Updated at: 20-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “giới thiệu La Quán Trung và Tam Quốc Diễn Nghĩa ” chuẩn nhất 12/2024.

I. DÀN Ý:

Giới thiệu La Quán Trung và Tam Quốc Diễn Nghĩa

1. Mở bài:

– Tên tuổi, năm sinh, năm mất, quẻ quán của tác giả.

2. Thân bài:

* Sơ lược về tác giả:
– Tư tưởng: Ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng Nho giáo. Tôn thở lí tưởng trung quản ái quốc.
– Tính cách: Thích sống cô độc, ít bạn bè. Thái độ yêu ghét rõ ràng.
– Nhận thức: Nhận thức đứng đắn về bản chất của xã hội phong kiến là tàn bạo. Bản thân có những hoài bão lớn lao về chinh trị nhưng không thể thực hiện được, đành gửi gắm vào trong tác phẩm.
* Các tác phẩm chính:
– Tam quốc diễn nghĩa.
• Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện.
– Tàn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa.
– Bình yêu truyện.
– Tống Thái Tổ long hổ phong vàn hội.
* Tam quốc diễn nghĩa:
– Hoàn cảnh ra đời: Đầu đời Minh (thế kỉ XIV).
– Nội dung: Dựa theo tư liệu lịch sử và các truyền thuyết có sẩn về sự kiện lịch sử một nước chia ba (Nguỵ – Thục – Ngô) kéo dài suốt một trăm năm (từ cuối thế kỉ II đến cuối thế kỉ III) ở Trung Quốc. Tác giả dựng lại bức tranh lịch sử hoành tráng bằng ngôn ngữ với nhiều hình tượng nhân vật sổng động.
– Nghệ thuật: Là tiểu thuyết kết cấu theo kiểu chương hồi (120 hổi). Thành công xuất sắc của tác giả là xây dựng nhân vật điển hình có ý nghĩa khái quát rất lớn. Bên cạnh đó là nghệ thuật miêu tả, kể chuyện vô cùng hấp dẫn.

3. Kết bài:

– Ngoài giá trị văn chương, tác phẩm còn có giá trị như một cuốn binh thư, có thể sử dụng lâu dài.
Tam quốc diễn nghĩa có. vai trò quan trọng và ảnh hưởng to lớn đối với nền văn xuôi của Trung Quốc. Tài năng của La Quán Trung xứng đáng là bậc thầy.

Giới thiệu La Quán Trung và Tam Quốc Diễn Nghĩa- mẫu 1

La Quán Trung tên thật là La Bản, hiệu là Hồ Hải Tản Nhân, người huyện Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. ông sinh vào đời Nguyên, mất vào đẩu đời Minh (T330? – 1400?) Thời đại ông sống là thời đại mà mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp cực kì gay gắt và phức tạp. Vì thế mà cuộc sống của bản thân ông cũng không ổn định, phải nay đây mai đó.

Người đời cho rằng tính cách của La Quán Trung là thích cô độc, lề lối. Các sáng tác của ông cho thấy ông chịu ảnh hưởng khá sâu đậm tư tưởng Nho giáo, ỏng quan sát hiện thực xã hội bằng con mắt sắc sảo; thông qua tác phẩm, ông miêu tả va vạch trần bản chất của cái xã hội “dân đen chết đói nơi thôn xóm, anh tài mai một trong rừng sâu, người trung lương chết oan dưới gươm giáo…”. Chính nhận thức đúng đắn và thái độ yêu ghét phân minh của La Quán Trung trước thật giả, tốt xấu… đã khiến tầm tư tưởng của ông cao hơn tầng lớp trí thức đương thời một bậc. Những hoài bão chỉnh trị lớn lao mà ông hằng ấp ủ đã không thể trở thành hiện thực. Sau năm 1364, không ai rõ về tung tích của ông nữa.

* Các tác phẩm chính:
– Tam quốc diễn nghĩa.
– Tuỳ Dường lưỡng triều chí truyện.
– Tàn Dường ngũ đại sử diễn nghĩa.
– Bình yêu truyện.
– Tống Thái Tổ lùng hổ phong vân hội.

– Tam quốc diễn nghĩa.
+ Hoàn cảnh ra đời:

Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết dài được tác giả sáng tác vào đầu đời Minh (thế kỉ XIV), dựa theo tư liệu lịch sử và truyền thuyết có sẵn. Nội dung chủ yếu miêu tả tinh hình phức tạp của cuộc đấu tranh chính trị và quân sự kéo dài suốt một thế kỉ (tử năm 184 đời Linh đế thời Đông Hán đến năm 280 đời Vũ dế thời Táy Tấn). Toàn bộ tác phẩm gồm 120 hổi, kể về sự kiện một nước chia ba. Đó là cuộc phân tranh dữ dội giữa ba tập đoản phong kiến quân phiệt: Nguỵ – do Tào Tháo cám đầu, chiếm giữ phía Bắc từ Trường Giang trỏ lên (Bắc Nguỵ) Thục – do Lưu Bị cầm đầu, chiếm giữ Tây Nam (Tây Thục); Ngô – do Tôn Quyền cầm đầu, chiếm giữ phía Đông Nam (Đông Ngô).

+ Đặc điểm nội dung:

La Quán Trung đã phục hiện toàn cảnh bức tranh quân sự – chính trị rộng lớn của Trung Quốc thời cổ (thế kỉ II, III), thông qua đó phơi bày tình trạng chiến tranh liên miên gây ra bao đau khổ, tang thương cho dân chúng. Đặc biệt, tác giả đi sâu vào việc thể hiện mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị thời đó. Những nhân vật và tình tiết tuy được hử cấu để tô đậm nét cá biệt nhưng vẫn dựa trên sự chân thực của lịch sử, phản ánh được bản chất con người và xã hội thời Tam quốc.

Thái độ yêu ghét của La Quán Trung thể hiện rất rõ trong cách xây dựng tính cách nhân vật. Tư tưởng, tinh cảm của ông được gửi gắm qua từng hình tượng văn học. Ca ngợi Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, Gia Cát Lượng và chỉ trích, lẻn án Đổng Trác, Tào Tháo…, tác phẩm đã phản ánh thái độ rạch ròi của tác giả đối với hiện thực phong kiến lúc bấy giò. Đây cũng chính là ấn tượng không thể phai mờ mà tác phẩm để lại trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

Tác giả yêu mến, ủng hộ Lưu Bị và căm ghét, phản đối Tào Tháo. Tác giả miêu tả Tào Tháo là kẻ gian hùng, tàn bạo; vì mục đích vị kỉ mà dám làm tất cả, bất chấp đạo lí nhân nghĩa như giết hoàng hậu, áp bức nhà vua, dối trên lừa dưới… Hình tượng Tào Tháo có ý nghĩa điển hình và phổ biến trong giai cấp phong kiến thống trị thời đó. Thông qua nhân vật này, La Quán Trung đã vạch trần bản chất tham bạo của giai cấp bóc lột. Câu nói nổi tiếng của Tào Tháo: “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta” đã đúc kết phương châm xử thế và được coi là triết lý sống của phần lớn giai cấp thống trị phong kiến.

Hoàn toàn tương phản với Tào Tháo gian hùng, tàn ác là LƯU Bị trung hậu, nhân ái. Các thành viên trong tập đoàn của ông mà hạt nhân là Quan Công, Trương Phi… đoàn kết, yêu thương, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Mượn nhân vật Lưu Bị, tác giả phát biểu quan điểm: “Muốn làm việc lớn, phải lấy dân làm gốc”. Hình ảnh tốt đẹp của Lưu Bị là hình ảnh về một vị vua sáng suốt, nhân từ mà dân chúng hằng ao ước. Bộ ba anh em kết nghĩa vườn đào (Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi) là biểu tượng cho tinh bạn keo sơn, sống chết có nhau. Tình nghĩa bạn bè của họ được đặt lên trên tiền tài, danh vọng, thế lực… Điều này làm rung động lòng người trong cãi xã hội mà toan tính vụ lợi cá nhân đã trở thành ý thức phổ biến của giai cấp thống trị. Thái độ của tác giả là mến phục và ca ngợi sự trung nghĩa trong tình bạn của bộ ba Lưu – Quan – Trương nên đã xây dựng thành một biểu tượng bằng hữu nổi tiếng muôn đời.

* Đặc điểm nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình:
Bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa có tới hơn 400 nhân vật, trong đó có những nhân vật chính là những điển hình bất hủ cỏ dung mạo và cá tính rõ nét. Lưu Bị trong sáng, nhân từ; Tôn Quyền trầm tĩnh, cương nghị; Tào Tháo gian hiểm, tàn bạo; Quan Công tận tụy, trung nghĩa; Khổng Minh sâu sắc, mưu kế hơn người… Nổi bật nhất vẫn là hình tượng Trương Phi. Tính Trương Phi thẳng thắn, nóng nảy, cương trực, rất ghét những điều xấu xa. ông có đời sống trong sạch, thái độ yêu ghét phân minh, mọi hành động lớn nhò đều vì nghĩa nên được người đời ca ngợi. Trương Phi là nhàn vật tự nhiên nhất và sinh động nhất trong tác phẩm.

Nhân vật Tào Tháo cũng được tác giả miêu tả rất sắc sảo. Là kẻ gian sảo, hiểm độc nên nhất nhất mọi lời nói, cử chỉ, hành động của hắn đểu toát ra bản chất ấy. La Quán Trung đã tập hợp nhiều giai thoại về Tào Tháo để dựng nên một tinh cách điển hình của giai cấp thống trị, làm cho người đọc nhận thức được bản chất xấu xa của chúng. Khổng Minh (Gia Cát Lượng) là nhân vật nổi tiếng vé mưu trí sáng suốt. Ông đã mang hết tinh thẩn và tài năng để vạch ra những sách lược đúng đắn nhất cho việc tạo dựng sự nghiệp chinh trị của LƯU Bị- Ông ít khi nghĩ tới quyền lợi của bản thân, thường xuất hiện ở tuyến đầu của cuộc đấu tranh và luôn giành được thắng lợi nhờ lài trí kiệt xuất. Đặc điểm nổi trội nhất ở nhân vật Khổng Minh là tài tiên đoán chuẩn xác các tình huống để từ đó đưa ra sách lược đúng đắn và chu đáo nhất, tạo cơ sở chắc chắn cho chiến thắng. Nguyên tắc xây dựng nhân vật điển hình của La Quán Trung là nắm chắc đặc trưng, nhấn mạnh và nêu bật dặc điểm trong tính cách của nhân vật. Nghệ thuật này được nhiều nhà văn Trung Quốc sau này kế thừa và phát triển.

+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn:
Kết cấu tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa theo lối chương hồi, mỗi hồi kể về một sự kiện, sự việc có liên quan đến một vài hoặc nhiều nhân vật. Dưới ngòi bút kì tài của La Quán Trung, các cuộc giao tranh lớn nhỏ mở ra hết cảnh này đến cảnh khác, thiên biến vạn hoá, không hề trùng lặp, phản ánh tính chất phức tạp vả đa dạng của chiến tranh. Mỗi lần tả một trận đánh, tác giả lại giới thiệu tưởng tận tính cách của chủ tướng, cách bố trí, phối hợp binh lực, tương quan lực lượng giữa hai bên, sự vận dụng uyển chuyển, linh hoạt các chiến lược, chiến thuật, diễn biến và kết thúc trận đánh. Trận Xích Bích dữ dội, ác liệt và đầy kịch tỉnh là ví dụ tiêu biểu nhất chứng minh cho tài năng nghệ thuật miêu tả chiến tranh của La Quán Trung. Người đọc bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi tửng trang truyện, nhiều trang truyện mô tả cảnh chiến trận ác liệt và hoành tráng, đậm chất sử thi.

+ Thủ pháp nghệ thuật cường điệu, phóng đại.
Thủ pháp này được La Quán Trung vận dụng triệt để trong bộ tiểu thuyết với mục đích khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như chi tiết Trương Phi dũng mãnh, thét lên ba tiếng vang như sấm ở cầu Trường Bản. khiến cho Hạ Hầu Kiệt khiếp sợ đến vỡ mật, từ trên ngựa ngã nhào xuống. Hay như chi tiết sau trận xích Bích, Chu Du thua vì đố kị và hiếu thắng, đương đầu không nổ. với Gia Cát Lượng nên đã hét lẽn một tiếng, vỡ cả nhọt độc, hộc máu ra mà chết.
So với các tiểu thuyết ra đời trước thì Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một tiến bộ vượt bậc. Tác giả đã miêu tả một cách quy mô và hết sức hấp dẫn mâu thuẫn gay gắt và các cuộc đấu tranh phức tạp, hỗn độn qua hơn bốn trăm nhân vật trong vương triều phong kiến Trung Quốc cổ đại thế kỉ thứ II, thứ III.
Ngoài những sáng tạo về ngôn ngữ và thể tài mới ảnh hưởng to lớn đến các sáng tác văn học về sau, Tam quốc diễn nghĩa còn có tác dụng sâu rộng về mặt đời sống xã hội của Trung Quốc suốt mấy trăm năm qua. Ngoài giá trị văn chương, bộ tiểu thuyết này có giá trị như một cuốn binh pháp cơ bản; vì thế mà nó tổn tại và có sức sống lâu bền trước thử thách của thời gian.

Giới thiệu La Quán Trung và Tam Quốc Diễn Nghĩa- mẫu 2

Tam quốc diễn nghĩa (giản thể: 三国演义; phồn thể: 三國演義, Pinyinsān guó yǎn yì), nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa,[1] là một cuốn tiểu thuyết dã sử về Lịch sử Trung Quốc được nhà văn La Quán Trung viết vào thế kỷ 14. Tiểu thuyết có nội dung kể về một thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử Trung Hoa là thời Tam Quốc (190280) với 120 chương hồi, theo phương pháp bảy phần thực, ba phần hư (bảy phần thực tế, ba phần hư cấu).[2] Tiểu thuyết này được xem là một tác phẩm văn học kinh điển, và là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc.

Nguồn gốc

Tam quốc diễn nghĩa về phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La Quán Trung, nhưng thực ra bộ tiểu thuyết này trước sau đã trải qua một quá trình tập thể sáng tác lâu dài của rất nhiều người.

  • Trước La Quán Trung, từ lâu, chuyện Tam quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân gian truyền miệng, các nghệ nhân kể chuyện, các nhà văn học nghệ thuật viết kịch, diễn kịch, đều không ngừng sáng tạo, làm cho những tình tiết câu chuyện và hình tượng các nhân vật phong phú thêm. Từ đầu thời Nguyên, các câu chuyện Tam quốc đã được thu thập thành một cốt truyện hoàn chỉnh có đầu có cuối, gọi là Tam quốc chí bình thoại.
  • Cuối đời Nguyên đầu đời Minh, nhà tiểu thuyết La Quán Trung đã viết bộ Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa[3] chính là đã dựa trên cơ sở sáng tác tập thể rất hùng hậu đó của nhân dân quần chúng. Dĩ nhiên trong khi viết ông có tham khảo những bản ghi chép của các nhà viết sử và các nhà văn khác (Tam quốc chí của Trần ThọTam quốc chí chú của Bùi Tùng Chi), nhưng quan trọng hơn là phần thể nghiệm cuộc sống phong phú của bản thân ông và tài năng văn học kiệt xuất của ông.
  • Một trong những bản Tam quốc diễn nghĩa ra đời sớm nhất hiện nay còn giữ được là bản in năm Giáp Dần niên hiệu Hoằng Trị đời Minh (1494) và năm Nhâm Ngọ thời Gia Tĩnh (1522) gồm có 24 cuốn 240 tiết. Từ đó về sau (gần 300 năm), nhiều bản Tam quốc đã lưu hành, nhưng nội dung đều không có gì khác nhau lắm.

Truyện Tam quốc của La Quán Trung so với bản truyện kể của đời nhà Nguyên, đại khái có mấy đặc điểm như sau:

  1. Tước bớt một số phần mê tín, nhân quả báo ứng và những tình tiết “quá ư hoang đường”.
  2. Viết thêm, làm nội dung cuốn truyện phong phú thêm rất nhiều, tô vẽ tính cách và hình tượng nhân vật cho sâu sắc, đậm nét hơn.
  3. Nâng cao ngôn ngữ đến mức nghệ thuật, tăng cường thêm sức hấp dẫn của nghệ thuật.
  4. Làm nổi bật lên một cách rõ ràng và mãnh liệt nhân dân tính và xu hướng tính văn học là yêu Lưu Bị, ghét Tào Tháo, hướng về nước Thục chống lại nước Ngụy trong toàn cuốn sách.

Nói tóm lại, La Quán Trung đã đem những phần phong phú trong truyện Tam quốc mà nhân dân quần chúng và những nghệ nhân kể chuyện đã sáng tác ra, nâng cao lên thành một tác phẩm văn học lớn lao nổi tiếng.

  • Đầu đời Thanh, hai cha con Mao LuânMao Tôn Cương (người Tràng Châu tỉnh Giang Tô) lại bắt đầu tu đính truyện Tam quốc. Công việc tu đính này hoàn thành vào khoảng năm Khang Hy thứ 18 (1679).
  • Mao Tôn Cương đã gia công, thêm bớt, nhuận sắc những chi tiết nhỏ, sắp xếp lại các hồi mục, câu đối, sửa chữa lại câu, lời trùng hoặc những chỗ chưa thỏa đáng. Ông đã tước bỏ rất nhiều những chương tấu, những bài bình luận, tán rộng trong phần chú thích, thay đổi một số câu thơ lẫn lộn văn kể với văn vần, v.v… và thêm vào đó những lời bàn, dồn 240 tiết thành 120 hồi, lại đặt cho bộ Tam quốc cái tên là “cuốn sách đệ nhất tài tử”. Làm cho truyện càng hoàn chỉnh, văn kể trong sáng, gọt giũa, trên một mức độ nào đó cũng đã làm tiện lợi cho mọi quần chúng độc giả. Từ đó bản của Mao Tôn Cương thay bản của La Quán Trung, tiếp tục được lưu truyền rộng rãi.
  • Năm 1958, Nhân dân Văn học Xuất bản xã Bắc Kinh đã chỉnh lý lại nhiều, bằng cách dựa vào bản của Mao Tôn Cương hiệu đính rất kỹ từng câu, từng chữ, từng tên riêng có đối chiếu với bản của La Quán Trung rồi sửa chữa lại những chỗ mà bản của Mao Tôn Cương đã sửa hỏng, sửa sai với nguyên bản của La Quán Trung, nhưng nói chung vẫn giữ nguyên bộ mặt của bản Mao Tôn Cương. Còn những tên lịch sử đặc biệt như tên người, tên đất, tên triều đại… nếu cả hai bản trên đều sai, thì hiệu đính lại theo sử sách. Nên các lần in sau hầu hết đều lấy theo bản in này.

Cốt truyện

Một trong những thành công lớn nhất của Tam quốc diễn nghĩa là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật. Do vậy mà phần sau đây chỉ cố gắng tóm tắt hết sức sơ lược toàn bộ truyện theo những nét chính yếu mà không đi vào chi tiết nhân vật và sự kiện:

Nhà Đông Hán suy yếu

Một hình minh họa cảnh Kết nghĩa vườn đào của bản Tam quốc diễn nghĩa được in vào thời nhà Minh năm 1591, thuộc bộ sưu tập của Đại học Bắc Kinh.

Truyện lấy bối cảnh vào thời kỳ suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của triều đại này quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều chính ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế khủng hoảng và đời sống người dân trở nên cơ cực. Đến đời Hán Linh Đế, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu. Sau đó là cuộc hội ngộ giữa ba nhân vật Lưu BịQuan Vũ và Trương Phi, cả ba người đều muốn dẹp loạn yên dân nên đã kết nghĩa huynh đệ với nhau ở vườn đào.

Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần đi trấn áp chẳng mấy chốc dập tắt được cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Nhờ là anh rể vua, ông được nhậm chức đại tướng quân của triều đình. Sau khi Hán Linh Đế mất, Hà Tiến lập con trưởng của vua là Hán Thiếu Đế lên kế vị. Lúc đó ông có mâu thuẫn với bọn hoạn quan Thập thường thị nên muốn trừ bỏ bọn chúng. Thủ hạ của Hà Tiến là Viên Thiệu khuyên ông kêu gọi quân các trấn trên cả nước vào Lạc Dương diệt hoạn quan, Tiến nghe theo ngay. Khi mà mưu đồ diệt hoạn quan của Hà Tiến chưa thành thì ông lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung Trường Lạc và giết chết. Ngay sau đó các đại thần do Viên Thiệu, Tào Tháo cầm đầu đem quân vào cung giết sạch đám hoạn quan này.

Trong số các quan lại nhận lệnh Hà Tiến để vào kinh diệt hoạn quan có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội cả Hà Tiến và đám hoạn quan đều đã chết, liền vào Lạc Dương làm loạn triều đình. Ông ta phế truất Hán Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi tự phong mình làm tướng quốc, thâu tóm triều chính. Chỉ mỗi thứ sử Tinh Châu Đinh Nguyên là dám phản đối sự lộng quyền của Trác, nhưng Trác không thể hại được ông do Đinh Nguyên có người con nuôi là Lã Bố rất dũng mãnh, hộ vệ. Tuy nhiên, Đổng Trác dùng kế mua chuộc Lã Bố, sai Lý Túc đem tặng cho Lã Bố vàng bạc và con ngựa Xích Thố của mình. Lã Bố nổi lòng tham, làm phản giết Đinh Nguyên ngay trong đêm hôm đó để quay sang quy phục Đổng Trác.

Cái chết của Đổng Trác và sự nổi dậy của Lý Thôi-Quách Dĩ

Hình ảnh Tam anh chiến Lã Bố được khắc họa trên một bức tranh hành lang dài ở Di hòa viên, mô tả cảnh một mình Lã Bố chiến đấu với ba anh em Lưu Bị.

Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến các chư hầu vô cùng phẫn nộ, họ hội quân với Viên Thiệu để cùng diệt Đổng Trác. Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi cũng đi theo liên quân diệt gian tặc. Lã Bố thường xuyên được Đổng Trác sai đi trấn áp, từng một mình giao chiến với cả ba anh em Lưu Bị, nhưng liên tục thất bại. Sau nhiều chiến thắng liên tiếp, liên quân Viên Thiệu tiến thẳng đến Lạc Dương. Đổng Trác hoảng sợ, liền bắt vua Hán dời đô về Trường An lánh nạn.

Trong thời kì Đổng Trác nắm quyền, vẫn còn nhiều trung thần như Vương Doãn luôn tìm cách diệt trừ Trác. Một lần, Vương Doãn đã sử dụng liên hoàn kế, ban đầu hứa gả con gái Điêu Thuyền cho Lã Bố, nhưng sau đó lại dâng cho Đổng Trác, khiến Lã Bố tức giận chất vấn Vương Doãn. Vương Doãn nói thác rằng Trác muốn giữ Điêu Thuyền trước để chọn ngày tốt mà gả lại cho Bố, nhưng sau đó Bố thấy Trác ăn ngủ với Điêu Thuyền như vợ chồng thì vô cùng tức giận. Có lần Lã Bố nhân lúc Đổng Trác đang cùng vua Hán bàn chính sự, lén tới đình Phượng Nghi để gặp Điêu Thuyền. Điêu Thuyền nghe lời Vương Doãn, đã nói khích vài câu để ly gián Đổng Trác với Lã Bố. Khi Đổng Trác về điện, thấy Lã Bố đang ôm Điêu Thuyền, nổi giận ném long kích vào Lã Bố nhưng ông đã may mắn tránh được. Từ đó, Lã Bố hận thù Đổng Trác, Vương Doãn thấy vậy liền nói khích ông nhiều hơn, khiến Lã Bố càng quyết tâm giết Đổng Trác để trả thù. Cả hai đã bày mưu lừa Đổng Trác vào kinh thành để rồi đích thân Lã Bố vác họa kích lao đến đâm chết ông.

Không lâu sau khi Đổng Trác bị giết chết, các thuộc hạ của hắn là Lý Thôi và Quách Dĩ cùng nhau nổi dậy làm loạn, báo thù cho chủ sau khi bọn chúng không được Vương Doãn xá tội. Lã Bố chống cự không nổi bèn bỏ thành mà chạy. Chẳng bao lâu sau, bọn Thôi, Dĩ chiếm được Trường An, giết được Vương Doãn, rồi nắm vua Hiến Đế thay Đổng Trác. Vua Hán không chịu nổi sự quản thúc của chúng, bèn liên kết với chư hầu ở Tây Lương là Mã ĐằngHàn Toại, âm mưu đem quân vào Trường An tiêu diệt bọn Lý Thôi, nhưng thất bại nặng nề. Cả hai may mắn chạy thoát nạn.

Liên minh chư hầu tan rã

Lã Bố biểu diễn bắn kích viên môn cứu Lưu Bị, ảnh minh họa đời nhà Thanh.

Trong lúc đó, các chư hầu trong liên quân chống Đổng Trác như Tào Tháo và Viên Thiệu lại lục đục với nhau. Tôn Kiên, cha của Tôn Sách và Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ truyền quốc rồi bỏ trốn về Giang Đông. Viên Thiệu nghi ngờ, lệnh cho thái thú Lưu Biểu ở Kinh Châu đem quân đánh úp Tôn Kiên để đòi lại ngọc tỉ. Từ đó Tôn Kiên hận thù Lưu Biểu, không lâu sau dẫn quân đánh Kinh Châu báo thù nhưng bị Lưu Biểu đánh bại, bản thân ông cũng bị tử trận. Con của Tôn Kiên là Tôn Sách phải đem ngọc tỷ cùng các tướng dưới trướng bỏ Giang Đông, chạy sang Hoài Nam nương nhờ Viên Thuật. Lúc đó liên quân chống Đổng Trác đã bị tan rã, các chư hầu quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến với nhau. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng.

Viên Thiệu lúc mới khởi sự địa bàn rất nhỏ. Có lúc lương thực cạn kiệt, Thiệu phải mượn lương của chư hầu Hàn Phức ở Ký Châu. Mưu sĩ Phùng Kỷ liền bày mưu cho Viên Thiệu một mặt dụ Công Tôn Toản cùng Thiệu đánh Ký Châu, mặt khác báo tin này cho Hàn Phức. Hàn Phức hoảng sợ, lại hèn nhát. Sau khi nghe lời dụ của Viên Thiệu, Hàn Phức liền dâng Ký Châu cho Thiệu nhằm bảo vệ Ký Châu khỏi sự xâm phạm của Công Tôn Toản. Nhờ đó, Viên Thiệu lấy được Ký Châu mà không tốn binh lực. Công Tôn Toản biết mình bị Viên Thiệu lừa gạt, lập tức cất quân báo thù, kết quả là thảm bại. Từ đó cả Viên Thiệu và Công Tôn Toản bắt đầu nảy sinh hận thù và liên tục đánh nhau.

Tào Tháo cho đón cha mình từ quê nhà tới căn cứ của mình, có đi qua nghỉ đêm ở Từ Châu. Thứ sử Từ Châu là Đào Khiêm lệnh cho bộ tướng Trương Khải tiếp tục hộ tống ông ta về chỗ Tào Tháo. Nhưng Trương Khải thấy cha Tào Tháo mang nhiều vàng bạc của cải nên nổi lòng tham, đã giết ông ta trong đêm để cướp sạch. Tào Tháo nghe tin thì vô cùng tức giận, đem đại quân đánh Từ Châu báo thù. Quân đội của Đào Khiêm yếu thế, phải liên thủ với Lưu Bị lúc đó đang theo Công Tôn Toản, mới đẩy lui được quân Tào. Sau đó, Đào Khiêm ốm chết, Lưu Bị thay Đào Khiêm cai quản Từ Châu.

Sau khi bị Lý Thôi và Quách Dĩ đánh bại, Lã Bố tạm thời chạy trốn, phiêu bạt qua nhiều nơi và nương tựa các chư hầu khác nhau. Sau này, Lã Bố thấy Tào Tháo lơi lỏng phòng bị, nên đã tập hợp quân đội cùng các thuộc hạ như Cao ThuậnTrương LiêuTang Bá đánh chiếm địa bàn Duyện Châu. Lã Bố cũng thu phục được mưu sĩ Trần Cung, người vốn muốn theo Tào Tháo nhưng bất mãn trước việc ông ta tàn sát dân Từ Châu khi đánh Đào Khiêm. Với tài túc trí đa mưu, Trần Cung giúp Lã Bố thắng Tào Tháo nhiều trận, thậm chí suýt bắt sống được ông. Tuy nhiên, Lã Bố sau đó đã trúng kế của Tào Tháo nên thất bại trong việc giữ địa bàn, cùng đường đành phải nương nhờ anh em Lưu Bị ở Từ Châu, nhưng phải tạm đóng quân ở quận Tiểu Bái. Tận dụng sự lơ là của Trương Phi khi được Lưu Bị giao việc giữ Từ Châu, Lã Bố bất ngờ đánh úp Từ Châu. Để chuộc lỗi với Lưu Bị, Lã Bố vẫn cho ông ta đóng quân ở Tiểu Bái, nói thác là chỉ muốn thay Trương Phi giữ Từ Châu. Khi Viên Thuật vây đánh căn cứ Tiểu Bái của Lưu Bị, Lã Bố đã bắn kích viên môn cứu ông, buộc Viên Thuật phải giải vây rút về. Tuy nhiên, Lã Bố sau đó lại trở mặt đánh Lưu Bị và chiếm được Tiểu Bái. Lưu Bị phải dẫn quân về hàng Tào Tháo làm thế lực của Tào Tháo càng trở nên lớn mạnh.

Viên Thuật xưng đế

Lúc này ở Hoài NamTôn Sách không muốn ở với Viên Thuật nữa, cùng Trương Chiêu và các thuộc hạ thân tín ra sức tự lập. Tôn Sách lấy cớ đi đánh chư hầu nguy hiểm là Lưu Do để bảo vệ gia quyến, đồng thời để ngọc tỷ lại làm tin. Viên Thuật chấp thuận. Sau khi đánh bại được Lưu Do ở Dương châu, Tôn Sách thừa thắng chinh phục Ngô quận và Cối Kê, đánh bại được các chư hầu Nghiêm Bạch Hổ và Vương Lãng. Nhờ đó Sách chính thức làm chủ Giang Đông, li khai với Viên Thuật và gửi thư yêu cầu ông ta trả lại ngọc tỉ. Viên Thuật thấy Tôn Sách làm phản mình thì vô cùng giận dữ, nên không chịu trả ngọc tỉ. Có ngọc tỉ truyền quốc, Viên Thuật đã tự xưng đế không lâu sau đó, dù nhà Hán vẫn còn. Hành động này của Thuật bị Tào Tháo và các chư hầu xem là tội phản nghịch, nên họ đã cùng liên minh với nhau để đánh ông.

Để đối phó với các chư hầu, Viên Thuật muốn liên minh với Lã Bố, thậm chí cho sứ giả đến xin kết nghĩa thông gia. Nhưng Lã Bố đã khước từ yêu cầu này, quyết định đi theo liên minh các chư hầu để thảo phạt Viên Thuật. Viên Thuật thua to nhiều trận liền, lực lượng trở nên suy yếu, đành phải an phận ở Hoài Nam để cố thủ.

Tào Tháo nắm thiên tử

Minh họa Tào Tháo, nhân vật phản diện chính trong Tam quốc diễn nghĩa, ảnh minh họa vào thời nhà Thanh.

Lúc đó ở Trường An, các đại thần triều đình thấy bọn Thôi, Dĩ chuyên quyền, đã bày mưu với vua Hán để li gián bọn chúng, buộc Lý Thôi và Quách Dĩ nảy sinh mâu thuẫn và trở mặt đánh lẫn nhau. Nhân lúc bọn chúng tiêu diệt nhau, các quần thần bí mật hộ tống thiên tử về Lạc Dương để thoát khỏi bọn chúng. Lý Thôi và Quách Dĩ nghe tin phải giảng hòa rồi đem quân đuổi theo bắt vua lại. Các bộ tướng triều đình như Đổng Thừa, Dương Phụng, Từ Hoảng nhiều lần giúp vua đẩy lui được chúng nhưng binh lực cứ hao hụt dần. Hán Hiến Đế đành triệu Tào Tháo đem quân đến cứu giá, cả Lý Thôi và Quách Dĩ đều bị Tào Tháo đánh bại. Nhờ đó, Tào Tháo nắm được vua Hán, có thể dùng lệnh thiên tử để hiệu triệu chư hầu.

Quyền lực của Tào Tháo mạnh lên sau khi sở hữu được thiên tử. Ông lấy danh nghĩa giúp Lưu Bị, cất quân chinh phạt Lã Bố ở Từ Châu. Lã Bố thua trận liên tiếp, Tiêu Quan, Tiểu Bái và cả Từ Châu đều thất thủ, cuối cùng bị vây khốn ở Hạ Phì, cùng đường đành xin kết nghĩa thông gia với Viên Thuật để được ông ta gửi quân chi viện. Viên Thuật không tin ông, đòi Lã Bố phải đem con gái mình qua trước rồi mới xuất binh. Do bị quân Tào vây chặt thành, kế hoạch này đã thất bại. Lã Bố sau đó bị các thủ hạ làm phản, trói lại nộp cho Tào Tháo và cuối cùng bị xử tử. Tuy lấy được Từ Châu, Tào Tháo đã không trao lại châu này cho Lưu Bị như đã hứa, mà quyết định giữ ông ta ở lại Hứa Xương để dễ bề kiểm soát.

Viên Thuật tuy không cứu Lã Bố, nhưng khi thấy thế lực của Tào Tháo ngày càng lớn mạnh, ông muốn đem ngọc tỷ và ngôi vua sang trao cho anh là Viên Thiệu ở Ký Châu để cùng liên minh chống Tào. Tào Tháo sai Lưu Bị đem quân chặn đánh Viên Thuật ở Từ Châu khi ông ta đang trên đường sang chỗ Viên Thiệu. Quân Viên Thuật thua to phải rút về Hoài Nam. Trên đường rút quân, Viên Thuật thổ huyết qua đời, thế lực của ông bị Tào Tháo và Tôn Sách thôn tính. Tào Tháo cũng tịch thu được ngọc tỷ của Viên Thuật.

Khi Tào Tháo nắm vua Hán, trở nên lộng quyền ngang ngược, khi quân phạm thượng. Hán Hiến Đế không cam chịu thân phận đó, lập tức viết một mật chiếu cho Đổng Thừa, khuyên Thừa trừ giặc. Đổng Thừa lập ra hội Nghĩa trạng, tức là hội chống Tào Tháo. Ít lâu sau có bảy người tham dự, trong đó có Mã Đằng và Lưu Bị. Về sau, Mã Đằng về Tây Lương, Lưu Bị về Từ Châu, Đổng Thừa giận họ nên phát bệnh. Khi chữa bệnh cho Đổng Thừa, thái y Cát Bình phát hiện Thừa muốn diệt Tào Tháo, xin tham gia vào Nghĩa trạng. Nhưng ngay sau đó kế hoạch đã bị bại lộ khi người đầy tớ của Đổng Thừa, do bị chủ trách phạt nên oán giận, bí mật tố giác vụ hội Nghĩa trạng cho Tào Tháo biết. Tào Tháo bèn cho bắt Cát Bình đem tra tấn để lấy lời khai nhưng Cát Bình đã tự sát. Sau một hồi điều tra, vụ việc đã bị phát hiện, và cả năm người bọn Đổng Thừa đều bị Tào Tháo tru di.

Lưu Bị sau khi tiêu diệt Viên Thuật đã không thu quân về Hứa Đô theo lệnh của Tào Tháo mà giết thái thú Từ Châu là Xa Trụ và đóng quân tại đây để ngầm củng cố thế lực, dù chưa chính thức li khai. Tào Tháo nghi ngờ, đã sai người đem quân tới Từ Châu giám sát Lưu Bị, nhưng họ bị ông bức đuổi về Hứa Đô. Biết Lưu Bị nằm trong hội Nghĩa trạng nên ngay sau khi trừ Đổng Thừa, Tào Tháo dẫn quân đánh Từ Châu, Lưu Bị không chống cự nổi phải chạy sang Viên Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ Nam còn Quan Vũ do cùng đường nên phải tạm hàng Tào Tháo. Về sau, Quan Vũ từ chối mọi chiêu dụ của Tào Tháo, tự mình cưỡi ngựa qua năm ải chém sáu tướng để về với Lưu Bị.

Chiến tranh Viên-Tào

Viên Thiệu sau khi tiêu diệt được kẻ thù phía bắc của mình là Công Tôn Toản đã trở thành một thế lực quân phiệt hùng mạnh ở Hà Bắc mà ngay cả Tào Tháo cũng phải e ngại. Do đó Lưu Bị sau khi li khai Tào Tháo ban đầu đã quyết định sang Ký Châu với Viên Thiệu để cùng đánh Tào, song do nhận thấy Viên Thiệu không có khả năng bình định thiên hạ nên ông đành bỏ đi. Và trong chiến dịch quân sự đánh Viên Thiệu, Tào Tháo với chiến thuật “lấy ít địch nhiều” cùng tài mưu lược của mình, đã giành được thắng lợi ban đầu ở trận Bạch Mã – Diên Tân và chiến thắng quyết định của Tào Tháo là tại trận Quan Độ. Nỗ lực báo thù của Viên Thiệu sau đó đã bị phá sản hoàn toàn khi ông lại để thua tiếp một trận đánh lớn khác với Tào Tháo ở Thương Đình nên từ đó sức khỏe bắt đầu suy sụp, lực lượng cũng trở nên kiệt quệ.

Sau khi Viên Thiệu qua đời, do Thiệu bỏ con trưởng Viên Đàm để lập con út Viên Thượng lên kế vị, các con của ông đã nảy sinh mâu thuẫn rồi dấy binh đánh lẫn nhau. Tào Tháo thừa cơ hội anh em họ Viên cắn xé lẫn nhau, đem quân chiếm được cả bốn châu Hà Bắc, buộc tàn dư họ Viên phải chạy sang Liêu Đông. Tào Tháo bèn mượn tay thái thú Liêu Đông là Công Tôn Khang để giết hai anh em Viên Thượng và Viên Hy, một người con thứ khác của Viên Thiệu. Thất bại của Viên Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố quyền lực tuyệt đối khắp miền bắc Trung Quốc.

Lưu Bị kháng Tào

Lưu Bị chiêu mộ Gia Cát Lượng, trong Ba lần đến thăm túp lều tranh, tác phẩm được vẽ vào thời nhà Minh.

Cũng trong thời gian này, Lưu Bị lập được căn cứ mới ở Nhữ Nam để chống Tào Tháo, hai nghĩa đệ của ông ta là Quan Vũ và Trương Phi cũng tìm đường theo về. Ban đầu Lưu Bị tự đem quân đi tấn công Tào Tháo nhưng bị thất bại nặng nề, bèn tới Kinh Châu nương nhờ Lưu Biểu là một người anh họ xa của mình cho lánh nạn. Lưu Bị được Lưu Biểu cho đóng quân ở quận Tân Dã để đề phòng Tào Tháo, tại đó ông đã thu phục được mưu sĩ Từ Thứ. Từ Thứ với tài mưu lược của mình, ông đã giúp Lưu Bị thắng quân Tào nhiều trận. Nhưng Tào Tháo lập mưu bắt mẹ của Từ Thứ, buộc Từ Thứ phải theo mình. Trước khi buộc phải rời bỏ Lưu Bị, Từ Thứ tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị. Sau ba lần đến thăm lều cỏ của Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã chiêu mộ được ông ta làm mưu sĩ. Hai lần đầu tiên, Gia Cát Lượng lấy cớ đi có việc để từ chối gặp khách. Chỉ có lần cuối cùng vì cảm kích bởi sự chân thành và kiên trì của Lưu Bị mà Gia Cát Lượng mới quyết định theo phò tá.

Không lâu sau Lưu Biểu mất, để lại di chúc trao Kinh Châu cho con trưởng là Lưu Kỳ. Nội bộ Kinh Châu bắt đầu lục đục khi bộ tướng của Lưu Biểu là Sái Mạo đưa con thứ Lưu Tông lên làm chúa rồi định giết Lưu Kỳ để trừ họa, nhưng Lưu Kỳ đã chủ động trốn về Giang Hạ. Tào Tháo biết tin Kinh Châu đang có biến loạn, lập tức cho quân đi chiếm Tân Dã. Lưu Bị nhận thấy binh mã ở Tân Dã không đủ khả năng chống Tào nên muốn tạm rút lui. Do được lòng dân chúng thành Tân Dã nên trước viễn cảnh bị quân Tào xâm chiếm, toàn bộ dân trong thành một lòng xin đi theo Lưu Bị. Lưu Bị đành đưa dân Tân Dã về thành Tương Dương của Lưu Tông, tại đây Lưu Bị bị từ chối không cho vào thành. Không còn cách nào khác ông phải tiếp tục nam tiến xuống Giang Hạ (江夏), là thành của Lưu Kỳ, do bị Sái Mạo hãm hại nên bỏ trốn đến đây. Ở Giang Hạ, Lưu Bị cuối cùng cũng tạm có được một chỗ dung thân để chống lại cuộc tấn công dữ dội của Tào Tháo. Tào Tháo sai người đưa thư tới Tương Dương chiêu hàng Lưu Tông. Lưu Tông đồng ý, dẫn tùy tùng về Hứa Đô đầu hàng, chủ động nộp hết chín quận Kinh Châu cho Tào Tháo.

Trận Xích Bích[sửa | sửa mã nguồn]

Còn ở Giang Đông, Tôn Quyền vừa mới lên nắm quyền sau cái chết bất ngờ của người anh Tôn Sách. Sau khi chiếm Kinh Châu mà không tốn binh lực, Tào Tháo tiếp tục huy động đại quân sang phía đông nam, chuẩn bị chinh phạt Tôn Quyền. Tháo ban đầu cho người sang Giang Đông dụ hàng, tuy nhiên Gia Cát Lượng đã tự mình đến quận Sài Tang (柴桑) và thuyết phục được Tôn Quyền hợp tác với Lưu Bị để kháng Tào. Các bề tôi của Tôn Quyền chia thành hai phe là chủ hàng và chủ chiến. Đứng đầu phe chủ hàng là Trương Chiêu, đứng đầu phe chủ chiến là Chu Du. Tôn Quyền nghe theo Chu Du, quyết liên minh với Lưu Bị để đánh Tào Tháo. Mùa đông năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân hơn tám mươi vạn người tiến xuống Giang Đông tiêu diệt Tôn Quyền để thống nhất Trung Hoa. Biết quân Tào không giỏi thủy chiến, Chu Du và Gia Cát Lượng đã lệnh cho mưu sĩ Bàng Thống đến trá hàng, dụ Tào Tháo cho nối các thuyền chiến lại với nhau để dễ bày binh bố trận. Chu Du tận dụng cơ hội này để dùng hỏa công kháng Tào, đã dẫn đến thất bại thảm hại nhất của Tào Tháo tại trận Xích Bích.

Thế chân vạc hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi thua trận Xích Bích, lực lượng của Tào Tháo về cơ bản không còn trội hơn so với Lưu Bị và Tôn Quyền như trước nữa. Thế chân vạc dần hình thành từ đây.

Do trước đó đã chiếm được Kinh Châu, Tào Tháo đã giao ba quận lớn của châu này là Nam Quận, Tương Dương và Hợp Phì lần lượt cho Tào NhânHạ Hầu Đôn và Trương Liêu coi giữ. Liên minh Tôn-Lưu thừa thắng trận Xích Bích, cùng nhau xâu xé những vùng đất này, nhưng Lưu Bị đã chiếm ưu thế nhờ tài mưu lược của Gia Cát Lượng. Chu Du dẫn quân đánh Nam Quận, đánh bại được Tào Nhân nhưng Nam Quận đã bị tướng của Lưu Bị là Triệu Vân chiếm mất trước đó, và Tương Dương sau đó cũng bị Quan Vũ thừa cơ chiếm trước. Trong khi đó, Tôn Quyền dẫn quân đánh trận Hợp Phì thì bị Trương Liêu đánh bại.

Để lấy Kinh Châu mà không phải cất quân, Chu Du chỉ cho Lưu Bị “mượn Kinh Châu” và khi Lưu Kỳ (con trưởng Lưu Biểu) chết thì phải trả, do Lưu Kỳ trên danh nghĩa vẫn đang kế thừa Lưu Biểu ở Kinh Châu. Tuy nhiên, Lưu Kỳ mất sớm, Chu Du lại sai Lỗ Túc đến đòi. Một lần nữa Gia Cát Lượng lại dùng mưu mẹo để trì hoãn vấn đề này khi nói rằng muốn mượn Kinh Châu cho đến khi Lưu Bị đánh chiếm được đất Tây Xuyên của Lưu Chương, nếu không sẽ không có chỗ dung thân. Vì thế Chu Du rất tức giận và thề sẽ tìm kế trả đũa Gia Cát Lượng.

Nơi từng diễn ra trận Xích Bích

Với ý định loại trừ Lưu Bị, Chu Du bày mưu cho Tôn Quyền gả em gái mình cho Lưu Bị. Sau đó, Lưu Bị mắc mưu sang Sài Tang để làm lễ cưới. Tuy nhiên, Tôn Quyền rất nghe lời mẹ mình là Ngô Quốc Thái Phu Nhân; bà này rất quý Lưu Bị và không cho ai hãm hại Lưu Bị. Cũng do tài mưu lược của Gia Cát Lượng mà Lưu Bị cuối cùng đã quay về Giang Hạ cùng với người vợ mới. Chu Du liền dùng cách khác đánh Kinh Châu khi chủ động sửa soạn binh mã rồi mượn tiếng đánh Tây Xuyên giúp Lưu Bị nhưng thực ra là muốn chiếm Kinh Châu để Lưu Bị chủ quan không phòng bị, nhưng mưu kế này cuối cùng vẫn thất bại bởi những kế sách đúng đắn của Gia Cát Lượng. Thất vọng, Chu Du buồn bã về Sài Tang rồi quá uất ức mà qua đời.

Tào Tháo sau khi nam chinh thất bại đã tiêu diệt luôn hai chư hầu Hàn ToạiMã Đằng và đánh bại con Mã Đằng là Mã Siêu ở Tây Lương, trước khi bình định Trương Lỗ ở Hán Trung, nhưng vẫn không thể thống nhất Trung Hoa. Về sau Mã Siêu quay lại đánh Tào Tháo ở trận Ký Thành để báo thù nhưng vẫn thất bại nặng nề, phải liều chết phá vây để chạy thoát. Siêu bỏ chạy, ban đầu phiêu bạt qua Trương Lỗ, sau này do nghe lời dụ hàng của Lưu Bị mà Mã Siêu mới về theo Lưu Bị.

Lưu Bị cũng dẫn quân Tây chinh đánh Lưu Chương, chiếm được Thành Đô (Ích Châu). Tuy nhiên đó là một cuộc chiến không mấy dễ dàng vì dù thắng trận nhưng quân đội Lưu Bị chịu nhiều tổn thất, đặc biệt cái chết trong đám loạn tiễn của mưu sĩ Bàng Thống ở gò Lạc Phượng. Một thời gian sau Lưu Bị nhận ra cơ hội chinh phục Trung Nguyên đã đến, liền sai tướng Hoàng Trung đánh vào đất Hán Trung của Tào Tháo, giết được tướng Tào là Hạ Hầu Uyên. Tào Tháo tức giận đem quân đến báo thù nhưng lại thất bại nặng nề phải rút về Nghiệp Thành. Sau chiến thắng này, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương.

Cái chết của Quan Vũ[sửa | sửa mã nguồn]

Hai con rối bóng mô tả Quan Vũ và Trương Phi, tại bảo tàng tỉnh Tứ Xuyên ở Thành Đô.

Khi Lưu Bị đang đánh Hán Trung thì Quan Vũ (lúc đó đang được Lưu Bị giao việc giữ Kinh Châu) cũng đem quân đánh hai quận Tương Dương và Phàn Thành. Tướng giữ Phàn Thành là Tào Nhân thua trận liên tiếp. Tào Tháo phải sai Vu Cấm và Bàng Đức đem quân đi cứu viện. Quan Vũ đánh thắng cả đại quân cứu viện, Vu Cấm bị bắt sống, Bàng Đức không hàng bị chém, còn Tào Nhân bị Quan Vũ vây chặt ở Phàn Thành. Tào Tháo thấy tình hình nguy khốn đành phải liên minh với Tôn Quyền để đánh Quan Vũ. Tháo sai Từ Hoảng đem quân đến chi viện cho Phàn Thành để dụ Quan Vũ đem quân ở Kinh Châu ra đánh. Do Tôn Quyền trước đó đã giả vờ cách chức Lã Mông để cho Lục Tốn, lúc đó còn là một vị tướng trẻ ít danh tiếng, lên làm đô đốc nước Ngô; Quan Vũ chủ quan khinh địch, liền dồn hết binh lực ở Kinh Châu tới đánh Từ Hoảng, khiến thành Kinh Châu gần như bỏ không. Tôn Quyền thừa cơ sai Lã Mông đem quân đánh úp Kinh Châu. Quan Vũ nghe tin đó thì hoảng hốt, đem quân từ Phàn Thành về định chiếm lại Kinh Châu thì thất bại và bị quân Ngô vây chặt ở Mạch Thành. Quan Vũ cùng đường phải sai sứ sang Thượng Dung yêu cầu hai bộ tướng khác của Lưu Bị là Mạnh Đạt và Lưu Phong đem quân tới cứu viện nhưng họ không đồng ý. Nỗ lực phá vây của Quan Vũ cũng không thành, ông cuối cùng đã bị Tôn Quyền bắt giết.

Ba nước cùng xưng đế

Một bức tranh vẽ Gia Cát Lượng, một nhân vật nổi bật trong Tam quốc diễn nghĩa.

Tình trạng giằng co giữa ba thế lực vẫn bế tắc cho đến khi Tào Tháo chết vào năm 220, có lẽ do bị u não. Năm đó, con trưởng của Tào Tháo là Tào Phi ép phế Hiến Đế và lập ra nhà Ngụy. Đáp lại, Lưu Bị tự xưng đế Thục Hán (để chứng tỏ vẫn mang dòng máu quý tộc nhà Hán nhưng đặt đô tại Thành Đô Thục). Trước khi lên ngôi, Lưu Bị cũng tập trung diệt trừ Lưu Phong và Mạnh Đạt vì trước đó họ đã không cứu Quan Vũ. Lưu Phong bị giết nhưng Mạnh Đạt thì chạy thoát và đầu hàng Tào Phi.

Lúc này, Tôn Quyền lại ngả về phía Ngụy. Ông chịu để Tào Phi phong vương nước Ngô. Tôn Quyền làm việc này nhằm tập trung lực lượng chống Thục do Lưu Bị đã quyết tâm đông tiến đánh Ngô. Vì báo thù cho Quan Vũ, Tiên chủ Lưu Bị khởi binh phạt Ngô, cất 75 vạn đại quân tiến về phía đông đến Di Lăng. Ban đầu, quân Thục thắng liên tiếp nhiều trận, quân Ngô bại liên tục. Trong quá trình giao tranh, do thời tiết oi bức, Lưu Bị cho toàn quân hạ trại trong rừng để tránh nắng. Đô đốc Lục Tốn (陆逊) phía Ngô đã thừa cơ đó, ngay trong đêm dùng hỏa công thiêu cháy khu rừng nơi quân Thục hạ trại, khiến Lưu Bị đại bại trong trận Di Lăng, tướng sĩ chết vô số kể. Lục Tốn ban đầu định thừa thắng tấn công về phía nước Thục, nhưng sau khi phát hiện kế dụ địch của Gia Cát Lượng đã ngưng không tiếp tục dấn sâu về phía tây. Vì tin vào quyết tâm đánh Thục của Lục Tốn, Tào Phi phát động một cuộc xâm lược vào nước Ngô vì cho rằng quân Ngô vẫn còn ở ngoài địa phận. Cuộc tấn công này đã bị đè bẹp bởi sự kháng cự quyết liệt của quân Ngô cùng với bệnh dịch bùng phát bên phía quân Ngụy. Những chiến thắng liên tiếp trước Thục và Ngụy đã giúp thanh thế của Đông Ngô ngày càng lớn mạnh, tạo điều kiện để Tôn Quyền quyết định xưng đế.

Trong lúc đó tại nước Thục, Lưu Bị sau khi thua trận Di Lăng đã quá u uất mà qua đời, để lại con trai Lưu Thiện còn nhỏ dại. Trương Phi đã chết trước đó nên Lưu Bị đành phó thác Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng chăm sóc. Nắm bắt cơ hội này, Tào Phi gắng mua chuộc một số lực lượng, trong đó có Tôn Quyền và các bộ tộc thiểu số để tấn công nước Thục. Một sứ giả của Thục thuyết phục được Tôn Quyền lui quân, nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải lo xử lý quân của các bộ tộc thiểu số.

Một trong những mưu lược tài ba của Gia Cát Lượng trong thời gian này là tiến hành chiến dịch thu phục Mạnh Hoạch, thủ lĩnh bộ tộc người Man (蛮族). Gia Cát Lượng đã bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch trong các cuộc trấn áp bộ tộc này, nhưng lần nào cũng cho thả ông ra nguyên vẹn. Mạnh Hoạch vì cảm động bởi mưu trí và lòng nhân từ của Gia Cát Lượng nên sau đó đã thề mãi mãi gắn bó với nhà Thục.

Trong lúc này, Tào Phi cũng bất ngờ lâm bệnh mà chết, các vua Ngụy về sau dần mất thực quyền vào tay họ Tư Mã. Gia Cát Lượng do đó liền nhìn về phía bắc. Tuy nhiên, bản thân ông cũng không còn sống được bao lâu nữa. Chiến thắng đáng kể cuối cùng của ông trong chiến dịch chống lại quân Ngụy có lẽ là chiêu hàng được Khương Duy về phía mình. Khương Duy trước đó là một tướng bên Ngụy, có tài năng quân sự. Sau sáu lần xuất quân ra Kỳ Sơn, Gia Cát Lượng dù đánh thắng nhiều trận nhưng với quá nhiều khó khăn về tiếp tế lương thảo và tướng Ngụy là Tư Mã Ý chủ trương cố thủ không giao chiến, ông không thể đạt mục tiêu là đánh chiếm Trường An.

Đến khi Gia Cát Lượng mất, vua Thục Lưu Thiện lúc ấy làm theo lời dặn dò của ông, lần lượt cho Tưởng Uyển và Phí Y nhiếp chính. Sau khi cả hai người này qua đời, Khương Duy trở thành đại tướng quân thống lĩnh binh mã, tiếp tục các cuộc Bắc phạt với nước Ngụy, nhưng không giành được kết quả nào đáng kể.

Ở nước Ngô, sau khi Tôn Quyền qua đời, các vua còn lại của Đông Ngô là Tôn LượngTôn Hưu và Tôn Hạo đều chỉ là những kẻ bất tài khiến triều chính rối ren. Nước Ngô suy yếu từ đó.

Nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa

Khi cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa Ngụy và Thục đang diễn ra thì phía triều đình nhà Ngụy liên tục đổi ngôi. Nhà họ Tào ngày một yếu thế. Họ Tư Mã ở nước Ngụy liên tục lớn mạnh. Sau khi Tư Mã Ý mất, các con của ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu lần lượt thay nhau nắm quyền chính. Nhận thấy nước Thục suy yếu, Tư Mã Chiêu đem quân diệt Thục, bắt được Lưu Thiện. Tuy nhiên, Khương Duy tiếp tục tiến hành chiến dịch của Gia Cát Lượng chống lại Tào Ngụy, ngay cả sau khi Lưu Thiện đầu hàng. Khương Duy bày mưu kích động xung đột giữa hai tướng lớn phía Ngụy là Chung Hội và Đặng Ngải. Kế sách này đã tiến rất sát đến thành công, cho đến khi một tướng Ngụy trung thành là Hồ Liệt phao tin ra ngoài. Thật không may, bệnh tim của Khương Duy bộc phát ngay giữa trận đánh cuối cùng. Ông liền dùng kiếm tự vẫn, đánh dấu sự kháng cự cuối cùng của nhà Thục Hán.

Sau khi Tư Mã Chiêu qua đời, con trai ông và là cháu của đại thần Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm kế nghiệp. Cuối cùng, vào thời Tào HoánTư Mã Viêm bắt Tào Hoán nhường ngôi giống như Tào Phi đã từng ép phế Hán Hiến Đế, trở thành vua Tấn Vũ Đế, sáng lập ra nhà Tấn.

Vua cuối cùng của Đông Ngô là Tôn Hạo (孙皓) đến năm 280 cũng bị quân đội của Tấn Vũ Đế đánh bại. Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hoán, Lưu Thiện và Tôn Hạo đều được triều đình nhà Tấn cho sống cho đến tận cuối đời. Và thế là thời đại Tam Quốc cuối cùng cũng đã chấm dứt sau gần một thế kỷ đầy xung đột.

Và người đời sau có một bài ca tóm tắt câu chuyện trong Tam Quốc diễn nghĩa:

Gươm Cao Tổ Hàm Dương thưở nọ,

Vầng bình minh soi đỏ góc trời.

Chân nhân Bạch Thuỷ nối ngôi,

Quạ vàng bay bổng tuyệt vời mây xanh.

Vận suy yếu khi đời vua Hiến,

Mảnh kim ô đã xế non đoài.

Tiếc thay Hà Tiến vô tài,

Gian thần Đổng Trác giữ ngôi triều đường.

Vương tư đồ mưu toan vận đổi,

Đảng Dĩ-Thôi lại nổi bên song.

Tứ phương trộm giặc như ong,

Ầm ầm sáu cõi anh hùng kéo ra:

Viên minh chúa đánh nơi Thanh Hải;

Mã Phục ba chiếm dải Hà Dương;

Ba Tây có gã Lưu Chương;

Cảnh Thăng cát cứ Kinh Tương xưng hùng;

Ông Trương Lỗ đóng vùng Nam Trịnh;

Lão Hàn Toại giữ tỉnh Lương Châu;

Công Tôn ToảnLã Ôn hầu;

Nọ thành Trương Tú; kìa lầu Trọng Gia;…

Tào Tháo mới gian hùng quỷ quyệt,

Nắm lệnh vua sai khiến chư hầu.

Đường đường trướng phủ ngôi cao,

Quyền uy hiển hách, ai nào dám đương?!

Huyền Đức gặp Quan, Trương kết nghĩa,

Thề cùng nhau đem lại sơn hà.

Chỉ thương bốn bể không nhà,

Nay đông, mai bắc, lân la cõi trần.

Cầu Gia Cát ân cần quyến cố,

Giãi tấm lòng gắn bó nhỏ to.

Rồng bay, hổ nhảy, tranh đua,

Tây Xuyên gây dựng cơ đồ một nơi.

Thành Bạch Đế mấy lời thấm thót,

Tình thác cô chua xót nhường bao.

Kỳ Sơn trỏ ngọn cờ đào,

Một tay mong chống trời cao nghìn trùng.

Thế nhưng vận đã cùng khôn gượng,

Nửa đêm gò Ngũ Trượng sao sa.

Khương Duy cậy sức làm già,

Chín phen đánh Nguỵ kể đà uổng công.

Đường vào Thục, Đặng, Chung kéo đến,

Vận Viêm Lưu phút biến thành Tào.

Tào kia cũng chẳng được bao,

Lại đem cơ nghiệp mà trao tay người.

Họ Tư Mã nối ngôi thiên mệnh,

Đánh Kiến Xương hiệu lệnh non sông.

Thành Ngụy, núi Thục, sông Ngô,

Bốn phương tám hướng cùng nhau quy về.

Đài Thụ Thiện ngất trời mây phủ,

Sông Tam Giang sóng gió êm dòng.

Hàng vương xiết nỗi thẹn thùng,

Công hầu may cũng thong dong trọn đời.

Ngẫm thế sự bời bời ngán nỗi,

Cuộc ganh đua biến đổi khôn lường.

Tam phân một giấc mơ màng,

Tiếng đời gọi có mấy hàng nôm na.

Sự thực của một số tình tiết hư cấu

Các sĩ phu thời phong kiến tuy khen ngợi giá trị nghệ thuật của tác phẩm nhưng cũng có người chỉ trích vấn đề bảy thực ba hư của Tam quốc diễn nghĩa, nói là có nhiều chỗ vô căn cứ, hoang đường, vì vậy làm cho độc giả hiểu sai nhiều diễn biến trong chính sử. Trương Học Thành đời nhà Thanh và một số người khác nêu ra một số tình tiết như: kết nghĩa vườn đào, Quan Vũ hiển thánh ở Ngọc Toàn, Quan Vũ đốt đuốc ngồi suốt đêm trước cửa buồng hai Cam, My phu nhân, đường Hoa Dung Quan Vũ chặn Tào Tháo, Bàng Sĩ Nguyên chết ở gò Lạc Phượng, Chu Du uất hận nói “Đã sinh ra Du sao còn sinh Lượng”, Gia Cát Lượng tế ở sông Lô, nặn bột làm đầu người…[4] là vô căn cứ vì không thấy có ghi trong chính sử. Gần đây, các học giả Trung Quốc đã đề cập nhiều tình tiết không có thực trong lịch sử mà nhà văn La Quán Trung (hay nói chính xác hơn là những câu chuyện dân gian mà ông tập hợp để viết nên tác phẩm) đã hư cấu. Một số tài liệu khác cũng đề cập tới sự so sánh giữa sự thực lịch sử và những tình tiết hư cấu của tiểu thuyết. Một số tình tiết tiêu biểu là:

  1. Kết nghĩa vườn đào.
    Ba người Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi đúng là thân thiết như anh em nhưng không có ghi chép trong sử sách về việc 3 người từng làm lễ kết nghĩa.
  2. Tào Tháo ám sát Đổng Trác không thành, bỏ trốn đi hiệu triệu chư hầu đánh Trác:
    Sử không nêu rõ lý do Tào Tháo bỏ Đổng Trác; người hiệu triệu chư hầu đánh Đổng Trác là Viên Thiệu.[5]
  3. Tào Tháo được Trần Cung thả ở Trung Mâu, cùng nhau giết nhà Lã Bá Sa:
    Việc giết Lã Bá Sa không có mặt Trần Cung và sử không chép rõ viên huyện lệnh Trung Mâu có phải Trần Cung hay không.[5]
  4. 18 lộ chư hầu đánh Đổng Trác:
    Sự thực không có tới 18 lộ mà chỉ có 10 lộ là Viên ThiệuViên ThuậtHàn Phức, Khổng Do, Lưu ĐạiTrương MạoTrương SiêuVương Khuông, Viên Di, Kiều Mạo (nếu tính cả Tào Tháo khi đó đang phục vụ Trương Mạo thì là 11). Những người khác được Tam quốc diễn nghĩa đề cập tới nhưng thực ra không tham dự là: Khổng DungĐào KhiêmMã ĐằngTrương DươngCông Tôn Toản. Còn người thứ 17 là Tôn Kiên cũng tự động khởi binh đánh Đổng Trác chứ không hội quân với Viên Thiệu.[6]
  5. Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng.
    Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng – bộ tướng của Đổng Trác – là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông.[7]
  6. Tam anh chiến Lã Bố:
    Ba anh em Lưu Bị cũng không tham gia liên minh đánh Đổng Trác và do đó sự kiện “Tam anh chiến Lã Bố” ở Hổ Lao là không có thực.[8]
  7. Điêu Thuyền và câu chuyện Phụng Nghi Đình.
    Điêu Thuyền không có thật, Lã Bố và Đổng Trác chỉ cùng thích một con hầu gái. Vương Doãn mới khích Bố để Bố giết Trác.
  8. Quan Vũ “qua 5 ải chém 6 tướng” sau khi chia tay Tào Tháo trước trận Quan Độ, và cả tướng Sái Dương sau đó ở Cổ Thành.
    Thực ra không có việc qua ải chém tướng của Quan Vũ và Sái Dương bị giết ở trận Nhữ Nam (xảy ra sau trận Quan Độ).[9]
  9. Từ Thứ quy TàoTừ Thứ theo giúp Lưu Bị chống Tào Tháo. Tào dùng kế bắt mẹ Từ Thứ và buộc bà viết thư dụ con. Từ mẫu không chịu, Tào Tháo sai người mạo nét chữ bà mẹ để viết thư dụ Từ Thứ. Từ Thứ đành bỏ Lưu Bị sang Tào Tháo để trọn đạo hiếu; trước khi đi tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị.
    Sự thực: khi Gia Cát Lượng đến với Lưu Bị, Từ Thứ vẫn còn ở với Lưu Bị và cả hai người cùng làm mưu sĩ chống Tào. Khi Lưu Bị bị thua ở Đương Dương – Tràng Bản, chẳng những hai con gái Lưu Bị bị bắt mà mẹ Từ Thứ cũng bị bắt tại đây. Tào Tháo sai mẹ Từ Thứ viết thư dụ con. Bà không cự tuyệt Tào Tháo như trong Tam quốc diễn nghĩa mô tả. Từ Thứ lúc đó mới sang Tào.[10]
  10. Gia Cát Lượng mượn bài phú Đài Đồng Tước của Tào Thực để khích Chu Du: Tam Quốc Diễn Nghĩa kể việc Khổng Minh gợi chuyện Tào Tháo xây đài Đồng Tước vì muốn bắt 2 nàng Kiều là vợ Tôn Sách và Chu Du, còn sai Tào Thực làm bài phú.
    Sự thực là sau trận Xích Bích, Tào Tháo mới xây đài và khi đó Tào Thực mới làm bài phú.[11]
  11. Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du.
    Sự thực không có việc dùng “thuyền cỏ mượn tên”.[12]
  12. Ngô Quốc thái đến chùa xem rể hiền.
    Ngô quốc thái (vợ Tôn Kiên) chết rất lâu trước khi Tôn Thượng Hương được gả cho Lưu Bị, do đó không có chuyện “Ngô quốc thái đến chùa xem rể hiền”. Ngô Quốc Thái thực ra là chị em của vợ Tôn Kiên, sau khi mẹ ruột tôn quyền chết và mới thay chị lên làm quốc thái.
  13. “Sinh Du hà sinh Lượng?” Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng ba lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?” rồi chết.
    Sự thực là Chu Du chết vì bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.[13]
  14. Bàng Thống chết ở gò Lạc Phượng rồi Gia Cát Lượng mới vào Tây XuyênTam quốc diễn nghĩa kể việc Bàng Thống bị tướng Tây Xuyên là Trương Nhiệm mai phục ở gò Lạc Phượng bắn chết; Lưu Bị không có người phụ tá, phải gọi Khổng Minh từ Kinh Châu vào Tây Xuyên hỗ trợ; Khổng Minh lừa bắt được Trương Nhiệm.
    Thực tế thì khi đánh Tây Xuyên khó khăn, Lưu Bị đã gọi Gia Cát Lượng vào tham chiến. Gia Cát Lượng cùng Trương Phi và Triệu Vân vào Tây Xuyên nửa năm sau thì Bàng Thống mới chết tại Lạc Thành (không phải tại gò Lạc Phượng) khi đụng độ với Trương Nhiệm. Trận này Lưu Bị và Bàng Thống tác chiến độc lập không có Khổng Minh và các tướng khác tham gia nhưng vẫn thắng được Trương Nhiệm ở Lạc Thành. Bàng Thống thắng trận nhưng bị tên lạc mà chết. Trương Nhiệm bị Lưu Bị bắt sống, không chịu hàng mà chết.[14]
  15. Triệu Vân và Trương Phi đòi A Đẩu.
    Tôn Thượng Hương chủ động trốn về Ngô theo sứ giả của Ngô và đem A Đẩu theo chỉ để làm con tin để về nhà an toàn. Do đó Triệu Vân đòi lại A Đẩu cũng chỉ là cuộc trao đổi (tha cho bà về, đổi lại phải trả lại A Đầu) chứ Vân không hề xông vào thuyền bà.
  16. Trận lụt Phàn Thành.
    Không phải do kế dẫn nước sông gây lụt của Quan Vũ mà là do thiên tai, Vũ tận dụng cơ hội nên bắt được Vu Cấm.
  17. Gia Cát Lượng mắng chết Vương Lãng: trong lần ra Kỳ Sơn đánh Ngụy (thời Ngụy Minh Đế Tào Duệ), Gia Cát Lượng gặp lão thần Tào Ngụy là Vương Lãng trước trận; Vương Lãng khuyên Gia Cát hàng nhưng bị Gia Cát dùng lời lẽ mắng lại việc bỏ nhà Hán theo họ Tào cướp ngôi là trái lẽ; Vương Lãng nghe xong uất quá ngã xuống đất chết.
    Sự thực, việc này diễn ra thời Văn Đế Tào Phi. Tào Phi chỉ sai Vương Lãng cùng các danh sĩ Hoa HâmTrần Quần, Hứa Chi viết thư cho Gia Cát Lượng, khuyên ông nên hiểu rõ thời thế, vận nhà Hán đã hết, nên bỏ Hán sang Ngụy. Gia Cát Lượng nhận thư, công khai trả lời, khẳng định lập trường phò tá nhà Hán không dao động; ngược lại còn tỏ ý tiếc cho lão thần Vương Lãng đã a dua theo những người ủng hộ họ Tào. Sự việc dừng lại ở đó và Vương Lãng không chết vì bức thư trả lời của Gia Cát Lượng. Hai người chỉ có lời lẽ qua lại bằng thư từ, không gặp nhau ngoài chiến trường.[15]
  18. Không thành kếTam quốc diễn nghĩa kể việc sau khi để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng ở Tây Thành bị Tư Mã Ý kéo đến toan vây đánh nhưng đã áp dụng “không thành kế”, cho mở toang cổng thành khiến Tư Mã Ý nghi có phục binh nên rút đi.
    Trên thực tế sự kiện này phải gọi là “khích tướng kế”, Gia Cát Lượng đúng là đã có lần ngồi trước doanh trại quân Tào để chơi cờ, xung quanh chỉ có mấy tiểu đồng phục vụ để khích quân Ngụy ra đánh, nhưng quân Ngụy sợ phục binh nên không dám ra đánh (không phải là Gia Cát Lượng ngồi trong thành gảy đàn để phòng thủ quân Ngụy tấn công).
    “Không thành kế” thực sự trong lịch sử xảy ra tại chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều. Khi quân Ngụy đuổi theo quân Tống đến Lịch Thành, Thái thú Tế Nam của Lưu Tống là Tiêu Thừa Chi chỉ có vài trăm quân, liệu chừng không thể chống lại đại quân Ngụy, bèn áp dụng “không thành kế”, cho mở toang cổng thành. Quân Bắc Ngụy sợ có phục binh không dám vào thành.

Giới thiệu La Quán Trung và Tam Quốc Diễn Nghĩa- mẫu 3

Tam quốc chí diễn nghĩa là tác phẩm có vị trí và ảnh hưởng nhất định trong lịch sử văn học ở Trung Quốc, cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm xuất hiện và lưu hành hàng trăm năm qua ấn phẩm, sách dịch và nhiều sản phẩm sân khấu, điện ảnh.

Truyện Tàu Tam quốc diễn nghĩa(Tam quốc chí diễn nghĩa) vốn lưu hành ở Việt Nam đã từ lâu – vào đầu thế kỷ XX với sự phát triển của chữ Quốc ngữ, qua nhiều thế hệ bạn đọc.
Đã có rất nhiều bản dịch từ trước và sau năm 1945. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là cuốn sách từ năm 1909 của Phan Kế Bính dịch, do Bùi Kỷ hiệu đính (Phổ thông, 1959), in lại theo bản 13 tập (Văn học, 2007).
Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của văn học cổ Trung Quốc. Tác phẩm được xếp vào hàng Tứ sử (Sử ký – Hán thư – Hậu Hán thư,Tam quốc chí), Tứ đại danh tác (Tam quốc diễn nghĩa – Thuỷ hử – Tây du ký), Tứ đại kỳ thư (Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Tây du ký, Kim Bình Mai)…
Khi vào Việt Nam, Tam quốc diễn nghĩa còn làm xuất hiện hàng loạt ấn phẩm khác, bình luận về nhân vật, sự kiện liên quan, hoặc khảo cứu về bản thân tác phẩm, tạo ra những cách cảm thụ, những cách nhìn đa chiều về chính tác phẩm bất hủ này. Đó là những nhận xét, bình giải, nghiên cứu của không chỉ các tác giả Việt Nam, mà còn có cả các tác giả ngoại quốc trong những khoảng thời gian khác nhau trong suốt hơn thế kỷ qua.
I/ VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
Tác giả tập sách là La Bân (1330? – 1400?), tự Quán Trung, người Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Ông sinh vào thời Nguyên, mất vào đầu thời Minh. Đó là thời đại mà mâu thuẫn dân tộc, và mâu thuẫn giai cấp diễn biến cực kỳ phức tạp. Xã hội đầy rẫy nhiễu nhương, hỗn loạn, chiến tranh liên miên, vô cùng tàn khốc. Các tập đoàn phong kiến tranh nhau giành quyền lực, bộc lộ tham vọng chiếm quyền thống trị.
La Quán Trung đã dùng con mắt sắc sảo về thể hiện và phân tích để nhìn hiện thực lịch sử. Tác giả mang bút hiệu là Hồ Hải tản nhân, từng bôn tẩu ngược xuôi khắp chốn đông tây, nam bắc, là bậc thi nhân mặc khách sành sỏi về sáng tác, thưởng thức văn chương, cũng là một loại chính khách mang hoài bão chính trị lớn lao. Tuy nhiên, nhân thân và tung tích của ông vẫn còn nhiều bí ẩn và mơ hồ.
Ngoài Tam quốc chí diễn nghĩa, ông còn viết Tàn Đường lưỡng triều chí truyện, Tàn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện và tạp kịch Tống Thái Tổ long hổ phong vân hội.
Tác giả là người viết mang tư tưởng chính thống phong kiến, chịu ảnh hưởng của Nho giáo sâu sắc. Tuy nhiên, tư tưởng chính trị và xã hội của ông có nhiều tiến bộ của một người trí thức ưu thời mẫn thế cuối triều Nguyên.
Thể hiện rõ nhất là xây dựng và ca ngợi Lưu Bị trong Tam quốc chí diễn nghĩa là bậc chúa phong kiến, bình sinh không làm việc gì để lợi mình, hại người. Hoặc như Triệu Khuông Dẫn trong Tống Thái Tổ long hổ phong vân hội là một hoàng đế “suốt đêm không ngủ tìm phương kế”, quan tâm thường xuyên tới nỗi khổ của trăm họ. Đó là tư tưởng tôn sùng minh quân một thời.
Lại thấy rất rõ là thái độ ca ngợi trung quân nghĩa khí, và lên án gian thần xảo trá, phân minh thiện – ác. Nhất là ông miêu tả được xã hội “dân đen chết nơi thôn xóm, anh tài mai một trong rừng sâu, trung lương chết oan dưới gươm giáo”, thể hiện tư tưởng cao hơn hẳn những phần tử trí thức phong kiến đương thời.
Ở Trung Quốc, từ lâu, đã lưu truyền Tam quốc trong dân gian, hoặc nghệ nhân dân gian kể chuyện Tam quốc. Đời Nguyên có bộ Tam quốc chí bình thoại được in khắc vào khoảng từ 1321 – 1323. Có cả tạp kịch diễn xướng Tam quốc, và nhiều thơ ca vịnh chuyện Tam quốc.
Khi biên soạn Tam quốc chí diễn nghĩa, La Quán Trung đã tham khảo tất cả, từ lịch sử đến truyện lịch sử, và cả truyền thuyết, văn học dân gian. Tuy nhiên, với thể loại tiểu thuyết, dù là cổ điển, cũng cho phép có phần tưởng tượng của người viết. Ở đây, chúng ta thấy được bình luận theo tỷ lệ 7 + 3 (7 phần thật, 3 phần hư cấu).
Và nhất là tác phẩm thể hiện khuynh hướng, tư tưởng chính trị, và luân lý, đạo đức rất rõ của tác giả.
Tam quốc chí diễn nghĩa hiện được dịch và in ra suốt mấy trăm năm. Đã có một số thay đổi, sắp xếp về kết cấu. Lưu hành rộng rãi nhất là bản 120 hồi do cha con Mao Tôn Cương sửa chữa, và bình luận vào đầu đời Thanh

II/ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TAM QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA
Tam quốc chí diễn nghĩa là một tiểu thuyết vô cùng hoành tráng về nội dung, cốt truyện và nhân vật.
Truyện lấy bối cảnh thời suy vi của nhà Hán. Triều chính bê tha, kinh tế suy sụp, an ninh bất ổn. Cuộc đấu tranh giành quyền lực của các phe phái diễn ra trong ngót một thế kỷ: từ Trung Bình năm thứ nhất đời Linh đế (Lưu Hoàng) Đông Hán (184) đến Thái Khang năm thứ nhất đời Vũ đế (Tư Mã Viêm) Tây Tấn (280). Cuộc chiến tranh loạn lạc giữa mười quân phiệt kéo dài từ năm 190 – 200. Trải qua Tiền Xích Bích (200 – 208), Hậu Xích Bích (208 – 220) là ba nước cùng xưng đế tranh chấp trong thế Tam quốc. Thời đại Tam quốc cuối cùng cũng chấm dứt sau gần một thế kỷ xung đột.
Truyện Tam quốc là chuyện chiến tranh gần một trăm năm của ba thế lực, nhưng thực chất chỉ là cuộc đối đầu giữa hai nước lớn là Thục Hán và Tào Nguỵ, còn Tôn Ngô chỉ là lực lượng trung gian. Khuynh hướng của truyền thuyết vốn có là “ủng Lưu, phản Tào” được lưu hành trong dân gian.
Tư tưởng chủ đạo nổi bật của Tam quốc chí diễn nghĩa chính là ca ngợi Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, Gia Cát Lượng, và lên án bọn Đổng Trác, Tào Tháo,… Tác phẩm cũng nói lên được lòng bất mãn với hiện thực xấu xa của xã hội, và lý tưởng về chính trị, xã hội và luân lý có khuynh hướng tiến bộ của tác giả.
Tam quốc chí diễn nghĩa thể hiện rõ rệt những mâu thuẫn và các cuộc đấu tranh quyết liệt hết sức phức tạp của các tập đoàn chính trị, tập đoàn quân sự trong nội bộ các thế lực giai cấp thống trị phong kiến, mà chủ yếu là giữa hai nước Thục Hán và Tào Nguỵ. Tác phẩm, vì vậy, miêu tả chủ yếu về đời sống quân sự và chính trị của vương hầu tướng lĩnh: từ những mưu toan đoạt quyền, chèn ép, đàn áp về chính trị, những cuộc binh đao liên miên, cảnh xã hội ly tán, tình trạng nhân dân vô cùng cực khổ.
Tất cả tạo thành nội dung chính yếu của bộ tiểu thuyết chương hồi đồ sộ. Tác giả đã tái hiện được sự thực lịch sử thông qua sự kiện, cảnh tượng và hệ thống nhân vật rất sinh động.
Khuynh hướng tư tưởng , thái độ khen chê rất minh bạch.
Do phản đối Tào Tháo, tác giả dồn hết mọi sự xấu xa, bỉ ổi, tàn ác vào chính nhân vật lịch sử này.
Hình ảnh “Tào thừa tướng gạt vua dối trên” được tô đậm: cảnh giết hoàng hậu, bức vua hết sức hung ác. Triết lý sống, và hành động của Tào Tháo thể hiện rõ bản chất ích kỷ, độc ác của giai cấp thống trị: “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”, hoặc “Người không vì mình thì trời chu đất diệt”.Gia đình riêng cũng rất tăm tối: Tào hậu chửi Hán đế, tính toán ích kỷ; anh em Tào Phi, Tào Thực thì nồi da nấu thịt.
Bản thân Tào Tháo bộc lộ rõ tham vọng quyền thế ghê gớm, và bất chấp tất cả để đạt được mục đích bằng các thủ đoạn cướp đoạt, đàn áp, giết chóc tàn ác. Vì có tính đa nghi, nên y “lấy oán báo ân”, như giết cả nhà Lã Bá Xa, thị oai kẻ thù “mượn đầu thị chúng” với thuộc hạ Vương Hậu, rồi tàn sát thường dân vô tội ở Từ Châu… Tuy nhiên, tác giả cũng không phủ nhận tài thao lược, hành vi xử phạt công minh của Tào Tháo.
Ngược lại, tác giả lại tả Lưu Bị là người trung hậu, nhân ái. Tư tưởng đáng khen lớn nhất của ông chính là “thân dân”: “muốn làm việc lớn phải lấy dân làm gốc”. Hành động rõ nhất là bị Tào Tháo đánh bại ở Tân Dã đã đem theo hàng vạn dân đi tị nạn, và phái Quan Vũ đi bảo vệ nạn dân. Mưu đồ chính trị của Lưu Bị, trong chừng mực nào đó phù hợp với yêu cầu của dân như ý thức trung nghĩa với nhà Hán.
Lưu Bị còn nổi bật là người tín nghĩa trong kết giao với các thành viên trong nước Thục của mình. Hình ảnh “Vườn đào kết nghĩa” là tượng trưng cho sự gắn bó keo sơn ruột thịt của Lưu – Quan – Trương (Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi), mang ý nghĩa đạo lý nhân sinh thật lớn lao, được truyền tụng mãi.
So với Tào Tháo, thì Lưu Bị là người trọng hiền tài thực sự. Tích “Tam cố thảo lư” chính là sự việc tiêu biểu cho thái độ nhún mình, cầu hiền của người chủ tướng nước Thục. Trong mọi quan hệ, Lưu Bị luôn nổi bật là con người đạo đức, là đại diện cho trung nghĩa và tín nghĩa. Ông từng nói: “Mối thù đối với giặc nhà Hán là việc công, mối thù của anh em là việc tư, mong lấy thiên hạ làm trọng”. Vậy là công, tư phân minh: “tư” là tín nghĩa bạn bè cá nhân, “công” là trung nghĩa bảo vệ nhà Hán. Lấy thiên hạ làm trọng là điều tối thượng vì lợi ích chung của nhà nước phong kiến.
Quan điểm đạo đức của tác giả, dĩ nhiên, nằm trong khuôn khổ tư tưởng phong kiến, nhưng có mặt tiến bộ là như vậy. Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân – mỗi người một vẻ, nhưng về cơ bản thì đều có cùng tư tưởng đạo đức với Lưu Bị.
La Quán Trung cũng là người đề cao trí tuệ. Tác giả đề cao lòng dũng cảm bằng sự kết hợp với mưu quyền, tài chiến trận phải xuất phát từ vẻ kinh luân tế thế. Trí và dũng kết hợp thì mới đủ khả năng ứng phó mọi tình thế.
Nhân vật được hết lời ca ngợi – Khổng Minh Gia Cát Lượng chính là người túc trí đa mưu. Ông là người biết kết hợp khôn khéo, hiệu quả giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. Vì nắm vững, biết phân tích sắc sảo các tình tiết, sự kiện nên có dự đoán, tiên liệu chính xác, do đó ông thường có được kết quả như mong muốn. Nói Gia Cát Lượngliệu việc như thần chính là biểu dương đức tính thông tuệ tuyệt vời, nắm vững quy luật phát triển, quy luật đấu tranh của vị quân sư tài ba.
Thành công chủ yếu của nhà tiên tri này chính là sự đấu trí. Đấu trí và đấu lực, thường đấu trí phải đi trước. Thắng lợi cuối cùng chính là chiến thắng của việc đấu trí.
Gia Cát Lượng là người có trí, nhưng cũng có dũng. Dũng cảm sẽ tôn trí tuệ, làm nên một giá trị tinh thần thật đẹp. Đây chính là hình tượng hoá thân trí tuệ trong lòng độc giả. Kiểu nhân vật này cũng là hoá thân của lý tưởng tác giả. Sách lược quân sự, chính trị là do tư tưởng quân sự và chính trị chỉ đạo: Gia Cát Lượng là nhân vật lý tưởng trong Tam quốc chí diễn nghĩa.
III/ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TAM QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA
Có nhận xét cho rằng,Tam quốc chí diễn nghĩa là một bộ tiểu thuyết mang phong thái sử thi. Hiển nhiên, đây chính là tiểu thuyết về lịch sử, dựng lại không khí của cả một thời đại trong gần một thế kỷ. Hiện thực lịch sử thật lớn lao, bao quát tất cả mọi tình thế chính trị, xã hội. Vấn đề chiến tranh qua tranh giành quyền lực các tập đoàn, các vương triều phong kiến là bao trùm toàn cục.
Bộ tiểu thuyết đề cập tới vấn đề đời sống chính trị, và cả đời sống nhân sinh trong xã hội cổ đại. Vì vậy, ta cần hiểu theo nghĩa rộng là – Tam quốc chí diễn nghĩa có tính chất sử thi, sử thi của thời cổ đại ở Trung Quốc.
Dễ thấy rằng, nổi bật của toàn bộ tác phẩm là một kết cấu hoành tráng của tiểu thuyết chương hồi.
Thực chất, đây là một tiểu thuyết lịch sử về chiến tranh. Đó là một cuộc chiến có quy mô rất lớn, kéo dài khoảng trăm năm trong toàn lãnh thổ của Trung Hoa cổ đại.
Tài năng có sức thuyết phục của bộ tiểu thuyết là đã thể hiện được một cuộc chiến tranh phong phú, đa dạng hiếm có, mà thực chất là bao gồm những cuộc chiến tranh nhỏ lẻ đan xen giữa các tập đoàn trong phạm vi ba nước – các quốc gia tự xưng: Nguỵ – Thục – Ngô.
Cái tài của tác giả là ở chỗ tuy miêu tả chiến trận nhưng vẫn tôn trọng lịch sử, miêu tả cuộc chiến với sức hấp dẫn đầy tính nghệ thuật. Đây là một mẫu mực thành công của bút pháp miêu tả. Các chiến lược, sách lược được thể hiện biến hoá với nhiều màu sắc: Có trận đánh lớn, có trận đánh nhỏ, nhưng không chỉ đơn giản là bài binh bố trận, tiến công của hai bên, kết cục thắng hay bại. Cho dù đây chỉ là cuộc chiến thời cổ đại, vũ khí, quân trang còn thô sơ, thực chất chỉ là cuộc chém giết.
La Quán Trung đã phác thảo trên nét lớn, bình diện bao quát nhưng hiệu quả nghệ thuật không kém phần miêu tả tinh vi. Thuật chuyện được sử dụng nhiều hơn miêu tả.Kẻ chuyện rất linh hoạt, sinh động, biến báo. Đó cũng là nét đặc sắc của một tác phẩm bề thế, đồ sộ.
Toàn tả chiến trận, chuyện “đánh nhau” mà thiên biến vạn hoá. Cảnh lớn, cảnh nhỏ nhờ “mở ra hết”; cảnh này tiếp cảnh khác, thậm chí “kinh hồn bạt vía”, “ hồn siêu phách lạc”!
Có khung cảnh bao la, bát ngát của trận hoả công khí thế ngút trời như Xích Bích. Lại có cảnh ung dung, khoan thai như Gia Cát Lượng gảy đàn trong trận “ kế bỏ không thành”. Hay như Bàng Sĩ Nguyên khêu đèn đọc sách trong trận Xích Bích. Có nét căng thẳng, kịch liệt, hiểm nguy, nhưng cũng có vẻ đượm sử thi hào hùng. Trong động có tĩnh, trong tĩnh có động, đó là nét bút thần tạo ra vô vàn dư vị.
Về mặt xây dựng nhân vật, Tam quốc chí diễn nghĩa đã có thành tựu đặc sắc, đáng làm ta kinh ngạc.
Trên nền của hơn 400 nhân vật, vẫn có những cụm nhân vật, và những hình tượng nhân vật điển hình đặc sắc.
Cùng là thủ lĩnh của các tập đoàn, tuy nhiên Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền mỗi người mỗi vẻ. Ai cũng có tính cách và phong cách mang đặc điểm riêng. Các chiến tướng Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, Hạ Hầu Đôn, Triệu Vân, Trương Liêu, Chu Du, Lục Tốn,… đều được phân biệt rõ về tính cách, phong thái. Các mưu sĩ như Gia Cát Lượng, Tuân Húc, Lỗ Túc cũng có những cá tính riêng biệt. Các nhân vật chính đều rất sinh động, rõ nét.
Có những hình tượng rất sinh động, như Trương Phi chẳng hạn . Ông được miêu tả là con người trung thực, thẳng thắn, nhưng nóng nảy, lỗ mãng và dễ cực đoan. Chu Du được khắc hoạ là nhân vật trẻ tuổi, thông minh, đầy hào khí, nhưng hiếu thắng và hay đố kỵ, dễ bị kích động (như chuyện “Tam khí Chu Du”).
Xưa nay, trong dư luận văn học, việc xây dựng điển hình trong Tam quốc chí diễn nghĩa là có “tam tuyệt”: Tào Tháo gian tuyệt, Quan Võ nghĩa tuyệt và Khổng Minh trí tuyệt… Đó là nghệ thuật điển hình hoá. Tính cách được miêu tả toàn vẹn, nhưng nổi bật những nét đặc trưng nhất.
Có thể coi Tào Tháo, Trương Phi, Gia Cát Lượng là những nhân vật điển hình thành công nhất của bộ tiểu thuyết Tam quốc chí diễn nghĩa.
Tuy nhiên, hỗ trợ cho tưởng tượng, hư cấu, pha trộn truyền thuyết, tác giả bộ tiểu thuyết còn sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại để phụ trợ, làm nổi bật tính cách điển hình của nhân vật.
Nhân vật lịch sử và nhân vật văn chương có sự biến báo, nhưng vẫn bảo đảm tính chân thật lịch sử: Hình tượng không đến nỗi hoàn toàn cách xa, mà vẫn có thể dễ dàng nhận ra được là con người thật lịch sử. Có một câu nói lưu truyền ở Trung Quốc: “Truyện Tam quốc là thật, truyện Phong thần là giả” để nói lên đặc điểm sáng tác của bộ tiểu thuyết La Quán Trung.
Phong cách ngôn ngữ kết hợp bạch thoại và văn ngôn.
Đó cũng là một nét đặc sắc của ngòi bút tiểu thuyết của tác giả Tam quốc chí diễn nghĩa. Đan xen kiểu văn hàn lâm với văn bình dân, làm nên một tiểu thuyết bình dân gần gũi với quần chúng, được lưu truyền rộng rãi là một thành công đáng kể của tác giả.
La Quán Trung đã tiếp nối được truyền thống “Bình thoại” từ thời trước. Tiểu thuyết có quy mô dài hơi, dùng khẩu ngữ, phương ngôn để kể lại sự tích về các vị anh hùng trong lịch sử, có khuynh hướng ca ngợi hay chỉ trích, lấy xưa răn nay.

Tam quốc chí diễn nghĩa là tác phẩm có vị trí và ảnh hưởng nhất định trong lịch sử văn học ở Trung Quốc, cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm xuất hiện và lưu hành hàng trăm năm qua ấn phẩm, sách dịch và nhiều sản phẩm sân khấu, điện ảnh.
Do những quan điểm, tư tưởng chính trị, đạo đức, xã hội, văn hoá khác nhau, mà có những đánh giá đa dạng về toàn cục, toàn bộ tác phẩm, cũng như về nhân vật, sự kiện… trong tác phẩm. Xưa nay, đã có những bình luận, khen chê khác biệt của những nhà văn, chính khách,học giả, giới nghệ thuật ở ngay chính quốc (Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Mao Trạch Đông,…).
Tất nhiên, những bình luận khen chê ấy đều có mục đích, động cơ cá nhân, có khi ngược hẳn với chính sử [2].
Ở Việt Nam cũng vậy. Đã có nhiều giấy mực về đánh giá tác phẩm. Ý kiến đề cao giá trị chân chính của tiểu thuyết cổ điển là dư luận chính thống, thể hiện qua sách báo, giáo trình, các công trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, với quan điểm lịch sử – cụ thể mỗi thời, với ánh sáng của lý tưởng thời đại mới, sự khen chê, bình luận, cần khoa học, tỉnh táo, khách quan hơn để sát với giá trị đích thực của tác phẩm, dù là nổi tiếng trong lịch sử văn học.

Giới thiệu La Quán Trung và Tam Quốc Diễn Nghĩa- mẫu 4

La Quán Trung tên thật là La Bản, hiệu là Hồ Hải Tản Nhân, người huyện Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, ông sinh vào đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh (1330 – 1400?) Thời đại ông sống là thời đại mà mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp cực kì gay gắt và phức tạp. Vì thế mà cuộc sống của bản thân ông cũng không ổn định, phải nay đây mai đó.

Người đời cho rằng tính cách của La Quán Trung là thích cô độc, lẻ loi. Các sáng tác của ông cho thấy ông chịu ảnh hưởng khá sâu đậm tư tưởng Nho giáo. Ông quan sát hiện thực xã hội bằng con mắt sắc sảo; thông qua tác phẩm, ông miêu tả và vạch trần bản chất của cái xã hội “dân đen chết đói nơi thôn xóm, anh tài mai một trong rừng sâu, người trung lương chết oan dưới gươm giáo…”. Chính nhận thức đúng đắn và thái độ yêu ghét phân minh của La Quán Trung trước thật giả, tốt xấu… đã khiến tầm tư tưởng của ông cao hơn tầng lớp trí thức đương thời một bậc. Những hoài bão chính trị lớn lao mà ông hằng ấp ủ đã không thể trở thành hiện thực. Sau năm 1364, không ai rõ về tung tích của ông nữa.

Các tác phẩm chính:

– Tam quốc diễn nghĩa

– Tùy Đường lưỡng triều chỉ truyện

– Tàn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa

– Bình yêu truyện

– Tống Thái Tổ long hổ phong vân hội

Tam quốc diễn nghĩa.

+ Hoàn cảnh ra đời:

Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết dài được sáng tác vào đầu thời Minh (1368 – 1644), dựa theo tư liệu lịch sử và truyền thuyết có sẵn. Nội dung chủ yếu miêu tả tình hình phức tạp của cuộc đấu tranh chính trị và quân sự kéo dàỉ suốt một thế kỉ (từ năm 184 đời Linh đế thời Đông Hán đến năm 280 đời Vũ đế thời Tây Tấn).

Toàn bộ tác phẩm gồm 120 hồi, kể về sự kiện một nước chia ba. Đó là cuộc phân tranh dữ dội giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy – do Tào Tháo cầm đầu, chiếm giữ phía Bắc từ Trường Giang trở lên (Bắc Ngụy) ; Thục – do LƯU Bị cầm đầu, chiếm giữ Tây Nam (Tây Thục); Ngô – do Tôn Quyền cầm đầu, chiếm giữ phía Đông Nam (Đông Ngô).

Đặc điểm nội dung:

La Quản Trung đã phục hiện toàn cảnh bức tranh quân sự – chính trị rộng lớn của Trung Quốc thời cổ (thế kỉ II, III), thông qua đó phơi bày tình trạng chiến tranh liên miên gây ra bao đau khổ, tang thương cho dân chúng. Đặc biệt, tác giả đi sâu vào việc thể hiện mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị thời đó. Những nhân vật và tình tiết tuy được hư cấu để tô đậm nét cá biệt nhưng vẫn dựa trên sự chân thực của lịch sử, phản ánh được bản chất con người và xã hội thời Tam quốc.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu

Thái độ yêu ghét của La Quán Trung thể hiện rất rõ trong cách xây dựng tính cách nhân vật. Tư tưởng, tình cảm của ông được gửi gắm qua từng hình tượng văn học.

Ca ngợi LƯU Bị, Quan Công, Trương Phi, Gia Cát Lượng và chỉ trích, lên án Đổng Trác, Tào Tháo…, tác phẩm đã phản ánh thái độ rạch ròi của tác giả đối với hiện thực phong kiến lúc bấy giờ, Đây cũng chính là ấn tượng không thể phai mờ mà tác phẩm để lại trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

Tác giả yêu mến, ủng hộ LƯU Bị và căm ghét, phản đối Tào Tháo. Tác giả miêu tả Tào Tháo là kẻ gian hùng, tàn bạo; vì mục đích vị kỉ mà dám làm tất cả, bất chấp đạo lí nhân nghĩa như giết hoàng hậu, áp bức nhà vua, dối trên lừa dưới… Hình tượng Tào Tháo có ý nghĩa điển hình và phổ biến trong -giai cấp phong kiến thống trị thời đó. Thông qua nhân vật này, La Quán Trung đã vạch trần bản chất tham bạo của giai cấp bóc lột. Câu nói nổi tiếng của Tào Tháo: “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta” đã đức kết phương châm xử thế và được coi là triết lý sống của phần lớn giai cấp thống trị phong kiến.

Hoàn toàn tương phản với Tào Tháo gian hùng, tàn ác là Lưu Bị trung hậu, nhân ái. Các thành viên trong tập đoàn của ông mà hạt nhân là Quan Công, Trương Phi… đoàn kết, yêu thương, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Mượn nhân vật Lưu Bị, tác giả phát biểu quan điểm: “Muốn làm việc lớn, phải lấy dân làm gốc”. Hình ảnh tốt đẹp của Lựu Bị là hình ảnh về một vị vua sáng suốt, nhân từ mà dân chúng hằng ao ước,

Bộ ba anh em kết nghĩa vườn đào (Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi) là biểu tượng cho tình bạn keo sơn, sống chết có nhau. Tình nghĩa bạn bè của họ được đặt lên trên tiền tài, danh vọng, thế lực… Điều này làm rung động lòng người trong cái xã hội mà toan tính vụ lợi cá nhân đã trở thành ý thức phổ biến của giai cấp thống trị. Thái độ của tác giả là mến phục và ca ngợi sự trung nghĩa trong tình bạn của bộ ba LƯU-Quan – Trương nên đã xây dựng thành một biểu tượng bằng hữu nổi tiếng muôn đời.

>> Xem thêm:  Soạn văn Bài 24: Luyện tập viết bài văn tự sự

Đặc điểm nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình:

Bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa có tới hơn 400 nhân vật, trong đó có những nhân vật chính là những điển hình bất hủ có dung mạo và cá tính rõ nét. Lưu Bị trong sáng, nhân từ; Tôn Quyền trầm tĩnh, cương nghị; Tào Tháo gian hiểm, tàn bạo; Quan Công tận tụy, trung nghĩa; Khổng Minh mưu kế hơn người…

Nổi bật nhất vẫn là hình tượng Trương Phi. Tính Trương Phi thẳng thắn, nóng nảy, cương trực, rất ghét những điều xấu xa. Vì ông có đời sống trong sạch thái độ yêu ghét phân minh, mọi hành động lớn nhỏ đều vì nghĩa nên được nhiều người ca ngợi. Trương Phi là nhân vật tự nhiên nhất và sinh động nhất trong tác phẩm.

Nhân vật Tào Tháo cũng được tác giả miêu tả rất sắc sảo. Là kẻ gian giảo hiểm độc nên nhất nhất mọi lời nói, cử chỉ, hành động của hắn đều toát ra bản chất ấy. La Quán Trung đã tập hợp nhiều giai thoại về Tào Tháo để dựng nên một điển hình ích kỉ của giai cấp thống trị, làm cho người đọc nhận thức được bản chất xấu xa của chúng.

Khổng Minh (Gia Cát Lượng) lại là một điển hình về mưu trí sáng suốt, cả đời ông mang hết tinh thần và tài năng để phò Lưu Bị, vạch ra những sách lược đúng đắn nhất cho việc tạo dựng sự nghiệp chính trị của LƯU Bị. òng ít khi nghĩ tới quyền lợi của bản thân, thưởng xuất hiện ở tuyến đầu của cuộc đấu tranh và luôn giành được thắng lợi nhờ tài trí kiệt xuất. Đặc điểm nổi trội nhất ở nhân vật Khổng Minh là tài tiên đoán chuẩn xác các tình huống để từ đó đưa ra các sách lược đúng đắn và chu đáo nhất, tạo cơ sở chắc chắn cho chiến thắng.

Nguyên tắc xây dựng nhân vật điển hình của La Quán Trung là nắm chắc đặc trưng, nhấn mạnh và nêu bật đặc điểm trong tính cách của nhân vật. Nghệ thuật này được nhiều nhà văn Trung Quốc sau này kế thừa và phát triển.

+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn:

>> Xem thêm:  Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời

Kết cấu tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa theo lối chương hồi, mỗi hồi kể về một sự kiện, sự việc có liên quan đến một vài hoặc nhiều nhân vật.

Dưới ngòi bút kì tài của La Quán Trung, các cuộc giao tranh lớn nhỏ mở ra hết cảnh này đến cảnh khác, thiên biến vạn hoá, không hể trùng lặp, phản ánh tính chất phức tạp và đa dạng của^hiến tranh. Mỗi lần tả một trận ‘ đánh, tác giả lại giới thiệu tường tận tính cách của chủ tướng, cách bô’ trí, phối hợp binh lực, tương quan lực lượng giữa hai bên, sự vận dụng uyển chuyển, linh hoạt các chiến lược, chiến thuật, diễn biến và kết thúc trận đánh. Trận Xích Bích dữ dội, ác liệt và đầy kịch tính là ví dụ tiêu biểu nhất chứng minh cho tài năng nghệ thuật miêu tả chiến tranh của La Quán Trung. Người đọc bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi từng trang truyện, nhiều trang truyện mô tả cảnh chiến trận ác liệt và hoành tráng, đậm chất sử thi.

+ Thủ pháp nghệ thuật cường điệu, phóng đại.

Thủ pháp này được La Quán Trung vận dụng triệt để trong bộ tiểu thuyết với mục đích khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như chi tiết Trương Phi dũng mãnh, thét lên ba tiếng vang như sấm ở cầu Trường Bản, khiến cho Hạ Hầu Kiệt khiếp sợ đến vỡ mật, từ trên ngựa

ngã nhào xuống. Hay như chỉ tiết sau trận Xích Bích, Chu Du thua vì đố kị và hiếu thắng, đương đầu không nổi với Gia Cát Lượng nên đã hét lên một tiếng, võ cả nhọt độc, hộc máu ra mà chết.

So với các tiểu thuyết ra đời trước thì Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một tiến bộ vượt bậc. Tác giả đã miêu tả một cách quy mô và hết sức hấp dẫn mâu thuẫn gay gắt và các cuộc đấu tranh phức tạp, hỗn độn qua hơn bốn trăm nhân vật trong vương triều phong kiến Trung Quốc cổ đại thế kỉ thứ 11, thứ III.

Ngoài những sáng tạo về ngôn ngữ và thể tài mới ảnh hưởng to lớn đến Gác sáng tác văn học về sau, Tam quốc diễn nghĩa còn có tác dụng sâu rộng về mặt đời sống xã hội của Trung Quốc suốt mấy trăm năm qua. Ngoài giá trị văn chương, bộ tiểu thuyết này có giá trị như một cuốn bỉnh pháp cơ bản, vì thế mà nó tồn tại và có sức sống lâu bền trước thử thách của thời gian.

Giới thiệu La Quán Trung và Tam Quốc Diễn Nghĩa- mẫu 5

Ở Trung Quốc, từ lâu truyện Tam quốc đã được lưu truyền trong dân gian. Người ta vẫn thường tập trung ở các quán trà để nghe các nghệ nhân kể chuyện về ba anh em Lưu, Quan, Trương. Đầu thời nhà Nguyên, các chương truyện riêng lẻ trong Tam quốc đã được tập hợp thành một bản hoàn chỉnh, có đầu cuối với nhan đề Tam quốc chí bình thoại.

Dựa trên các truyện kể dân gian và một số sáng tác trước đó, đến giữa thế kỷ 14, La Quán Trung đã viết nên tác phẩm đồ sộ là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, mà chúng ta vẫn thường biết đến với cái tên ngắn gọn hơn là Tam quốc diễn nghĩa.

Ngoài cứ liệu từ chuyện kể dân gian và các sáng tác của một số tác giả đi trước như: Trần Thọ và Bùi Tùng Chi, La Quán Trung đã đem nhiều trải nghiệm thực tế của mình vào sáng tác, đặc biệt là các chi tiết miêu tả tính cách cũng như ngoại hình các nhân vật. Vì thế, tác phẩm của ông đã tạo được sức hút lớn với độc giả và đánh bại các sáng tác trước đó.

Thế nhưng, có người cho rằng Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa không phải là sáng tác của La Quán Trung. “Cha đẻ” thật sự của bộ kỳ thư này là Thi Nại Am. Vậy những tranh cãi này từ đâu mà có?

Chuyện sư đồ và nhiều điểm tương đồng thú vị
Theo một số nguồn sử liệu, Thi Nại Am sinh năm 1296 ở Giang Tô. Năm 1331, ông đỗ tiến sĩ dưới thời vua Nguyên Văn Tông. Lúc này, kinh tế bắt đầu suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, cộng thêm tin đồn về chuyện vua Văn Tông giết anh trai là Minh Tông để cướp ngôi khiến lòng dân càng thêm hỗn loạn.

Tam quoc chi thong tuc dien nghia anh 1
Tác phẩm Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa của La Quán Trung, do dịch giả Trần Hoàng Vũ chuyển ngữ từ bản in năm 1522. Ấn bản này được xem là bản in cổ nhất của tác phẩm được lưu giữ đến ngày nay. Ảnh: Tri thức trẻ books.
Sau khi đỗ tiến sĩ, Thi Nại Am tới huyện Tiền Đường thuộc phủ Hàng Châu nhậm chức huyện doãn. Nhưng chốn quan trường hủ bại làm ông nhanh chóng chán ghét. Mới làm quan được hai năm, Thi Nại Am đã xin cáo quan, về Hưng Hóa mở trường dạy học. Học trò của ông khá đông, trong đó có một người thông minh, giỏi ứng đối tên là La Bản, tự Quán Trung.

Khi Chu Nguyên Chương khai quốc lập nên nhà Minh, vị hoàng đế này có phái Lưu Cơ (tên húy của Lưu Bá Ôn) đến mời Thi Nại Am về kinh làm quan.

Lưu Bá Ôn và Thi Nại Am vốn có mối giao tình từ khoa thi tiến sĩ năm nào, nên thấy bạn đến chơi, Thi Nại Am lập tức bài tiệc rượu khoản đãi nhiệt tình. Nhưng chuyện làm quan thì một mực từ chối. Sau này, La Quán Trung cũng khước từ trước chốn quan trường giống như thầy của mình.

Ai mới là tác giả của bộ kỳ thư nổi tiếng?
Khi đến thăm nhà Thi Nại Am, Lưu Bá Ôn đã có cơ hội đọc Thủy hử và rất thích thú. Tuy nhiên, lúc này tác phẩm mới viết đến quyển thứ 36. Một thời gian sau, Thủy hử được in và lưu hành rộng rãi. Không may cho Thi Nại Am, sau khi đọc tác phẩm này, Chu Nguyên Chương vô cùng tức giận.

tam quoc chi thong tuc dien nghia anh 2
Không những giỏi kể chuyện, La Quán Trung còn là người có tài miêu tả. Ảnh: Watcha.com.
Cộng thêm việc trước kia ẩn sĩ họ Thi từ chối ra làm quan, khiến đấng quân vương sinh tâm đa nghi, cho rằng ông quyết định tạo phản. Ngay lập tức, Thi Nại Am bị tống vào ngục, chờ ngày xử quyết.

Lúc này ông mới cầu cứu người bạn thân. Lưu Bá Ôn chỉ nhắn rằng: “Huynh vào ngục bằng cách nào, thì hãy từ đó mà đi ra”. Lúc này, Thi Nại Am mới nghĩ đến việc viết tiếp bộ Thủy hử, lèo lái câu chuyện theo hướng các anh hùng Lương Sơn đầu hàng triều đình.

Nhưng lúc này tác giả đang bị giam, nên việc biên soạn phần sau của Thủy hử, hay còn gọi là Tục Thủy hử do học trò của ông là La Quán Trung đảm nhiệm. Đây cũng là lý do khiến một số học giả nghĩ rằng: Phải chăng, bộ Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa cũng do Thi Nại Am viết, La Quán Trung chỉ là người chỉnh lý mà thôi.

Đáng chú ý nhất là những cứ liệu trong cuốn Hưng Hóa huyện tục chí (biên soạn năm 1944) có chép bài Thi Nại Am mộ chí của Vương Đạo Sinh. Theo lời mộ chí này thì Thi Nại Am mới là tác giả của Tam quốc chí diễn nghĩa. Mộ chí viết rằng:

“Trứ tác của tiên sinh có:Chí dư, Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường chí truyện, Tam Toại bình yêu truyện, Giang hồ hào khách truyện tức Thủy hử.

Tam quoc chi thong tuc dien nghia anh 3
Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa đã nhiều lần được chuyển thể thành phim. Ảnh: Phim Tân Tam quốc năm 2010.
Mỗi khi xong một sách, ắt đưa cho môn đệ hiệu đính, để sửa những chỗ sai ngoa. Trong số những đệ tử đắc lực thì La Quán Trung là người tham gia nhiều nhất. Anh hùng sinh trong thời loạn, thì tuy có kiến thức tựa như sông trong, cũng chẳng thể không ôm chí nguyện cho đến chết”.

Nếu dựa vào lời mộ chí của Vương Đạo Sinh thì Thi Nại Am mới là tác giả của Tam quốc diễn nghĩa và La Quán Trung chỉ là người hiệu đính. Tuy nhiên, bản in năm 1522 chỉ đề cập đến việc La Quán Trung là người biên soạn mà không nói gì đến Thi Nại Am. Tính xác thực của văn bản Thi Nại Am mộ chí là điều mà các học giả Trung Quốc vẫn còn đang tranh cãi.

Tào Tuấn Kiệt, Chu Bộ Lâu chủ trương đó là ngụy tác, vì bởi trong văn bản có nhiều câu chữ và danh xưng mang theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, Trần Truyền Khôn lại chỉ ra rằng những câu chữ và danh xưng đó đã tồn tại từ thời nhà Minh.

Điều mà chúng ta có thể nói chắc là nhiều tác phẩm được Vương Đạo Sinh cho là của Thi Nại Am thì cũng được nhiều nhà in thời Minh, Thanh xác nhận là tác phẩm của La Quán Trung, chẳng hạn như: Thủy hử, Tùy Đường chí truyện, Tam Toại bình yêu truyện.

Tuy nhiên, những tác phẩm tiểu thuyết trên đây có phải là của La Quán Trung hay không thì vẫn còn có nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều. Ngay như Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa được sáng tác vào thời kỳ nào cũng là việc chưa xác định được cụ thể.

Phần lớn cho rằng: La Quán Trung viết Tam quốc diễn nghĩa là sau khi rời bỏ Trương Sĩ Thành. Cũng có thuyết cho rằng chính Chu Nguyên Chương đã sai La Quán Trung viết sách này để thay đổi phong tục, cảm hóa lòng người.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu dựa vào các chú thích địa danh cổ với địa danh xuất hiện trong bản in 1522 và đã nhận thấy rằng: Ngoại trừ một số địa danh “hiện nay” là của thời Tống, còn lại toàn bộ là địa danh thời nhà Nguyên.

Một số địa danh sang thời Minh đã đổi thành tên khác. Đặc biệt, có một số địa danh gần địa bàn thông thuộc của tác giả như: Kiến Khang, Đàm Châu, Giang Lăng thì đến năm Thiên Lịch thứ hai (1329) thời Nguyên Văn Tông đã đổi thành tên khác, nhưng trong chú thích địa danh “hiện nay” vẫn dùng tên cũ.

Vì vậy, có khả năng Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa đã được biên soạn từ trước năm 1329. Do đó, người ta cho rằng tác phẩm được biên soạn thời Nguyên. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cố gắng dung hòa cả hai thuyết, cho rằng La Quán Trung đã biên soạn khoảng 12 quyển đầu từ trước, rồi đến đầu thời Minh mới hoàn thành bộ sách.

Từ khi La Quán Trung biên soạn Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, đã có nhiều người sao chép sách này để phục vụ nhu cầu thưởng lãm. Bản in cổ nhất ngày nay ta còn giữ được là bản in năm Nhâm Ngọ 1522, niên hiệu Gia Tĩnh .

Bản này có lời đề tựa của Dung Ngu Tử vào năm Giáp Dần, niên hiệu Hoằng Trị (1494), vì vậy nó còn đƣợc gọi là Minh Hoằng Trị bản Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa. Bản in chia thành 24 quyển, mỗi quyển 10 hồi, cộng là 240 hồi. Mỗi hồi là một câu chuyện gần như độc lập, xâu chuỗi với nhau tạo thành trường thiên tiểu thuyết.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” giới thiệu La Quán Trung và Tam Quốc Diễn Nghĩa ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!