Updated at: 20-06-2022 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Cô Tấm một hình ảnh tuyệt đẹp và li kì trong mắt bao nhiêu thế hệ đi qua. Tuy nhiên, nàng Tấm đã trải qua rất nhiều chông gai, phải chống chọi với mụ dì ghẻ và em ghẻ tàn độc. Trong suốt quá trình đấy ta có lẽ sẽ khó quên nhất hình ảnh nàng Tấm ở nhà bà hàng nước tuy nghèo khó nhưng thật bình yên. Dưới đây, chúng tôi đã gợi ý cho các bạn kể lại câu chuyện tưởng tượng về cô Tấm đang ở nhà bà hàng nước, nhớ nhà, nhớ vua, mong được đoàn tụ, rất. Rất mong các bạn tham khảo.

Kể lại câu chuyện tưởng tượng về cô Tấm đang ở nhà bà hàng nước, nhớ nhà, nhớ vua, mong được đoàn tụ

DÀN Ý

Mờ bài:

* Giới thiệu nhân vật và tình huống:

  • Sau khi hoá thân thành trái thị vàng, cô Tấm về ở với bà cụ hàng nước. Tuy sống trong cảnh đầm ấm, yêu thương nhưng cô vẫn buồn và nhớ nhà, nhớ vua và mong được đoàn tụ.

Thân bài:

* Phát triển câu chuyện:

  • Cô Tấm nhớ lại ngày còn ở nhà, tuy phải làm lụng vất vả nhưng cũng cỏ niềm vui trong lao động.
  • Nhớ lại những ki niệm hạnh phúc khi sống bên cạnh nhà vua, cô Tấm ao ước được đoàn tụ.

Kết bài:

* Kết thúc câu chuyện:

  • Mong ước của cô Tấm đã thành sự thật. Trên đường đi tìm vợ, nhà vua ghé vào hàng nước, nhận ra Tám qua miếng tráu têm cánh phượng và đưa Tấm về cung.

Bài tham khảo 1:

Từ ngày về ở với bà cụ hàng nước, Tấm được sống trong khung cảnh ấm cúng của gia đình. Bà cụ yêu quý Tấm vô cùng, coi cô như con đẻ. Còn Tấm cũng coi bà cụ như mạ. Cô quán xuyến lo toan hết mọi việc trong nhà. Bà cụ chỉ việc ngồi bán hàng. Sợ lộ tung tích, Tấm không dám ra ngoài. Nhưng cứ quanh quẩn trong nhà mãi, cũng có lúc cô cảm thấy trống trải, buồn bã. Những khi ấy, kỉ niệm lại xôn xao sống dậy…

Tấm nhớ lại ngày trước, khi còn ở nhà với dì ghẻ và Cám. Cuộc sống thật vất vả, tủi cực. Tuy thế, Tấm vẫn tìm thấy niềm vui lúc chăn trâu ngoài đồng hay xúc tép dưới ruộng, khoan khoái giữa thiên nhiên tươi đẹp, gió thổi lồng lộng, nắng sớm long lanh. Dù đi đâu, ở đâu, Tấm vẫn luôn luôn mong ước được trở lại với đồng quê, dẫu chỉ trong giây lát.

Tấm bổi hổi nhớ lại khung cảnh đẹp đẽ trong cung cùng với những ngày hạnh phúc êm ấm bên nhà vua. Tất cả đều hiện lên rõ ràng trước mắt cô…

Ngày hội năm ấy, Tấm bước lên thử hài trước bao con mắt ngưỡng mộ và ghen tị. Khi bàn chân Tấm nằm gọn trong chiếc hài thêu xinh đẹp, mọi người đã ồ lên kinh ngạc. Buổi đầu gặp gỡ nhà vua trẻ cũng là kỉ niệm khó quên, là hạnh phúc bất ngờ lớn lao trong đời Tấm. Có lần, Tấm ngồi têm trầu trên chiếc tràng kỉ, nhà vua chợt dừng đọc sách, đến bên cạnh Tấm. cầm trên tay miếng trầu Tấm vừa têm, nhà vua ngắm nghía rồi chợt hỏi:

– Sao miếng trẩu nàng tâm lại có hình dạng kì lạ thế này?

– Tâu bệ hạ! Têm trầu có nhiều cách, thiếp têm theo kiểu cánh phượng, vì thế mà miếng trầu trông xinh xắn hơn.

Nhà vua khen:

– Nàng có đôi bàn tay thật khéo léo. Ta chưa từng thấy ai têm trầu đẹp như nàng!

Rồi những ngày yên vui ấy qua mau. Mẹ con Cám bày mưu tính kế, quyết giết chết Tấm cho bằng được. Tấm cũng đã quyết liệt chống trả đến cùng.

Trong những ngày hoạn nạn, Tấm hiểu thêm về sự chung tình của nhà vua đối với nàng. Tấm không còn nữa, nhà vua buồn lắm. Tuy Cám thưởng xuyên chăm sóc nhưng nhà vua vẫn thương nhớ Tấm không nguôi. Nhà vua yêu quý con chim vàng anh, suốt ngày thủ thỉ trò chuyện với chim, chẳng đoái hoài gì đến Cám. Rồi chim vàng anh xinh đẹp bị mẹ con Cám độc ác ăn thịt, vứt lông ra ngoài vườn. Từ đống lông chim mọc lên hai cây xoan đào tươi tốt. Vua sai mắc võng giữa hai gốc xoan đào để nằm đọc sách và tưởng nhớ đến người vợ yêu quý của mình.

Chim vàng anh, hai gốc xoan đào, chiếc khung cửi, quả thị vàng đều là hoá thân của Tấm, cho nên Tấm đã chứng kiến tất cả. Vì thế mà nàng càng thương nhớ nhà vua. Ngồi têm trầu cho bà cụ hàng nước, Tấm rưng rưng nhớ về kỉ niệm xưa, nước mắt rơi trên miếng trầu cánh phượng. Tấm têm những miếng trầu thật đẹp và gửi vào đó bao niềm thương nhớ.

Ngày ngày, người qua kẻ lại nghỉ chân bên hàng nước, uống bát nước chè xanh, cầm miếng trầu, ai cũng tấm tắc khen sao mà khéo thế! Biết đâu, cũng có ngày, nhà vua đi qua đây… Tấm vừa làm vừa suy nghĩ miên man và hi vọng.

Rồi một hôm, có chàng thư sinh qua đường ghé vào quán nghỉ chân. Bà lão rót nước, đem trầu mời khách. Vừa nhìn thấy miếng trầu, người ấy đã nắm ấy tay bà lão hỏi dồn:

– Bà ơi bà, miếng trầu này ai têm mà khéo vậy?

– À, của con gái tôi têm đấy!

Nghe tiếng lao xao ngoài quán, Tấm đứng nép trong buồng, hồi hộp lắng nghe.

– Bà ơi, bà làm ơn cho tôi gặp người têm trẩu! Đúng là vợ tôi rồi! Tôi đã tìm nàng khắp nơi mà không thấy. Chỉ có nàng mới têm được những miếng trầu cánh phượng đẹp như thế này! Bà ơi, con gái bà đâu? Hãy cho tôi được gặp nàng!

Nghe lời cầu khẩn tha thiết, bà lão xiêu lòng định lên tiếng gọi. Vừa lúc đó, Tấm vén mảnh bước ra. Chủ, khách nhìn nhau ngỡ ngàng trong giây phút rồi nắm tay nhau sung sướng, nghẹn ngào.

Thì ra thương nhớ Tấm khôn nguôi, nhà vua đã cải trang thành một thư sinh, đi tìm Tắm khắp nơi. Miếng trầu cánh phượng đã thành chiếc cầu nối cho hai người sum họp:

Còn bà lão hàng nước vẫn chưa hết ngạc nhiên vì không thể ngờ cô gái ẩn náu trong quả thị hôm nào lại chính là hoàng hậu. Bà chân thành chia sẻ niềm vui và cầu chúc cho hai ngưởi mãi mãi hạnh phúc bên nhau.

Bài tham khảo 2:

Cái ngày nghe được bà cụ nói “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn” thì quả thị là hiện thân của Tấm đã theo bà cụ về nhà. Và đó cũng là một trong những bước ngoạt của cuộc đời cô Tấm.

Khi về ở cùng bà lão những khi bà cụ đi chợ vắng, khi mà đã làm xong mọi việc trong nhà. Tấm lúc này thường ngồi trên chõng tre và dường như cũng đã cảm thấy lòng mình vừa vui vừa buồn.

Nàng Tấm thật vui vì được bà cụ xem như con gái, và ở Tấm được sống trong căn nhà mà có tình thương bao bọc như này thì nàng cảm thấy vui là đúng. Và đâu đó nàng như cũng đã tìm ra được tình cảm người mẹ mà dường như nàng tưởng đã mất đi vĩnh viền. Tấm lúc này như cũng đã chạnh lòng nhớ tới người mẹ xấu số đã mất đi quá sớm, và sự mất mát này dường như cũng đã để lại cho nàng một số phận như thật bơ vơ và cô đơn ngay trong nhà mình. Nàng Tấm như cũng thật căm giận bà dì ghẻ và đứa em gái tên là Cám cùng cha khác mẹ nỡ nhẫn tâm cướp đi tất cả, cướp cả tuổi thơ hồn nhiên và cả niềm vui của nàng. Và phải chăng chính vì không có mẹ che chở nên Tấm mới bị hại như vậy. Khi mà hai mẹ con Cám thấy nàng xinh đẹp, thì hai mẹ con lại ra tay tàn nhẫn không thương xót để có thể giết hại để tước đoạt hạnh phúc của nàng. Và phải nói rằng thật hiếm có một hành động nào tàn khốc và nhẫn tâm hơn thế. Nàng cũng đã nghĩ khi bị Cám lừa trút hết giỏ tôm cá để tranh yếm đỏ tuy đó là phẩn thưởng lẽ ra phải là của Tấm nhưng lại không được chỉ vì sự lừa lọc của Cám. Nhưng thật khó tưởng tượng làm sao có thể tưởng tượng được là hai mẹ con Cám lại có thể lừa ta trèo cau để chặt cây cho ta ngã chết? Và khi Tấm cũng đã hóa làm chim vàng anh để được gần chồng thì lúc này đây chính mẹ con Cám bắt lấy và lại ăn thịt ta. Tấm may mắn không chết và đã hóa làm cây xoan đào để có thể che bóng mát ru chồng ta ngủ. Thì lúc này Cám cũng chặt thân ta đi. Vậy là dường như Cám đã hại ta hết kiếp này đến kiếp khác. Giờ này hẳn mẹ con cái Cám đã vào cung và đang sống cuộc sống nhung lụa. Nàng như cũng đã từng nghĩ đến cuộc trở về đoàn tụ với chồng mà rùng mình. Và nàng nghĩ ai dám bảo rằng là Cám lại không làm hại nàng một lần nữa cơ chứ?

Khi ở nhà bà hàng nước, dường như ngày nào Tấm cũng nhớ nhà, nhớ vua, mong được đoàn tụ với vua.

Nàng lúc nào cũng thơ thẩn và lại nghĩ đến vua. Những băn khoăn trăn trở rằng liệu nhà vua có nghĩ ra mẹ con Cám rất nhẫn tâm và ác độc ấy không? Nàng như rất đỗi sung sướng thấy rằng nhà vua đã nhớ đến nàng, và cả cảnh khi nàng là con chim vàng anh, chàng như cũng đã nâng tay áo rộng lên đón nàng vào. Hay cả là khi nàng là cây xoan đào, thì dường như ngày nào chàng cũng mắc võng hóng mát dưới bóng cây. Ngay cả khi cây bị đốn thì chàng buồn hẳn đi rất nhiều. Rõ ràng những điều đó như cũng đã minh chứng là chàng rất yêu nàng. Nhưng dường như tại sao chàng lại nhu nhược đến thế? Không hề để ý những hành động độc ác của mẹ con Cám gây ra đối với Tấm

Ngày ngày, có thể thấy được Tấm đều trông ra đường và mong nhà vua đến tìm. Có lẽ rằng nàng ngày nàng càng sốt ruột, và một ngày kia đã qua đi là lòng nàng thêm niềm khắc khoải.

Thế rồi bỗng một hôm, nhà vua lại đi chơi ngang qua nhà bà hàng nước. Nhà vua đã ghé vào nghỉ chân. Vua sững sờ khi nhìn thấy trầu têm cánh phượng giống như Tấm têm ngày trước, nhà vua toan hỏi bà lão “Trầu này ai têm, xin cho được gặp con gái cụ”. Lúc này Tấm và vua được gặp gỡ nhau, hai người vui mừng khôn xiết

Và thế đó chính hạnh phúc của họ rồi sẽ ra sao? Và cũng phải chăng cái ác sẽ tự nguyện rút lui? Cái kết có hậu như đã minh chúng cho chân lý ở hiền gặp lành, ác giả ác báo như niềm tin muôn thuở?

Lời kết

Như vậy, ta thấy cuộc sống yên bình của Tấm tuy ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa. Với những gợi ý của chúng tôi rất mong quý bạn đọc có thể kể lại thật hay thật chi tiết về hình ảnh cô Tấm đang ở nhà bà hàng nước, nhớ nhà, nhớ vua, mong được đoàn tụ.

 

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!v