Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “soạn bài luận điểm trong bài văn nghị luận” chuẩn nhất 11/2024.
Mẫu số 1: Soạn bài luận điểm trong bài văn nghị luận hay nhất
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận (luận đề) trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định.
2. Để đạt được mục đích nghị luận, bày tỏ tư tưởng, quan điểm của người tạo lập văn bản, bài văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm.
3. Luận điểm trong bài văn nghị luận phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có tính định hướng, đáp ứng đòi hỏi của thực tế.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc các câu thơ dưới đây trong Truyện Kiều và rút ra một luận điểm về vai trò của đồng tiền đối với cuộc sống con người trong xã hội phong kiến.
Trong tay sẵn có đồng tiền,
Dầu lòng đổi trắng, thay đen khó gì.
Định ngày nạp thái vu quy,
Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong.
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Gợi ý:
Dựa vào những câu thơ trên, có thể đưa ra nhiều luận điểm khác nhau. Có thể tham khảo các luận điểm sau:
- Trong Truyện Kiều, sức mạnh của đồng tiền ngự trị, tác oai tác quái đối với sự sống của con người.
- Truyện Kiều còn là tiếng kêu than trước sức mạnh của đồng tiền.
- Qua Truyện Kiều, xã hội phong kiến với thế lực đồng tiền ngự trị được phơi bày.
2. Nối kết nghĩa của hai câu tục ngữ sau đây để đưa ra một luận điểm:
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn
Gợi ý:
Hai câu tục ngữ có những nét nghĩa trái ngược nhau, mỗi câu nhấn mạnh một khía cạnh trong việc học. Để đưa ra được luận điểm bao quát nghĩa của cả hai câu này, cần kết hợp được những điểm nhấn khác nhau ấy trong một nhận định chung. Có thể tham khảo luận điểm: Học không thể thiếu thầy, nhưng học cũng rất cần bạn; hoặc: Học thì phải có thầy, song học ở bạn cũng rất bổ ích.
3. Từ các câu danh ngôn dưới đây, hãy rút ra những luận điểm đúng đắn về việc đọc sách.
(1) Đọc sách là cách học tốt nhất, theo dõi những tư tưởng vĩ đại của vĩ nhân, là cách học thú vị nhất.
(A. Pu-skin)
(2) Người nào chỉ đọc đôi chút cũng đã có trình độ cao hơn nhiều so với người không đọc gì cả.
(V. Bi-ê-lin-xki)
(3) Đọc sách mà không suy nghĩ khác nào ăn mà không tiêu.
(E. Bur-ke)
(4) Đọc cuốn sách hay cũng như được trò chuyện với người bạn thông minh.
(L. Tôn-xtôi)
(5) Không có quyển sách nào hay đối với người dốt, không có tác phẩm nào dở đối với người thông minh.
(Đ. Đi-đơ-rô)
(6) Nền văn hoá ở một nước cao hay thấp không phải chỉ ở các nhà văn mà chính là ở độc giả.
(Nhất Linh)
Gợi ý:
Tham khảo các luận điểm:
- Đọc sách là một cách học tích cực nhất.
- Việc đọc sách chỉ có ích khi người đọc biết suy ngẫm, đọc đúng cách.
- Trong việc đọc, sách là quan trọng nhưng người đọc còn quan trọng hơn.
- Trình độ đọc cho thấy trình độ văn hoá.
5. Đọc lại truyện ngụ ngôn Việt Nam Thầy bói xem voi và tự rút ra một số luận điểm về cách suy nghĩ, đánh giá và việc tiếp thu ý kiến của người khác.
Gợi ý:
Tham khảo:
- Phải xem xét sự vật, hiện tượng dưới nhiều góc độ thì mới có thể đưa ra được nhận định đúng đắn, toàn diện.
- Không nên chỉ dựa vào sự nhìn nhận của mình, cần biết lắng nghe nhiều ý kiến khác để có được nhận định toàn diện, khách quan về một đối tượng nào đó.
- Cần biết tôn trọng ý kiến của người khác, không nên bảo thủ, biến tranh luận thành cãi vã, xung đột gây mất đoàn kết.
6. Hoạ sĩ Trung Quốc nổi tiếng thời Đường là Diêm Lập Bản lần thứ nhất xem tranh Trương Tăng Do đời nhà Lương chê là không có gì. Lần thứ hai xem tranh họ Trương lại khen là tranh khá. Lần thứ ba xem kĩ thì khen là tranh có chỗ kì diệu. Từ mẩu chuyện trên, có thể rút ra những luận điểm nào về cách xem tranh, cách thưởng thức nghệ thuật?
Gợi ý:
- Thưởng thức nghệ thuật đòi hỏi đi từ nông đến sâu.
- Thưởng thức nghệ thuật đòi hỏi trải nghiệm của người thưởng thức.
- Người tiếp nhận có vai trò rất quan trọng trong thưởng thức nghệ thuật.
- Vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật do người thưở
Mẫu số 2: Soạn bài luận điểm trong bài văn nghị luận cụ thể nhất
I. Khái niệm luận điểm
1. Câu trả lời đúng: c
2. a) Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có những luận điểm sau:
– Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.
– Lòng yêu nước là truyền thống quý báu.
– Ngày nay, đồng bào cũng có lòng yêu nước nồng nàn.
– Nhiệm vụ của Đảng là làm cho tinh thần yêu nước phát huy mạnh mẽ.
→ Luận điểm chính của bài là: Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.
b) Xác định Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn thành 2 luận điểm như vậy là không đúng.
– Vì đó mới chỉ là vấn đề chứ chưa được coi là luận điểm.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong văn nghị luận
1. a)
– Vấn đề đặt ra trong bài là: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
– Nếu chỉ đưa ra một luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì không thể làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ra trong bài.
b) Trong “Chiếu dời đô”, nếu Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu không thể đạt được. Một luận điểm đơn lẻ đó không đủ sức thuyết phục về việc dời đô.
2. Từ đó, có thể rút ra mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết là mối quan hệ khăng khít.
III. Mối quan hệ giữa các hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận
1. Hệ thống 1 đúng.
2. Kết luận:
– Các luận điểm trong bài phải làm thành một hệ thống
– Các luận điểm vừa liên quan chặt chẽ với nhau vừa phân biệt nhau một cách rành mạch.
– Chúng phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
IV. Luyện tập
Câu 1 (trang 75 sgk Văn 8 Tập 2):
Đoạn văn nêu luận điểm: Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc.
– Em chọn luận điểm đó vì luận điểm đó đã bao quát được cả đoạn văn.
Câu 2 (trang 75 sgk Văn 8 Tập 2):
a) Em sẽ chọn những luận điểm:
– Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.
– Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế
– Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức,..
– Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ gây dựng xã hội tương lai
– Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.
b) Sắp xếp và sửa lại
– Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức…
– Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa tương lai:
+ Giáo dục đào tạo thế hệ người xây dựng xã hội
+ Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số
+ Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế
+ Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống
Mẫu số 3: Soạn bài luận điểm trong bài văn nghị luận chi tiết nhất
I. Khái niệm luận điểm
1. Xem lại Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Luận điểm là gì? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a. Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
b. Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
c. Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
Gợi ý:
Chọn đáp án c. Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
2.
a. Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7, tập hai, trang 24 – 25) có những luận điểm nào? Chú ý phân biệt luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm chính dùng làm kết luận của bài.
b. Một bạn cho rằng chiếu dời đô của Lý Công Uẩn gồm hai luận điểm:
– Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô.
– Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?
Gợi ý:
a. Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nêu những luận điểm:
- Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn, mạnh mẽ.
- Biểu hiện tinh thần yêu nước thời hiện tại (chống Pháp).
- Nhiệm vụ làm cho tinh thần yêu nước trở thành hành động.
b. Xác định luận điểm như vậy là đúng. Bởi hai luân trên đã khái quát được nội dung của bài chiếu. Tuy nhiên vẫn chưa đủ, vì thiếu luận điểm cuối cùng là lời thông báo quyết định dời đô.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
1.
a. Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”?
b. Trong Chiếu dời đô, nếu Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Tại sao?
Gợi ý:
a.
Vấn đề đặt ra trong bài là: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nếu chỉ đưa ra một luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì không thể làm sáng tỏ vấn đề đã nêu.
b. Trong “Chiếu dời đô”, nếu Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu không thể đạt được. Vì luận điểm trên chưa thể làm rõ lý do dời đô về thành Đại La của Lý Công Uẩn.
2. Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
Gợi ý: Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết là mối quan hệ khăng khít.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
1. Để viết bài tập làm văn theo đề bài: “Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập”, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống sau:
Hệ thống (1) | Hệ thống (2) |
(a) Phương pháp học tập có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập. (b) Cần thay đổi phương pháp học tập cũ (thụ động, máy móc, xa thực tế) vì nó không phù hợp với yêu cầu của học tập, không đưa lại kết quả tốt. (c) Cần theo phương pháp học tập mới (chủ động, sáng tạo, kết hợp học với hành) vì nó phù hợp với yêu cầu của học tập, đưa lại kết quả tốt. | (a) Chỉ cần đổi mới phương pháp học tập là kết quả học tập sẽ được nâng cao nhanh chóng. (b) Do đó, người học sinh cần phải thường xuyên thay đổi cách học tập. (c) Chúng ta còn chưa chăm học, còn hay nói chuyện riêng. (d) Nếu chúng ta học tập theo phương pháp mới thì kết quả sẽ tốt hơn. |
(Gợi ý: xét xem hệ thống luận điểm nào đạt được các yêu cầu:
– Hoàn toàn chính xác.
– Thật sự liên kết với nhau.
– Phân biệt rành mạch các ý với nhau, bảo đảm cho chúng không bị trùng lặp, chồng chéo.
– Được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: luận điểm trước đặt cơ sở cho luận điểm sau, còn luận điểm sau phát huy được kết quả của luận điểm trước.)
Gợi ý:
– Lựa chọn: Hệ thống (1)
– Nguyên nhân:
- Luận điểm có tính đúng đắn.
- Các luận điểm rõ ràng, không trùng lặp, tối nghĩa.
- Được sắp xếp theo trình tự hợp lý
2. Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
Gợi ý:
Các luận điểm trong bài văn nghị luận cần được liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng cũng phải rành mạch, không trùng lặp. Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau để dẫn tới kết luận.
Tổng kết:
– Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trong mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.
– Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng)
– Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề, và chủ đề để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
– Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.
IV. Luyện tập
Câu 1. Đoạn văn trong SGK nêu lên luận điểm “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” hay luận điểm “Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc”? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.
Gợi ý:
– Đoạn văn nêu lên luận điểm: Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc.
– Nguyên nhân:
- Tác giả đưa ra nhận xét của Nguyễn Mộng Tuân, từ đó khẳng định quan niệm đối lập: “Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên”
- Tác giả chứng minh quan điểm của mình: “Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam…”
Câu 2. Nếu phải viết một bài tập làm văn để giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khóa của tương lai thì:
a. Em sẽ chọn những luận điểm nào trong số các luận điểm dưới đây:
– Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.
– Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.
– Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội.
– Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai.
– Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời.
– Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.
– Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai.
b. Em sẽ sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn (và đã sửa lại, nếu cần) theo trình tự nào? Vì sao?
Gợi ý:
a. Các luận điểm được lựa chọn:
– Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.
– Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.
– Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội.
– Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai.
– Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.
b. Sắp xếp các luận điểm:
– Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai.
– Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội.
– Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.
– Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.
– Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.
=> Sắp xếp theo tầm quan trọng.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” soạn bài luận điểm trong bài văn nghị luận” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 11/2024!