sống đó sẽ khiến con người chìm trong thất bại, chán nản mà thôi.
Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” rất giàu ý nghĩa, đem đến cho mỗi người lời khuyên giá trị, cần thiết để cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 2
Cuộc sống là một hành trình dài, với nhiều những thử thách. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một bài học quý giá dành cho mỗi người.
Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì đi một ngày đàng có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Mỗi hành trình đều đem đến cho con người những bài học vô cùng quý giá. Từ những bước đi đầu tiên, chúng ta cũng sẽ học hỏi được một điều gì đó. Dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Nếu như không chịu bước đi, vị trí của con người sẽ mãi ở vạch xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thành công của con người được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.
Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tới thành công.
Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Không ngừng học tập, khám phá tri thức là một điều vô cùng quan trọng để vươn tới thành công.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 3
Cuộc sống của con người luôn phải trải quá trình rèn luyện không ngừng. Bởi rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” – đây là một câu tục ngữ với lời khuyên đúng đắn dành cho con người.
Trước hết, trong vế thứ nhất, “đi” là động từ, chỉ một hành động của con người, sử dụng đôi chân để chi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” nghĩa là đường, một sự vật được con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Như vậy, “đi một ngày đàng” có nghĩa là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Như vậy, sàng ở đây là lọc những thứ có giá trị. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tóm lại câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Cuộc sống là một hành trình, mỗi người bước đi trên hành trình đó đều sẽ học được nhiều điều bổ ích. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành – Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Có ai đó đã từng nói rằng: “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm. Đồng thời, mỗi người nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ. Học sinh càng cần phải tích cực tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.
Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó con người sẽ trưởng thành hơn. Thành công không dành cho những người ngại dấn thân, ngại khám phá. Thành công chỉ đến với những người chủ động học hỏi, tự trải nghiệm cuộc sống này.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 4
Tri thức của loài người là đại dương mênh mông rộng lớn, muốn tiếp thu được khối lượng tri thức khổng lồ ấy không cách gì tốt hơn đó chính là học. Trong cuộc sống mỗi người không chỉ học trên sách vở, học lý thuyết mà cần học rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày từ những điều nhỏ nhặt, học từ những chuyến đi trải nghiệm mới có thể trưởng thành và hiểu biết về mọi thứ. Cũng bởi vậy mà ông cha ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, trước hết chúng ta phải hiểu nghĩa đen của câu: “đi” là hoạt động di chuyển, “một đàng” tức là đi xa, đến một địa phương, một nơi khác, “một sàng khôn” tức là học hỏi được những điều mới, có thêm nhiều hiểu biết, biết thêm những kinh nghiệm, trưởng thành hơn, khôn hơn. Câu tục ngữ ý muốn nhấn mạnh một ngày đi ra ngoài chúng ta sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ, có nhiều kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp… và chính những điều học hỏi đó sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết ở nhà thì tự gò bó, tự thu hẹp bản thân mình lại. Bởi vậy, câu tục ngữ khuyên chúng ta nên bước ra thế giới bên ngoài để trau dồi cho mình thêm những kiến thức bổ ích cho bản thân.
Câu tục ngữ “Đi một đàng học một sàng khôn” được vận dụng nhiều trong thực tế như hàng năm nước ta có nhiều đợt phân chia các cán bộ, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sang các nước tiên tiến học hỏi khoa học kỹ thuật về ứng dụng trong nước. Cuối năm học, nhà trường thường hay tổ chức các buổi tham quan dã ngoại, đến các khu di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức thực tế cho học sinh, hay để nâng cao khả năng thực hành bên cạnh những lý thuyết được học ở trường. Hay những đợt nghỉ hè, phụ huynh hay tạo điều kiện đưa con em đi du lịch để khám phá và được trải nghiệm văn hóa nhiều vùng miền, nâng cao hiểu biết và đó cũng như một phần thưởng nghỉ ngơi sau một năm học vất vả và lời động viên của bố mẹ để bước vào năm học mới để học tốt hơn. Mỗi vùng đất ta bước chân đến sẽ cho ta những cảm nhận mới mẻ, đầy thú vị về cảnh sắc, con người, văn hóa, ẩm thực để ta có thêm hiểu biết. Mỗi nơi lại có một nền văn hóa riêng, mỗi nơi lại chọn cho mình một tín ngưỡng riêng. Việc “đi” sẽ tạo điều kiện cho chúng ta được đến gần hơn với những giá trị nhân loại ấy. Để minh chứng cho điều đó, chúng ta không thể không nghĩ đến tấm gương sáng là chủ tịch Hồ Chí Minh, người không những ham học mà còn ham trải nghiệm nhiều nơi, nhiều đất nước điều đó giúp Bác hấp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, sàng lọc và tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Cuộc sống có trở nên thú vị, đa dạng, tuyệt vời và đầy màu sắc hay không phụ thuộc vào chính bạn. Một cuộc sống mà vĩnh viễn chỉ thu hẹp trong những bức tường, hay chỉ nhìn ngắm qua những trang báo thì thật buồn tẻ. Làm cho con người mình bị thu hẹp đi, thiếu kỹ năng giao tiếp, cuộc sống như vậy liệu có thực sự có ý nghĩa. Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy định hướng và lên kế hoạch cho bản thân về những hành trình, những cuộc trải nghiệm. Nhưng chúng ta cũng cần phải phê phán thói quen học vẹt, học tủ, lười biếng, ngại vận động, ngại di chuyển, không có tinh thần phấn đấu học tập vươn lên. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển nếu bản thân không cố gắng học tập, đi nhiều học hỏi, nâng cao hiểu biết thì rất dễ lạc hậu, không bắt kịp sự phát triển của đất nước, của xã hội.
Mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết những kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy nó hàm chứa những bài học sâu sắc, ý nghĩa khái quát. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” như đã khái quát một chân lý mang tính quy luật. Chúng ta còn trẻ chẳng có gì ngoài thời gian và sức trẻ vậy tại sao không học hỏi, đi đây đi đó để mở mang tri thức, mở mang tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết, bồi đắp cho mình thêm lỗ hổng kiến thức. Đó đều là những thứ bổ ích, là hành trang theo ta trong suốt cuộc đời.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 5
Tri thức của loài người là đại dương mênh mông rộng lớn, muốn tiếp thu được khối lượng tri thức khổng lồ ấy không cách gì tốt hơn đó chính là học. Học không chỉ trong sách vở, học tại trường lớp, mà học bằng cách trải nghiệm thực tiễn, đi đây đi đó cũng là cách thức học rất hữu ích. Cũng bởi vậy mà ông cha ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế đăng đối, nhịp nhàng. Trước hết, nghĩa đen của câu tục ngữ này có nghĩa là: “một ngày đàng”, tức là đi xa, đến một địa phương, một nơi khác so với nơi mình ở; “một sàng khôn” tức là học hỏi được những điều mới lạ, những kinh nghiệm hoặc tri thức mới mà địa phương đó mang lại. Nhưng mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy, nó còn hàm chứa những bài học sâu sắc, có ý nghĩa khái quát. Nội dung của câu tục ngữ đã khái quát một chân lý mang tính quy luật: đi đây đi đó, ra khỏi chốn ao làng đến với thế giới mới chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều: kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp… và chính những điều học hỏi được sẽ giúp ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết quanh quẩn nơi mình được sinh ra thì chẳng khác nào “ếch ngồi đáy giếng” hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, tự làm cho bản thân nhỏ bé, kém cỏi. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng là một lời khuyên chân thành khuyên mỗi người nên ra thế giới bên ngoài để mở rộng tầm hiểu biết, trau dồi kiến thức cho bản thân.
Câu tục ngữ quả là một chân lý, chỉ khi đi vào thực tế cuộc sống thì ta mới thực sự hiểu biết và mới thực sự “khôn”. Thực tế đã cho thấy rằng, trường học vĩ đại nhất chính là cuộc đời. Có thể kể đến biết bao người bằng những trải nghiệm thực tế mà họ đã đạt được đến thành công như: Ru-xô, Ê-đi-sơn … tấm gương rõ nhất chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ có lòng ham học, sự thông minh mà bằng vốn trải nghiệm nhiều nơi, nhiều đất nước đã giúp Bác hấp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, sàng lọc và tìm được con đường cứu nước đúng đắn nhất cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Bác, nhân dân ta đã thoát khỏi ách nô lệ, trở thành quốc gia độc lập, tự do. Trong cuộc sống hiện nay, việc “đi một ngày đàng” lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nữa. Quá trình hội nhập, đòi hỏi con người phải liên tục cập nhật tri thức mới, tiếp thu tinh hoa của nhân loại nếu không đi thực tế trải nghiệm chúng ta khó có thể tiếp thu được lượng tri thức khổng lồ đó.
Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết chúng ta cần chăm chỉ học tập, nhuần nhuyễn các kiến thức thầy cô giảng dạy. Bên cạnh đó cần chủ động tìm kiếm thêm những tri thức mới để làm giàu thêm kho tàng tri thức cho bản thân. Đây chính là hành trang vững chắc để sau này chúng ta tự tin bước vào cuộc sống.
Câu tục ngữ cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị sâu sắc của nó, đây là lời khuyên quý báu mà cha ông truyền lại cho con cháu. Học tập là một hành trình dài, đầy gian nan và vất vả, bởi vậy chúng ta phải có phương pháp học tập đúng đắn. Biết kết hợp kiến thức sách vở khi học ở trường và trau dồi tri thức, kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 6Trên thế gian này không ai là người có thể biết được tất cả mọi thứ xảy ra xung quanh mình. Vì kiến thức là cả đại dương còn trí nhớ con người có giới hạn, chỉ khi chúng ta càng tìm hiểu và nghiên cứu về nó mới biết được rằng kiến thức rộng lớn đến nhường nào mà sự hiểu biết của ta chỉ là một phần rất nhỏ. Chính vì thế mà ta ngày càng phải học hỏi hơn nữa để tự trang bị kiến thức cho bản thân như câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Đó là lời khuyên dạy của ông cha ta trong học tập và cuộc sống. Vậy ta hiểu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” có nghĩa là gì? “Đi một ngày đàng” là một ngày đi trên đường, “học một sàng khôn” là những hiểu biết, học hỏi nhiều điều mới mẻ mà ta bắt gặp trên đường đi ấy. Như vậy ý nghĩa của toàn bộ câu tục ngữ này là cần phải thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, cần phải đi ra ngoài để tiếp xúc với những điều mới mẻ xung quanh nâng cao hiểu biết, trang bị kiến thức cho riêng mình. Còn “sàng khôn” có nghĩa là mình biết tiếp thu, học hỏi có chọn lọc, từ đó việc học hỏi mới có hiệu quả.
Như ta đã biết vốn tri thức giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, sống văn minh hơn. Chính vì thế mà bản thân mỗi người đều muốn mình có tầm hiểu biết sâu rộng và tử nên tài giỏi, muốn được như vậy thì điều đầu tiên ta phải làm chín là đi và trải nghiệm để cảm nhận được thế giới xung quanh mình đang thay đổi thế nào, và đón nhận những điều mới mẻ đang chào đón chúng ta ở phía trước. Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, chính vì vậy khi thanh xuân vẫn lưng chừng tuổi trẻ vẫn chưa phai thì chúng ta hãy đi thật nhiều để trải nghiệm cuộc sống.
Tuy nhiên không phải là đi thật xa mới có thể học hỏi và nhận ra được mọi thứ mà quá trình học hỏi của chúng ta nó diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Ví dụ như khi ta đi ra đường gặp một em bé ăn xin, hay gặp một người già không có nơi nương tựa phải đi kiếm sống ngoài đường thì lúc đó bạn chợt nhận thấy mình thật may mắn so với họ để từ đó bạn biết quý trọng bản thân mình hơn và đặc biệt hơn nữa là mình phải giúp đỡ họ. “Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình” khi mình sẵn sàng giúp đỡ họ mặc dù không giúp được gì nhiều ngoài một vài đồng tiền lẻ hay một chiếc bánh mì ta nhận lại được niềm vui và sự thanh thản, đối với mình nó không là gì nhưng đối với những người đó lại là một niềm an ủi, để họ vững tin trên thế giới này vẫn có những người tốt.
Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, thì việc tìm kiếm hay học hỏi qua mạng là một việc không hề khó nhưng điều đó cũng không giúp ích được nhiều cho sự hiểu biết của mình về thế giới bên ngoài, mà ta chỉ biết được thế giới tươi đẹp kia qua màn ảo ảnh của mạng. Bởi vậy ta không nên quá phụ thuộc vào những thông tin có sẵn mà ta hãy đi và trải nghiệm nó, tích lũy vốn sống cho mình.
Câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị của nó cho đến ngày nay. Đất nước đang trên đà hội nhập quốc tế vì thế mà bản thân mỗi người cần phải học hỏi và tìm tòi để vươn ra thế giới hòa nhập với nó, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu và tẩy chay. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì chúng ta được thầy cô giảng bài về những kiến thức cơ bản, kiến thức trong sách vở có chọn lọc nhưng để nâng cao hiểu biết và hiểu sâu về nó thì mỗi học sinh cần nâng cao tinh thần học tự giác của bản thân, học hỏi thầy cô và bạn bè từ những điều trong cuộc sống hằng ngày.
Kiến thức là cả một đại dương ta không chỉ học ngày nay ngày mai là nắm hết được nó mà ta phải dành cả đời để tìm hiểu nó “Học, học nữa, học mãi”. Học không bao giờ là đủ cả, hãy học hỏi, tích lũy những điều hữu ích, thiết thực với bản thân, tránh học những thói hư tật xấu để trở thành người tốt, làm những việc có ích cho gia đình và xã hội. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là bài học quý báu đối với tất cả mọi người, học để bản thân hoàn thiện hơn, học để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 7
Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.
Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường. Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.
Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.
Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó. Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.
Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi. Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.
Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.
Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 8
Ông cha ta từ xưa đã có có rất nhiều câu tục ngữ hay, đúc rút thành bài học sâu sắc để lại cho con cháu đời sau. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, răn dạy con cháu phải đi đó đây, va chạm vào cuộc sống để tiếp thu học hỏi, nâng cao sự hiểu biết cho bản thân mình.
Để hiểu được ý nghĩa sâu sắc trong câu tục ngữ, trước tiên chúng ta cần cắt nghĩa được hình ảnh trong câu. Nhân dân ta đã sử dụng những hình ảnh rất trừu tượng nhưng lại khá cụ thể “ngày đàng”, “sàng khôn” để truyền tải thông điệp tới mọi người. “Đàng” là một cách nói của nhiều vùng miền trên cả nước, đồng nghĩa với “đường”. Người xưa thường nói khoảng cách bằng ngày đường, một ngày đường hoặc hai ngày đường để tới một địa điểm nào đó. “Sàng” là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình người nông dân. “Sàng” to gần bằng cái mâm ăn cơm, được đan bằng tre, nứa dùng để sàng lúa gạo, phục vụ trong lao động, sản xuất và đời sống hàng ngày. Ở đây, tác giả dân gian có một cách nói rất thú vị là “sàng khôn”. Thường thì trí khôn là thứ khó có thể cân, đo, đong, đếm nhưng với cách nói “sàng khôn” khiến cho người đọc người nghe dễ hình dung về số lượng. Bởi lẽ, nhân dân ta từ xa xưa chủ yếu làm nông nghiệp nên cách nói “sàng khôn” phù hợp, dễ hiểu và mang tính chất dân dã đối với mọi người. “Sàng” dùng để sàng lọc lúa gạo, ngũ cốc nên cách nói “sàng khôn” cũng ám chỉ sự chắt lọc, sàng lọc kiến thức, thu nhận kiến thức một cách có chọn lọc chứ không vơ cả. Bởi vậy, nhân dân ta mới nói “sàng khôn”, chứ không nói “rõ khôn” hay “túi khôn”. Câu tục ngữ mang ý nghĩa, con người cứ đi “một ngày đàng” thì sẽ học được cả “một sàng khôn”, còn loanh quanh mãi lũy tre làng thì không khôn lên được.
Từ việc cắt nghĩa hình ảnh trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu phải luôn không ngừng học hỏi, đi khắp đó đây, từng trải cuộc sống để nâng cao tầm hiểu biết của bản thân. Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được sự rộng lớn của tri thức là mênh mông, vô bờ, nếu không chịu học hỏi sẽ tự làm mình trở nên kém hiểu biết, bởi vậy luôn đề cao sự chăm chỉ học hỏi, mở rộng kiến thức.
Câu tục ngữ làm ta nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” có con ếch cả đời chẳng đi đâu, chỉ quanh quẩn trong cái giếng nên tầm nhìn hạn chế, kém hiểu biết. Đến khi được ra khỏi cái giếng thì vẫn giữ thái độ huênh hoang, không sợ ai cả, không chịu nhìn nhận thế giới rộng lớn bên ngoài nên đã bị có trâu giẫm bẹp.
Trong xã hội phát triển hội nhập như ngày nay, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” lại càng có một ý nghĩa lớn lao hơn. Khoa học kỹ thuật, y học…trên thế giới ngày càng phát triển tiến bộ vượt bậc, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và thay đổi không ngừng, điều đó càng cần chúng ta phải nỗ lực không ngừng, chịu khó học hỏi, đi khắp năm châu các nước tiên tiến trên thế giới để học hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động, sản xuất. Có thế thì đất nước ta mới trở nên giàu mạnh, nhân dân mới ấm no, hạnh phúc. Nếu không chịu học hỏi, tiếp thu thì đất nước sẽ bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh này, thì câu tục ngữ cùng lời răn dạy của cha ông ta là bài học quý báu hơn bao giờ hết.
Qua câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời đời phải luôn không ngừng nỗ lực học tập, đi đó đây để nâng cao tầm hiểu biết. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ ngày nay, mùa xuân tương lai của đất nước đang nằm trong tay tuổi trẻ, những người nhiệt huyết và hăng hái cần trau dồi tri thức để đưa đất nước phát triển và đi xa hơn nữa.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 9
Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu nhận thức, tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được. Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.
Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: “Làm trai cho đáng nên trai/Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng”; “Làm trai đi đó đi đây/Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích. Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: “Học, học nữa, học mãi” như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.
Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học… Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người – đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 10
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
Xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “Có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn.
Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, “đi một ngày đàng” thì vế thứ hai “học một sàng khôn” hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. “Sàng khôn” trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lý thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” còn có một dạng thức nữa là “Đi một quãng đàng, học một sàng khôn”. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phương hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.
Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 11
Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được mở mang, tích lũy kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấu hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn.
Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi, buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết.
Ngày xưa, thời kì vật chất còn sơ sài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi lũy tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỷ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích lũy. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh túy, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vốn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 12
Dù con người luôn chịu khó học hỏi thì vẫn còn đó nhiều điều chúng ta chưa hề biết đến. Nếu bản thân chịu khó đi đây đó để tìm tòi, khám phá sẽ biết được thêm nhiều điều mới lạ. Vì vậy, khi xưa ông cha ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
“Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tương tự như vậy, “một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo , đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh. Hơn thế nữa “Sàng khôn” còn có ý thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận kiến thức bên ngoài sẽ càng đem lại hiệu quả cao.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với thế giới. Chính vì vậy, như cầu cấp thiết hiện nay chính là nâng cao kiến thức của con người. Đất nước phát triển đòi hỏi con người phải luôn tiếp thu, học hỏi. Khi đang là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi ta có thể dễ dàng tiếp cận với trí thức của nhân loại một cách bài bản, có chọn lọc. Bởi thế, để có một hành trang vững vàng bước vào đời, học sinh chúng ta cần phải nỗ lực học tập không ngừng nghỉ như lời Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Hơn nữa, chúng ta cần học những điều bổ ích, thiết thực cho bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu.
Việc học là cả một quá trình dài. Bởi thế bên cạnh ý thức học tập, bản thân chúng ta cũng nên tự đề ra phương pháp học tập hợp lý, có định hướng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu dành cho thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước có phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nền trí thức của các thế hệ mai sau.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 13
Ngay từ lúc vỡ lòng thì ông bà đã luôn khuyên răn con cháu phải biết ăn nói học hỏi những người khác những đức tính tốt đẹp. Không ai trong mỗi chúng ta giỏi lên được từ khi mới sinh ra mà cũng không ai chịu khó tìm tòi đọc sách lại trở nên ngu muội. Có học hỏi có tôi luyện thì mới mong có ngày thành tài được. Chính vì vậy ông cha ta đã đúc kết thành một câu tục ngữ rất chí lý “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn đúng quả thật là chí lý. Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục và nhân văn sâu sắc. Mỗi chúng ta nên có cái nhìn nhiều chiều để mang tới cho mình những bài học cũng như những triết lý sống sâu sắc.
Vậy đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì? Nếu như theo nghĩa đen của câu tục ngữ thì, mỗi ngày dù tới đâu, thì mỗi nơi mà chúng ta tới thì chúng ta đều tìm được những điều mới lạ lí thú. Chúng ta còn học được những điều hay lẽ phải và cả những bài học đường đời mà bản thân chúng ta phải trải qua mới biết.
Nghĩa bóng của câu tục ngữ chính là khuyên răn chúng ta phải biết học hỏi cóp nhặt và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Chúng ta bỏ thời gian và công sức của mình ra bao nhiêu thì nhận lại được những kết quả như mong đợi. Ví dụ chúng ta không chỉ đọc sách mà còn học hỏi bạn bè tìm kiếm những nguồn thông tin và kiến thức mới thì kết quả là chúng ta sẽ có vốn kiến thức sâu rộng.
Với những người ham học hỏi biết cóp nhặt những tri thức những điều hay lẽ phải thì họ luôn thành công hơn những người khác. Mà những người như vậy cũng luôn được những người xung quanh trân trọng quý mến. Một người luôn biết tiếp thu và cóp nhặt điều hay thì quả thật bản thân họ cũng rất tự trọng, khiêm tốn.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn giúp cho chúng ta hiểu một điều rằng không ai khác ngoài chúng ta có thể thay thế chúng ta tìm hiểu nền kiến thức văn hóa và cả những điều hay lẽ phải những nét đẹp mà mỗi con người đóng góp nên.
Những gì ông cha để lại quả thật đúng đắn và có ý nghĩa lớn, Bản thân chúng ta luôn tự ý thức về những điều mà chúng ta cảm thấy có ích, chúng ta phải luôn biết phấn đấu vì một cuộc sống hạnh phúc và một xã hội văn minh hơn. Biết tiếp thu biết nhận thức và biết nắm bắt những điều đang tới thì ắt thành công sẽ tới theo cùng.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 14
Kiến thức luôn là một kho tàng mênh mông đối với loài người. Càng tìm hiểu, càng học hỏi chúng ta mới thấy rằng kiến thức rất rộng lớn và sự hiểu biết của chúng ta mới chỉ là một phần rất nhỏ. Bởi vậy câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một lời khuyên vô cùng đúng đắn.
Đầu tiên “đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là những hiểu biết, học hỏi thêm nhiều điều mới mà ta bắt gặp trên đường đi ấy. Câu tục ngữ có hai vế “một ngày đàng” và “một sàng khôn” rất đăng đối, cân xứng nhau. Hơn nữa nó còn thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Hai vế câu tục ngữ ngữ này cùng nhằm làm sáng lên ý nghĩa: cần phải thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài để thăm thú, tiếp xúc với những điều mới mẻ xung quanh, hiểu biết và học hỏi để trở thành người uyên bác hơn, tốt đẹp hơn. Hơn thế nữa “sàng khôn” còn có ý nghĩa thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận những kiến thức tinh túy, tốt đẹp ở bên ngoài để trau dồi sự hiểu biết và kiến thức của bản thân mình. Từ đó việc hỏi học mới là đúng đắn, có ích và có hiệu quả cao.
Trong cuộc sống và đối với mỗi người, câu tục ngữ này thực sự có ý nghĩa rất quan trọng. Sự hiểu biết giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, sống văn minh hơn. Chính vì thế mà ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết rộng và trở nên tài giỏi. Muốn vậy thì chúng ta không thể không bước ra khỏi bốn bức tường chật hẹp để đến với thế giới rộng lớn bao la với vô vàn những điều mới mẻ đang chờ đón. Nếu có điều kiện thì hãy đi xa, đến thăm những vùng miền khác nhau để bạn hiểu hơn về con người, về cuộc sống. Nếu không thì cũng không cần đi xa, chỉ cần bước ra đường là bạn cũng có thể học hỏi được một vài điều.
Có thể bạn gặp một cụ già ăn xin, bạn hiểu rằng cuộc sống của nhiều người hãy còn khốn khó, bạn biết trân trọng cuộc sống của mình hơn và giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình. Có thể bạn sẽ gặp một người nào đó vô tình mỉm cười với bạn, và khi ấy, bạn quên đi nỗi buồn của mình, bạn thấy rằng một nụ cười đôi khi cũng giúp cho con người ta có thêm động lực và trở nên lạc quan hơn. Còn rất rất nhiều điều mà khi bạn bước ra ngoài “đường”, ngoài thế giới bạn mới có thể cảm nhận trọn vẹn được. Đôi khi sự học hỏi không chỉ dành cho riêng bản thân bạn mà bạn có thể đem sự hiểu biết của mình truyền giảng cho người khác nữa. Đó cũng là một sự học hỏi có ích cho tất cả mọi người.
Ngày nay, tuy rằng chúng ta đã có thể dễ dàng tìm kiếm, tra cứu các thông tin, kiến thức trên mạng internet nhưng điều đó không có mấy tác dụng đối với sự hiểu biết của chính bản thân chúng ta. Những thông tin đó đa phần là một chiều, là do người khác nói lên. Còn bạn, bạn có cảm thấy như vậy hay không, bạn muốn biết đúng – sai, thực – hư thế nào thì chỉ có cách là bước ra ngoài để tụ trải nghiệm và thực chứng. Điều này sẽ cho thấy rằng, việc ngồi ở nhà lướt net đọc báo và việc bước ra ngoài tự tìm hiểu khác xa nhau vạn dặm. Bởi lẽ đó, con người chúng ta không nên phụ thuộc vào những thông tin có sẵn. Hãy đi để thực nghiệm và học hỏi, tích lũy vốn sống cho chính bản thân mình.
Mặc dù câu tục ngữ xuất hiện từ xa xưa nhưng cho đến hoàn cảnh hiện nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, bởi vậy mỗi người chúng ta cũng cần phải có ý thức tự giác học tập, tìm tòi để vươn ra thế giới, hòa nhập với thế giới. Khi còn đang học tập trong các nhà trường thì mỗi học sinh chúng ta được tiếp cận với các tri thức quý giá của nhân loại một cách bài bản, có chọn lọc. Bởi vậy, chúng ta cần phải nỗ lực trong học tập và rèn luyện. Hơn nữa, học không chỉ là trong sách vở mà còn là học thầy cô, bạn bè, học từ những điều trong cuộc sống thân quen hàng ngày.
Kiến thức là một kho tàng khổng lồ của nhân loại và việc học là cả một quá trình dài, không bao giờ là thừa, là đủ cả. Chính vì thế, không phải điều nào chúng ta cũng có thể biết hết, học hết được. Hãy học hỏi, tích lũy những điều hữu ích, thiết thực với bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu để trở thành người tốt, làm những việc tốt cho gia đình và xã hội. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu đối với tất cả mọi người chúng ta. Việc học hỏi là không ngừng và học hỏi hơn nữa là điều rất cần thiết để hoàn thiện bản thân và xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 15
Đối với mỗi con người việc đến trường để được trang bị kiến thức về đạo đức và tri thức là vô cùng cần thiết. Bởi vậy mới có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, thứ nhất “Đi một ngày đàng” chỉ hành động đi trong một ngày của Con người tức đi ra ngoài xã hội, đi đến những nơi khác mà nơi đó cũng là trường dạy ta được chứ không phải chỉ hoạt động đi tới trường của mỗi người. Còn vế thứ hai, “học một sàng khôn” là chỉ kết quả thu được sau một ngày đi đến nơi mới đó. Khái niệm “sàng” ở đây muốn nói đến cái nhiều của một ngày đi đến môi trường học mới. Cái sàng là cụ thể hóa sức chứa của cái khôn.
Như ta đã biết trường học là nơi dạy ta những tri thức khoa học mang tính chất cơ bản và thầy cô dù có muốn chỉ bảo cho ta thật nhiều điều thì thời gian cũng rất là hạn chế, trong khi hàng ngày và những dịp nghỉ hè ta có thể đến nhiều nơi khác, ngoài mái trường ta đang học vậy ta hãy tận dụng những cơ hội đó để thực hành những tri thức thầy cô đã dạy, hơn nữa đó chính là môi trường để ta học hỏi thật nhiều điều, giúp ta có cái nhìn khách quan chân thật về cuộc sống hơn. Bởi khi ta trực tiếp đi trên đường, tận mắt chứng kiến cuộc sống đang diễn ra quanh mình: đó là cảnh chú công an giao thông đang làm nhiệm vụ trên đường phố, bác công nhân đang miệt mài xây dựng công trình, những bà những chị đang mua mua bán bán, đâu đó còn có tiếng cãi vã, tiếng kêu của ai đó khi mải mua hàng bị kẻ cắp lấy trộm đồ. Tất cả những cảnh đó đều gợi cho ta những suy nghĩ về cuộc sống đó là luật pháp, luật lệ, là lao động, là những phức tạp… để từ đó ta nhận ra mình cần phải tuân thủ luật giao thông nếu không muốn trở thành kẻ vi phạm giao thông, rồi ở những nơi đông người cần cảnh giác không sẽ bị mất cắp. Và ta còn thấy trên đường còn có cụ già lẩy bẩy đang khó khăn mãi mà chưa sang đường được, lúc đó ta sẽ vội vã chạy đến giúp cụ sang đường, như vậy là ta đã làm được việc tốt, và ở kia còn có người cho đứa bé ăn xin nghìn bạc, cảnh đó giúp ta hiểu rằng cuộc sống tuy phức tạp nhưng còn có rất nhiều người tốt.
Những cái nhìn, những nhận xét đó chính là bài học cho tính thận trọng, lòng yêu thương biết chia sẻ, giúp đỡ những người gặp cảnh khó khăn, vất vả.
Hơn thế môi trường xã hội giúp ta có cái nhìn khách quan hơn về bản thân mình, nhiều người luôn tự hào rằng ở lớp này ta học giỏi nhất lớp nhưng nếu được đi ra ngoài ta thấy rằng có bạn còn giỏi hơn nhiều họ, đạt giải Toán, Lý quốc tế. Vậy khi nhận thức được điều đó, người ta thấy rằng mình cần cố gắng hơn và đừng vội vã bằng lòng với những gì mình đã đạt được. Từ đó ta sẽ nhận thấy cuộc sống quả có bao điều thú vị mà ta cần mở lòng ra để đón nhận.
Trong sách vở thường ca ngợi phong cảnh đất nước con người Việt Nam, vậy nên nếu có điều kiện ta nên đến thăm phong cảnh đất nước để hiểu thêm về nét đẹp đó đồng thời trên con đường ta đi ta sẽ lại bắt gặp những điều hay điều tốt để bổ sung thêm vào túi khôn của mình. Chẳng hạn nếu có dịp đi vịnh Hạ Long bạn sẽ có thể biết thêm một cảnh đẹp của đất nước và bạn sẽ dễ dàng viết được bài văn hay khi cô giáo cho đề là: em hãy miêu tả lại một cảnh đẹp mà em biết. Như vậy những chuyến thật sự bổ ích đối với mỗi người.
Và tất cả những gì ta thu lượm được trên đường đi sẽ là nguồn kiến thức vô cùng quý giá giúp ta trưởng thành hơn trong cuộc sống sau này, chẳng hạn một hành động đẹp gây ấn tượng ta có thể học hỏi và vận dụng còn những việc làm xấu ta sẽ tránh, để từ đó ta tự hoàn thiện nhân cách của mình hơn.
Và có một điều thật sự quan trọng đó là khi ra ngoài xã hội được giao tiếp, được va chạm nhiều mặt của cuộc sống, ta sẽ tự mình biết thế nào là điều tốt thế nào là điều xấu để từ đó tránh xa nếu đó là điều xấu và học hỏi điều tốt. Điều này giúp ta giải thích được hiện tượng vì sao có những bạn khi còn nhỏ rất ngoan ngoãn chỉ biết ở nhà và học hành chăm chỉ song đến khi lớn lên lại trở thành kẻ hư hỏng, nhiều khi không phải do bạn đó thay đổi mà khi bạn ra cuộc sống bạn không phân biệt đâu là người tốt đâu là người xấu nên chơi nhầm phải một số bạn xấu, bị lôi kéo và do không biết đó là thói xấu nên dần dần bạn sa ngã lúc nào không hay. Thế mới biết việc học những điều hay nhận biết điều dở là vô cùng quan trọng.
Như vậy có thể thấy cái “sàng khôn” mà trường cuộc sống dạy chúng ta là rất rộng và có ý nghĩa sâu sắc. Nó giúp chúng ta học hỏi được điều hay và nhận biết những điều xấu để tránh. Có như vậy những chuyến đi của ta mới đem lại kết quả tốt đẹp, đem lại cái khôn, sự trưởng thành cho mỗi người.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 16
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ cha ông ta luôn đúc rút những kinh nghiệm sống, lời răn dạy có ý nghĩa đối với thế hệ mai sau. Cuộc sống này bao la, những kiến thức mà chúng ta biết so với thế giới bên ngoài còn rất ít, vì vậy cần không ngừng học hỏi, không ngừng vươn xa. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” gồm hai vế song song hỗ trợ lẫn nhau. Đây là lời khuyên, là bài học xương máu mà cha ông ta đã đúc rút để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày. Ý nghĩa của câu tục ngữ là khuyên chúng ta nên đi nhiều nơi, tìm hiểu kiến thức ở nhiều nguồn thì chúng ta mới hiểu biết được sâu rộng hơn, mới thu được kết quả tốt nhất. Không ngừng mở mang kiến thức, không ngừng học hỏi để có được kiến thức cơ bản và sâu xa nhất.
“Đi một ngày đàng” không phải là con số ước tính cụ thể cũng không phải một giới hạn cụ thể, nó mang ý nghĩa tượng trưng. “Ngày đàng” chính là nói khoảng thời gian ngắn, không gian ngắn ở xung quanh mỗi chúng ta, nếu chúng ta biết tận dụng nó thì chúng ta sẽ nhận ra được rất nhiều kiến thức bổ ích. “Sàng khôn” ở đây cũng chỉ mang ý nghĩa ước lệ để chỉ kiến thức mà chúng ta thu được sau quá trình đi và tìm hiểu. Như vậy nội dung cụ thể của câu tục ngữ này là khuyên chúng ta nên đi ra ngoài, dù là chỉ xung quanh nơi mình sinh sống thì cũng đã đúc rút được nhiều kiến thức có ích cho xã hội.
Cuộc sống của chúng ta còn rất nhiều điều hay ý đẹp, nhưng nếu không chịu đi tìm, không chịu học hỏi thì kiến thức không bao giờ tự đến. Chỉ khi bạn chủ động, bạn biết cách tìm tòi và chắt lọc kiến thức thì bạn mới thấy được nó thực sự đáng quý. Kiến thức là biển cả bao la, điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ, nếu bạn không tìm thêm kiến thức thì bạn sẽ tự hòa tan bản thân mình.
Con đường học hành vất vả gian nan nhưng chúng ta biết vượt lên tất cả để tìm kiến thức thì cái mà chúng ta nhận lại thực sự đáng quý và mang ý nghĩa cực kỳ lớn lao. Bạn sẽ thấy quý trọng những gì mà mình học được, tìm tòi ra, bạn sẽ trân trọng và sử dụng nó có mục đích nhất.
Thế giới xung quanh còn nhiều điều cần khám phá. Nếu như không tìm tòi học hỏi không ngừng thì bạn sẽ trở thành người tụt hậu, bạn sẽ mãi chạy theo người ta mà không thể vượt lên trước được. Bởi vậy hãy rời bỏ tổ kén của bản thân, đến những vùng đất mới để khám phá, để tìm hiểu, để thấy kiến thức này mình còn biết quá nhiều. Con người ta việc học chưa bao giờ là đủ, là thừa, vậy nên hãy không ngừng học hỏi, không ngừng vươn xa để trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, giúp bạn vững bước trên con đường tương lai về sau.
Hồ Chí Minh là một con người hoàn toàn đúng cho câu tục ngữ này. Bác học tập ở mọi lúc, mọi nơi. Bác không ngần ngại gian khổ mà tìm tòi và khám phá những vùng đất mới để rút ra bài học kinh nghiệm cho đất nước mình.
Bạn sẽ trân quý những gì mà tự mình học được và bạn sẽ hình thành nó như một thói quen. Bạn sẽ thấy mình học tập không ngừng nghỉ thì sẽ mang lại một cuộc sống tốt đẹp về sau. Những người không chịu học hỏi sẽ là những người thất bại.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 17
Tục ngữ Việt Nam giàu có, óng ánh màu sắc trí tuệ. Nó đúc rút bao kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Là bài học nhân sinh, là cách ứng xử… nó dạy khôn, dạy khéo để làm người. Chỉ một chuyện học mà nhân dân ta có bao câu tục ngữ mang tính giáo dục sâu sắc. Một trong những câu tục ngữ đó là: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
“Một ngày” so với một năm là ngắn, “một ngày” trong một đời người trăm năm là vô cùng cực ngắn. “Đi một ngày đàng” đối với khách bộ hành thì quãng đường đi được có là bao? Thế nhưng nhân dân ta lại khẳng định “học một sàng khôn”. “Khôn” là điều hay, điều tốt, cái mới mẻ rất bổ ích đối với mọi người để mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách. “Sàng” là công cụ lao động, đan bằng tre, nứa của nhà nông dùng để sàng gạo. “Sàng khôn” là biểu tượng cho khối lượng kiến thức rất lớn, rất nhiều mà người bộ hành đã “học” được sau một hành trình, “đi một ngày đàng”.
Chúng ta không chỉ học tập ở trong sách vở, thầy cô, bạn bè. Mà cần phải biết học hỏi trong thực tế cuộc sống rộng lớn của xã hội. Nhân dân là người thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Học tập trong thực tế cuộc sống là phương thức học tập khoa học mới nhất: học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động, sản xuất và hoạt động xã hội. Nếu chỉ biết quanh quẩn trong bốn bức tường lớp học, cách học tập như thế đã xa rời cuộc sống, học sinh bước vào đời sẽ lúng túng, thiếu năng động. Cá không thể xa rời nước, chim không thể thoát li bầu trời, người đi học cũng vậy, học tập cũng không thể tách rời thực tế cuộc sống xã hội.
Đi rộng biết nhiều, “đi một ngày đàng” tầm mắt được mở rộng, thấy được bao cảnh lạ, tiếp xúc được nhiều người, nghe được bao nhiêu điều hay lẽ phải của thiên hạ. Từ đó mà biết suy xét: xa lánh điều xấu kẻ xấu, học tập cái hay, noi gương người tốt việc tốt; “học một sàng khôn” là như vậy.
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là cách học tập và giáo dục kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: gia đình – nhà trường – xã hội. Kiến thức sách vở được củng cố khắc sâu. Sự hiểu biết được mở rộng và nâng cao.
Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một câu tục ngữ giàu ý nghĩa. Mỗi người hãy ghi nhớ để từ đó hoàn thiện hơn bản thân mình.
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 18
Từ xưa đến nay, ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao lưu rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối “Ếch ngồi đáy giếng”chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Trong câu trên, “đi” là vận động ra ngoài, tiếp xúc với bên ngoài; “đàng” nghĩa là đường, ý chỉ đời sống thiên nhiên và thực tế xã hội. “Đi một ngày đàng” là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. “Học” là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Ở đây, sàng là thứ chứa được nhiều, lọc những thứ có giá trị. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi đc nhiều điều bổ ích. Từ đó, bằng cách nói ngắn gọn hàm xúc, sử dụng vần lưng, nhịp 4/4 đối xứng, tác giả dân gian khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sẽ học được nhiều điều bổ ích giúp ta càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống hơn.
Nếu như trong cuộc sống, chúng ta chỉ biết quanh quẩn trong một không gian nhất định, nhỏ bé thì những kiến thức hiểu biết của chúng ta cũng chỉ giới hạn ở các không gian cụ thể đó mà thôi. Ngược lại, nếu ta mà sống nhiệt tình trong không gian rộng lớn bao la thì hiểu biết lại càng được nhiều, bởi: khi được đi tham quan thực tế hay có dịp đi xa đã giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tận mắt quan sát, tận tai nghe thấy thì mới khẳng định sự việc đó là đúng. Cho nên dân gian mới có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy” là như vậy. Khi bước ra thế giới bên ngoài, biết đâu ta cũng sẽ tình cờ học được những thứ không chủ định trước, ngay cả không có trong sách vở. Ví dụ như: nói năng lễ phép, cư xử hiền hòa, cách đứng cách đi, nói lời xin lỗi, thể hiện niềm vui,… Những điều đó, ta có thể học được bất cứ từ ai, từ cậu bé trẻ thơ đến cụ già bạc tóc, hay thậm chí cả người mình không quen biết. Nhân dân ta có chuyện kể về một chú ếch do sống lâu ngày trong cái giếng hẹp, tự thấy mình là chúa tể giữa đám cua, ốc xung quanh. Nhìn trời qua mặt giếng, ếch ta thấy trời chỉ bằng cái vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. Nhân dân mượn câu chuyện này để cảnh báo với chúng ta rằng người hiểu biết hạn hẹp như ếch ngồi đáy giếng thì dễ ngông cuồng và ngu ngốc, đồng thời khuyên người ta phải đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Tuy nhận thức được ý nghĩa của câu tục ngữ trên nhưng “sàng khôn” của ta sau “một ngày đàng” có phong phú thêm được hay không còn phụ thuộc vào chủ quan mỗi người. Học được nhiều hay ít, học những điều hay và tránh những điều dở của thiên hạ; hoặc bị lây nhiễm thói hư tật xấu sau những chuyến đi… rõ ràng là tùy thuộc vào từng cá nhân. Vậy nên, hình ảnh “sàng khôn” còn gợi suy ngẫm về khả năng sàng lọc, chọn lựa những kiến thức bổ ích (trên cơ sở quan sát, chiêm nghiệm, học hỏi mọi vấn đề của đời sống sau mỗi hành trình).
Trong kho tàng dân gian Việt Nam và thế giới có nhiều cao dao, tục ngữ nhấn mạnh nội dung tương tự: “Đi một buổi chợ, học một mớ khôn” (tục ngữ).
Hay:
“Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”
(Ca dao)
Tóm lại, chúng ta cần phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quý báu mà Thượng đế ban tặng cho con người và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tìm tòi kho tàng ấy. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã làm giàu thêm cho kho tàng “túi khôn” của nhân loại, là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn được lưu truyền mãi mãi…
Giải thích Đi một ngày đàng học một sàng khôn – Mẫu 19
Ông cha ta đã gửi gắm lời một khuyên quý giá đến con cháu qua câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Trước hết, câu tục ngữ có hai vế. Vế đầu tiên là “đi một ngày đàng” ý chỉ hành động đi ra ngoài tìm hiểu, khám phá trong một khoảng thời gian. Còn vế thứ hai “học một sàng khôn” ý chỉ học được những kiến thức bổ ích, mới mẻ giúp con người hiểu biết hơn. Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có nghĩa là khi chúng ta đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều. Chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ.
Xã hội ngày càng phát triển, khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng nhiều. Cùng với việc học tập trong sách vở, chúng ta cần tích lũy từ những trải nghiệm thực tế. Bởi vậy, có bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia mới có thể học tập được những điều mới mẻ. Chúng ta có thể kể đến câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Hay như các nhà văn Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng… họ cũng phải đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều kiếp người trong xã hội mới có thể viết ra được những tác phẩm chân thực, sinh động như Chí Phèo, Số đỏ, Bỉ vỏ…
Đối với một học sinh, việc tích cực đi khám phá, trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho những kiến thức trong sách vở được tiếp thu một cách dễ dàng, sâu sắc hơn. Càng đi nhiều, mới càng khám phá ra được nhiều điều thú vị mà chúng ta còn chưa biết, chưa hiểu. Kiến thức mà con người học được chỉ là một giọt nước giữa đại đương mênh mông. Bởi vậy, việc học tập luôn cần thiết trong cuộc sống.
Từ đó, chúng ta cần phải tránh xa lối sống thụ động, lười biếng. Những người như vậy thường ngại phải dấn thân, đối đầu với thử thách hay làm những điều mới mẻ. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ chỉ nhận được sự thất bại, ngày càng thụt lùi so với mọi người xung quanh.
Tóm lại, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem lại lời khuyên đúng đắn. Hãy luôn tích cực học hỏi, tìm hiểu để bước đến đích của thành công.
Lời kết
Như vậy, với câu tục ngữ ” Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ta có rất nhiều cách giải thích khác nhau nhưng đều dạy cho chúng ta về cách học hỏi đúng đắn. Qua bài viết trên, hy vọng các độc giả sẽ có nhiều nhận biết hơn về câu tục ngữ nêu trên.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!