Updated at: 20-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Luyện tập về từ Hán Việt” chuẩn nhất 12/2024.

Luyện tập về từ Hán Việt – Mẫu 1:

Lời giải chi tiết

1. Chỉ ra nghĩa của tiếng tái, tiếng sinh và của từ tái sinh trong câu thơ sau: Tái sinh chưa dứt hương thề, Làm thân trâu ngựa, đền nghì trúc mai. (Nguyễn Du – Truyện Kiều)

   Gợi ý:

– Tái: lần thứ hai, lại, trở lại lần nữa

– Sinh: đẻ ra, sống

– Tái sinh: sinh lại một kiếp khác, sống lại ở kiếp sau

2. Tìm những từ Hán Việt khác có tiếng tái và những từ Hán Việt khác có tiếng sinh, với nghĩa như trongtái sinh ở câu thơ trên.

   Gợi ý:

– tái bản, tái diễn, tái hiện, tái hợp, tái lập, tái ngộ, tái phạm, tái phát, tái tạo,…

– sinh động, sinh hạ, sinh hoạt, sinh học, sinh khí, sinh lí, sinh mệnh, sinh nhật, sinh sản, sinh thái, sinh tố, sinh tồn, sinh vật, song sinh, bẩm sinh, giáng sinh, sản sinh, môi sinh, quyên sinh, dưỡng sinh, trường sinh,…

3. Anh (chị) hiểu thế nào về nghĩa của cụm từ tái hồi Kim Trọng? Đặt một câu với cụm từ này.

   Gợi ý:

– Tái hồi: trở về lại nơi cũ hoặc với người cũ.

– Tái hồi Kim Trọng gắn với Truyện Kiều, để chỉ Thuý Kiều sau mười lăm năm lưu lạc lại trở về với người yêu cũ là Kim Trọng; về sau cụm từ này được dùng như một thành ngữ để chỉ việc quay lại với người yêu cũ.

– Tham khảo: Sau mười lăm năm lưu lạc trải bao tủi nhục, đắng cay, Thuý Kiều tái hồi Kim Trọng.

4. a) Phân biệt nghĩa của tái sinh với nghĩa của trùng sinh trong câu thơ sau:

Trùng sinh ơn nặng bể trời,

Lòng nào nỡ dứt nghĩa người ra đi.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

   Gợi ý:

– Trùng sinh: sinh lại, sống lại ở ngay kiếp này một lần nữa.

b) So sánh nghĩa của sinh trong câu thơ trên với nghĩa của sinh trong câu thơ dưới đây:

Dấn mình trong áng can qua,

Vào sinh ra tử, hoạ là thấy nhau.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

   Gợi ýSinh trong trùng sinh mang nét nghĩa đẻ ra (sinh ra), còn sinh trong Vào sinh ra tử mang nét nghĩa sống, trái nghĩa với chết.

c) Dựa trên sự khác nhau về nét nghĩa của sinh như ở hai trường hợp trên, hay xếp các từ sau đây vào bảng theo hai nhóm.

sinh kế, sinh học, sinh nhật, sinh ngữ, sinh lực, sinh mệnh, sinh quán, sinh thành, sinh khí, sinh vật, sinh tố, sinh lí, giáng sinh, bẩm sinh, sản sinh, sơ sinh, song sinh, sinh tồn, sinh động, sinh hoạt, hi sinh, sinh tử, dưỡng sinh

 

Sinh (trùng sinh)

Sinh (vào sinh ra tử)

   Gợi ý: Các từ có sinh mang nét nghĩa giống với sinh trong vào sinh ra tử: sinh kế, sinh học, sinh lực, sinh mệnh, sinh khí, sinh vật, sinh lí, sinh tồn, sinh động, sinh hoạt, hi sinh, sinh tử, dưỡng sinh; còn lại là các từ có sinh mang nét nghĩa giống với sinh trong trùng sinh.

5. Chỉ ra từ dùng sai trong câu dưới đây và sửa lại cho đúng:

   Mẹ Tấm chết, người cha tái giá với một người đàn bà khác, sinh ra Cám.

   Gợi ý: Trong câu này, từ tái giá dùng sai. Tái giá dùng để chỉ người đàn bà goá đi lấy chồng lần nữa, không dùng chỉ người đàn ông đi lấy vợ lần nữa.

Có thể sửa lại bằng cách thay tái giá bằng tục huyền hoặc bỏ từ tái giá:

   Mẹ Tấm chết, người cha lấy một người đàn bà khác, sinh ra Cám.

Hoặc:

   Mẹ Tấm chết, người cha lấy vợ khác, sinh ra Cám.

6. Nhận xét về cách dùng từ tái bản trong các câu sau:

– Quyển sách này được tái bản lần đầu.

– Quyển sách này được tái bản lần thứ sáu.

   Gợi ýSách tái bản là sách đã được in lại. Nói tái bản lần đầu nghĩa là sách đó đã được in lại lần thứ hai. Người ta nói tái bản lần thứ bao nhiêu là tuỳ theo thứ tự của lần in lại.

7. Nhận xét về tác dụng của tiếng kế, tiếng hoá trong các từ sau; tìm các từ khác có tiếng kế, tiếng hoátương tự.

– nhiệt kế, ampe kế

– hiện đại hoá, vôi hoá, ôxi hoá

   Gợi ýKế có tác dụng tạo ra danh từ với mang nét nghĩa là cái dùng để đo, ví dụ: điện kế, khí áp kế, lực kế, ẩm kế, vôn kế,…hoá có tác dụng tạo ra động từ mang nét nghĩa biến thành, trở nên, ví dụ: công nghiệp hoá, bê tông hoá, Âu hoá,

8. Nhận xét về cách dùng phó trong các trường hợp sau:

– Hiệu trưởng – phó hiệu trưởng, hiệu phó

– Trưởng phòng – phó trưởng phòng, phó phòng

– Chánh văn phòng – phó chánh văn phòng, phó văn phòng

   Gợi ý: Cả hai cách dùng phó như ở các trường hợp này đều đang tồn tại trong tiếng Việt hiện nay. Cách gọi phó hiệu trưởng, phó trưởng phòng, phó chánh văn phòng thường được dùng trong bối cảnh giao tiếp lễ nghi, trang trọng. Cách gọi hiệu phó, phó phòng, phó văn phòng thường được dùng trong bối cảnh giao tiếp thông tục, không mang tính lễ nghi.

Luyện tập về từ Hán Việt – Mẫu 2

Lời giải chi tiết

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Sử dụng từ Hán Việt hợp lí, đúng ngữ cảnh sẽ khiến cho câu văn hàm súc, trang trọng. Nhưng cần tránh các trường hợp lạm dụng từ Hán Việt.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Đọc câu thơ sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:

Trời nghe hạ giới ai ngâm nga

Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà

                           (Tản Đà – Hầu trời)

a. Nghĩa của tiếng, từ:

– hạ: ở dưới

– giới: phạm vi, danh giới, một vùng đất.

– hạ giới: thế giới của người trần trên mặt đất.

b. Nghĩa của hai từ cảnh giới:

– Vẫn là một người sống xuất thần trong một cảnh giới(1) khác với vạn vật khác còn nguyên hình tướng.

                                (Bửu ý – Đam mê)

– Hổ đã khôn ngoan chọn hướng ngược gió để tiến lại gần, nhưng vẫn không thoát khỏi đôi mắt tinh tường của con khỉ đang làm nhiệm vụ cảnh giới (2).

+ Cảnh giới (1): bờ cõi.

+ Cảnh giới (2): trông chừng, canh gác để báo động kịp thời.

c. Chỉ ra nghĩa của tiếng giới trong những từ Hán Việt:

– “Giới” nghĩa là ” phạm vi, ranh giới” trong các từ: Biên giới, địa giới, giới hạn, phân giới, giới tính, nam giới, thế  giới

– “Giới” nghĩa là “vũ khí” trong các từ: khí giới, quân giới

– “Giới” nghĩa là “phòng tránh, cấm” trong các từ: giới nghiêm, giới luật

– “Giới” nghĩa là ” ở giữa hai bên” trong các từ: giới thiệu, giới từ

d. Những từ Hán Việt khác có tiếng hạ  với nghĩa như trong từ hạ giớihạ tiện, hạ thần, hạ dân…

đ. Nghĩa của từ hạ giới  là “cõi trần”, đối lập với “thượng giới” là “cõi tiên”; nghĩa của từ “trần giới” cũng là “cõi trần” nhưng đối lập với nó là “tiên giới”.

2. Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

   Không cho dài thời trẻ của nhân gian.

                  (Xuân Diệu)

a. Nghĩa của tiếng, từ:

+ nhân: loài người.

+ gian: khoảng giữa, một căn nhà.

+ nhân gian: chỗ người ở, cỗi đời.

b. Nghĩa của tiếng nhân trong các từ:

+ “nhân” nghĩa là “hạt giống” trong các từ: Nguyên nhân, nhân quả, nhân tố

+ “nhân” nghĩa là “người” trong các từ: nhân ái, danh nhân, nhân cách, nhân dân, nhân đạo, nhân hậu, nhân loại, nhân khẩu, nhân sâm, nhân sinh, nhân tài, nhân tạo, nhân thọ, nhân văn

c. Nghĩa của tiếng gian trong các từ:

+ “gian” nghĩa là “khoảng giữa” trong các từ: dân gian, không gian, thế gian, trung gian, dương gian

+ “gian” nghĩa là “dối trá” trong các từ: gian hiểm, gian hùng, gian tà, gian tặc, gian thần

+ “gian” nghĩa là “khó khăn” trong các từ: gian lao, gian nan, gian nguy, gian truân

3.  Tương tư thức mấy đêm rồi,

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho

                     (Nguyễn Bính – Tương tư)

a. Nghĩa của tiếng, từ:

– tương: nhau

– tư: nhớ

– tương tư: nhớ nhau (giữa nam và nữ)

b. Những từ Hán Việt khác có tiếng tương với nghĩa như trong từ tương tư: tương phùng, tương tri.

c. Phân biệt nghĩa của các từ tương tư, tương tri (Từ rằng: Tâm phúc tương tri/ Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình, (Nguyễn Du, Truyện Kiều), tương tàn (Xin quy thuận Tạ thành/ Miễn tương tàn cốt nhục – Sơn Hậu)

Tri là biết, tương tri là hiểu nhau

+Tàn là làm hại, tương tàn là làm hại nhau

Điểm khác biệt giữa hai từ là: Tương tri là sự hiểu nhau, xuất phát từ hai phía, còn tương tư và tương tàn có thể chỉ xuất phát từ một phía

d. Nghĩa của tiếng  trong những từ Hán Việt sau:

 nghĩa là tiền của, địa vị trong các từ: tư sản, đầu tư, tư bản, tư cách, tư liệu có.

+ Tư có nghĩa là bẩm sinh trong từ tư chất.

Tư có nghĩa là có tính chất cá nhân trong các từ: tư hữu, tư doanh.

+ Tư có nghĩa là quản lí, chủ trì trong các từ: tư lệnh, tư pháp

 có nghĩa là suy nghĩ, nhớ trong các từ: tư tưởng, tư duy, tư biện.

 có nghĩa là hỏi thăm, mưu kế trong từ tư vấn

4. Chong đèn, huyện trưởng lo công việc

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

a. Nghĩa của tiếng, từ:

+ thái (trong thái bình): an vui.

+ bình (trong thái bình): yên ổn.

b.  Nghĩa của tiếng thái trong những từ sau:

– “thái” nghĩa là “rất, lớn” trong các từ: thái giám, thái hậu, thái sư, thái tử, thái cực, thái dương, thái cổ

– “thái” nghĩa là “màu mỡ”: thái ấp

– “thái” nghĩa là “tình trạng bề ngoài”: thái độ

c. Nghĩa của tiếng bình trong những từ sau đây

+  bình trong các từ bình dân, bình dị: chỉ mức độ giữa tốt và xấu, thường.

+ bình trong các từ bình diện, bình đẳng, bình định, bình nguyên, bình quân, bình phương, trung bình có nghĩa là: bằng phẳng, ngang hàng, đều nhau.

bình trong các từ bình luận, phê bình: tỏ ý khen chê nhằm đánh giá, nghị luận.

bình trong các từ bình phong, bình đồ có nghĩa là: ngăn che.

bình trong các từ bình tĩnh, bình phục có nghĩa là: yên ổn.

Luyện tập về từ Hán Việt – Mẫu 3

 1. Đọc ví dụ sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

(Xuân Diệu – Vội vàng)

a) Chỉ ra nghĩa của tiếng tuần, tiếng hoàn và của từ tuần hoàn được dùng trong ví dụ trên.

      b) Phân biệt nghĩa của các tiếng tuần trong tuần tựtứ tuầnthượng tuần, tuần phòng, tuần phủ, tuần tiễu.

      c) Phân biệt nghĩa của các tiếng hoàn trong hoàn bị, hoàn cầu, hoàn cảnh, hoàn hảo, hoàn hồn, (hồ) Hoàn Kiếm, hoàn mĩ, hoàn sinh, hoàn tất.

      2. Đọc ví dụ sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.

(Xuân Diệu – Vội vàng)

      a) Chỉ ra nghĩa của tiếng nhân, tiếng gian và của từ nhân gian được dùng trong ví dụ trên.

      b) Chỉ ra nghĩa của các tiếng nhân trong những từ Hán Việt sau đây : hôn nhân, nhân bản, nhân ái, nhân cách, nhân đức, nhân chủng, nhân chứng, nhân công, nhân danh, nhân duyên, nhân đạo, nhân hậu, nhân khẩu, nhân loại, nhân phẩm, nhân quả, nhân quyền, nhân sinh, nhân tài, nhân tố, nhân văn, nguyên nhân.

    c) Chỉ ra nghĩa của các tiếng gian trong những từ Hán Việt sau đây : gian giảo, gian hiểm, gian hùng, gian lận, gian nan, gian nguy, gian tặc, gian trá, gian truân, gian xảo, dân gian, không gian, thế gian, thời gian, trần gian, trung gian.

II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

      1. a) Ớ ví dụ này, tuần có nghĩa là “tuân theo”, hoàn là “cái vòng” ; tuần hoàn là “lặp lại sau khoảng thời gian bằng nhau”.

Trong tuần tự, tuần có nghĩa là “tuân theo”, nên tuần tự là “theo một trình tự nhất định, lần lượt trước sau” ; trong tứ tuần, tuần là mười năm, nên tứ tuần là “bốn mươi tuổi” ; trong thượng tuần, tuần là “mười ngày”, nên thượng tuần là “mười ngày đầu của tháng”. Còn trong những từ còn lại, tuần là “qua lại để xem xét”, nên tuần phòng là “đi xem xét đề phòng bất trắc”, tuần phủ là “quan đứng đầu một tỉnh nhỏ”, tuần tiễu là “đi xem xét để phát hiện địch nếu có, để giữ gìn an ninh”.

Trong hoàn bị, hoàn hảo, hoàn mĩ, hoàn tất, hoàn là “trọn vẹn, đầy đủ”, nên hoàn bị là “đầy đủ mọi mặt” ; hoàn hảo là “tốt hoàn toàn” ; hoàn mĩ là “đẹp đến mức hoàn toàn” ; hoàn tất là “xong hoàn toàn”. Trong hoàn cảnh, hoàn cầu, hoàn là “vây quanh ; khắp cả”, nên hoàn cảnh là “tất cả những nhân tố bên ngoài có tác động đến con người, đến sự việc” ; hoàn cầu là “toàn thế giới”. Trong hoàn hồn, Hoàn Kiếm, hoàn sinh, hoàn là “trở về, trấ lại”, nên hoàn hồn là “trấn tĩnh lại” ; Hoàn Kiếm là “trả gươm” ; hoàn sinh là “sống lại”.

       2. a) Ở ví dụ này, nhân có nghĩa là “người”, gian là “khoảng  giữa” ; như thến nhân gian là “cõi đời”.

       b) Có thể chia làm mấy nhóm sau :

− “người” : nhân bản, nhân cách, nhân chủng, nhân chứng, nhân công, nhân danh (“tên người”), nhân đạo, nhân khẩu, nhân loại, nhân phẩm, nhân quyền, nhân sinh, nhân tài, nhân văn.

− “lòng thương yêu” : nhân ái, nhân đức, nhân hậu.

− “căn do ; noi theo” : nhân duyênì (“nguyên nhân có từ    kiếp trước tạo ra kết quả ở kiếp sau (theo quan niệm của đạo Phật)”), nguyên nhân, nhân quả, nhân tố; nhân danh2 (“lấy danh nghĩa (để làm một việc gì)”).

− “việc lấy vợ lấy chồng” : hôn nhân, nhân duyên2 (“duyên vợ chồng”).

      c) Có thể chia làm mấy nhóm sau :

− “khoảng giữa” : dân gian, không gian, thế gian, thời gian, trần gian, trung gian.

− “dối trá” : gian giảo, gian hiểm, gian hùng, gian lận, gian tặc, gian trá, gian xảo.

− “khó khăn” : gian truân, gian nan, gian nguy.

Luyện tập về từ Hán Việt – Mẫu 4

1. Giải thích nghĩa của những từ ngữ Hán Việt được in đậm trong các câu văn dưới đây:

a. Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên Hoàng thiên cho được hưởng cúng tế ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

b. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

c. Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

Trả lời: 

a. – “tiên triều”: đời trước

– “Hàn sĩ”: người học trò nghèo

b. – “khoan dung”: rộng lòng tha thứ, bỏ qua những sai lầm, thiếu sót của người khác

– “hiếu sinh”: quí trọng sinh mệnh, tránh động đến sự sống của vạn vật

c. “nghĩa khí”: chí khí của người hay làm việc nghĩa

2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tử bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

a. Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

b. Thử thay thế một từ Hán Việt trong đoạn văn trên bằng 1 từ hoặc cụm từ biểu đạt ý nghĩa tương đương. Hãy đối chiếu câu, đoạn văn gốc với câu, đoạn văn mới đề rút ra nhận xét về sự thay thế này.

c. Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu tác dụng của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

Trả lời:

a. 5 từ Hán Việt trong đoạn văn:

– Nhất sinh: cả một đời

– Quyền thế: quyền hành và thế lực

– Biệt nhỡn: cái nhìn trân trọng đặc biệt

– Liên tài: biết quý cái tài

– Thiên hạ: Tất cả những gì trong trời đất.

b. Ví dụ, thay thế từ “nhất sinh”:

“Ta cả một đời không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.”

c. Đặt trong hoàn cảnh văn bản, việc sử dụng từ hán việt là phù hợp nhất bởi nó vừa toát lên được không khí cổ kính, trang trọng, vừa truyền đạt được một cách chính xác nhất thông điệp của tác giả.

3. Hãy tìm 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.

Trả lời:

– Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ “cương trực”: cương quyết, chính trực

+ Người lính cương quyết không làm theo lệnh chỉ huy và anh ta đã bị kỷ luật.

+ Ông ấy là một người chính trực, trước sau như một.

– Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ “hàn sĩ”: bần hàn, sĩ tử

+ Trong xã hội xưa, những con người bần hàn, thấp cổ bé họng không có quyền lên tiếng trước những bất công, tàn ác.

+  Các sĩ tử nô nức lên kinh ứng thi.

– Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ “hiếu sinh”: hiếu khách, sinh vật

+ Việt Nam là một quốc gia hiếu khách.

+ Vườn quốc gia là nơi nuôi dưỡng những loài sinh vật đang cần được bảo tồn.

4. Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:

a. Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều trí thức bổ ích.

b. Tại phiên toà nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.

c. Thói quen học tập theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.

Trả lời:

a. Từ dùng sai: tri thức

Sửa lại: thay bằng từ “kiến thức”

b. Từ dùng sai: hàn sĩ

Sửa lại: thay bằng từ “nho sĩ”

c. Từ dùng sai: yếu điểm

Sửa lại: thay bằng từ “khuyết điểm”

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Luyện tập về từ Hán Việt ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!