Lý thuyết Anilin: hiểu biết các tính chất điển hình của Anilin
Lý thuyết Anilin (C6H5NH2)
- Anilin(C6H5NH2) hay còn được gọi là phenylamin hoặc benzenamin
- Nó là một trong những amin thơm đơn giản nhất và quan trọng nhất
- Công thức của Anilin
I- Tính chất vật lý
- Anilin là chất lỏng, sôi ở 184°C, không màu, có mùi hôi khó chịu của cá ươn
- Rất độc có mùi sốc, dễ dàng cháy tạo khói
- Không tan trong nước khi dây vào da sẽ gây bỏng rát. Tuy nhiên cồn, xăng, dầu ăn dễ dàng hòa tan Anilin. Do đó người ta sử dụng cồn, xăng để xử lý khi anilin đổ.
II- Tính chất hóa học
1, Tính oxy hóa
- Do dễ bị oxy hóa bởi oxy nên khi để trong không khí anilin sẽ chuyển từ không màu sang màu đen
2, Tính bazo
- Nhỏ vài giọt anilin vào ống đựng nước ta thấy hiện tượng lắng xuống đáy ống nghiệm
- Nhỏ vài giọt anilin vào ống đựng dung dịch HCl, thấy anilin tan ⇒ Anilin có tính bazo
C6H5NH2 + HCl → ⌈C6H5NH3⌉+Cl– (phenylamoni clorua)
⇒ Anilin có tính bazo, nhưng không làm đổi màu quỳ tím cũng không làm hồng phenolphtalein nên lực bazo của nó rất yếu và yếu hơn NH3. Do ảnh hưởng của gốc phenyl
3, Phản ứng thế ở nhân thơm
- Nhỏ vài giọt Brom vào ống đựng dung dịch Anilin thấy xuất hiện kết tủa trắng. Do ảnh hưởng của nhóm NH2
⇒ Phản ứng này dùng để nhận biết anilin
III- Điều chế
- Đầu tiên, benzen được nitrat hoá bởi hỗn hợp đậm đặc axit nitric và axit sunfuric ở 50-60°C, tạo ra nitrobenzen. Sau đó nitrobenzen được hiđro hoá ở 600°C với sự có mặt của xúc tác niken cho anilin.
- Ngoài ra Anilin cũng được điều chế từ phenol và acmoniac
IV. Ứng dụng
- Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm như phẩm azo, phẩm đen anilin
- Nó còn là dùng để sản xuất polime như nhựa anilin- fomandehit
- Ngoài ra nó còn được sử dụng trong dược phẩm: streptoxit, sunfaguanidin
V- Bài tập ví dụ
Câu 1: Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?
A. C6H5NH2 B. NH3 C. CH3CH2NH2 D. CH3NHCH2CH3
Câu 2: Chỉ cần dùng thêm thuốc thử nào dưới đây để nhận biết các chất lỏng riêng biệt mất nhãn:
anilin, stiren, benzen ?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch brom. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch HNO3 đặc
Câu 3: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Amin nào cũng làm xanh giấy quỳ ẩm.
B. Amin nào cũng có tính bazơ.
C. Anilin có tính bazơ mạnh hơn NH3
D. C6H5NH3Cl tác dụng nước brom tạo kết tủa trắng.
Xem thêm:
Lý thuyết amino axit: cách gọi tên, tính chất hóa học, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng