Updated at: 20-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Luyện tập trình bày một vấn đề” chuẩn nhất 07/2024.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề

Trình bày một vấn đề trước tập thể là nhu cầu hàng ngày nhằm bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ , nhận thức của mình; thuyết phục người khác cảm thông, đồng tình với mình về vấn đề đó.

Ví dụ: Trong cuộc hàng ngày cũng như trong học tập, công tác, chúng ta thường xuyên gặp tình huống phải trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể hoặc trước người khác:

+ Trong gia tộc, gia đình: con cái thường phải chào hỏi, đề đạt yêu cầu nguyện vọng với bố mẹ; anh chị em trao đổi tâm tư tình cảm hoặc trao đổi về công việc…

+ Khi đến trường hoặc cơ quan: bạn bè cùng lớp cùng trường trò chuyện với nhau;, thầy – trò giao tiếp với nhau trong các giờ học, giờ ra chơi; hoạt động giao tiếp trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn…

+ Trong xã hội: các hoạt động giao tiếp khi đến cơ quan bạn, trong việc giải quyết nhiều vấn đề khác…

II. Công việc chuẩn bị để trình bày một vấn đề

1. Chọn vấn đề trình bày: Cơ sở lựa chọn:

+ Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề.

+ Đối tượng nghe.

+ Am hiểu và sự thích thú của bản thân về vấn đề muốn trình bày.

2. Lập dàn ý cho bài trình bày

a. Ví dụ: Vấn đề: “Thời trang và tuổi trẻ”

* Xác định các ý chính

– Trang phục là thứ bắt buộc phải có đối với con người văn minh, văn hóa; nhất là đối với phụ nữ

– Trang phục phù hợp với cộng đồng, với thời đại, hài hòa với cá nhân…

– Trang phục đẹp, hiện đại (thời trang) tức là phải “y phục xứng kì đức”

* Chia tách ý chính thành các ý nhỏ

– Trang phục là thứ bắt buộc phải có

+ Người Việt ta thường nói “cơm ăn áo mặc” với ý nghĩa “ăn” và “mặc” là hai trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Lại nói “cơm no áo ấm” với ý nghĩa là cái đích tối thiểu của lao động

+ Từ “cơm no áo ấm” đến “ăn ngon mặc đẹp” được coi là một chặng đường phấn đấu gian khổ của con người, trong đó cái đích hướng tới là “đẹp”

+ Nói như thế có nghĩa là, ở các mức độ khác nhau, trang phục là một trong những tiêu chí để đánh giá con người, nhất là đối với người phụ nữ

– Trang phục phải phù hợp với cộng đồng

+ Người Việt có các trang phục truyền thống của mình, cho nên dù có cách tân kiểu gì cũng phải chú ý đến kế thừa và phát triển cái đẹp truyền thống.

+ Trong thời đại giao lưu hội nhập hiện nay, chúng ta có thể lựa chọn các loại trang phục của các dân tộc bạn và sử dụng có sáng tạo (chẳng hạn như com lê của nam giới, các kiểu váy của phụ nữ…) nhưng điều quan trọng nhất là trang phục phải hài hòa với hình thể, nghề nghiệp… của mỗi cá nhân

– Trang phục phải đúng với tinh thần “y phục xứng kì đức” nghĩa là cùng với vẻ đẹp hình thức còn cần phải chăm sóc vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn, nếu không cái y phục hình thức sẽ trở nên lòe loẹt, kệch cỡm.

b. Cách lập dàn ý

– Tìm ý lớn, ý nhỏ

– Sắp xếp các ý theo trình tự lôgíc

– Chuẩn bị trước những lời chào hỏi, chuyển ý

III. Quá trình trình bày một vấn đề

1. Bắt đầu trình bày:

– Bước lên diễn đàn.

– Chào cử tọa và mọi người.

– Tự giới thiệu.

– Nêu lí do trình bày.

2. Trình bày nội dung chính:

– Nêu nội dung chính sẽ trình bày.

– Nêu lần lượt các ý chính, cụ thể hóa các ý đó.

– Có chuyển ý, dẫn dắt.

– Chú ý xem thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách trình bày.

3. Kết thúc và cảm ơn:

– Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.

– Cảm ơn người nghe.

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

1. Lập đề cương chi tiết cho một số đề tài sau:

Đề 1: Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày

Đề 2: Nghệ thuật gây thiện cảm

Đề 3: Giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp

Trả lời:

a. Vấn đề: Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày

– Thanh lịch là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

– Thanh lịch thể hiện trong:

+ Lời ăn tiếng nói hàng ngày

+ Cách ăn mặc

+ Thái độ sẵn sàng giúp đỡ

+ Sự kính nhường

– Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày của học sinh

+ Thái độ lễ phép, trung thực, thẳng thắn

+ Ăn mặc theo chuẩn mực của người học sinh

+ Quan hệ bạn bè chân thật, hòa nhã

+ Sẵn sàng giúp đỡ mọi người

b. Vấn đề: Nghệ thuật gây thiện cảm

– Gây thiện cảm là chìa khóa quyết định thành công vì:

+ Tạo ra được sự chú ý tốt đẹp ngay từ ban đầu

+ Tạo ra sự thuận lợi cho việc học hành, công việc và sự phấn đấu vươn lên

– Gây thiện cảm bằng cách nào?

+ Quan tâm tìm hiểu trước đối tượng (sở thích, thói quen, tính tình,…)

+ Chuẩn bị trước lời ăn tiếng nói cho phù hợp

+ Có ó khôi hài để chủ động tạo ra không khí gần gũi thân mạt và vui vẻ

c. Vấn đề: Giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp

– Môi trường sống của chúng ta hiện đang bị tàn phá và ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng (sưu tầm những số liệu)

+ Nạn phá rừng bừa bãi

+ Xả rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp vô ý thức

– Môi trường ô nhiễm gây nhiều tai họa cho con người

+ Nguy hiểm đến tính mạng (lũ lụt, lở đất…)

+ Gây hậu quả lâu dài (các chất độc hại gây ra các bệnh truỳen nhiễm, sinh dị tật, thiểu năng hoặc tử vong)

+ Gây thiệt hại về vật chất cho xã hội

– Giải pháp gìn giữ môi trường xanh – sạch – đẹp

+ Xây dựng, quy hoạch nơi xử lí rác thải

+ Quản lí chặt và xử lí nghiêm ngặt các hành vi làm tổn hại môi trường (chặt phá rừng, xả rác vô ý thức)

+ Giáo dục, nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường sống

2. Cho vấn đề sau: Thần tượng của tuổi học trò

Giả sử, đây là một đề tài trong cuộc thảo luận sẽ tổ chức ở trường. Em hãy dự kiến những ý cần trình bày cho đề tài đó

Trả lời:

– Thế nào là thần tượng? Là người mà mình yêu mến và cảm phục vì tài năng, nhân cách hay một năng lực đặc biệt nào đó…

– Thần tượng có ích gì? Là mục tiêu để chúng ta phấn đấu và hướng tới hoặc đơn thuần là tấm gương, là động lực cho chúng ta học tập

– Thần tượng của giới trẻ hôm nay là gì?

+ Chủ yếu là các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thể thao…

+ Cách thức “tôn thờ” thần tượng của giới trẻ hôm nay có nhiều thái quá (nhiều khi vượt qua cả giới hạn đạo đức)

+ Ngày nay việc tôn thờ thần tượng có khi lại có hại cho việc học hành

– Cần phải quan niệm như thế nào cho đúng về thần tượng?

+ Yêu quý là không sai nhưng cần có cách thể hiện văn hóa

+ Cần phải coi đó là một động lực để học hành hoặc ít ra thần tượng cũng phải có những điểm khiến ta ham mê và khâm phục thực sự

+ Cần tránh lối tôn thờ thần tượng theo kiểu a dua

Bài tập tham khảo thêm: Luyện tập trình bày một vấn đề- Mẫu 1 

Trình bày những nội dung chính trong bài: “Trình bày một vấn đề”. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.

I- Tầm quan trọng của một vấn đề

Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề chúng ta cần phải quan tâm và chúng ta cần phải trình bày một vấn đề đặc biệt trong đời sống xã hội và con người nhưng trước tiên để trình bày được chúng ta cần phải thao tác và có những kĩ năng cần thiết.

II- Công việc chuẩn bị

1. Chọn một vấn đề trình bày

Đề tài: Thời trang và tuổi trẻ

Đề tài bao gồm: Cách ăn mặc của tuổi trẻ hiện nay, có còn truyền thống và còn được lễ nghi như xưa không.

Người nghe là những người lớn, phụ huynh, và những bạn học sinh, họ đang nghe về vấn đề thời trang của tuổi trẻ hiện nay.

Bản thân người nghe muốn có một vấn đề được trình bày một cách khoa học đáp ứng được yêu cầu của cả một cộng đồng, lối văn hóa không bị du nhập và lố bịch theo những lối văn hóa cá nhân.

2. Lập dàn ý cho bài trình bày

III- Trình bày

1. Trình bày

Chúng ta cần bước lên diễn đàn một cách tự nhiên, tự tin.

Không nên hấp tấp trình bày từ từ cụ thể và hợp lý.

Chào cử tọa và tự giới bằng những lời lẽ thân thiện và được trình bày cụ thể .

2. Trình bày nội dung chính

Khi bắt đầu một nội dung đầu tiên chúng ta cần phải giới thiệu theo cách dẫn dắt để có thể năng cao khả năng biểu cảm trong bài.

Để chuyển từ nội dung này sang nội dung khác, chúng ta cần dẫn dắt vấn đề.

Người nghe có phản ứng hứng thú trước một vấn đề mình đang trình bày.

Cần điều chỉnh nội dung, cách nói và tư thế điệu bộ giống một người chuyên nghiệp.

3. Kết thúc và cảm ơn

Trắc nghiệm bài Tình bày về một vấn đề

Câu 1: Những yêu cầu khi thực hiện trình bày một vấn đề là gì?

A. Bám sát mục đích, đối tượng (nghe), hoàn cảnh nói.

B. Xác định cụ thể nội dung nói.

C. Chú ý cách nói, tư thế, phong thái nói sao cho tự nhiên.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2: Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị biện pháp, kĩ thuật, cách thức trình bày một vấn đề?

A. Tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc.

B. Đặt ra nhiều câu hỏi để hỏi người nghe.

C. Có trọng tâm, trọng điểm.

D. Sinh động, truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp.

Kỹ năng trình bày một vấn đề là một kỹ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức bài học rồi đúng không ạ? Lý thuyết và bài tập vận dụng Trình bày một vấn đề trên sẽ giúp các em nắm được những yêu cầu và thách thức của việc trình bày một vấn đề. Từ đó các em có thể tự mình trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể một cách tự tin và thoải mái hơn. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn và có thêm nhiều tài liệu để học tập môn Ngữ văn lớp 10 nhé.

Bài tập tham khảo thêm: Luyện tập trình bày một vấn đề- Mẫu 2

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 ( trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đọc những câu trích (trang 150) xác đinh mỗi câu tương ứng với phần nào trong nội dung trình bày.

Lời giải chi tiết:

– Khi trình bày một vấn đề thường phải đi qua ba bước:

– Bắt đầu trình bày – trình bày nội dung chính – kết thúc và cảm ơn. Dựa vào cấu trúc này chúng ta có thê sắp xếp lại:

(1) Phần “Bắt đầu trình bày”:

– Chào các bạn! cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin giới thiệu, tên tôi là… làm việc ở cơ quan

– Chào các bạn! Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ bạn. Tên tôi là…

– Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở công ty trong năm

(2) Câu tương ứng với phần trình bày nội dung chính:

– Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chính của đề tài. Thứ nhất:………………

(3) Các câu tương ứng với phần “Chuyển qua chủ đề khác”:

– Để xem xét tất cả các phương án có thể, chúng ta hãy chuyển phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án.

– Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lý phế thải…

(4) Các câu tương ứng với phần “Kết thúc và cảm ơn”:

– Tôi muốn kết thúc bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu.

– Giờ tôi sắp kết thúc bài nói và đến đây một lần nữa, lướt qua những điều chính đã nêu…

Câu 2:

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 151 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Dự kiến các ý trình bày cho các đề tài (SGK, tr. 151)

Lời giải chi tiết:

a. Đề tài: Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày.

– Thanh lịch là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

– Thanh lịch thể hiện trong:

● Lời ăn tiếng nói hàng ngày.

● Cách ăn mặc.

● Thái độ sẵn sàng giúp đỡ.

● Sự kính nhường.

– Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày của học sinh:

● Thái độ lễ phép, trung thực, thẳng thắn.

● Ăn mặc theo chuẩn mực của người học sinh.

● Quan hệ bạn bè chân thật, hòa nhã.

● Sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

b. Đề tài: Nghệ thuật gây thiện cảm.

– Gây thiện cảm là chìa khóa quyết định sự thành công vì:

● Tạo ra được sự chú ý tốt đẹp ngay từ khối ban đầu.

● Tạo ra sự thuận lợi cho việc học hành, công việc và sự phấn đấu vươn lên.

– Gây thiện cảm bằng cách nào?

● Quan tâm tìm hiểu trước đối tượng (sở thích, thói quen, tính tình…).

● Chuẩn bị trước lời ăn tiếng nói cho phù hợp.

● Có óc khôi hài để chủ động tạo ra không khí gần gũi thân mật và vui vẻ.

● Khéo léo tạo cho người khác niềm tin về năng lực, tình cảm,… của mình.

c. Đề tài: Thần tượng của tuổi học trò.

– Thế nào là thần tượng? (là người mà mình yêu mến và cảm phục vì tài năng, nhân cách hay một năng lực đặc biệt nào đó,…).

– Thần tượng có ích gì? (là mục tiêu để chúng ta phấn đấu và hướng tới hoặc đơn thuần là tấm gương, là động lực cho chúng ta học tập).

– Thần tượng của giới trẻ hôm nay là gì?

● Chủ yếu là các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thể thao,…

● Cách thức “tôn thờ” thần tượng của giới trẻ hôm nay có nhiều thái quá (nhiều khi vượt qua cả những giới hạn đạo đức).

● Ngày nay việc tôn thờ thần tượng có khi lại có hại cho việc học hành.

– Cần phải quan niệm thế nào cho đúng về thần tượng:

● Yêu quý là không sai nhưng cần có cách thể hiện văn hóa.

● Cần phải coi đó là một động lực để học hành hoặc ít ra thần tượng cũng phải có những điểm khiến ta ham mê và khâm phục thực sự.

● Cần tránh lối tôn thờ thần tượng theo kiểu a dua.

d. Đề tài: Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.

– Môi trường sống của chúng ta hiện đang bị tàn phá và ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng (sưu tầm những số liệu):

● Nạn phá rừng bừa bãi.

● Xả rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp vô ý thức.

– Môi trường ô nhiễm gây nhiều tai họa cho con người.

● Nguy hiểm đến tính mạng (lũ lụt, lở đất,…).

● Gây hậu quả lâu dài (các chất độc hại gây ra các bệnh truyền nhiễm, sinh dị tật, thiểu năng hoặc tử vong).

● Gây thiệt hại về vật chất cho xã hội.

– Giải pháp gìn giữ, môi trường xanh, sạch đẹp.

● Xây dựng, quy hoạch nơi xử lý rác thải.

● Quản lý chặt và xử lý nghiêm ngặt các hành vi làm tổn hại môi trường (chặt phá rừng, xả rác vô ý thức).

● Giáo dục, nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ môi trường sống.

e. Đề tài: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người”.

– Mất an toàn giao thông là tình trạng phổ biến và đáng báo động ở nước ta hiện nay (đưa ra số liệu).

– Mất an toàn giao thông gây nhiều tai họa cho con người:

● Nguy hiểm đến tính mạng (gây chết người).

● Để lại nhiều thương tích làm giảm hoặc mất khả năng lao động và cũng vì thế trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

● Gây thiệt hại về vật chất.

● Gây ùn tắc giao thông, làm lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc,… của nhiều người.
– Giải pháp lập lại trật tự an toàn giao thông.

● Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cơ bản, hiện đại.

● Nâng cao chất lượng các phương tiện giao thông.

● Giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng luật lệ giao thông của tất cả mọi người

Bài tập tham khảo thêm: Luyện tập trình bày một vấn đề- Mẫu 3

1. Các vấn đề có thể chọn để trình bày

  • Lựa chọn trang phục của học sinh, thanh niên thế nào cho phù hợp?
  • Tại sao cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ?
  • Vì sao phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông?
  • Làm thế nào để có một môi trường xanh, sạch, đẹp?

2. Lập đề cương trình bày vấn đề đã chọn

Gợi ý: Ở đây, đối tượng nghe là các bạn trong lớp. Tuỳ theo từng vấn đề trình bày mà cách thức trình bày có thể khác nhau nhưng nhìn chung đề cương trình bày phải đảm bảo theo bố cục 3 phần (Mở đầu, Nội dung cơ bản và Kết thúc).

Có thể tham khảo các ý cho từng vấn đề trình bày sau đây:

  • Lựa chọn trang phục của học sinh, thanh niên thế nào cho phù hợp?
    • Mở đầu: Trong cuộc sống, việc lựa chọn trang phục phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng; Thanh niên, học sinh cũng cần phải lựa chọn trang phục cho phù hợp.
    • Nội dung cơ bản: Trang phục phù hợp là trang phục đẹp; Đối với học sinh, trang phục đẹp nghĩa là phải phù hợp với lứa tuổi đi học, phù hợp với môi trường học đường, thuận tiện cho công việc học tập, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, hoà đồng với tập thể trường, lớp,… phù hợp với từng hoạt động (học tập trên lớp, ngày lễ, dạ hội, lao động,…); Cần phê phán cách ăn mặc chạy theo thời trang mà không phù hợp với thẩm mĩ học đường;
    • Kết thúc: Việc lựa chọn trang phục thể hiện ý thức văn hoá của người thanh niên, học sinh,…
  • Tại sao cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ?
    • Mở đầu: Vấn đề bình đẳng nam nữ; Cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ.
    • Nội dung cơ bản: Trong xã hội Việt Nam hiện nay, hiện tượng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn, nó biểu hiện trong quan hệ xã hội, trong quan hệ gia đình và ngay cả trong nhà trường phổ thông; Cần phải tôn trọng, đối xử bình đẳng với bạn gái vì: vẻ đẹp của phụ nữ cần được tôn trọng, bảo vệ, bạn gái là phái yếu,…; Những biểu hiện cụ thể của thái độ tôn trọng, đối xử bình đẳng với bạn gái: lời nói, hành động,…; Việc tôn trọng bạn gái không hề làm giảm đi nam tính, mà ngược lại càng khiến hình ảnh người nam giới thêm đẹp,…; Cần phê phán những biểu hiện thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử với bạn gái: ngoài xã hội, trong trường, trong lớp,…
    • Kết thúc: Khẳng định và kêu gọi mọi người tôn trọng, đối xử bình đẳng với bạn gái; Có thể đưa ra những tình huống đã gặp trong thực tế để thảo luận,…
  • Vì sao phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông?
    • Mở đầu: Mỗi người cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; Việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đang là vần đề bức thiết.
    • Nội dung cơ bản: Tai nạn giao thông ở nước ta đang ở tình trạng báo động; Một trong những nguyên nhân cơ bản gây tai nạn giao thông là ý thức chấp hành phát luật về giao thông chưa cao; Ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh còn thấp, những biểu hiện cụ thể: học sinh đi trên đường giờ đến lớp, giờ tan học,…; Những giải pháp góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, nhất là đối với học sinh,…
    • Kết thúc: Kêu gọi các bạn cùng chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông; Có thể đưa ra một tình huống hoặc một kiến nghị của mình để tiếp tục thảo luận,…
  • Làm thế nào để có một môi trường xanh, sạch, đẹp?
    • Mở đầu: Môi trường sống có tầm quan trọng đặc biệt; Cần phải có những hành động cụ thể để có một môi trường xanh, sạch, đẹp.
    • Nội dung cơ bản: Môi trường xanh, sạch, đẹp: cây xanh, đảm bảo vệ sinh, không ô nhiễm, đảm bảo mĩ quan; Thực trạng môi trường hiện nay và cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm môi trường: chặt phá rừng, thiếu cây xanh, rác thải bừa bãi, chất thải độc hại, ô nhiễm nguồn nước, thiếu mĩ quan,…; Những hành động cụ thể để có một môi trường xanh, sạch, đẹp: ngăn chặn nạn phá rừng, tăng cường trồng cây xanh, không vứt rác bừa bãi, giữ vệ sinh trường lớp, phát động phong trào “Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp” trong trường, lớp,…
    • Kết thúc: Kêu gọi mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường, vì chính sự sống của mình,…

 Luyện tập trình bày một vấn đề

 Luyện tập trình bày một vấn đề

3. Hướng dẫn trình bày trước lớp

a) Lựa chọn vấn đề trình bày với đề cương đã chuẩn bị

b) Trình bày vấn đề trước lớp theo đề cương đã chuẩn bị

Chú ý:

  • Hướng tới đối tượng nghe (các bạn trong lớp)
  • Trình bày rõ ý, nhấn vào những ý trọng tâm
  • Cần biết đưa ra những dẫn chứng cụ thể để lập luận của mình thêm sức thuyết phục
  • Khi trình bày, cần kết hợp điều chỉnh giọng nói với cử chỉ, nét mặt và quan sát thái độ của người nghe.

c) Lắng nghe ý kiến nhận xét, trao đổi về phần trình bày của mình; tự rút kinh nghiệm về kĩ năng trình bày một vấn đề

Bài tập tham khảo thêm: Luyện tập trình bày một vấn đề- Mẫu 4

I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề

– Trong cuộc sống, trình bày một vấn đề là nhu cầu tất yếu của con người: phát biểu xây dựng bài, phát biểu trong các cuộc họp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, …

– Phát biểu, trình bày một vấn đề là dùng ngôn ngữ nói nhằm truyền đạt thông tin, nêu lên suy nghĩ và bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trước mọi người về một vấn đề nào đó đang đặt ra trong cuộc sống.

– Trình bày một vấn đề trước tập thể (người khác) là bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của mình đồng thời thuyết phục họ cảm thông, đồng tình với mình.

II. Công việc chuẩn bị

1. Chọn vấn đề trình bày

– Việc lựa chọn vấn đề trình bày tùy thuộc vào đề tài chung, hiểu biết của bản thân, lượng tư liệu thu thập được, tính hấp dẫn của các khía cạnh lựa chọn và sự quan tâm của người nghe.

2. Lập dàn ý

Lập đề cương dàn ý cho bài phát biểu, trình bày theo bố cục ba phần:

– Mở đầu: Nêu vấn đề

– Nội dung cơ bản: Lần lượt trình bày những nội dung chính của vấn đề. Trình bày ý nào trước, ý nào sau? Tư liệu được sử dụng ở ý nào? Nếu có sử dụng phương tiện minh họa thì dùng vào lúc nào, nhằm làm rõ cho ý nào?

– Kết thúc: Tóm tắt, khẳng định và mở rộng vấn đề đã trình bày. Cần nói gì để nhấn lại cho người nghe thấy rõ nội dung cơ bản mà em đã trình bày.

III. Trình bày

1. Bắt đầu trình bày

– Bước lên diễn đàn một cách tự nhiên, tự tin nhất có thể, không nên hấp tấp, vội vàng

– Chào cử tọa và tự giới thiệu bằng những lời lẽ thân thiện, năng động, dễ hiểu

– Nêu lí do trình bày

2. Trình bày nội dung chính

– Nêu nội dung chính sẽ trình bày, giới thiệu theo cách dẫn dắt để có thể nâng cao khả năng biểu cảm trong bài

– Nêu lần lượt các ý chính, cụ thể hóa các ý đó

– Có dẫn dắt vấn đề khi chuyển ý từ nội dung này sang nội dung khác

– Chú ý xem thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách thức trình bày.

3. Kết thúc và cảm ơn

– Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính

– Cảm ơn người nghe

Lưu ý: Để trình bày hiệu quả, cần đảm bảo các yêu cầu của giao tiếp khẩu ngữ về nội dung, âm thanh lời nói, cử chỉ, điệu bộ, các yêu cầu về mục đích (nói nội dung gì, nhằm mục đích gì); về đối tượng và hoàn cảnh (nói cho ai nghe, trong không gian nào, thời gian nào); về nội dung nói (lựa chọn đề tài, những nội dung chính, thiết thực); về cách trình bày,…

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” cách Luyện tập trình bày một vấn đề ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 07/2024!